Không chỉ ở Nhật, mà ở Việt Nam nếu mày tiếp xúc những thế hệ 7x, đầu 8x có chút của ăn của để rồi mà không phải kiểu quan chức, buôn đất hoặc tài chính, được cùng ăn chơi và tham gia làm việc cùng với họ thì mày sẽ hiểu tại sao họ thành công và cũng hiểu tại sao Nhật nó lại giàu. Trong công việc của mình họ biết họ phải làm những gì, sẽ ko có cái kiểu t thông minh hơn mày hoặc có tư liệu sản xuất xịn hơn mày thì t có thể làm thong dong cũng đủ ăn và giàu hơn mày. Hay là kiểu t sẽ phải giàu như bill gate hay vượng. Cũng không luôn. Họ đéo cần biết bill gate hay vượng là thằng nào. Họ từng trải qua cái nghèo, cái đói nên họ biết nó như thế nào, mày không biết được Nhật nó nghèo đói thế nào sau chiến tranh thì do là mày kém hiểu biết khoản lịch sử thế thôi. Vì trải qua cái nghèo, cái đói nên họ thực tế (chứ ko phải thực dụng) rằng ko làm bây giờ, ko có tích lũy bây giờ thì tương lai sẽ phải nếm trải cái nghèo đói đó, từ nỗi sợ tạo lên động lực. Khi có cái ăn cái để rồi thì mục tiêu của họ sẽ trở thành thằng thợ, cái xưởng, công ty tốt nhất trong cái vùng của họ, tiến từng bước chậm rãi và chắc chắn. Mỗi vùng sẽ có những nhóm người, cty trong những nhóm ngành cạnh tranh nhau để trở lên tốt hơn, tốt nhất, vô hình trung nó thúc đẩy cả 1 đất nước đi lên. Lúc đó trong đầu mày đéo có khái niệm là tăng ca, làm nhiều hay làm ít mà chỉ là mệt chưa, còn làm được không thôi. Nó chính là bối cảnh của VN hồi cuối 9x đầu 2000, nhưng bằng 1 cách thần kỳ nào đó thì giờ ra như thế này. Nói chung nếu trong lĩnh vực của mày mà mày biết được mày cần làm cái gì để đưa mày tới tiền tài, danh vọng + kỷ luật do được giáo dục tốt thì mày sẽ hiểu được.