newboi
Thanh niên Ngõ chợ
21-05-2025 - 10:09 am

Theo khảo sát do Allianz Trade thực hiện trên 4.500 doanh nghiệp xuất khẩu ở nhiều nền kinh tế lớn, 95% các nhà xuất khẩu Trung Quốc được hỏi cho biết họ đã hoặc đang lên kế hoạch tập trung mở rộng thị trường ngoài Mỹ để giảm thiểu rủi ro từ các chính sách thuế.
Báo cáo đánh giá, khả năng “tách rời kinh tế” giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là kịch bản có khả năng xảy ra cao trong trung hạn, khi các công ty Trung Quốc tìm cách giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Hơn nữa, các doanh nghiệp Mỹ cũng tăng tốc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.
Dù vừa có bước giảm thuế tạm thời sau thỏa thuận tại Thụy Sĩ đầu tháng 5, mức thuế trung bình Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc vẫn là 39%, so với 13% trong giai đoạn trước của Tổng thống Trump, theo ước tính của Allianz Trade.
tại thành phố cảng Ninh Ba, các doanh nghiệp địa phương vẫn không bị giữ vững quan điểm “tách rời” sau thoả thuận “ngừng bắn”.
theo Tianchen Xu (ảnh dưới) chuyên gia kinh tế cấp cao tại Economist Intelligence Unit, các doanh nghiệp tại đây vẫn duy trì kế hoạch “go global” (toàn cầu hóa sản xuất và tiêu thụ).
Đông Nam Á tiếp tục là lựa chọn ưu tiên của các nhà xuất khẩu đại lục. Trong đó, Indonesia nổi lên như điểm đến được ưa chuộng nhờ tiềm năng phát triển và chi phí vận hành thấp.
Theo số liệu công bố đầu tháng 5, kim ngạch xuất khẩu sang khối ASEAN của Trung Quốc trong tháng 4 tăng vọt 20,8% so với cùng kỳ, cao hơn đáng kể mức tăng 11,6% của tháng 3. Việt Nam và Malaysia tiếp tục là 2 thị trường lớn nhất trong khu vực, nhưng Indonesia và Thái Lan ghi nhận mức tăng lần lượt 37% và 28%.
Thỏa thuận ngừng áp thuế tạm thời kéo dài 90 ngày giữa Washington và Bắc Kinh đã thúc đẩy làn sóng giao hàng tăng đột biến sang Mỹ khi các doanh nghiệp gấp rút hoàn thành đơn hàng trước khi ưu đãi hết hiệu lực. Điều này khiến giá cước vận chuyển hàng hóa tăng mạnh trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp được khảo sát dự đoán rằng doanh thu xuất khẩu năm nay sẽ sụt giảm, do mức thuế cao vẫn gây áp lực lên chi phí và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Không chỉ riêng Trung Quốc và Mỹ, tình trạng căng thẳng thương mại toàn cầu cũng đang đe dọa tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Allianz Trade cảnh báo, xuất khẩu thế giới có thể thiệt hại tới 305 tỷ USD trong năm 2025 do hệ lụy từ các cuộc xung đột thương mại.
Trong khi đó, kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2024 đạt kỷ lục 33 nghìn tỷ USD, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Dù con số tổn thất dự báo chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị, song vẫn phản ánh rõ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và sự xói mòn niềm tin thương mại giữa các nền kinh tế lớn.
Bất chấp thỏa thuận tạm ngừng áp thuế được ký kết gần đây giữa 2 cường quốc, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang thúc đẩy chiến lược “rút khỏi” thị trường Mỹ và hướng đến các thị trường thay thế.

Theo khảo sát do Allianz Trade thực hiện trên 4.500 doanh nghiệp xuất khẩu ở nhiều nền kinh tế lớn, 95% các nhà xuất khẩu Trung Quốc được hỏi cho biết họ đã hoặc đang lên kế hoạch tập trung mở rộng thị trường ngoài Mỹ để giảm thiểu rủi ro từ các chính sách thuế.
Báo cáo đánh giá, khả năng “tách rời kinh tế” giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là kịch bản có khả năng xảy ra cao trong trung hạn, khi các công ty Trung Quốc tìm cách giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Hơn nữa, các doanh nghiệp Mỹ cũng tăng tốc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.
Dù vừa có bước giảm thuế tạm thời sau thỏa thuận tại Thụy Sĩ đầu tháng 5, mức thuế trung bình Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc vẫn là 39%, so với 13% trong giai đoạn trước của Tổng thống Trump, theo ước tính của Allianz Trade.
tại thành phố cảng Ninh Ba, các doanh nghiệp địa phương vẫn không bị giữ vững quan điểm “tách rời” sau thoả thuận “ngừng bắn”.
theo Tianchen Xu (ảnh dưới) chuyên gia kinh tế cấp cao tại Economist Intelligence Unit, các doanh nghiệp tại đây vẫn duy trì kế hoạch “go global” (toàn cầu hóa sản xuất và tiêu thụ).

Đông Nam Á tiếp tục là lựa chọn ưu tiên của các nhà xuất khẩu đại lục. Trong đó, Indonesia nổi lên như điểm đến được ưa chuộng nhờ tiềm năng phát triển và chi phí vận hành thấp.
Theo số liệu công bố đầu tháng 5, kim ngạch xuất khẩu sang khối ASEAN của Trung Quốc trong tháng 4 tăng vọt 20,8% so với cùng kỳ, cao hơn đáng kể mức tăng 11,6% của tháng 3. Việt Nam và Malaysia tiếp tục là 2 thị trường lớn nhất trong khu vực, nhưng Indonesia và Thái Lan ghi nhận mức tăng lần lượt 37% và 28%.

Thỏa thuận ngừng áp thuế tạm thời kéo dài 90 ngày giữa Washington và Bắc Kinh đã thúc đẩy làn sóng giao hàng tăng đột biến sang Mỹ khi các doanh nghiệp gấp rút hoàn thành đơn hàng trước khi ưu đãi hết hiệu lực. Điều này khiến giá cước vận chuyển hàng hóa tăng mạnh trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp được khảo sát dự đoán rằng doanh thu xuất khẩu năm nay sẽ sụt giảm, do mức thuế cao vẫn gây áp lực lên chi phí và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Không chỉ riêng Trung Quốc và Mỹ, tình trạng căng thẳng thương mại toàn cầu cũng đang đe dọa tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Allianz Trade cảnh báo, xuất khẩu thế giới có thể thiệt hại tới 305 tỷ USD trong năm 2025 do hệ lụy từ các cuộc xung đột thương mại.
Trong khi đó, kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2024 đạt kỷ lục 33 nghìn tỷ USD, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Dù con số tổn thất dự báo chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị, song vẫn phản ánh rõ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và sự xói mòn niềm tin thương mại giữa các nền kinh tế lớn.