Bọn nhân viên ngân hàng có nhiều chiêu để dụ khách gửi tiền đạt KPIs mà. Không phải chỉ các cụ già, các bác về hưu mà người trẻ cũng chết.
Khách hàng lâu năm: đến ngân hàng gặp nhân viên cũng đã phần nào uy tín, ban đầu chúng nó dụ gửi 1 ít, bảo tiết kiệm linh hoạt, rút báo trước nửa ngày. Ai đã từng gửi SCB quen rồi thấy nó nói tặc lưỡi xuôi theo. Nhận lãi đều thấy tin tưởng chúng nó lại rỉa thêm một ít (giúp cháu đạt KPIs, cháu quý cô lắm cháu mới giới thiệu cô đấy, bla bla… muôn vàn các lý do). Bọn SCB nghĩ chúng nó không sập được lại được đà mời các cô các bác, mồm ngọt xơn xớt, đéo tư vấn rủi ro cho khách hàng.
Khách hàng còn băn khoăn: kết bạn Zalo, mỗi tuần lại gửi bảng lãi 10,5%-12,5% trong khi lãi ngân hàng 6%, không ngày một ngày hai đều chết dưới tay chúng nó, chỉ có không tham thì mới thoát được, mà khách đến SCB thì đéo ai không thích lãi cao. À ơi ngọt xớt, qua thăm nhà tặng quà các kiểu, show khách này khách kia gửi chục tỷ thì vài trăm triệu đáng mấy đâu, khách tin sái cổ nghĩ người này gửi được thì mình cũng gửi được. Chết cả nút.
Nhận lãi ting ting thấy ngon ăn giới thiệu người nhà vô nữa, lúc này khéo chả thèm đọc hợp đồng, nghe tư vấn, thấy lãi ngon là nhào vào thôi.
Chưa kể bọn nó còn mập mờ trong khâu tư vấn, khách gửi nhiều tiền còn đến tận nhà tặng quà, không tin xem thử quà Tết của SCB, KS finance xịn vãi cả nồi.
Không thể trách các ông bà lớn tuổi được, gửi cả chục năm khéo coi nhân viên ngân hàng như người nhà, nó tư vấn thế nào cũng nghe nên có người gửi cả 50 tỷ éo đọc kỹ hợp đồng.
—> Tóm lại, bọn nhân viên và Sales đánh vào tâm lý khách hàng là chủ yếu chứ chắc gì bọn nó đã chịu đọc hết cái hợp đồng mà tư vấn rành rọt.