Cho tao hỏi về Tịnh Độ

Ông bạn tin cả vào chúa lẫn thánh thần sáng tạo thì trước tiên là bỏ qua giáo lý căn bản nhất là giáo lý Duyên khởi. Cho nên tôi mới bảo k tranh luận vì ko cùng hệ tự tưởng.

Vạn pháp do duyên sanh, Vạn pháp do duyên diệt.
Vạn pháp tức là toàn bộ các sự vật, hiện tượng từ trái đất cho tới toàn bộ vũ trụ này đều do duyên mà thành, rồi cũng do không đủ duyên mà diệt.
Ví như giọt nước, Nếu Hidro không có duyên để gặp Oxy thì không thể tạo thành nước, Hạt rơi mà không đủ duyên gặp môi trường tốt thì không thể thành cây.

Giáo lý đơn giản nhưng sâu xa này người có căn cơ tu hành chỉ cần nghe qua là đắc quả thánh tức thì.

Đạo Phật phủ nhận đấng toàn năng, phủ nhận đấng sáng tạo. Còn tin vào đấng hay Chúa thì là còn xa mới chạm vào tư tưởng Phật giáo.
cảm ơn bro đã trả lời.

Ở đây " chúa" t đề cập đến không phải là một vị chúa mang tính chất của một con người. Ở đây "chúa" là cái lẽ tuyệt đối mà sử dụng danh từ "chúa" để ám chỉ thì nó không còn là cái lẽ tuyệt đối nữa rồi.

Về lý duyên khởi : phải chăng là " Vô thuỷ vô chung của vạn pháp" hàm ý là không có khởi đầu và không có kết thúc. Đúng vậy ở đây "Chúa" hay trong Đạo Đức Kinh đề cập đến là "Đạo" là cái lẽ tuyệt tối không sinh không diệt, không khởi đầu và không kết thúc. Ở đây nếu dùng danh từ "Đạo" Hay "chúa" thì nó quả là khiên cưỡng khiến cho người học Phật cảm thấy nó thật buồn cười.

Đoạn cuối bro nói: "Chạm đến vào tư tưởng của Phật giáo", đoạn này t nghĩ rằng bro đang đặt Phật giáo lên quá cao rồi đấy, Phật giáo t tìm hiểu là sự thực hành những lời chỉ dẫn của 1 vị thầy để không còn thấy khổ nữa.

t nghĩ rằng chạm vào tư tưởng đó hay không chạm thì cũng có thay đổi được điều gì đây, bro tin xác nhận tư tưởng của đạo phật là hợp lý, là xác đáng thì cũng đừng nên cho rằng nó là điều đúng đắn duy nhất chứ.

ở đây mình cũng là một người tin tưởng vào tứ thánh đế, duyên khởi " vô thuỷ vô chung", 37 phẩm trợ đạo. Sự tin tưởng này được tạo dựng từ việc mình đã tìm hiểu các giáo lý của các tôn giáo khác, Họ cũng có cái lý, cũng có sự xác đáng của mình bro à, nhưng họ chỉ có sự chia chẻ, biện luận, không có con đường rõ ràng cho sự tu tập tâm linh của con người, mà chỉ cầu cạnh vào một thế lực nào đó để phát triển lên.

Giáo pháp là con thuyền, là chiếc gương phản chiếu sự thật, phản chiếu cái cốt lõi của thế giới này. Dù cái gương đó có sáng có sạch như thế nào thì mãi mãi chỉ là cái gương thôi bro.

Sự thật là thứ cần tự mình nếm trải, không có điều gì khi diễn tả được bằng lời là cái chân lý tuyệt đối mà các bậc thánh nhân xưa đã nếm trải.

Này là kinh nghiệm tìm hiểu của mình, chia sẻ để cùng nhau tìm hiểu. Bro thấy chỗ nào cấn cấn thì có thể cho mình một số chia sẻ, mình sẵn sàng tiếp thu
 
Sửa lần cuối:
@Motchamvedem @nguoics1 chỉ nên dừng lại ở vấn đạo, chớ nên đi đến tranh luận, biện luận, phẫn nộ 🙏

Hãy tác ý như sau :
Ở đây không có ai nói ai nghe mà chỉ có sự nói và sự nghe.
Ở đây không có ai nghi hoặc, thắc mắc mà chỉ có sự nghi hoặc và thắc mắc.
Chớ nên để sự nghi hoặc tồn động mà nên phá nghi bằng cách tự tra cứu kinh điển, vấn đạo với người khác để minh thay thế cho vô minh.

