Vị tướng sống dậy từ huyệt mộ

Trong một trận đánh ở Bình Phước, tướng Doanh bị thương nặng, đồng đội tưởng ông đã hy sinh nên đào huyệt an táng. Một chiến sĩ tháo đôi dép để mang cho ông thì phát hiện ông còn sống, đưa về cấp cứu.​


Vị tướng sống dậy từ huyệt mộ

Đã 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, tiếng súng chiến tranh lùi xa, nhưng vào mỗi dịp 30/4, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 (Sư đoàn 7), nguyên Phó Tư lệnh về chính trị Quân đoàn 4, lặng lẽ nhớ về những ngày tháng vào sinh ra tử và những đồng đội đã anh dũng nằm xuống giữa rừng sâu núi thẳm.

Ở tuổi 86, tướng Doanh tóc bạc, mắt đã mờ, nhưng vẫn rất minh mẫn. Ông nhớ rành rọt từng trận đánh khốc liệt, cùng đồng đội đập tan các cứ điểm của địch ở Phước Long, Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai). Những chiến công đã mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Chiến thắng từ chiến dịch đầu tiên​

Ngồi trong căn nhà nhỏ tại quận Bình Thạnh (TPHCM), ông Doanh lặng lẽ lật lại bức ảnh trắng đen chụp cùng đồng đội năm xưa, những người đã hy sinh, chưa tìm được hài cốt. Giọng ông chùng xuống, ánh mắt rưng rưng như thể tất cả mới chỉ vừa xảy ra hôm qua khi chia sẻ với phóng viên Dân trí.

Chỉ sau 5 tháng thành lập, Quân đoàn 4 đã được giao nhiệm vụ đánh trận mở màn trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long. Đây là thử thách lớn, nhằm khẳng định sức mạnh của một đơn vị chủ lực mới. Với vai trò Chính ủy Trung đoàn 141, tướng Doanh cùng đồng đội đã góp phần tạo nên chiến thắng vang dội, giải phóng tỉnh Phước Long vào ngày 6/1/1975 - địa phương đầu tiên ở miền Nam được giải phóng.

Chiến thắng Phước Long không chỉ mang ý nghĩa quân sự mà còn tạo nên cú hích lớn về tinh thần, cổ vũ khí thế cho toàn chiến trường. Từ đây, Quân đoàn 4 liên tiếp ghi thêm chiến công tại Dầu Tiếng, Chơn Thành, Định Quán, Lâm Đồng... dần áp sát Sài Gòn.

Vị tướng sống dậy từ huyệt mộ - 1

Tướng Nguyễn Ngọc Doanh kể về cuộc chiến (Ảnh: An Huy).

Càng tiến gần Sài Gòn, lực lượng Quân giải phóng càng vấp phải sự kháng cự quyết liệt. Trong đó, Xuân Lộc (Đồng Nai) được coi là "cánh cửa thép" của VNCH, nơi Mỹ và chính quyền Sài Gòn dồn tổng lực để giữ tuyến phòng thủ cuối cùng.

Tuy nhiên, với tinh thần quyết chiến và cách đánh linh hoạt, Quân đoàn 4 cùng các lực lượng phối hợp đã đánh bật hệ thống phòng ngự này. Chiến thắng Xuân Lộc làm sụp đổ niềm tin cuối cùng của đối phương và mở toang cửa ngõ vào trung tâm Sài Gòn.

Sau trận này, Quân đoàn 3 đánh vào Đồng Dù, Quân đoàn 1 tiến vào Lai Khê, còn Quân đoàn 4 đảm nhiệm hướng đông Sài Gòn - một trong những mũi tấn công chủ lực của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trên hướng đông, Sư đoàn 341, một phần Sư đoàn 7 và Sư đoàn 6 lần lượt đánh chiếm Biên Hòa, sân bay Biên Hòa. Mũi tiến công thứ hai do Sư đoàn 7 đảm nhiệm, được tăng cường thiết giáp và cơ giới, theo quốc lộ 1 áp sát thành phố.

