Trung Quốc khánh thành đập thuỷ điện Song Giang Khẩu đái vào mồm Bắc Kỳ

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
15-05-2025 - 13:03 pm

Sau 10 năm xây dựng, Trung Quốc sắp tự phá kỷ lục chính mình với đập thuỷ điện cao nhất thế giới​

Đập thuỷ điện cao nhất thế giới của Trung Quốc sắp đi vào hoạt động: Cao ngang toà nhà 100 tầng, dự kiến cấp điện 3 triệu gia đình, cắt giảm 3 triệu tấn than, 7 triệu tấn CO2

Dự án đập thủy điện Song Giang Khẩu ở tây nam Trung Quốc được kỳ vọng sẽ trở thành con đập cao nhất thế giới. Theo thông báo từ đơn vị phát triển, công trình này đã chính thức bước vào giai đoạn tích nước từ ngày 1/5.

Người Tạng – Wikipedia tiếng Việt

Đập thuỷ điện này có tổng vốn đầu tư 36 tỷ nhân dân tệ (tương đương 4,9 tỷ USD, hơn 127 nghìn tỷ VNĐ). Dự án tọa lạc tại châu tự trị dân tộc Tạng (ảnh trên) và Khương Aba (ảnh dưới) tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Công trình đã được triển khai xây dựng gần một thập kỷ qua. Hai chức năng chính của đập là phát điện và kiểm soát lũ.
Đám cưới tập thể của dân tộc Khương - Trung Quốc


Song Giang Khẩu nằm ở thượng nguồn sông Đại Độ. Con sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy vào bồn địa Tứ Xuyên. Tập đoàn quốc doanh PowerChina là đơn vị đảm trách toàn bộ quá trình xây dựng, bao gồm thân đập, hệ thống chuyển dòng, phát điện và công trình xả lũ.
POWERCHINA Serbia | LinkedIn


Khi hoàn thiện, đập sẽ cao 315 mét, tương đương chiều cao một tòa nhà chọc trời hơn 100 tầng. Đập này cao hơn 10 mét so với kỷ lục hiện tại của đập Jinping-I (ảnh dưới) cũng tại Tứ Xuyên.
Sketch map of the Jinping-I Hydropower Station (www.baidu.com) | Download  Scientific Diagram


ngày 7 tháng 5 năm 2025 PowerChina thông báo mực nước sau giai đoạn đầu tích nước đã đạt 2.344 mét, cao hơn khoảng 80 mét so với mực nước sông ban đầu. Hồ chứa có dung tích ước đạt 110 triệu mét khối, gần gấp 8 lần Tây Hồ ở Hàng Châu (ảnh dưới).
West Lake - Wikipedia


Đơn vị phát triển khẳng định tiến độ hiện tại đã “đặt nền tảng vững chắc cho việc đưa nhà máy điện vào vận hành”. Tổ máy đầu tiên dự kiến phát điện vào cuối năm nay. Khi hoàn thành toàn bộ, nhà máy sẽ đạt công suất lắp đặt 2.000 megawatt và sản lượng điện hàng năm hơn 7 tỷ kilowatt-giờ, đủ cung cấp điện cho hơn 3 triệu hộ gia đình mỗi năm.

theo PowerChina, lượng điện sạch từ Song Giang Khẩu có thể thay thế khoảng 2,96 triệu tấn than và giúp giảm 7,18 triệu tấn khí CO2 phát thải mỗi năm.

Tuy nhiên, công trình cũng đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật, do nằm ở độ cao trên 2.400 mét, địa chất phức tạp và yêu cầu công nghệ khắt khe. Trong một bài viết công bố năm 2016 trên tạp chí Engineering của Viện Kỹ thuật Trung Quốc, hai kỹ sư cấp cao của dự án từng mô tả những thách thức như chống thấm, thoát nước, kháng chấn và xây dựng thân đập là những vấn đề “cấp tính”.

Để giải quyết, dự án đã ứng dụng công nghệ robot và truyền thông 5G. Hệ thống con lăn robot được kết nối cảm biến để thu thập dữ liệu địa hình, trong khi đó máy bay không người lái hỗ trợ phát hiện nguy cơ từ môi trường xung quanh công trường.

ảnh Sông Lan Thương Yunnanensis Tải Xuống Miễn Phí, ảnh phong cảnh, hồ,  sóng lớn đẹp Trên Lovepik

Trung Quốc hiện là quốc gia sở hữu nhiều đập cao nhất thế giới. Từ những năm 1950, nước này đã xây dựng hơn 22.000 đập cao trên 15 mét, chiếm khoảng một nửa tổng số toàn cầu. Những công trình này phục vụ thủy điện, tưới tiêu và phòng chống lũ. Phần lớn các công trình lớn tập trung ở khu vực tây nam, dọc các dòng sông như Lan Thương (ảnh trên), Dương Tử và Kim Sa (ảnh dưới).
ảnh Dốc Của Sông Kim Sa Tải Xuống Miễn Phí, ảnh vẻ đẹp tự nhiên, đường cao  tốc, cao đẹp Trên Lovepik


Dù thủy điện được xem là nguồn năng lượng sạch, giới phê bình cảnh báo các dự án này gây tổn hại đến đa dạng sinh học, làm xói mòn đất, ảnh hưởng đến di sản và cuộc sống của người dân địa phương.

tại Song Giang Khẩu, một số biện pháp môi trường đã được triển khai, như xây dựng vườn thực vật để bảo tồn và di dời các loài thực vật quý bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công
 

Có thể bạn quan tâm

Top