Danh dự của Ngu Hoàng đế (tiếp)
Tuổi trẻ của Ngu Hoàng đế trải qua trong thời kỳ đất nước trải qua chiến tranh giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Tây Sơn. Chiến tranh khốc liệt đến độ hàng triệu thanh niên, học sinh, sỹ tử phải xếp bút nghiên để ra chiến trường, nhưng không hiểu sao một lý do thần kỳ nào đó mà chàng thanh niên Lụ Tróng (tức Ngu hoàng đế thời trẻ) không hề phải tham gia chiến sự, chỉ làm việc ở tạp chí Phong kiến Hoàng gia, chuyên lý luận về sự bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Phong kiến vô địch thiên hạ.
Thực ra công việc lý luận của anh thanh niên Lụ Tróng không phải khó khăn gì, vì thời đó có anh nào dám phủ định về sự vô địch bách chiến bách thắng của chủ nghĩa phong kiến đâu, gớm mới mở mồm ra nghi ngờ chủ nghĩa phong kiến hoặc ủng hộ một học thuyết khác thôi thì công sai nó vụt cho không còn cái răng nào. Ở chiều ngược lại thì sỹ tử nào viết các bài viết, luận án, chủ đề chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa phong kiến, khen ngợi sự lãnh đạo thiên tài của Hoàng gia thì auto được công nhận, gì chứ học hàm học vị cử nhân, tiến sỹ, giáo sư cứ gọi là dễ như ăn kẹo. Chả thế mà dư luận còn kháo nhau là có dắt con bò vào Học viện chính trị quốc gia Thế tổ Cao Hoàng đế, Tạp chí Phong kiến hoàng gia hay hội đồng lý luận trung ương thì nó cũng tốt nghiệp được thành cử nhân giáo sư tiến sỹ cả.
Với môi trường nền tảng như vậy, anh thanh niên Lụ Tróng với tài viết lách của mình đã khéo léo ca tụng chủ nghĩa phong kiến để từng bước có được những phần thưởng vô giá, nào là học vị tiến sỹ chuyên ngành xây dựng chủ nghĩa phong kiến, tổng biên tập tạp chí phong kiến, rồi chủ tịch hội đồng lý luận trung ương, và từng bước từng bước leo cao và cao hơn nữa. Tức là, về bản chất thì anh thanh niên Lụ Tróng chả có cái trình độ gì về quản trị quốc gia, không có khả năng kỹ trị hay hiểu biết gì về nền tảng khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, mà trong đầu anh ấy chỉ có mớ lý luận suông sáo rỗng về chủ nghĩa phong kiến đã quá lạc hậu với thế giới loài người khi đó, ngoài ra anh ta còn chả có công trạng và uy tín gì đối với triều đình hay nhân dân. Một con người như vậy mà nắm giữ vị trí tối cao của cả một quốc gia thì quả thật có quá nhiều rủi ro, mà đúng như vậy thật, khi đã lên ngôi thì Ngu Hoàng đế cũng lôi thêm một đống các quan lại cùng một giuộc vô tích sự, sáo rỗng từ hội đồng lý luận, tạp chí, đoàn, đội lên thành đại thần nhất phẩm, nắm các vị trí chủ chốt trong triều đình. Thậm chí, Ngu hoàng đế còn thẳng thừng tuyên bố “Hoàng đế phải là người miền bắc, có lý luận”, nghĩa là công khai dẹp hết đám khoa học, kỹ trị, đổi mới…. vào sọt rác hết, thật tai hại.
