Có nhiều nguyên nhân.
Cơ bản nhất là thời bùng nổ phát kiến khoa học theo nghĩa ta hiểu ngày nay nó qua rồi, những thứ cơ bản gần như đã được phát hiện hết, và sau quãng thời gian mấy trăm năm nó mới thấm nhuần được như ngày nay. Giống như 1 mỏ vàng nằm đó hàng tỷ năm, nhưng cách đây vài trăm năm người châu Âu đã phát hiện ra, và bùng nổ 1 thời gian "đào vàng", giờ cạn kiệt chỉ còn các mạch quặng "khoai", ít người biết đến. Những phát kiến mới ngày càng cần đến hệ thống đầu tư khổng lồ và kiến thức nền cực sâu.
Nghiên cứu khoa hiện này đi dần vào chiều sâu, cải tiến hoặc thuần tuý học thuật hơn, không riêng gì Trung Quốc mà toàn thế giới đều như vậy.
Thứ hai là khoa học cơ bản là cái khá cao siêu, dân thường không tiếp cận được, nên giờ có nhiều cái phát kiến chủ yếu thành papers trong ngành đọc với nhau là chính, khi nào ứng dụng tác động tới đời sống xã hội may ra mới phổ biến được. Giống như thời phát hiện ra định luật hấp dẫn, tôi không nghĩ dân thường ngày đó họ biết đến nhiều đâu.
Đương nhiên, Trung Quốc cũng có một vấn đề, là hệ thống học thuật còn nặng hình thức, thành tích và đạo văn. Đây không phải định kiến, mà chính các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã lên tiếng nhiều lần. Vì thế, tuy đầu tư mạnh nhưng hiệu quả khoa học cơ bản của Trung Quốc vẫn còn thấp so với phương Tây - nhất là trong việc đặt câu hỏi lớn, định nghĩa lại vấn đề, thay vì chỉ cải tiến kỹ thuật đã có.