normal_person
Gió lạnh đầu buồi
Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, Hải cảnh Trung Quốc (CCG) đã trải qua hai đợt cải tổ lớn. Trong lần đầu tiên bắt đầu năm 2013, lực lượng này được chuyển từ Bộ Công an - nơi CCG là một bộ phận của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) - sang Cục Hải dương Nhà nước (SOA), một cơ quan dân sự.
Trong quá trình này, CCG được sáp nhập với ba lực lượng thực thi pháp luật trên biển khác: Hải giám Trung Quốc, Ngư chính Trung Quốc và các đơn vị chống buôn lậu trên biển thuộc Tổng cục Hải quan. Việc sáp nhập này tạo ra một CCG "mới", phân biệt với CCG "cũ" thời còn thuộc Bộ Công an.
Đợt cải tổ thứ hai diễn ra từ năm 2018. CCG "mới", lúc này đã bao gồm bốn lực lượng khác nhau, được đưa từ Cục Hải dương Nhà nước về lại lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân. Song bản thân Cảnh sát Vũ trang Nhân dân khi đó cũng vừa mới được tái tổ chức, trực tiếp chịu sự quản lý của Quân ủy Trung ương, cơ quan tối cao về quân sự của Trung Quốc.
Vai trò và nhiệm vụ của CCG
Từ năm 2018, CCG duy trì "hai khuôn mặt", theo bài viết của nhà nghiên cứu Ryan D. Martinson ở Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Hải chiến (Mỹ). Bài viết được đăng trên website của của Jamestown Foundation, tổ chức tư vấn về an ninh và chính trị Á - Âu, có trụ sở tại Washington, D.C.
Một mặt, đây là bộ phận của "lực lượng vũ trang" Trung Quốc. Nhân sự CCG mặc đồng phục rằn ri, được phân chia thành sĩ quan và chiến sĩ, thăng tiến theo một hệ thống cấp hàm, và vận hành các tàu được xếp vào loại "tàu chiến".
Mặt khác, CCG cũng là một lực lượng thực thi pháp luật trong nước. Họ thực thi luật hành chính và hình sự của Trung Quốc trong các khu vực thuộc thẩm quyền, bao gồm bờ biển và các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Các thẩm quyền của CCG được quy định trong Luật Hải cảnh đầu tiên của Trung Quốc. Luật được thông qua hôm 22/1 và có hiệu lực từ ngày 2/1.
Nhiệm vụ của CCG về cơ bản không thay đổi so với những năm còn thuộc Cục Hải dương Nhà nước, bao gồm: chống tội phạm trên biển; duy trì an ninh hàng hải; hỗ trợ phát triển và khai thác tài nguyên biển; bảo vệ môi trường biển; quản lý nghề cá; và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu trên biển.
Tựu trung, những nhiệm vụ này được định nghĩa là "bảo vệ quyền lợi, thực thi pháp luật". Đây là mục đích bao trùm của CCG, được tượng trưng bằng một trong ba sọc trên lá cờ của cảnh sát vũ trang, theo Tân Hoa xã, và được hệ thống hóa trong Luật Cảnh sát Vũ trang Nhân dân sửa đổi gần đây.
Trong quá trình này, CCG được sáp nhập với ba lực lượng thực thi pháp luật trên biển khác: Hải giám Trung Quốc, Ngư chính Trung Quốc và các đơn vị chống buôn lậu trên biển thuộc Tổng cục Hải quan. Việc sáp nhập này tạo ra một CCG "mới", phân biệt với CCG "cũ" thời còn thuộc Bộ Công an.
Đợt cải tổ thứ hai diễn ra từ năm 2018. CCG "mới", lúc này đã bao gồm bốn lực lượng khác nhau, được đưa từ Cục Hải dương Nhà nước về lại lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân. Song bản thân Cảnh sát Vũ trang Nhân dân khi đó cũng vừa mới được tái tổ chức, trực tiếp chịu sự quản lý của Quân ủy Trung ương, cơ quan tối cao về quân sự của Trung Quốc.
Vai trò và nhiệm vụ của CCG
Từ năm 2018, CCG duy trì "hai khuôn mặt", theo bài viết của nhà nghiên cứu Ryan D. Martinson ở Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Hải chiến (Mỹ). Bài viết được đăng trên website của của Jamestown Foundation, tổ chức tư vấn về an ninh và chính trị Á - Âu, có trụ sở tại Washington, D.C.
Một mặt, đây là bộ phận của "lực lượng vũ trang" Trung Quốc. Nhân sự CCG mặc đồng phục rằn ri, được phân chia thành sĩ quan và chiến sĩ, thăng tiến theo một hệ thống cấp hàm, và vận hành các tàu được xếp vào loại "tàu chiến".
Mặt khác, CCG cũng là một lực lượng thực thi pháp luật trong nước. Họ thực thi luật hành chính và hình sự của Trung Quốc trong các khu vực thuộc thẩm quyền, bao gồm bờ biển và các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Các thẩm quyền của CCG được quy định trong Luật Hải cảnh đầu tiên của Trung Quốc. Luật được thông qua hôm 22/1 và có hiệu lực từ ngày 2/1.
Nhiệm vụ của CCG về cơ bản không thay đổi so với những năm còn thuộc Cục Hải dương Nhà nước, bao gồm: chống tội phạm trên biển; duy trì an ninh hàng hải; hỗ trợ phát triển và khai thác tài nguyên biển; bảo vệ môi trường biển; quản lý nghề cá; và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu trên biển.
Tựu trung, những nhiệm vụ này được định nghĩa là "bảo vệ quyền lợi, thực thi pháp luật". Đây là mục đích bao trùm của CCG, được tượng trưng bằng một trong ba sọc trên lá cờ của cảnh sát vũ trang, theo Tân Hoa xã, và được hệ thống hóa trong Luật Cảnh sát Vũ trang Nhân dân sửa đổi gần đây.
![]() |