Ban lãnh đạo Vissan cho rằng lượng tiêu thụ thịt heo sụt giảm trong năm qua do nhiều yếu tố, bao gồm cả sức ép cạnh tranh khi nhiều đối thủ có tiềm lực mạnh sẵn sàng khuyến mãi dưới giá thành để giành thị phần.
Doanh thu giảm dần đều
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) vừa công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông năm 2025. Trong đó, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch doanh thu hơn 3.300 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 116 tỉ đồng, giảm 12% so với năm vừa qua.
Ban lãnh đạo Vissan dự báo giá heo hơi sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm nay. Nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn có xu hướng giảm đàn, trong khi dịch tả heo châu Phi tái bùng phát tại một số khu vực, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung heo hơi trên thị trường.
Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh và lợi thế về nguồn nguyên liệu được dự báo sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ bán hàng để giành thị phần.
Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ là một trong những nguyên nhân khiến sản lượng tiêu thụ thịt heo của Vissan sụt giảm trong năm qua.
Hội đồng quản trị công ty cho biết bên cạnh yếu tố sức mua suy yếu và giá heo hơi tăng, Vissan còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh hoặc lợi thế về nguồn nguyên liệu.
Những đối thủ này sẵn sàng triển khai "nhiều chương trình khuyến mãi dưới giá thành để giành thị phần."
Giai đoạn 2020-2024, doanh thu của Vissan giảm dần đều. Năm 2024, tổng doanh thu chỉ đạt hơn 3.100 tỉ đồng.
Trong năm qua, công ty đưa ra thị trường hơn 8.400 tấn thịt heo các loại và hơn 20.200 tấn thực phẩm chế biến.
Ban lãnh đạo Vissan nhận định từ đầu năm 2024 đến nay, nguồn cung heo hơi trên thị trường thiếu hụt.
Giá heo hơi trung bình năm 2024 khoảng 62.972 đồng/kg, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn mức dự báo của công ty là 59.000 đồng/kg. Điều này tạo áp lực lên giá thành sản phẩm của Vissan.
Dự tính lỗ năm 2029
Dù còn nhiều thách thức, Vissan vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu đều đặn giai đoạn 2025 - 2029, hướng đến mốc hơn 4.000 tỉ đồng vào năm 2029.
Tuy nhiên, theo kế hoạch, công ty dự kiến sẽ lỗ khoảng 31,5 tỉ đồng trong năm 2029. Lý do đến từ nhiều yếu tố như chi phí thuê đất tăng mạnh (từ 48,5 tỉ đồng năm 2024 lên 71,8 tỉ đồng), cùng với chi phí khấu hao lớn khi các dự án mới đi vào vận hành.
Hiện tại, Vissan đang trong quá trình hoàn tất thủ tục để triển khai dự án di dời và đổi mới công nghệ tại nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm tại Long An. Mục tiêu đến năm 2029 là hoàn tất việc lắp đặt và chạy thử dây chuyền giết mổ heo với công suất 240 con/giờ.
Vissan được thành lập năm 1970, tiền thân là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Hiện Satra sở hữu 67,76% vốn Vissan.
Gần đây, ông Nguyễn Phúc Khoa, đại diện vốn của Satra đã nộp đơn từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT Vissan từ tháng 5-2025, sau gần chín năm đảm nhiệm cương vị này. Ông từ nhiệm vì lý do cá nhân và cũng đã gửi đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động, thôi làm người đại diện phần vốn của Satra tại Vissan.
tuoitre.vn

Doanh thu giảm dần đều
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) vừa công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông năm 2025. Trong đó, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch doanh thu hơn 3.300 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 116 tỉ đồng, giảm 12% so với năm vừa qua.
Ban lãnh đạo Vissan dự báo giá heo hơi sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm nay. Nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn có xu hướng giảm đàn, trong khi dịch tả heo châu Phi tái bùng phát tại một số khu vực, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung heo hơi trên thị trường.
Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh và lợi thế về nguồn nguyên liệu được dự báo sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ bán hàng để giành thị phần.
Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ là một trong những nguyên nhân khiến sản lượng tiêu thụ thịt heo của Vissan sụt giảm trong năm qua.
Hội đồng quản trị công ty cho biết bên cạnh yếu tố sức mua suy yếu và giá heo hơi tăng, Vissan còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh hoặc lợi thế về nguồn nguyên liệu.
Những đối thủ này sẵn sàng triển khai "nhiều chương trình khuyến mãi dưới giá thành để giành thị phần."
Giai đoạn 2020-2024, doanh thu của Vissan giảm dần đều. Năm 2024, tổng doanh thu chỉ đạt hơn 3.100 tỉ đồng.
Trong năm qua, công ty đưa ra thị trường hơn 8.400 tấn thịt heo các loại và hơn 20.200 tấn thực phẩm chế biến.
Ban lãnh đạo Vissan nhận định từ đầu năm 2024 đến nay, nguồn cung heo hơi trên thị trường thiếu hụt.
Giá heo hơi trung bình năm 2024 khoảng 62.972 đồng/kg, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn mức dự báo của công ty là 59.000 đồng/kg. Điều này tạo áp lực lên giá thành sản phẩm của Vissan.
Dự tính lỗ năm 2029
Dù còn nhiều thách thức, Vissan vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu đều đặn giai đoạn 2025 - 2029, hướng đến mốc hơn 4.000 tỉ đồng vào năm 2029.
Tuy nhiên, theo kế hoạch, công ty dự kiến sẽ lỗ khoảng 31,5 tỉ đồng trong năm 2029. Lý do đến từ nhiều yếu tố như chi phí thuê đất tăng mạnh (từ 48,5 tỉ đồng năm 2024 lên 71,8 tỉ đồng), cùng với chi phí khấu hao lớn khi các dự án mới đi vào vận hành.
Hiện tại, Vissan đang trong quá trình hoàn tất thủ tục để triển khai dự án di dời và đổi mới công nghệ tại nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm tại Long An. Mục tiêu đến năm 2029 là hoàn tất việc lắp đặt và chạy thử dây chuyền giết mổ heo với công suất 240 con/giờ.
Vissan được thành lập năm 1970, tiền thân là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Hiện Satra sở hữu 67,76% vốn Vissan.
Gần đây, ông Nguyễn Phúc Khoa, đại diện vốn của Satra đã nộp đơn từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT Vissan từ tháng 5-2025, sau gần chín năm đảm nhiệm cương vị này. Ông từ nhiệm vì lý do cá nhân và cũng đã gửi đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động, thôi làm người đại diện phần vốn của Satra tại Vissan.

Doanh thu liên tục giảm, Vissan nói về đối thủ khuyến mãi dưới giá thành
Ban lãnh đạo Vissan cho rằng lượng tiêu thụ thịt heo sụt giảm trong năm qua do nhiều yếu tố, bao gồm cả sức ép cạnh tranh khi nhiều đối thủ có tiềm lực mạnh sẵn sàng khuyến mãi dưới giá thành để giành thị phần.