Trung Quốc không nhượng bộ dù ông Trump xuống nước, dịu giọng về thương chiến

cl-gtcl-gt is verified member.

Địt xong chạy
Ban Cán Sự
United-States
Tổng thống Trump vừa phát đi tín hiệu về khả năng giảm thuế với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không coi đây là dấu hiệu để nhượng bộ.


"Chúng tôi sẽ đạt được thỏa thuận công bằng với Trung Quốc. Phải công bằng thôi. Chúng tôi sẽ giúp tất cả kiếm ra tiền và ai cũng vui vẻ cả, với điều kiện Mỹ không còn bị cả thế giới trục lợi", Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời báo chí tại Nhà Trắng ngày 23/4, sau đó thêm rằng Mỹ "chủ động liên lạc mỗi ngày" với Trung Quốc về đàm phán thương mại.

Một ngày trước đó, ông Trump nói tại Phòng Bầu dục rằng mức thuế quan khổng lồ đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ "giảm đáng kể". Ông thừa nhận chỉ tạm thời áp thuế hàng hóa Trung Quốc để đàm phán và cảm thấy không cần phải "cứng rắn" với nước này, mà cũng có thể chọn phương pháp "rất tử tế".

Dù vậy, Bắc Kinh đến nay vẫn không lay chuyển trước những thông điệp tích cực mang tính xoa dịu từ Tổng thống Mỹ. Thay vào đó, họ yêu cầu ông xóa bỏ mọi hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.


Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 23/4. Ảnh: AP


Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 23/4. Ảnh: AP


"Ai thắt nút thì phải tháo nút", phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc He Yadong ngày 24/4 nói. "Việc tăng thuế quan đơn phương bắt nguồn từ Mỹ. Nếu Mỹ thực sự muốn giải quyết vấn đề, họ nên lắng nghe tiếng nói hợp lý của cộng đồng quốc tế và các bên liên quan trong nước, xóa bỏ hoàn toàn mọi biện pháp thuế quan đơn phương đối với Trung Quốc và tìm cách giải quyết bất đồng thông qua đối thoại bình đẳng".

Các quan chức Trung Quốc cũng bác bỏ thông tin Tổng thống Trump đưa ra rằng hai bên đang "tích cực" đàm phán thương mại.

"Tất cả đều là tin giả", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 24/4 cho biết khi được hỏi về các cuộc đàm phán giữa hai nước. "Theo những gì tôi biết, Trung Quốc và Mỹ chưa có bất kỳ cuộc tham vấn hay đàm phán nào về vấn đề thuế quan, chứ đừng nói đến việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào".

Các chuyên gia Trung Quốc cố vấn cho chính phủ coi động thái dịu giọng của Tổng thống Trump chủ yếu nhằm đối phó với những áp lực trong nước và xoa dịu thị trường Mỹ.

Họ tin rằng nó không thể ngăn chặn cuộc đấu đau đớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc chiến mà Bắc Kinh đang chiếm ưu thế và không vội vàng thỏa hiệp với Washington.

Theo Vương Nghĩa Vĩ, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, sau nhiều tuần nhận được những thông điệp trái chiều và gây sức ép từ chính quyền Trump, các quan chức Trung Quốc đã mất lòng tin vào Tổng thống Mỹ.

"Áp lực với ông Trump đang gia tăng và phần lớn thông điệp hiện tại của ông ấy nhằm xoa dịu những lo ngại ở trong nước", ông Vương nhận xét, đề cập tới những hỗn loạn ở Phố Wall và lo ngại về lạm phát ở Mỹ. "Tổng thống Trump đang hơi bối rối lúc này. Nhưng Trung Quốc không tin vào tuyên bố của ông ấy về việc giảm đáng kể thuế quan. Hôm nay ông ấy nói một kiểu nhưng mai lại một kiểu khác, thậm chí có thể tăng thuế ngay hôm sau. Ông ấy không đáng tin cậy".

Ngô Tâm Bá, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho rằng Trung Quốc không vội vàng đàm phán vì đã chuẩn bị tốt để chịu được áp lực kinh tế từ chính quyền Trump.

"Thay vì chấp nhận lời đề nghị đàm phán quá sớm, sẽ có lợi hơn nếu chịu đựng thêm một chút, điều có thể khiến các cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ hơn về sau và dẫn đến kết quả thuận lợi hơn cho Trung Quốc", ông cho hay.

Động thái hạ giọng của Tổng thống Trump về Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi ông gặp riêng các giám đốc điều hành từ 4 công ty bán lẻ lớn, gồm Walmart, Target, Home Depot và Lowe's, những người đã bày tỏ lo ngại về hậu quả kinh tế từ chính sách thuế quan của ông và bất ổn mà nó tạo ra cho thị trường tài chính.

Nhiều ngân hàng đầu tư lớn đã cảnh báo mức thuế quan khổng lồ của Mỹ, cũng như mức thuế trả đũa 125% của Trung Quốc, sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào suy thoái.