Khi đến Hố Nai, lực lượng bất ngờ bị tiểu đoàn "Cọp Đen" của địch có xe tăng giấu trong công sự và lính bắn tỉa mai phục trên tháp chuông nhà thờ, chặn đánh quyết liệt. Hai xe chở bộ binh bị bắn cháy, nhiều chiến sĩ hy sinh. Sư đoàn 7 buộc phải cơ động vòng sang hai bên để tiêu diệt quân địch. Mãi đến sáng 30/4 mới phá được phòng tuyến này và bắt sống 80 lính địch.

Tiến về cầu Ghềnh thì cầu đã bị đánh sập, Quân đoàn 4 phải vòng qua Xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn. Tại ngã ba Vũng Tàu, họ gặp Quân đoàn 2. Lúc này, một bộ phận Quân đoàn 2 đã đi trước một bước tiến về Sài Gòn.

Sài Gòn đón bộ đội như người thân trở về​

Tướng Doanh nhớ lại, khi bộ đội hành quân dọc xa lộ, địch cũng lặng lẽ bỏ lại quân phục, chỉ mặc áo thun, quần đùi đi bộ bên lề đường. Dù trước đó còn căm phẫn vì thương vong lớn, khi thấy quân địch đã buông súng đầu hàng, bộ đội không nổ súng nữa.

"Giữa lòng đường, bộ đội ta và lính chế độ cũ cùng đi bộ, không còn tiếng súng. Lính VNCH cởi bỏ quân phục, đi chân đất. Bộ đội thì lặng lẽ tiến về. Họ đã buông súng, là người Việt với nhau, bộ đội không nổ súng", tướng Doanh kể với giọng nghẹn.

Vị tướng sống dậy từ huyệt mộ - 2

Xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4 (Ảnh: Life).

Khoảng 11h trưa 30/4/1975, lực lượng Quân đoàn 4 tiến đến cầu Thị Nghè thì gặp chướng ngại do địch dựng lên bằng bao cát và thùng phuy. Nhưng điều khiến bộ đội bất ngờ nhất không phải là sự kháng cự, mà chính là sự đón chào nồng nhiệt của người dân Sài Gòn.

"Người dân ra đường đông chưa từng thấy. Họ mang cờ, hoa, bánh trái ra tận đường đón chúng tôi như đón những đứa con trở về", ông Doanh xúc động kể.

Sau đó, Quân đoàn 4 tiến vào chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Quốc phòng… Trong khi đó, Quân đoàn 2 đã vào trước và cắm cờ chiến thắng tại Dinh Độc Lập.

"Ban đầu, Quân đoàn 4 được giao cắm cờ, nhưng vì vướng kháng cự ở Hố Nai nên chúng tôi đến muộn", tướng Doanh chia sẻ.

Sống để trả ơn đồng đội​

Sau ngày thống nhất, tướng Doanh tiếp tục chiến đấu gần 10 năm ở chiến trường biên giới Tây Nam. Trở về quê hương mang trên mình thương tật 78%, ông vẫn không nghỉ ngơi. Gần 30 năm qua, ông lặng lẽ đi khắp các chiến trường cũ để tìm lại hài cốt đồng đội.

Một trong những ký ức không thể quên của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh là trận đánh đầu tiên của ông vào năm 1966 trên đường 10 - Vĩnh Thiện (Bù Đăng, Bình Phước). Ông bị thương nặng, mất máu nhiều. Ông được đồng đội cõng rút vào rừng. Đến nghĩa trang dã chiến, tưởng ông đã hy sinh, anh em đặt ông vào huyệt, chờ sáng mai an táng.