Ngu hoàng đế có xuất thân như vậy nên lúc mới lên ngôi thì các đại thần, võ tướng từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Nguỵ Tây Sơn có ý coi thường ông, đặc biệt trong số đó là đại tể tướng Ba Bích. Thỉnh thoảng Đại tể tướng lại khoe các chiến tích chống lại các trận càn của Nguỵ quân Tây Sơn, rồi là bắn chết bao nhiêu lính với voi của địch, kể vanh vách chiến công này được huy hiệu dũng sỹ diệt Tây Sơn, chiến công kia được huân chương kháng chiến chống Tây Sơn cứu nước, huân chương chiến sỹ giải phóng nọ kia…, rồi còn kể cả việc Đại tể tướng còn suýt mất mạng cho thấy chiến tranh khốc liệt như thế nào. Đại Tể tướng có ý rất rõ ràng, là triều đại này cướp được thiên hạ từ Nguỵ Tây Sơn là nhờ những chiến binh, chiến tướng vào sinh ra tử chứ không phải là nhờ mấy cái loại thư sinh trói gà không chặt, đêm ngày chỉ toàn lý luận suông, viết mấy cái luận án chỉ đáng vứt sọt rác. Thậm chí trong dư luận còn có lắm kẻ ác mồm, gọi Ngu Hoàng đế là “thằng trốn lính”.
Mỗi lần nghe chuyện như vậy thì Ngu Hoàng đế tức lắm, nén giận trong lòng, kể cả sau này khi đã lật đổ được Đại tể tướng rồi, nắm hết toàn bộ binh quyền trong tay rồi thì trong lòng vẫn ấm ức không nguôi, lúc nào cũng cảm thấy bản thân có gì đó thua kém đối thủ không đội trời chung. Có người lý giải rằng, Ngu Hoàng đế vì cái ẩn ức đó nên đã tận diệt hàng loạt các quan lại xuất thân từ quân đội, đặc biệt là các quan lại thuộc phe phủ chúa và nâng đỡ hàng loạt các quan chức thuộc phe lý luận sách vở đoàn đội. Tận đến lúc gần đất xa trời rồi mà Ngu Hoàng đế vẫn còn không quên chuyện đó, cố dùng chút hơi tàn cuối cùng, lệnh cho hội đồng thi đua khen thưởng và Hội đồng quân cơ (toàn tay chân của Ngu hoàng đế) trao huân chương sao vàng cho chính bản thân mình. Sau khi có được huân chương sao vàng, Ngu Hoàng đế nhắm mắt xuôi tay, về với cụ Khổng cụ Mạnh, yên tâm là mình đã có “danh dự”.
Huân chương sao vàng là huân chương cao quý nhất của triều Nguyễn, chỉ dành cho những người có chiến công thành tích cấp độ đặc biệt, siêu hạng, vượt trội, nó cao quý hơn tất cả các huân chương khác, kể cả huân chương kháng chiến chống Tây Sơn cứu nước cũng không bằng. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Ngụy Tây Sơn của triều Nguyễn đã có hàng triệu thanh niên phải bỏ mạng, rất nhiều người trong số đó còn không đủ tiêu chuẩn và cơ hội để giành được một tấm huân chương nào, cho dù là huân chương kháng chiến chống Tây Sơn cứu nước hạng ba cũng rất khó có người đủ tiêu chuẩn đạt được, thậm chí chính bản thân Đại tể tướng Ba Bích vào sinh ra tử đầy vết thương trên người, quyền lực nghiêng ngả triều đình cũng chỉ được huân chương kháng chiến chống Tây Sơn hạng nhất chứ chưa hề được huân chương sao vàng.
Một người chưa từng ra chiến trường, chưa từng đối mặt với lính Tây Sơn, lại dùng quyền lực để vơ vét công trạng danh hiệu cho chính bản thân mình, thì đó đâu phải là danh hiệu, danh dự. Tấm huân chương đó không mang lại danh dự cho Ngu Hoàng đế, mà ngược lại chính hành động đó làm giảm giá trị của tấm huân chương, thử hỏi hàng triệu binh lính quân đội nhà Nguyễn, hàng trăm chiến tướng sẽ nghĩ gì khi họ thấy bao hy sinh, công lao, chiến tích của họ còn không bằng một góc nhỏ danh hiệu của anh chàng thư sinh trói không nổi con gà, suốt cả cuộc đời chỉ có bốc phét về các học thuyết Phong kiến chủ nghĩa mà nhân loại đã vứt vào sọt rác.
Thực sự thứ mà Ngu Hoàng đế theo đuổi không phải là danh dự, nó chỉ là hư danh, hão danh.
@de Star , @Miennaonuoithantoi3, @Mrphbh, @LING-LING , Ngu Hoàng đế giống ai nhỉ?
