newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Thứ Tư, 21/05/2025 16:06
Binh sĩ Ấn Độ lên máy bay vận tải quân sự để tới căn cứ ở Leh thuộc vùng Ladakh. ảnh trên: Reuters/TTXVN
Châu Phi, với tiềm năng kinh tế và địa chính trị to lớn, đang trở thành tâm điểm của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đang có những bước đi táo bạo nhằm tăng cường sự hiện diện của mình, thách thức vị thế đã được thiết lập của Trung Quốc tại lục địa này. Theo cổng phân tích thông tin News.az của Azerbaijan, cuộc đua giành châu Phi không chỉ đơn thuần là về kinh tế mà còn là cuộc cạnh tranh chiến lược, định hình lại trật tự thế giới trong thế kỷ 21.
Những bước đi táo bạo của Ấn Độ
Gần đây, Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên mang tên AIKEYME 2025 với 11 quốc gia châu Phi ngoài khơi Tanzania (ảnh dưới). Cuộc tập trận tập trung vào các hoạt động chống cướp biển và phối hợp hải quân, báo hiệu ý định của New Delhi trong việc mở rộng dấu ấn quân sự tại châu Phi, vượt ra ngoài phạm vi hợp tác kinh tế truyền thống. Ấn Độ cũng đang tăng cường hợp tác quân sự với Ethiopia, Nigeria, Mauritius và Seychelles, cung cấp thiết bị và hỗ trợ đào tạo sĩ quan.
Tham vọng của Ấn Độ rất rõ ràng: khẳng định mình là một cường quốc toàn cầu và chứng minh rằng họ có thể cung cấp nhiều hơn cho châu Phi so với Trung Quốc. Điều này được thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và các nước châu Phi, từ hơn 5 tỷ USD vào năm 2001 lên khoảng 67 tỷ USD vào năm 2020. Ấn Độ là một trong mười nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại châu Phi, với các khoản đầu tư trải rộng trên nhiều lĩnh vực như viễn thông, xây dựng, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm. Nguồn cung cấp năng lượng từ châu Phi cũng ngày càng trở nên quan trọng đối với Ấn Độ, với gần một phần tư lượng dầu thô và khí đốt nhập khẩu đến từ lục địa này.
Đáng chú ý, Ấn Độ có một lợi thế độc đáo mà Trung Quốc không có: một cộng đồng người Ấn Độ di cư rộng lớn và có ảnh hưởng tại châu Phi. Cộng đồng này, đã có mặt từ trước thời kỳ thuộc địa, đại diện cho một tài sản quan trọng trong nỗ lực của Ấn Độ nhằm tăng cường quan hệ. Ngoài ra, việc cung cấp thuốc giá cả phải chăng đã giúp Ấn Độ tạo dựng hình ảnh tích cực, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các quốc gia châu Phi chống lại bệnh viêm màng não mô cầu.
Thế mạnh của Trung Quốc
Tuy nhiên, cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi sẽ không dễ dàng. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào lục địa này trong nhiều thập kỷ, mang lại kết quả hữu hình thông qua việc xây dựng đường sá, cầu cống, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc cũng ngày càng tăng cao với việc thành lập căn cứ quân sự đầu tiên và duy nhất ở nước ngoài tại Djibouti (ảnh dưới) năm 2017, gần một cơ sở quân sự của Mỹ.
Thương mại của Trung Quốc với châu Phi đạt 283 tỷ USD vào năm 2023, cao hơn gần 20 lần so với năm 2000, khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Phi, chỉ sau Liên minh châu Âu (EU). Trung Quốc cũng đã xây dựng hình ảnh tích cực thông qua việc mở cửa các trường đại học cho sinh viên châu Phi, đào tạo các chuyên gia địa phương về công nghệ Trung Quốc và tài trợ cho các dự án viễn thông.
Cách tiếp cận của Trung Quốc, nhấn mạnh vào việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia châu Phi, khác biệt với các chính sách can thiệp nhiều hơn của các quốc gia như Mỹ và Pháp. Sự trung lập này đã khiến Trung Quốc trở thành đối tác hấp dẫn đối với các quốc gia châu Phi đang tìm cách duy trì sự độc lập về chính trị và kinh tế.
tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi lần thứ 9 (FOCAC) vào tháng 9 năm ngoái, Bắc Kinh và các đối tác châu Phi đã thông qua Kế hoạch hành động 2025-2027, phác thảo 10 sáng kiến chính trong nhiều lĩnh vực, từ hỗ trợ khai thác khoáng sản, phát triển khu công nghiệp, đến viện trợ lương thực và đào tạo chuyên gia nông nghiệp. Trung Quốc cũng cam kết tài trợ quân sự trị giá 140 triệu USD và đào tạo hàng ngàn quân nhân châu Phi. Để tài trợ cho các sáng kiến này, Trung Quốc đã cam kết cho vay và đầu tư 51 tỷ USD cho châu Phi.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (thứ 2, phải) và Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Kumar Doval (thứ 2, trái) tại cuộc hội đàm ở Saint Petersburg, Nga ngày 12/9/2024. ảnh trên: THX/TTXVN
Cuộc cạnh tranh chiến lược
Cuộc đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại châu Phi không chỉ là về kinh tế mà còn là một cuộc cạnh tranh chiến lược. Ấn Độ đang thúc đẩy cái gọi là "Chuỗi kim cương", nhằm thiết lập sự thống trị của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, trực tiếp đối trọng với sáng kiến "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc.
theo cố vấn Andrew J. Masigan (ảnh dưới) Dự án nghiên cứu truyền thông Trung Quốc thuộc kênh truyền hình MEMRI, đồng thời là chuyên gia kinh tế, chính trị tại Manila cho tờ Philippine Star, trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển sang "bao vây" bờ biển phía Nam của Ấn Độ bằng các cảng hoạt động như các cơ sở quân sự.
Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc đã phát triển và nắm quyền kiểm soát Cảng Gwadar ở Pakistan, Cảng Hambantota của Sri Lanka, Cảng Kyaukpyu ở Myanmar, Cảng Chittagong ở Bangladesh, Cảng Lamu ở Kenya, một căn cứ hải quân ở Djibouti và Cảng Dar Es Salam ở Tanzania (ảnh dưới). Các cảng này tạo thành một "Chuỗi ngọc trai" nhằm mục đích ngăn chặn Ấn Độ tiếp cận thế giới.
Ở phía Bắc, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Cao nguyên Doklam cũng như Thung lũng Jakarlung và Pasamlung. Cao nguyên Doklam có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì nằm ở ngã ba của Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Cao nguyên này nằm gần Hành lang Siliguri, một dải đất hẹp nối liền đất liền với các bang ở Đông Bắc của Ấn Độ. Hành lang này chỉ rộng 20 km, khiến nó trở thành một điểm nghẽn dễ bị tổn thương. Năm 2017, Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc đối đầu kéo dài 73 ngày trên Cao nguyên Doklam (ảnh dưới). Cả hai bên đã đồng ý rút quân sau các cuộc đàm phán ngoại giao. Tuy nhiên, Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng ngay bên ngoài địa điểm đối đầu.
Cũng giống như Trung Quốc xây dựng "Chuỗi ngọc trai", Ấn Độ đã xây dựng một "Chuỗi kim cương" để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây là một phản ứng ăn miếng trả miếng. Sự khác biệt là - thay vì tiếp cận các căn cứ quân sự thông qua các thỏa thuận về cơ sở hạ tầng, Ấn Độ đã thực hiện điều đó bằng cách hình thành liên minh với các quốc gia "có cùng chí hướng".
Trong số các liên minh này có Đối thoại An ninh bốn bên (QUAD), một liên minh chiến lược giữa Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia. Ở châu Á, Ấn Độ được cấp quyền tiếp cận quân sự đến Căn cứ Hải quân Changi ở Singapore. Điều này giúp Ấn Độ dễ dàng tiếp cận Eo biển Malacca, Lombok và Sunda. Ấn Độ được cấp quyền tiếp cận quân sự đến Cảng Sabang ở Indonesia (ảnh trên), nằm trong phạm vi tấn công của Eo biển Malacca.
Ở vùng Vịnh, Ấn Độ được cấp quyền tiếp cận quân sự tới Cảng Duqm ở Oman (ảnh trên), nằm giữa các cứ điểm của Trung Quốc tại Cảng Gwadar của Pakistan (ảnh dưới) và căn cứ quân sự của nước này ở Djibouti. Ấn Độ cũng được tiếp cận Cảng Chabahar ở Iran. Tương tự, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Seychelles để tiếp cận một căn cứ hải quân. Điều này giúp Ấn Độ có sự hiện diện ở châu Phi.
Các chuyên gia cũng nhận định rằng "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc đi qua các khu vực quan trọng đối với an ninh năng lượng của Ấn Độ, đặc biệt là nhập khẩu dầu khí từ châu Phi. Mặc dù Ấn Độ hy vọng thách thức vị thế của Trung Quốc, nhưng vẫn còn khoảng cách đáng kể và cuộc cạnh tranh cho tương lai của châu Phi mới chỉ bắt đầu.
Cả Ấn Độ (ảnh dưới: cảng Chabahar ở Iran) và Trung Quốc đều thừa nhận rằng châu Phi không chỉ là thị trường hàng hóa và nguyên liệu thô mà còn là một lục địa có tiềm năng chưa được khai thác – nơi có dân số tăng nhanh nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú và các nền kinh tế mới nổi với sức nặng địa chính trị ngày càng tăng.
Đối với Ấn Độ, thành công ở châu Phi có thể nâng cao vị thế toàn cầu và giúp bảo đảm các nguồn năng lượng quan trọng cũng như các liên minh chiến lược trong một thế giới đa cực. Nó cũng sẽ củng cố tham vọng của New Delhi trong việc định vị mình là một nhà lãnh đạo của "Nam toàn cầu", đưa ra một giải pháp thay thế cho cả mô hình hợp tác của phương Tây và Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, việc tăng cường vai trò thống trị vốn có ở châu Phi là một phần của tầm nhìn lớn hơn nhằm định hình lại các tuyến thương mại toàn cầu, mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và xây dựng quan hệ đối tác lâu dài hỗ trợ BRI.
Châu Phi đang trở thành điểm nóng địa chính trị của thế kỷ XXI khi Ấn Độ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế và quân sự. Với tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu, Ấn Độ tăng tốc với các bước đi chiến lược mới, trong khi Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế qua các khoản đầu tư tỷ USD.