Dù Tổng thống Trump chưa đưa ra con số cụ thể, một quan chức cấp cao Nhà Trắng tiết lộ với Wall Street Journal rằng mức thuế 145% hiện tại với Trung Quốc có thể được Mỹ giảm xuống "khoảng từ 50% đến 65%".

Nhưng sự nhượng bộ này nhiều khả năng sẽ không làm Trung Quốc hài lòng. Bắc Kinh dường như tin rằng họ có sức chống chịu tốt hơn Washington và khi củng cố quyết tâm cũng như lòng kiên nhẫn, họ sẽ buộc chính quyền Trump phải nhượng bộ hơn nữa.

Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng ******** Trung Quốc, đăng bài viết của Martin Jacques, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa, cho rằng phản ứng của các thị trường trái phiếu, nơi hội tụ "quyền lực thực sự" của Mỹ, là "phát súng cảnh cáo với chính quyền Trump".

"Đó là dấu hiệu cho thấy việc lạm dụng thuế quan tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng với chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ", ông Jacques viết. "USD không phải mặc nhiên được coi là đồng tiền dự trữ của thế giới. Những tín hiệu cảnh báo tương tự đã được phát đi vào năm 2000 và 2020, và lần này chắc chắn không phải là phát súng cuối cùng. Hậu quả của phát súng tiếp theo có thể nghiêm trọng hơn nhiều".

Trong nhiều tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến người dân nước này rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng đối phó với những đòn thuế của Washington và họ cần chuẩn bị thích ứng với một cuộc đấu tranh lâu dài, nhiều đau đớn trước đối thủ.

Kinh nghiệm từ thương chiến trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông Trump cũng giúp Trung Quốc rút ra nhiều bài học. Trung Quốc khi đó đã có nhiều nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu của Nhà Trắng, nhưng vẫn không xoa dịu được căng thẳng thương mại song phương. Ông Tập cho hay trong những năm sau đó, Mỹ vẫn thi hành chính sách ngày càng quyết liệt hơn để "đè nén Trung Quốc".

Hiện nay, Trung Quốc đã chuẩn bị tốt hơn rất nhiều để đối phó với đòn thuế của Mỹ, cả về năng lực tự cường về công nghệ lẫn quan hệ với các đối tác thương mại được đa dạng hóa.

"Nếu Mỹ thực sự muốn đàm phán nghiêm túc với Trung Quốc, trước tiên, họ cần xóa bỏ tất cả các mức thuế vô căn cứ đó, sau đó mới quay lại bàn thảo luận", chuyên gia Vương Nghĩa Vĩ nói, thêm rằng Tổng thống Trump dường như đang tìm cách "gài bẫy" Bắc Kinh.

"Nếu bây giờ bạn gọi cho ông ấy và thể hiện bất kỳ dấu hiệu yếu đuối nào, ông ấy sẽ nghĩ rằng chiến thuật của mình đang phát huy tác dụng và tăng cường mức độ hơn nữa", ông Vương lưu ý.

Ngô Tâm Bá, chuyên gia ở Thượng Hải, nhận định theo quan điểm của Bắc Kinh, "cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng, nhưng việc có đàm phán hay không tùy thuộc vào Trung Quốc, thời điểm và nội dung đàm phán sẽ do Trung Quốc quyết định".

Tin tức về việc chính quyền Trump đang cân nhắc cắt giảm thuế khiến không ít người dùng mạng xã hội Trung Quốc hả hê. Hôm 23/4, hashtag "Trump chùn bước" đã trở thành chủ đề thịnh hành trên mạng xã hội Weibo, thu hút hơn 150 triệu lượt xem.

"Phía chúng tôi nói rằng chúng tôi không quan tâm đến điều đó!", một người dùng mạng xã hội Trung Quốc viết, thu hút hơn 1.000 lượt "thích".

"Nếu cái gọi là thuế đối ứng không bị hủy bỏ, đừng nghĩ đến việc đàm phán với họ!", một người khác nói.

Dù vậy, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng cảnh báo về hậu quả tiêu cực nếu Bắc Kinh lún sâu vào một cuộc đối đầu thương mại kéo dài với Washington. Một chuyên gia đối ngoại giấu tên cho hay ông rất lo ngại về tác động của đòn thuế quan từ Mỹ tới nền kinh tế vốn đang chững lại của Trung Quốc.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brasilia, Brazil, hồi tháng 11/2024. Ảnh: Reuters


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brasilia, Brazil, hồi tháng 11/2024. Ảnh: Reuters


Ông nhận định "hoạt động ngoại thương của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng thất nghiệp hàng loạt, gây ra một số hệ lụy xã hội".

Trung Quốc tháng trước đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay, cho thấy họ vẫn rất tự tin vào nền kinh tế xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để đạt được mục tiêu này là một thách thức.

Theo các nhà phân tích, xuất khẩu, dù tăng vọt 12,4% vào tháng ba so với cùng kỳ năm ngoái, sẽ không thể duy trì đà này trong những tháng tới vì đòn thuế từ Mỹ. Hồi đầu tháng, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cũng nhận định thuế quan của Mỹ sẽ "gây áp lực đáng kể" lên nền kinh tế Trung Quốc.
 

Có thể bạn quan tâm

Top