khai phá miền nam là nguyễn hoàng chứ m
Khu vực Nam Hà thì chủ yếu chỉ xuất hiện nạn cướp bóc nhỏ hay gây rối loạn mất an ninh; mãi đến khi Gia Long cử
Lê Văn Duyệt vào làm Tổng trấn cai quản vùng này thì tình hình mới ổn định.
[292] Các dân tộc thiểu số như người
Khmer vẫn được cho phép thực hành
Phật giáo tiểu thừa, và quyền tự quyết các vấn đề ở địa phương; người
Chăm vẫn có quốc gia và vua riêng trên danh nghĩa dưới quyền "bảo hộ" của chính quyền Việt Nam tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận.
[265]
Vấn đề đường sá được Gia Long chú trọng vì tầm quan trọng cả về kinh tế và chính trị: ông lệnh cho các quan phải đào đắp sửa sang các con đường, dân địa phương cũng phải tham gia vào việc làm cầu đắp đường theo tỷ lệ 15.000 trượng đường thì phát cho dân 10.000 phương gạo. Từ
ải Nam Quan đến
Bình Thuận có chừng 98 nhà trạm, mỗi trạm cách nhau chừng 4.000 trượng, dùng để làm nơi khách bộ hành nghỉ ngơi. Từ Bình Thuận trở vào phía Nam đến Hà Tiên thì đi bằng đường thủy.
[293] Ở các trấn lại đặt ra kho thóc chứa thóc gạo, để phòng khi mất mùa đói kém thì lấy phát chẩn.
[293] Đồng thời, Gia Long còn cho lập các kho vận trữ lúa gạo (kho
Bình Chuẩn Thương), cắt cử quan lại chăm lo việc cứu đói dân chúng. Ngoài ra, ông còn tiếp tục chính sách khai hoang vùng
đồng bằng sông Cửu Long: triều đình bỏ tiền đào
kênh Vĩnh Tế và
kênh Thụy Hà để tạo cơ sở cho việc khai hoang và xác định biên giới
Việt Nam và
Cao Miên.
[284][294] Còn ở Bắc Hà, ông cũng thực hiện việc đắp đê, kè với một khối lượng "lớn nhất so với các triều trước" và cho lập
Nha Đê Chính để quản lý vấn đề này.
[284][295]
Chính sách kinh tế