Binh sĩ Ấn Độ lên máy bay vận tải quân sự để tới căn cứ ở Leh thuộc vùng Ladakh. ảnh trên: Reuters/TTXVN
Châu Phi, với tiềm năng kinh tế và địa chính trị to lớn, đang trở thành tâm điểm của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đang có những bước đi táo bạo nhằm tăng cường sự hiện diện của mình, thách thức vị thế đã được thiết lập của Trung Quốc tại lục địa này. Theo cổng phân tích thông tin News.az của Azerbaijan, cuộc đua giành châu Phi không chỉ đơn thuần là về kinh tế mà còn là cuộc cạnh tranh chiến lược, định hình lại trật tự thế giới trong thế kỷ 21.
Những bước đi táo bạo của Ấn Độ
Gần đây, Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên mang tên AIKEYME 2025 với 11 quốc gia châu Phi ngoài khơi Tanzania (ảnh dưới). Cuộc tập trận tập trung vào các hoạt động chống cướp biển và phối hợp hải quân, báo hiệu ý định của New Delhi trong việc mở rộng dấu ấn quân sự tại châu Phi, vượt ra ngoài phạm vi hợp tác kinh tế truyền thống. Ấn Độ cũng đang tăng cường hợp tác quân sự với Ethiopia, Nigeria, Mauritius và Seychelles, cung cấp thiết bị và hỗ trợ đào tạo sĩ quan.

