Việt Nam tiếp tục bồi đắp ở Trường Sa, sắp bằng Trung Quốc

Don Jong Un

Địt xong chạy
Vatican-City
Việt Nam vẫn tiếp tục bồi đắp gấp rút các rạn san hô và cơi nới các đảo họ trấn giữ tại Trường Sa nên nhiều phần diện tích sẽ tương đương với Trung Quốc vào năm nay.

Ông Greg Poling, cho hay như vậy trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 15 Tháng Năm, 2025, vừa qua về thủ đoạn và sách lược của Trung Quốc tại Biển Đông với các cách đối phó của các nước nhỏ phía Nam, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Ông Poling là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và cũng là giám đốc Chương Trình Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI) thuộc tổ chức Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) tại Washington, DC, Có thể nói ông là một trong những chuyên viên hàng đầu về tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các nước.


Trong bài điều trần, ông Poling cho hay từ ba năm trở lại đây, Việt Nam đã nỗ lực mở rộng các tiền đồn của họ tại quần đảo Trường Sa. Các nỗ lực của họ tăng tốc trong năm 2024 mà cho đến giữa năm này, Việt Nam đã cơi nới và bồi đắp được một diện tích cộng lại bằng khoảng hai phần ba diện tích mà Trung Quốc đã bồi đắp được mấy năm trước.

Vì họ vẫn tăng tốc bồi đắp nên trong năm nay, theo lời ông Poling, diện tích Việt Nam bồi đắp được cũng phải tương đương với diện tích các đảo nhân tạo của Trung Quốc đã bồi đắp trong khoảng thời gian những năm 2013-2016.

Ấn tượng nhất là những gì họ đã làm được tại bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) nay Việt Nam gọi là đảo Thuyền Chài, được coi như có diện tích lớn hàng thứ tư trong các đảo và đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Các tin tức và hình ảnh vệ tinh từ năm ngoái đến nay cho thấy, ngoài một bến cảng rộng lớn, họ đang hoàn thiện một phi đạo dài đủ cho các loại phi cơ quân sự cỡ lớn lên xuống.

Ít nhất có một thực thể khác, đảo Phan Vinh (Pearson Reef) cũng nhiều phần có một phi đạo được xây dựng. Ông Poling nói tại cuộc điều trần. Dù vậy, Trung Quốc không thấy có hành động cụ thể nào để ngăn chặn chiến dịch bồi đắp đảo nhân tạo của Việt Nam. Chỉ thấy có một lần họ lên tiếng đả kích công khai hồi Tháng Hai, 2025, khi cho phát ngôn viện Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun (Quách Gia Khôn) tuyên bố trước báo chí.

Theo ông Poling, có bốn lý do thúc đẩy Bắc Kinh phản ứng yếu ớt trước hoạt động của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa so với sự cứng rắn mà họ đối phó với Philippines mấy năm qua.

Thứ nhất, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng hùng hậu tàu hải cảnh và dân quân biển khi tranh chấp với Philippines. Philippines chỉ có một hai chiếc tàu nhỏ bé đi tiếp tế lương thực, nhiên liệu cho đơn vị lính TQLC đồn trú trên tàu hải vận hạm rỉ sét ủi bãi ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas shoal), hồi các năm 2023-2024. Điều này dấy lên nhiều chỉ trích bất lợi cho Bắc Kinh trên dư luận quốc tế. Có thể vì thế mà Bắc Kinh không muốn làm lớn chuyện với một chuyện tranh chấp khác cùng một lúc với Việt Nam.

Thứ hai, tình hình diễn ra ở bãi Cỏ Mây đã được chức sắc Trung Quốc tuyên truyền như một sự kình chống ủy nhiệm giữa Bắc Kinh với Mỹ mà Philippines chỉ là kẻ được hậu thuẫn để chống lại. Điều này chỉ làm cho sự thách đố trở nên cao hơn, dẫn đến việc rút lui hoặc chấp nhận trở nên khó khăn hơn về mặt chính trị khi so sánh với Việt Nam, vốn không phải và không bao giờ là đồng minh của Washington.

Thứ ba, giữa Hà Nội và Bắc Kinh lại có kênh đảng để liên lạc. Nó cung cấp phương tiện để hai bên thảo luận xuống thang các vấn đề tranh chấp trong hậu trường mà các phe khác không có được.

Thứ tư, Việt Nam có truyền thống chấp nhận rủi ro và ngay cả thương vong tại Biển Đông khi họ thấy cái gì cần thiết về mặt chiến lược. Bắc Kinh nhiều phần thấy chiến thuật chèn ép đe dọa vùng xám (grey zone coercion) (với hải cảnh, dân quân biển) cũng sẽ không cản trở được chiến dịch bồi đắp cơi nới của Việt Nam. Điều đó sẽ không ích lợi gì trừ phi Trung Quốc sẵn sàng dùng biện pháp quân sự.

Theo ông Poling nhận định trong cuộc điều trần kể trên, những gì Bắc Kinh đã thực hiện để kiểm soát cả vùng biển, đáy biển và không phận tại Biển Đông đã hoàn tất và trong một số trường hợp, có vẻ họ giảm bớt trong ba năm trở lại đây. Tuy vậy, Biển Đông không phải vì thế mà trở nên an toàn hơn. Trái lại là khác.

Khi các nước Đông Nam Á kiên quyết giữ lập trường ở một số vị trí mang tính cách biểu tượng hoặc quan trọng về mặt kinh tế, Trung Quốc lại càng gia tăng số lượng tàu khi phản ứng lại cũng như chiến thuật họ áp dụng. Điều này thúc đẩy gia tăng các vụ đối đầu, tuy nguy cơ chiến tranh có thể thấp nhưng cơ hội gia tăng đụng độ quân sự không phải không có thể xảy đến khi có vụ việc chết người.

Kết luận buổi điều trần ông Greg Poling đề nghị Quốc Hội Hoa Kỳ hậu thuẫn cho các đối tác chống trả lại chiến lược vùng xám mà Trung Quốc áp dụng để ức hiếp các nước nhỏ ASEAN trong chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông.
 

Có thể bạn quan tâm

Top