Vì sao ông Zelensky không thể và sẽ không từ bỏ Crimea?

Volodymyr Zelensky speaks at a press conference, holding one hand up against a backdrop of Ukrainian flags

Nguồn hình ảnh,Getty Images

  • Tác giả,Paul Kirby
  • Vai trò,Biên tập viên kỹ thuật số Các vấn đề châu Âu
  • 26 tháng 4 2025, 08:23 +07
Ông Vladimir Putin ban đầu phủ nhận có liên quan đến việc Nga chiếm Crimea vào tháng 2/2014, khi các lính biệt kích đeo mặt nạ bí ẩn trong bộ quân phục màu xanh lục không có dấu hiệu nhận diện đã chiếm tòa nhà quốc hội địa phương và tỏa ra khắp bán đảo.
Những người lính áo xanh này đánh dấu sự khởi đầu cuộc chiến tranh của Nga với Ukraine, mà đỉnh điểm là sự xâm lược toàn diện vào năm 2022.
Tương lai của Crimea hiện nay là trọng tâm trong kế hoạch hòa bình của Tổng thống Donald Trump và điều đó cũng đã khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky loại trừ khả năng công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo này.
Các điều khoản chính xác trong kế hoạch của ông Trump chưa được công bố, nhưng các báo cáo cho thấy kế hoạch sẽ bao gồm việc Hoa Kỳ công nhận Crimea là một phần hợp pháp của Nga - de jure theo tiếng Latin.
Đối với ông Trump, bán đảo phía nam của Ukraine đã "mất từ lâu" và "không phải là một phần của các cuộc thảo luận" trong các cuộc đàm phán hòa bình. Nhưng đối với ông Zelensky, việc từ bỏ Crimea vốn là một phần không thể tách rời của Ukraine là điều không thể chấp nhận được.
Như lời của nghị sĩ đối lập Iryna Gerashchenko, "toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền là một vấn đề không thể thoả hiệp đối với Ukraine và người dân Ukraine".
Ông Trump nêu quan điểm rằng "nếu [Volodymyr Zelensky] muốn Crimea, tại sao họ không chiến đấu vì vùng đất này 11 năm trước khi được trao cho Nga mà không cần bắn một phát súng nào?"
Hầu như chẳng phải tốn đến súng đạn, nhưng Crimea đã bị chiếm giữ dưới sự đe dọa vũ lực trong một khoảng trống quyền lực.
Ông Putin sau đó đã thừa nhận đã âm mưu chiếm Crimea trong một cuộc họp thâu đêm với các quan chức của mình vài ngày sau khi nhà lãnh đạo thân Nga của Ukraine bị lật đổ tại Kyiv.
Unidentified armed men in military uniform stand guard around the Ukrainian military unit in Simferopol

Nguồn hình ảnh,Getty Images

Crimea là rào cản với ông Trump​

Đối với một lãnh đạo Mỹ đang vội vàng tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình, Crimea có thể trở thành một trở ngại lớn.
Ông Trump đã đúng khi nói rằng cơ hội để Ukraine giành lại Crimea trong tương lai gần là rất ít, và thực tế, cơ hội đó đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Tuy nhiên, điều này vẫn rất khác với việc công nhận Crimea là hợp pháp.
Zelensky viện dẫn "Tuyên bố Crimea" năm 2018 của Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ, Mike Pompeo.
Khi đó, ông Pompeo nói rằng Mỹ từ chối "cuộc sáp nhập Crimea của Nga" và cam kết sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được phục hồi.
Ông Zelensky ám chỉ rằng ông Trump đã ủng hộ Ukraine về vấn đề Crimea vào thời điểm đó, và lúc này nên tiếp tục như vậy.
Nếu một cuộc chiếm đất không được cộng đồng quốc tế công nhận nhưng lại được Mỹ chấp nhận là hợp pháp, điều đó sẽ có ý nghĩa gì đối với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc?
Vài tuần sau khi cuộc chiến tranh toàn diện của Nga bắt đầu, đã có một đề xuất ban đầu ở Istanbul nhằm tạm hoãn vấn đề này, để Nga và Ukraine có thể giải quyết trong vòng 10-15 năm tới.
Ý tưởng này không được chấp nhận, nhưng đó cũng là một cách để vượt qua trở ngại này.

Ông Zelensky bị hiến pháp Ukraine ràng buộc​

Three men in the White House sit on chairs. Donald Trump (C) appears angry, Zelensky (L) has his arms folded, while JD Vance also looks fed up

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Ông Trump và Phó Tổng thống JD Vance đã nhiều lần tỏ ra thất vọng với ông Zelensky tại Nhà Trắng
Ông Zelensky kiên quyết việc không có quyền từ bỏ Crimea: "Chuyện này không có gì để bàn. Điều đó trái với hiến pháp của chúng tôi."
Điều 2 của hiến pháp quy định rằng chủ quyền của Ukraine "mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ của mình," và "trong đường biên giới hiện tại là không thể chia cắt và bất khả xâm phạm."
Bất kỳ thay đổi nào liên quan đến lãnh thổ Ukraine đều phải được đưa ra trưng cầu dân ý trên toàn quốc, và cuộc trưng cầu này phải được quốc hội Ukraine phê chuẩn.
Không chỉ Tổng thống Trump gặp khó khăn với Kyiv, mà Nga cũng coi hiến pháp của Ukraine là một "trở ngại" cho các nỗ lực hòa bình.
Hiến pháp có thể được sửa đổi, nhưng điều đó không thể thực hiện khi Ukraine đang trong tình trạng thiết quân luật.
Việc chấp thuận hành động sáp nhập bất hợp pháp của Nga sẽ không chỉ là một lằn ranh đỏ đối với Ukraine mà còn là một tiền lệ đáng sợ đối với các quốc gia như Romania, vốn giáp với Biển Đen.
Tiền lệ này sẽ còn được cảm nhận rộng lớn hơn vượt ra ngoài khu vực Biển Đen.