Tham vọng của Ấn Độ rất rõ ràng: khẳng định mình là một cường quốc toàn cầu và chứng minh rằng họ có thể cung cấp nhiều hơn cho châu Phi so với Trung Quốc. Điều này được thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và các nước châu Phi, từ hơn 5 tỷ USD vào năm 2001 lên khoảng 67 tỷ USD vào năm 2020. Ấn Độ là một trong mười nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại châu Phi, với các khoản đầu tư trải rộng trên nhiều lĩnh vực như viễn thông, xây dựng, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm. Nguồn cung cấp năng lượng từ châu Phi cũng ngày càng trở nên quan trọng đối với Ấn Độ, với gần một phần tư lượng dầu thô và khí đốt nhập khẩu đến từ lục địa này.
Đáng chú ý, Ấn Độ có một lợi thế độc đáo mà Trung Quốc không có: một cộng đồng người Ấn Độ di cư rộng lớn và có ảnh hưởng tại châu Phi. Cộng đồng này, đã có mặt từ trước thời kỳ thuộc địa, đại diện cho một tài sản quan trọng trong nỗ lực của Ấn Độ nhằm tăng cường quan hệ. Ngoài ra, việc cung cấp thuốc giá cả phải chăng đã giúp Ấn Độ tạo dựng hình ảnh tích cực, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các quốc gia châu Phi chống lại bệnh viêm màng não mô cầu.
Thế mạnh của Trung Quốc
Tuy nhiên, cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi sẽ không dễ dàng. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào lục địa này trong nhiều thập kỷ, mang lại kết quả hữu hình thông qua việc xây dựng đường sá, cầu cống, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc cũng ngày càng tăng cao với việc thành lập căn cứ quân sự đầu tiên và duy nhất ở nước ngoài tại Djibouti (ảnh dưới) năm 2017, gần một cơ sở quân sự của Mỹ.