Tuổi trẻ của Ngu Hoàng đế trải qua trong thời kỳ đất nước trải qua chiến tranh giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Tây Sơn. Chiến tranh khốc liệt đến độ hàng triệu thanh niên, học sinh, sỹ tử phải xếp bút nghiên để ra chiến trường, nhưng không hiểu sao một lý do thần kỳ nào đó mà chàng thanh niên Lụ Tróng (tức Ngu hoàng đế thời trẻ) không hề phải tham gia chiến sự, chỉ làm việc ở tạp chí Phong kiến Hoàng gia, chuyên lý luận về sự bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Phong kiến vô địch thiên hạ.
Thực ra công việc lý luận của anh thanh niên Lụ Tróng không phải khó khăn gì, vì thời đó có anh nào dám phủ định về sự vô địch bách chiến bách thắng của chủ nghĩa phong kiến đâu, gớm mới mở mồm ra nghi ngờ chủ nghĩa phong kiến hoặc ủng hộ một học thuyết khác thôi thì công sai nó vụt cho không còn cái răng nào. Ở chiều ngược lại thì sỹ tử nào viết các bài viết, luận án, chủ đề chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa phong kiến, khen ngợi sự lãnh đạo thiên tài của Hoàng gia thì auto được công nhận, gì chứ học hàm học vị cử nhân, tiến sỹ, giáo sư cứ gọi là dễ như ăn kẹo. Chả thế mà dư luận còn kháo nhau là có dắt con bò vào Học viện chính trị quốc gia Thế tổ Cao Hoàng đế, Tạp chí Phong kiến hoàng gia hay hội đồng lý luận trung ương thì nó cũng tốt nghiệp được thành cử nhân giáo sư tiến sỹ cả.
Với môi trường nền tảng như vậy, anh thanh niên Lụ Tróng với tài viết lách của mình đã khéo léo ca tụng chủ nghĩa phong kiến để từng bước có được những phần thưởng vô giá, nào là học vị tiến sỹ chuyên ngành xây dựng chủ nghĩa phong kiến, tổng biên tập tạp chí phong kiến, rồi chủ tịch hội đồng lý luận trung ương, và từng bước từng bước leo cao và cao hơn nữa. Tức là, về bản chất thì anh thanh niên Lụ Tróng chả có cái trình độ gì về quản trị quốc gia, không có khả năng kỹ trị hay hiểu biết gì về nền tảng khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, mà trong đầu anh ấy chỉ có mớ lý luận suông sáo rỗng về chủ nghĩa phong kiến đã quá lạc hậu với thế giới loài người khi đó, ngoài ra anh ta còn chả có công trạng và uy tín gì đối với triều đình hay nhân dân. Một con người như vậy mà nắm giữ vị trí tối cao của cả một quốc gia thì quả thật có quá nhiều rủi ro, mà đúng như vậy thật, khi đã lên ngôi thì Ngu Hoàng đế cũng lôi thêm một đống các quan lại cùng một giuộc vô tích sự, sáo rỗng từ hội đồng lý luận, tạp chí, đoàn, đội lên thành đại thần nhất phẩm, nắm các vị trí chủ chốt trong triều đình. Thậm chí, Ngu hoàng đế còn thẳng thừng tuyên bố “Hoàng đế phải là người miền bắc, có lý luận”, nghĩa là công khai dẹp hết đám khoa học, kỹ trị, đổi mới…. vào sọt rác hết, thật tai hại.
