Úc Vượt Trung Quốc Một Bước Trong Cuộc Đua Đất Hiếm

Don Jong Un

Địt xong chạy
Vatican-City




Công ty Lynas Rare Earths, nhà khai thác đất hiếm lớn nhất ngoài Trung Quốc, vừa tuyên bố một bước đột phá quan trọng: lần đầu tiên sản xuất thương mại oxit dysprosium – một loại đất hiếm nặng then chốt cho các công nghệ năng lượng tái tạo – tại nhà máy của họ ở Malaysia. Đây là lần đầu tiên một công ty ngoài Trung Quốc đạt được cột mốc này.

Thông tin được hãng AFP loan đi hôm qua, đánh dấu một chuyển biến chiến lược trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc – quốc gia hiện kiểm soát khoảng 90% thị phần toàn cầu đối với loại khoáng sản được ví như “xương sống của công nghệ hiện đại.”

Tổng giám đốc Lynas, bà Amanda Lacaze, nhấn mạnh rằng thành tựu lần này không chỉ là thành công kỹ thuật mà còn là một bước tiến lớn trong việc “củng cố khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu.” Bà nói: “Chúng tôi tự hào là nhà sản xuất thương mại đầu tiên ngoài Trung Quốc cung cấp đất hiếm nặng. Đây là dấu mốc mang lại lựa chọn nguồn cung độc lập cho khách hàng quốc tế.”

Dysprosium là thành phần quan trọng trong sản xuất nam châm vĩnh cửu, vốn được sử dụng rộng rãi trong tuabin gió, xe điện và các thiết bị quân sự hiện đại. Việc sản xuất thành công oxit dysprosium ngoài lãnh thổ Trung Quốc được xem là thắng lợi kép – vừa kỹ thuật, vừa địa chính trị – trong nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc của phương Tây vào nguồn tài nguyên chiến lược từ Bắc Kinh.

Lynas cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, với kế hoạch đưa oxit terbi – một loại đất hiếm nặng khác – vào dây chuyền thương mại từ tháng Sáu năm nay. Cả dysprosium và terbi đều thuộc nhóm đất hiếm khó tách chiết và có giá trị cao, rất được các ngành công nghiệp công nghệ cao săn đón.

Việc Lynas chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong sản xuất đất hiếm nặng ngoài Trung Quốc là tín hiệu đáng chú ý giữa lúc các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản đang tìm mọi cách để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đối phó với các rủi ro địa chính trị tiềm ẩn.

Với bước tiến này, Úc không chỉ củng cố vị thế là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản chiến lược, mà còn gửi một thông điệp rõ ràng: thời kỳ Trung Quốc độc quyền đất hiếm đang dần khép lại. Và trong cuộc đua định hình tương lai công nghệ xanh, việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng đang trở thành chiến trường không tiếng súng nhưng không kém phần quyết liệt.
 
t nói r đào đất lên thôi mà bọn hán nô thần thánh vcl
Đất hiếm nhưng ở đâu cũng có 😀 cái quan trọng là giai đoạn triết suất thì gây hại môi trường rất lớn nên tụi tư bản ngại đụng vì đa số đã tham gia mấy cái bảo vệ môi trường nên TQ mới sẵn sàng bấp chấp phá hủy môi trường để kiếm lợi, nói chung tàu nô cũng có cái tự hào bán sức khỏe 😀
 

Có thể bạn quan tâm

Top