Thương mại của Trung Quốc với châu Phi đạt 283 tỷ USD vào năm 2023, cao hơn gần 20 lần so với năm 2000, khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Phi, chỉ sau Liên minh châu Âu (EU). Trung Quốc cũng đã xây dựng hình ảnh tích cực thông qua việc mở cửa các trường đại học cho sinh viên châu Phi, đào tạo các chuyên gia địa phương về công nghệ Trung Quốc và tài trợ cho các dự án viễn thông.
Cách tiếp cận của Trung Quốc, nhấn mạnh vào việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia châu Phi, khác biệt với các chính sách can thiệp nhiều hơn của các quốc gia như Mỹ và Pháp. Sự trung lập này đã khiến Trung Quốc trở thành đối tác hấp dẫn đối với các quốc gia châu Phi đang tìm cách duy trì sự độc lập về chính trị và kinh tế.
tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi lần thứ 9 (FOCAC) vào tháng 9 năm ngoái, Bắc Kinh và các đối tác châu Phi đã thông qua Kế hoạch hành động 2025-2027, phác thảo 10 sáng kiến chính trong nhiều lĩnh vực, từ hỗ trợ khai thác khoáng sản, phát triển khu công nghiệp, đến viện trợ lương thực và đào tạo chuyên gia nông nghiệp. Trung Quốc cũng cam kết tài trợ quân sự trị giá 140 triệu USD và đào tạo hàng ngàn quân nhân châu Phi. Để tài trợ cho các sáng kiến này, Trung Quốc đã cam kết cho vay và đầu tư 51 tỷ USD cho châu Phi.

Cuộc cạnh tranh chiến lược
Cuộc đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại châu Phi không chỉ là về kinh tế mà còn là một cuộc cạnh tranh chiến lược. Ấn Độ đang thúc đẩy cái gọi là "Chuỗi kim cương", nhằm thiết lập sự thống trị của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, trực tiếp đối trọng với sáng kiến "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc.
theo cố vấn Andrew J. Masigan (ảnh dưới) Dự án nghiên cứu truyền thông Trung Quốc thuộc kênh truyền hình MEMRI, đồng thời là chuyên gia kinh tế, chính trị tại Manila cho tờ Philippine Star, trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển sang "bao vây" bờ biển phía Nam của Ấn Độ bằng các cảng hoạt động như các cơ sở quân sự.

Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc đã phát triển và nắm quyền kiểm soát Cảng Gwadar ở Pakistan, Cảng Hambantota của Sri Lanka, Cảng Kyaukpyu ở Myanmar, Cảng Chittagong ở Bangladesh, Cảng Lamu ở Kenya, một căn cứ hải quân ở Djibouti và Cảng Dar Es Salam ở Tanzania (ảnh dưới). Các cảng này tạo thành một "Chuỗi ngọc trai" nhằm mục đích ngăn chặn Ấn Độ tiếp cận thế giới.