Ngu hoàng đế có xuất thân như vậy nên lúc mới lên ngôi thì các đại thần, võ tướng từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Nguỵ Tây Sơn có ý coi thường ông, đặc biệt trong số đó là đại tể tướng Ba Bích. Thỉnh thoảng Đại tể tướng lại khoe các chiến tích chống lại các trận càn của Nguỵ quân Tây Sơn, rồi là bắn chết bao nhiêu lính với voi của địch, kể vanh vách chiến công này được huy hiệu dũng sỹ diệt Tây Sơn, chiến công kia được huân chương kháng chiến chống Tây Sơn cứu nước, huân chương chiến sỹ giải phóng nọ kia…, rồi còn kể cả việc Đại tể tướng còn suýt mất mạng cho thấy chiến tranh khốc liệt như thế nào. Đại Tể tướng có ý rất rõ ràng, là triều đại này cướp được thiên hạ từ Nguỵ Tây Sơn là nhờ những chiến binh, chiến tướng vào sinh ra tử chứ không phải là nhờ mấy cái loại thư sinh trói gà không chặt, đêm ngày chỉ toàn lý luận suông, viết mấy cái luận án chỉ đáng vứt sọt rác. Thậm chí trong dư luận còn có lắm kẻ ác mồm, gọi Ngu Hoàng đế là “thằng trốn lính”.
Mỗi lần nghe chuyện như vậy thì Ngu Hoàng đế tức lắm, nén giận trong lòng, kể cả sau này khi đã lật đổ được Đại tể tướng rồi, nắm hết toàn bộ binh quyền trong tay rồi thì trong lòng vẫn ấm ức không nguôi, lúc nào cũng cảm thấy bản thân có gì đó thua kém đối thủ không đội trời chung. Có người lý giải rằng, Ngu Hoàng đế vì cái ẩn ức đó nên đã tận diệt hàng loạt các quan lại xuất thân từ quân đội, đặc biệt là các quan lại thuộc phe phủ chúa và nâng đỡ hàng loạt các quan chức thuộc phe lý luận sách vở đoàn đội. Tận đến lúc gần đất xa trời rồi mà Ngu Hoàng đế vẫn còn không quên chuyện đó, cố dùng chút hơi tàn cuối cùng, lệnh cho hội đồng thi đua khen thưởng và Hội đồng quân cơ (toàn tay chân của Ngu hoàng đế) trao huân chương sao vàng cho chính bản thân mình. Sau khi có được huân chương sao vàng, Ngu Hoàng đế nhắm mắt xuôi tay, về với cụ Khổng cụ Mạnh, yên tâm là mình đã có “danh dự”.
Huân chương sao vàng là huân chương cao quý nhất của triều Nguyễn, chỉ dành cho những người có chiến công thành tích cấp độ đặc biệt, siêu hạng, vượt trội, nó cao quý hơn tất cả các huân chương khác, kể cả huân chương kháng chiến chống Tây Sơn cứu nước cũng không bằng. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Ngụy Tây Sơn của triều Nguyễn đã có hàng triệu thanh niên phải bỏ mạng, rất nhiều người trong số đó còn không đủ tiêu chuẩn và cơ hội để giành được một tấm huân chương nào, cho dù là huân chương kháng chiến chống Tây Sơn cứu nước hạng ba cũng rất khó có người đủ tiêu chuẩn đạt được, thậm chí chính bản thân Đại tể tướng Ba Bích vào sinh ra tử đầy vết thương trên người, quyền lực nghiêng ngả triều đình cũng chỉ được huân chương kháng chiến chống Tây Sơn hạng nhất chứ chưa hề được huân chương sao vàng.
Một người chưa từng ra chiến trường, chưa từng đối mặt với lính Tây Sơn, lại dùng quyền lực để vơ vét công trạng danh hiệu cho chính bản thân mình, thì đó đâu phải là danh hiệu, danh dự. Tấm huân chương đó không mang lại danh dự cho Ngu Hoàng đế, mà ngược lại chính hành động đó làm giảm giá trị của tấm huân chương, thử hỏi hàng triệu binh lính quân đội nhà Nguyễn, hàng trăm chiến tướng sẽ nghĩ gì khi họ thấy bao hy sinh, công lao, chiến tích của họ còn không bằng một góc nhỏ danh hiệu của anh chàng thư sinh trói không nổi con gà, suốt cả cuộc đời chỉ có bốc phét về các học thuyết Phong kiến chủ nghĩa mà nhân loại đã vứt vào sọt rác.
Thực sự thứ mà Ngu Hoàng đế theo đuổi không phải là danh dự, nó chỉ là hư danh, hão danh.
@de Star , @Miennaonuoithantoi3, @Mrphbh, @LING-LING , Ngu Hoàng đế giống ai nhỉ?