Chiến dịch Tam Phản” và “Chiến dịch Ngũ Phản”
Cuộc đàn áp các phần tử phản động và cải cách ruộng đất chủ yếu là nhằm vào các khu vực nông thôn, còn “Chiến dịch Tam Phản” và “Chiến dịch Ngũ Phản” sau đó có thể được coi là sự diệt chủng tương tự ở thành thị.
“Chiến dịch Tam Phản” được bắt đầu vào tháng 12 năm 1951 và nhằm vào nạn tham nhũng, lãng phí và quan liêu trong số những cán bộ của ĐCSTQ. Một số quan chức tham nhũng của ĐCSTQ đã bị tử hình. Không lâu sau đó, ĐCSTQ đã quy tội rằng sự tham nhũng của các quan chức chính quyền của nó là do sự cám dỗ của các nhà tư sản. Tương tự như vậy, “Chiến dịch Ngũ Phản” được bắt đầu vào tháng 1 năm 1952 nhằm vào nạn hối lộ, trốn thuế, trộm cắp tài sản nhà nước, sự xây dựng vội vàng và cẩu thả bằng vật liệu xấu, và tội làm gián điệp thu thập các thông tin kinh tế của nhà nước.
“Chiến dịch Ngũ Phản” về cơ bản là chiến dịch ăn cắp tài sản của các nhà tư sản hay đúng hơn là chiến dịch giết hại các nhà tư sản để lấy tiền của họ. Trần Nghị, thị trưởng Thượng Hải lúc bấy giờ, được báo cáo vắn tắt tình hình trên ghế sô-fa với một cốc trà trong tay hàng đêm. Ông ta hỏi một cách nhàn nhã, “Có bao nhiêu lính dù hôm nay?” có nghĩa là “Có bao nhiêu thương gia nhảy lầu tự tử trong ngày hôm nay?” Không một nhà tư sản nào có thể trốn thoát “Chiến dịch Ngũ Phản”. Họ bị yêu cầu phải đóng thuế mà họ “đã trốn” từ tận thời Quang Tự (1875-1908) trong Triều đại nhà Thanh (1644-1911) khi thị trường thương mại Thượng Hải mới bắt đầu được thành lập. Các nhà tư sản không thể có cách nào để trả những thứ “thuế” đó thậm chí bằng tất cả tài sản của họ. Họ không có cách nào khác hơn là tự kết liễu cuộc đời của mình, nhưng họ không dám nhảy xuống sông Hoàng Phố. Nếu xác của họ mà không được tìm thấy, ĐCSTQ sẽ buộc tội họ là chạy trốn sang Hồng Công, và người nhà của họ sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm trả những khoản thuế đó. Các nhà tư sản đành phải nhảy lầu và để lại xác cho ĐCSTQ thấy bằng chứng về cái chết của họ. Người ta nói rằng mọi người không dám đi bộ bên cạnh các tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải thời bấy giờ vì sợ bị những người nhảy lầu từ trên cao xuống rơi vào mình.
Theo Sự thực về các chiến dịch chính trị sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng biên soạn bởi 4 cơ quan chính phủ trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử ĐCSTQ năm 1996, trong thời kỳ “Chiến dịch Tam Phản” và “Chiến dịch Ngũ Phản”, hơn 323100 người đã bị bắt và hơn 280 người đã tự tử hay mất tích. Trong “Chiến dịch chống Hồ Phong” năm 1955, hơn 5000 đã bị buộc tội, hơn 500 người đã bị bắt, hơn 60 người đã tự tử, và 12 người đã chết bất bình thường. Trong cuộc đàn áp các phần tử phản động sau đó, hơn 21300 người đã bị tử hình, và hơn 4300 người đã tự tử hoặc mất tích. [11]
Nạn đói khủng khiếp
Số người chết nhiều nhất được ghi chép là trong Nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc xảy ra ngay sau chiến dịch Đại nhảy vọt. [12] Bài “Nạn đói khủng khiếp” trong quyển Những ghi chép về lịch sử của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rằng “Số người chết bất bình thường và số người mới được sinh ra giảm từ năm 1959 cho đến năm 1961 được ước tính là khoảng 40 triệu… việc giảm 40 triệu người ở Trung Quốc nhiều khả năng là nạn đói khủng khiếp nhất trên thế giới trong thế kỷ này.” [13]
Nạn đói khủng khiếp đã bị ĐCSTQ ngụy trang gọi là “Thiên tai 3 năm”. Trên thực tế, 3 năm đó có điều kiện thời tiết tốt mà không có bất cứ một thiên tai lớn nào như lũ lụt, hạn hán, bão, sóng thần, động đất, sương giá, mưa đá, hay nạn chấu chấu. “Tai họa” đó hoàn toàn là do con người gây nên. Chiến dịch Đại nhảy vọt đã yêu cầu mọi người ở Trung Quốc phải tham gia luyện thép, buộc nông dân phải bỏ cả hoa màu thối rữa ở ngoài đồng. Đã thế, các quan chức ở các khu vực lại còn tăng thuế suất trên sản lượng hoa màu. Hạ Diệc Nhiên, Bí thư thứ nhất Đảng bộ quận Liễu Châu đã tự bịa đặt ra mức sản lượng gây sửng sốt “65000 cân thóc trên một mẫu” [14] ở huyện Hoàn Giang. Việc này xảy ra ngay sau Hội nghị toàn thể Lộc Sơn khi phong trào chống cánh hữu của ĐCSTQ lan ra trên toàn quốc. Để cho mọi người thấy rằng ĐCSTQ luôn luôn đúng, hoa màu đã bị chính quyền sung công như một hình thức đánh thuế theo sản lượng đã bị thổi phồng lên này. Hậu quả là, khẩu phần ngũ cốc, giống và lương thực chủ yếu của nông dân tất cả đều đã bị sung công. Khi yêu cầu vẫn chưa được đáp ứng đủ, nông dân còn bị buộc tội là đã giấu hoa màu của mình đi.