Ở phía Bắc, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Cao nguyên Doklam cũng như Thung lũng Jakarlung và Pasamlung. Cao nguyên Doklam có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì nằm ở ngã ba của Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Cao nguyên này nằm gần Hành lang Siliguri, một dải đất hẹp nối liền đất liền với các bang ở Đông Bắc của Ấn Độ. Hành lang này chỉ rộng 20 km, khiến nó trở thành một điểm nghẽn dễ bị tổn thương. Năm 2017, Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc đối đầu kéo dài 73 ngày trên Cao nguyên Doklam (ảnh dưới). Cả hai bên đã đồng ý rút quân sau các cuộc đàm phán ngoại giao. Tuy nhiên, Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng ngay bên ngoài địa điểm đối đầu.

Cũng giống như Trung Quốc xây dựng "Chuỗi ngọc trai", Ấn Độ đã xây dựng một "Chuỗi kim cương" để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây là một phản ứng ăn miếng trả miếng. Sự khác biệt là - thay vì tiếp cận các căn cứ quân sự thông qua các thỏa thuận về cơ sở hạ tầng, Ấn Độ đã thực hiện điều đó bằng cách hình thành liên minh với các quốc gia "có cùng chí hướng".

Trong số các liên minh này có Đối thoại An ninh bốn bên (QUAD), một liên minh chiến lược giữa Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia. Ở châu Á, Ấn Độ được cấp quyền tiếp cận quân sự đến Căn cứ Hải quân Changi ở Singapore. Điều này giúp Ấn Độ dễ dàng tiếp cận Eo biển Malacca, Lombok và Sunda. Ấn Độ được cấp quyền tiếp cận quân sự đến Cảng Sabang ở Indonesia (ảnh trên), nằm trong phạm vi tấn công của Eo biển Malacca.

Ở vùng Vịnh, Ấn Độ được cấp quyền tiếp cận quân sự tới Cảng Duqm ở Oman (ảnh trên), nằm giữa các cứ điểm của Trung Quốc tại Cảng Gwadar của Pakistan (ảnh dưới) và căn cứ quân sự của nước này ở Djibouti. Ấn Độ cũng được tiếp cận Cảng Chabahar ở Iran. Tương tự, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Seychelles để tiếp cận một căn cứ hải quân. Điều này giúp Ấn Độ có sự hiện diện ở châu Phi.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc đi qua các khu vực quan trọng đối với an ninh năng lượng của Ấn Độ, đặc biệt là nhập khẩu dầu khí từ châu Phi. Mặc dù Ấn Độ hy vọng thách thức vị thế của Trung Quốc, nhưng vẫn còn khoảng cách đáng kể và cuộc cạnh tranh cho tương lai của châu Phi mới chỉ bắt đầu.
Cả Ấn Độ (ảnh dưới: cảng Chabahar ở Iran) và Trung Quốc đều thừa nhận rằng châu Phi không chỉ là thị trường hàng hóa và nguyên liệu thô mà còn là một lục địa có tiềm năng chưa được khai thác – nơi có dân số tăng nhanh nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú và các nền kinh tế mới nổi với sức nặng địa chính trị ngày càng tăng.

Đối với Ấn Độ, thành công ở châu Phi có thể nâng cao vị thế toàn cầu và giúp bảo đảm các nguồn năng lượng quan trọng cũng như các liên minh chiến lược trong một thế giới đa cực. Nó cũng sẽ củng cố tham vọng của New Delhi trong việc định vị mình là một nhà lãnh đạo của "Nam toàn cầu", đưa ra một giải pháp thay thế cho cả mô hình hợp tác của phương Tây và Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, việc tăng cường vai trò thống trị vốn có ở châu Phi là một phần của tầm nhìn lớn hơn nhằm định hình lại các tuyến thương mại toàn cầu, mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và xây dựng quan hệ đối tác lâu dài hỗ trợ BRI.
Sửa lần cuối: