Nguyễn Trãi đã được Lê Thái Tông khôi phục quyền chức và được trọng dụng mà trong biểu tạ ơn năm 1439 ghi là “Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam quán sự, đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự, á đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi”(15). Như vậy, hầu như các chức tước cũ của Nguyễn Trãi đã được khôi phục, trừ chức Lại bộ Thượng thư, bởi chức này đã do người khác đảm trách. á đại trí tự là tước phong cao thứ hai, sau Đại trí tự. Ngoài ra, ông còn được giao chức danh mới là “đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự”, chức trách quản lí chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, một danh thắng từng được ông ngoại của Nguyễn Trãi là Tư đồ Trần Nguyên Đán tu tạo và là nơi chính Nguyễn Trãi đã ở khi nhỏ và lúc tuổi già. Trong bài biểu tạ ơn, Nguyễn Trãi tỏ ra rất xúc động “Chức giữ Đông đài, thực việc triều đình rất trọng; việc kiêm Tam quán, ấy điều Nho giả cực vinh. Huống ban quốc tính, dễ rạng tông môn; lại với công thần xếp cùng hàng liệt. Cảm mà chảy nước mắt, mừng mà sợ trong lòng…”
Chính năm 1442, triều đình nhà Lê đã mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên, trong đó vua Lê Thái Tông thân hành ra đề sách vấn và Nguyễn Trãi làm “độc quyển” (người duyệt bài thi lần cuối cùng để trình lên vua quyết định thứ hạng cao thấp).
Cũng giai đoạn này Thị Lộ thiếp yêu của Trãi bên cạnh Thái Tông dèm pha giáng chức công thần này hiến kế bắt giam người nọ.
Đinh Khắc Thuân Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc, huân nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ XV. Cống hiến của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp vệ qu…
nghiencuulichsu.com
Phe công thần Lam Sơn ngứa mắt lắm rồi