Nga có quyền đòi chủ quyền đối với Crimea không?​

Putin stands with his arms outstretched in front of a Russian flag

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Ông Vladimir Putin đã tổ chức một buổi hòa nhạc và phát biểu tại Moscow để kỷ niệm ngày sáp nhập Crimea vào năm 2022
Vì lý do lịch sử, người Nga từ lâu đã coi Crimea là một phần lãnh thổ của mình, và Tổng thống Putin đã từng nói về "mối liên hệ sống động và không thể tách rời" với bán đảo này – nơi có các khu nghỉ dưỡng ven Biển Đen và khí hậu mùa hè ấm áp.
Tuy nhiên, cùng với phần còn lại của Ukraine, Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập khỏi Liên Xô đang sụp đổ vào năm 1991. Khi đó, Crimea có quy chế là một nước cộng hòa tự trị trực thuộc Ukraine, và Kyiv cho phép Nga thuê cảng Sevastopol để làm căn cứ cho Hạm đội Biển Đen.
Sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014, ông Putin tìm cách củng cố quyền kiểm soát của Nga tại đây, trước hết bằng cây cầu dài 12 dặm bắc qua eo biển Kerch được xây dựng vào năm 2018, và sau đó là việc chiếm đóng "hành lang trên bộ" dọc theo bờ biển biển Azov vào năm 2022.
Ông Putin cho rằng mình đang sửa chữa một sai lầm đã gây tổn hại cho nước Nga khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev chuyển giao Crimea cho Ukraine vào năm 1954. Ông nói, nước Nga khi đó "không chỉ bị cướp, mà còn bị cướp trắng trợn".
Crimea lần đầu tiên được Nga hoàng sáp nhập dưới thời Catherine Đại đế vào năm 1783 và vẫn là một phần của Nga cho đến quyết định của Khrushchev.
Nga và Ukraine đều là các nước cộng hòa Xô viết nên đó không phải là vấn đề lớn đối với Điện Kremlin vào năm 1954.
Hơn một nửa dân số Crimea là người Nga, chủ yếu là vì phần lớn dân số bản địa - người Tatar Crimea - đã bị trục xuất dưới thời nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin vào năm 1944.
Người Tatar chỉ có thể trở về Crimea sau thời gian lưu vong từ năm 1989 khi Liên Xô tan rã và hiện họ chiếm khoảng 15% dân số Crimea.
Nga nhanh chóng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014 nhưng đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ vì cho rằng đó là trò lừa bịp và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết ủng hộ chủ quyền của Ukraine.
Tòa án Hình sự Quốc tế phán quyết hoạt động của Nga tại Crimea là "chiếm đóng liên tục".
Refat Chubarov, Chủ tịch Mejlis, một cơ quan đại diện cho người Tatar ở Crimea, đã khăng khăng rằng Ukraine phải từ chối mọi nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.
"Crimea là quê hương của người Tatar bản địa ở Crimea và là một phần không thể tách rời của Ukraine", ông nói.

Crimea có thể không phải là vấn đề duy nhất​

Kế hoạch hòa bình của ông Trump vẫn chưa được công bố, nhưng theo nhiều báo cáo và phát biểu của các quan chức Mỹ, Ukraine sẽ phải tuân theo một số điều kiện khó khăn khác.
Việc Nga chiếm đóng gần 20% lãnh thổ Ukraine sẽ được công nhận trên thực tế, theo ranh giới hiện tại, đồng nghĩa với việc đóng băng xung đột tại bốn khu vực của Ukraine: Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Theo trang tin Axios của Mỹ, điều đó sẽ được đảm bảo bằng một "cam kết an ninh mạnh mẽ", có thể được hậu thuẫn bởi một "liên minh tự nguyện" gồm Anh, Pháp, nhưng không có Mỹ.
Sẽ có một hứa hẹn rằng Ukraine sẽ không được gia nhập NATO, mặc dù nước này có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ được dỡ bỏ và hợp tác kinh tế với Mỹ sẽ được tăng cường.
Axios cũng cho rằng Nga sẽ trả lại một phần nhỏ vùng lãnh thổ bị chiếm ở tỉnh Kharkiv và cho phép Ukraine "đi lại không bị cản trở" trên sông Dnipro, trong khi Mỹ sẽ tiếp quản nhà máy điện hạt nhân ở Zaporizhzhia – nơi bị Nga chiếm đóng từ năm 2022.
Ngoài ra, còn có một thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine về việc chia sẻ lợi nhuận từ khoáng sản, mà Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal dự kiến sẽ ký kết với Mỹ trước thứ Bảy (25/4).
 
Putin có chiếm crimea cả trăm năm thì dân ukr cũng sẽ đòi lại được nếu dân ukr không công nhận crimea thuộc nga. Đứa nào công nhận thì sẽ thành tội nhân thiên cổ của ukr
 
Putin có chiếm crimea cả trăm năm thì dân ukr cũng sẽ đòi lại được nếu dân ukr không công nhận crimea thuộc nga. Đứa nào công nhận thì sẽ thành tội nhân thiên cổ của ukr

Yên chí khi cỗ máy chiến tranh EU vào guồng (tập trung sản xuất vũ khí viện trợ) thì U cà sẽ lấy lại được tất cả.
 

Có thể bạn quan tâm

Top