Hạ Diệc Nhiên đã từng nói là phải phấn đấu giành giải nhất trong cuộc thi sản lượng cao nhất bất kể là bao nhiêu người ở Liễu Châu sẽ phải chết. Một số nông dân đã bị cướp đi tất cả, chỉ còn lại một chút gạo được giấu ở trong chậu đựng nước tiểu. Đảng bộ xã Thuần Lạc, huyện Hoàn Giang thậm chí còn ra lệnh cấm nấu cơm để ngăn nông dân không được ăn hoa màu. Việc tuần tra đã được dân quân thực hiện vào ban đêm. Hễ họ thấy có ánh lửa là họ sẽ tiến hành lục soát và vây bắt. Nhiều nông dân thậm chí còn không dám nấu thảo mộc hoặc vỏ cây để ăn và đã bị chết đói.
Trong lịch sử, vào những lúc có nạn đói, vua quan sẽ cấp cháo, phân phát hoa màu và cho phép các nạn nhân di tản khỏi những khu vực có nạn đói. Còn ĐCSTQ lại coi việc chạy khỏi nơi có nạn đói là một điều ô nhục đối với uy tín của đảng, và đã ra lệnh cho dân quân chặn đường không cho các nạn nhân chạy thoát khỏi các khu vực có nạn đói. Khi các nông dân bị đói quá nên phải cướp ngũ cốc ở các kho lương thực, ĐCSTQ đã ra lệnh bắn vào đám đông để trấn áp việc cướp thóc gạo và dán nhãn cho những người bị chết là các phần tử phản cách mạng. Một số lượng lớn nông dân đã bị chết đói ở nhiều tỉnh gồm có Cam Túc, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, và Quảng Tây. Nông dân đã bị đói nhưng vẫn còn bị bắt phải tham gia làm các việc như tưới nước, xây đập và luyện thép. Nhiều người đã bị ngã xuống đất trong khi đang làm việc và đã không bao giờ đứng lên được nữa. Cuối cùng thì cả những người sống sót cũng không còn có đủ sức để chôn những người bị chết. Nhiều làng đã bị chết toàn bộ khi mọi người lần lượt bị chết vì đói.
Trong các nạn đói nghiêm trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc trước thời ĐCSTQ, có những trường hợp các gia đình đã phải trao đổi con cho nhau để ăn thịt nhưng không ai đã từng ăn thịt chính con cái mình. Tuy nhiên dưới thời ĐCSTQ, mọi người đã buộc phải ăn thịt cả những người bị chết, ăn thịt những người chạy trốn đến từ những khu vực khác, và thậm chí đã phải giết chết và ăn thịt con cái của chính mình. Nhà văn Sa Thanh đã mô tả cảnh này trong tác phẩm của ông có tên là Y Hy Đại Địa Loan (Một eo đất thưa thớt) như sau: Trong một gia đình nông dân, người cha chỉ còn lại một đứa con trai và một đứa con gái trong Nạn đói khủng khiếp. Một hôm, người cha đuổi đứa con gái ra khỏi nhà. Khi cô trở về, cô không thể tìm thấy người em trai mà chỉ nhìn thấy mỡ trắng nổi ở trong chảo và một đống xương ở bên cạnh bếp. Vài ngày sau, người cha đổ thêm nước vào chảo, và gọi đứa con gái lại gần. Cô gái sợ quá và xin cha cô từ ngoài cửa, “Bố, đừng ăn thịt con. Con có thể kiếm củi và nấu cơm cho bố ăn. Nếu bố ăn thịt con, thì sẽ không còn ai làm việc này cho bố nữa.”
Cấp độ cuối cùng và số lượng thảm kịch tương tự như thế này thì không ai biết được. Thế nhưng ĐCSTQ vẫn coi đó như là một vinh dự cao quý và còn tuyên bố rằng ĐCSTQ đã lãnh đạo nhân dân dũng cảm chống lại “thiên tai” và vẫn tiếp tục tự khen mình là “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”.