Sáng sớm hôm sau, Tiểu đội phó Bế Ích Quân cùng hai chiến sĩ ra an táng ông. Đang xúc đất lấp mộ, đồng chí Quân bỗng khựng lại khi nhận ra dường như chân ông Doanh không mang dép. Nghĩ đến cảnh đồng đội ra đi mà không có dép để bước về thế giới bên kia, Tiểu đội phó không chút do dự, nhảy xuống huyệt, tháo đôi dép đang mang, nhẹ nhàng xỏ vào đôi chân lạnh của đồng đội.

Vị tướng sống dậy từ huyệt mộ - 3

Tướng Doanh gặp tại Tiểu đội phó Bế Ích Quân, người đã phát hiện ra ông còn sống, cứu ra từ huyệt mộ (Ảnh: An Huy).

Khi cúi xuống gần hơn, Tiểu đội phó Bế Ích Quân bỗng thấy chân ông Doanh vẫn còn ấm. Linh cảm lóe lên là ông Doanh còn sống, các đồng đội vội vàng đưa ông về đơn vị cấp cứu, rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Lần ấy, ông Doanh phải điều trị suốt 5 tháng 10 ngày mới bình phục, rồi lại trở về đơn vị, tiếp tục chiến đấu.

Hai trong số đồng đội đã cứu ông sau này hy sinh. "Tôi sống được là nhờ đồng đội thương, không để tôi chết khi chân không dép. Cả cuộc đời còn lại, tôi nguyện trả ơn bằng cách tìm lại họ, đưa họ về với gia đình", ông nghẹn ngào nói.

Theo tướng Doanh, chiến thắng năm 1975 không chỉ là thắng lợi về quân sự, mà còn là chiến thắng của lòng nhân ái. Tướng Doanh cho rằng, chính vì bộ đội ta giữ được tình thương với nhân dân, ứng xử nhân văn với tù binh, nên mới tạo dựng được niềm tin và đồng lòng từ người dân miền Nam.

"Chúng tôi thực hiện đúng lời cụ Nguyễn Trãi từng nói: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", ông nói.

Sau hơn 30 năm miệt mài, ông đã tìm được 250 bộ hài cốt liệt sĩ, trong đó có 50 bộ xác định được danh tính. Giờ đây, khi tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút, nỗi day dứt lớn nhất của ông là vẫn còn nhiều đồng đội chưa tìm được, vẫn nằm lại nơi rừng sâu núi thẳm.

Nửa thế kỷ sau chiến thắng, ông vẫn thường lui tới nghĩa trang liệt sĩ, ôm tấm ảnh cũ chụp cùng những người đồng đội đã không trở về. "Nếu không vì đôi dép mà đồng chí Quân mang cho tôi khi nằm trong huyệt, có lẽ tôi đã không còn. Tôi sống là để trả ơn đồng đội - những người đã nằm xuống để tôi được trở về. Và tôi sẽ còn đi tìm, đến khi không thể đi nữa mới thôi", ông nói, mắt rưng rưng.

Trong căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh, vị tướng già ngồi xem những bức ảnh cũ, hồi tưởng về sự đồng lòng, tình yêu thương của đồng đội. Họ đã sống, chiến đấu và nằm lại, để hôm nay đất nước được bình yên.
 
trên vùng đất đó tồn tại một khoảng tối dài xa xăm vươn xa về phía Tây.Từ ngọn Tháp đổ cho tới hầm mộ của những vị vua chết chóc.Những người chết sẽ được thức tỉnh ; đã đến thời điểm của những kẻ bội tín : tại Vùng đá của Erech, chúng sẽ lại trỗi dậy và nghe theo tiếng tù và vang lên trên những ngọn đồi.Vậy tiếng tù và đó là của ai ? Ai sẽ có khả năng kêu gọi được những kẻ bị lãng quên bước ra ánh bình minh ? người kế thừa của Isildur sẽ xuất hiện .Anh ta đến từ phương Bắc và ý chí sẽ dấn dắt anh ta vượt qua cánh cổng để đến với những con đường của người chết
 

Có thể bạn quan tâm

Top