Trung Quốc tăng cường quốc tế hoá đồng nhân dân tệ, nhà đầu tư châu Á ngậm ngùi về quê đạp xích lô kiếm sống

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
Diễm Ngọc • 26/04/2025 04:27
Trung Quốc đang thực hiện chiến lược quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ bằng cách thiết lập các cơ sở lưu trữ vàng ở nước ngoài, nhằm giảm phụ thuộc vào đồng USD và tăng cường ảnh hưởng tài chính toàn cầu.

Chiến lược được tính toán kỹ lưỡng
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị ngày càng gia tăng, Trung Quốc đang từng bước thực hiện một chiến lược tài chính đầy tham vọng nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ, đồng thời gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của đồng Nhân dân tệ.

Ảnh màn hình 2025-04-25 lúc 17.49.45
Chiến lược sâu xa của Bắc Kinh là xây dựng một “hệ sinh thái tài chính” quanh đồng Nhân dân tệ và giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh (ảnh trên)

Một trong những động thái mới nhất và đáng chú ý là Bắc Kinh cho phép các sản phẩm giao dịch trên Sàn giao dịch vàng Thượng Hải được lưu trữ và giao hàng tại các cơ sở nước ngoài. Đây được xem như bước đi chiến lược chưa từng có tiền lệ trong nỗ lực quốc tế hóa đồng tiền của quốc gia này.

Theo tuyên bố chung được công bố bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), Cục Quản lý Tài chính Quốc gia, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước và chính quyền thành phố Thượng Hải: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ Sàn giao dịch vàng Thượng Hải và các tổ chức khác trong việc hợp tác với các sàn giao dịch ở nước ngoài thông qua việc cấp phép sản phẩm và mở rộng việc sử dụng giá chuẩn bằng đồng Nhân dân tệ trên các thị trường quốc tế lớn”.

Đặc biệt, kế hoạch hành động đi kèm bao gồm 18 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp Trung Quốc, với trọng tâm là “quốc tế hóa việc giao hàng thực tế đối với các sản phẩm giao dịch trên Sàn giao dịch vàng Thượng Hải, bằng cách thiết lập các cơ sở giao hàng và lưu trữ ở nước ngoài”.

Lu Lei (ảnh dưới) phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết tổng kim ngạch thu chi xuyên biên giới bằng Nhân dân tệ của Thượng Hải năm 2024 đã đạt 29,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4,1 nghìn tỷ USD), tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. “Trong bối cảnh môi trường bên ngoài có nhiều thay đổi sâu sắc, việc tăng cường sự tiện lợi của các dịch vụ tài chính xuyên biên giới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”.
China Names Foreign Exchange Veteran as PBOC Deputy Governor - Bloomberg


Trên thị trường, giá vàng liên tục tăng nóng, có thời điểm lập đỉnh lịch sử ở mốc 3.500 USD/ounce. Tuy nhiên, tại thời điểm 13:42 chiều ngày 25/4, giá vàng giao ngay trên Kitco đã dừng tại mốc 3.303,85 USD/oune, giảm 30,8 USD/oune trong 24 giờ. Ryan McIntyre, Giám đốc điều hành tại Sprott Inc. khuyến nghị nhà đầu tư nên xem vàng như một phần không thể thiếu trong danh mục, đặc biệt trong bối cảnh cổ phiếu Mỹ bị định giá quá cao. Đồng thời cảnh báo về những rủi ro đang tích tụ trong hệ thống tài chính toàn cầu, không chỉ ở cấp doanh nghiệp mà đã lan tới cấp độ quốc gia. Theo ông, vàng vật chất là kênh phòng thủ hiệu quả nhất trước các cú sốc có thể xảy ra, cú tăng lên 3.500 USD gần đây đã giúp vàng tăng 11% trong tháng, là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2011.
@SquawkStreet's video Tweet


Có ý kiến cho rằng Trung Quốc là một trong những nguyên nhân thúc đẩy đà tăng phi mã của giá vàng. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng thế giới (WGC), Trung Quốc có thể là một mắt xích đáng chú ý, nhưng hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính trong câu chuyện tăng giá này.

Trên thực tế, có nhiều quốc gia khác đang mua vàng mạnh hơn Trung Quốc cả về tốc độ lẫn quy mô. Cụ thể, tính đến hết quý I/2025 tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn chỉ vào khoảng 6,5% - thấp hơn nhiều so với Mỹ (78,6%), Đức (75%) hay thậm chí Ba Lan (20%). Những con số này phần nào cho thấy Trung Quốc đang tiếp cận vàng như một công cụ đa dạng hóa tài sản chiến lược hơn là vũ khí ngắn hạn để thao túng thị trường hay hướng tới xu hướng phi đô la hoá. Các hành động của Trung Quốc đang ngày càng cho thấy rõ điều này.

Giao điểm của vàng và địa chính trị
Thời điểm mà Trung Quốc đưa ra kế hoạch quốc tế hóa hệ thống giao dịch vàng không phải là ngẫu nhiên. Sự gia tăng thuế quan từ phía Hoa Kỳ, với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% đối với một số mặt hàng từ Trung Quốc, đang tạo ra áp lực lớn lên các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước này.

Các tranh chấp thương mại đã làm gia tăng đáng kể tâm lý e ngại rủi ro trên thị trường, đẩy giá vàng lên mức cao mới. Ảnh: Itn
Khi Trung Quốc xây dựng các kho vàng ở nước ngoài, mọi người có thể sử dụng Nhân dân tệ để mua vàng trực tiếp từ các kho này

Trước nguy cơ bị gạt ra khỏi chuỗi giá trị toàn cầu do các chính sách bảo hộ của Mỹ, Bắc Kinh đang tập trung vào các nền kinh tế đối tác trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để tìm kiếm các thỏa thuận thương mại song phương bằng đồng Nhân dân tệ và tăng cường vai trò của đồng tiền này trong thanh toán quốc tế.

Chia sẻ với truyền thông quốc tế, Giám đốc điều hành tại ngân hàng đầu tư Chanson & Co - Shen Meng nhận định: “Bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ngoài cho hệ thống giao dịch kim loại quý do Trung Quốc dẫn đầu, mục tiêu là giảm rủi ro toàn cầu về việc dự trữ vàng tập trung quá nhiều ở Mỹ”.

Ông lưu ý thêm rằng hiện nay, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York đang nắm giữ lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới cho các ngân hàng trung ương và tổ chức quốc tế. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện hoặc xung đột tài chính, Hoa Kỳ có thể sử dụng đòn bẩy vàng như một công cụ trừng phạt – điều mà Trung Quốc muốn phòng tránh bằng việc phân tán rủi ro thông qua các kho vàng ở nước ngoài.
13049761-chsn-nasdaq.jpg


Không chỉ dừng lại ở việc mua vàng, chiến lược sâu xa của Bắc Kinh là xây dựng một “hệ sinh thái tài chính” quanh đồng Nhân dân tệ. Bằng cách tạo điều kiện để các nhà đầu tư quốc tế có thể mua vàng trực tiếp bằng Nhân dân tệ tại các kho lưu trữ ngoài Trung Quốc, Bắc Kinh đang mở rộng vai trò sử dụng của đồng tiền này không chỉ trong thương mại mà cả trong lĩnh vực dự trữ tài chính.

Dan Wang, Giám đốc phụ trách Trung Quốc tại Eurasia Group, công ty tư vấn rủi ro chính trị có trụ sở tại Mỹ đánh giá: “Khi Trung Quốc xây dựng các kho vàng ở nước ngoài, mọi người có thể sử dụng Nhân dân tệ để mua vàng trực tiếp từ các kho này. Điều đó làm tăng giá trị sử dụng thực tiễn của đồng tiền trong các giao dịch tài chính quốc tế”.
There may be a 're-anchoring' of the Chinese yuan away from the dollar:  Eurasia Group


Nếu thành công, nó không chỉ giúp Trung Quốc “phi đô la hóa” một phần giao dịch toàn cầu mà còn làm suy yếu vai trò truyền thống của đồng bạc xanh như đồng tiền dự trữ chủ đạo của thế giới, vốn là trụ cột quan trọng tạo ra sự ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ kể từ sau Thế chiến II.

Dù tham vọng là rõ ràng, nhưng con đường để đồng Nhân dân tệ thay thế vai trò của USD là không dễ dàng. Niềm tin của thị trường quốc tế vào hệ thống tài chính Trung Quốc, thị trường vốn Trung Quốc chưa được mở cửa hoàn toàn cho nhà đầu tư quốc tế... là những nguyên do.

Tuy nhiên, các bước đi như thành lập cơ sở lưu trữ vàng ở nước ngoài, thiết lập giá vàng chuẩn bằng Nhân dân tệ, hay thúc đẩy thương mại xuyên biên giới bằng đồng nội tệ... đều là những bước đi có tính chiến lược dài hạn, thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc tái cấu trúc vai trò của Trung Quốc trong hệ thống tài chính toàn cầu. Trong khi thế giới đang tái cấu trúc trật tự tài chính quốc tế sau đại dịch, chiến lược “vàng hóa Nhân dân tệ” của Trung Quốc không đơn thuần là một động thái tài chính.
 

Có thể bạn quan tâm

Top