Trên xàm này cũng có nhiều người tu học nhưng Tà Kiến (Thân Kiến) quá nặng khiến họ không thể mở cái lòng, open mind để mà chấp nhận Chánh Pháp hay lời nói từ người khác.

Trong Kinh ví dụ con rắn cũng có nói :

Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

 
@Motchamvedem @nguoics1 chỉ nên dừng lại ở vấn đạo, chớ nên đi đến tranh luận, biện luận, phẫn nộ 🙏

Hãy tác ý như sau :
Ở đây không có ai nói ai nghe mà chỉ có sự nói và sự nghe.
Ở đây không có ai nghi hoặc, thắc mắc mà chỉ có sự nghi hoặc và thắc mắc.
Chớ nên để sự nghi hoặc tồn động mà nên phá nghi bằng cách tự tra cứu kinh điển, vấn đạo với người khác để minh thay thế cho vô minh.

Trên xàm này cũng có nhiều người tu học nhưng Tà Kiến (Thân Kiến) quá nặng khiến họ không thể mở cái lòng, open mind để mà chấp nhận Chánh Pháp hay lời nói từ người khác.

Trong Kinh ví dụ con rắn cũng có nói :

Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

Thanks bro đã nhắc nhở.
 
cảm ơn bro đã trả lời.

Ở đây " chúa" t đề cập đến không phải là một vị chúa mang tính chất của một con người. Ở đây "chúa" là cái lẽ tuyệt đối mà sử dụng danh từ "chúa" để ám chỉ thì nó không còn là cái lẽ tuyệt đối nữa rồi.

Về lý duyên khởi : phải chăng là " Vô thuỷ vô chung của vạn pháp" hàm ý là không có khởi đầu và không có kết thúc. Đúng vậy ở đây "Chúa" hay trong Đạo Đức Kinh đề cập đến là "Đạo" là cái lẽ tuyệt tối không sinh không diệt, không khởi đầu và không kết thúc. Ở đây nếu dùng danh từ "Đạo" Hay "chúa" thì nó quả là khiên cưỡng khiến cho người học Phật cảm thấy nó thật buồn cười.

Đoạn cuối bro nói: "Chạm đến vào tư tưởng của Phật giáo", đoạn này t nghĩ rằng bro đang đặt Phật giáo lên quá cao rồi đấy, Phật giáo t tìm hiểu là sự thực hành những lời chỉ dẫn của 1 vị thầy để không còn thấy khổ nữa.

t nghĩ rằng chạm vào tư tưởng đó hay không chạm thì cũng có thay đổi được điều gì đây, bro tin xác nhận tư tưởng của đạo phật là hợp lý, là xác đáng thì cũng đừng nên cho rằng nó là điều đúng đắn duy nhất chứ.

ở đây mình cũng là một người tin tưởng vào tứ thánh đế, duyên khởi " vô thuỷ vô chung", 37 phẩm trợ đạo. Sự tin tưởng này được tạo dựng từ việc mình đã tìm hiểu các giáo lý của các tôn giáo khác, Họ cũng có cái lý, cũng có sự xác đáng của mình bro à, nhưng họ chỉ có sự chia chẻ, biện luận, không có con đường rõ ràng cho sự tu tập tâm linh của con người, mà chỉ cầu cạnh vào một thế lực nào đó để phát triển lên.

Giáo pháp là con thuyền, là chiếc gương phản chiếu sự thật, phản chiếu cái cốt lõi của thế giới này. Dù cái gương đó có sáng có sạch như thế nào thì mãi mãi chỉ là cái gương thôi bro.

Sự thật là thứ cần tự mình nếm trải, không có điều gì khi diễn tả được bằng lời là cái chân lý tuyệt đối mà các bậc thánh nhân xưa đã nếm trải.

Này là kinh nghiệm tìm hiểu của mình, chia sẻ để cùng nhau tìm hiểu. Bro thấy chỗ nào cấn cấn thì có thể cho mình một số chia sẻ, mình sẵn sàng tiếp thu
Đạo giáo nổi tiếng bởi Lão Tử, Lão Tử sinh cùng thời với đức Phật Thích Ca. Nếu như Lão Tử đủ duyên biết tới đức Phật, chịu khó đường xa mà yết kiến đức Phật học Pháp thì rất có thể ngài cũng chứng được 1 trong 4 quả vị Tứ thánh đế.
Đạo giáo chỉ nhìn ra sự vật hiện tượng mà không thể miêu tả rốt ráo, nên chỉ có thể gọi chung mơ hồ là đạo.

Có câu "Đạo thuận tự nhiên" Từ "đạo" đó có thể hiểu rằng đó chính là giáo lý duyên khởi cơ bản, "đạo" do tự nhiên kết hợp mà cấu tạo thành "đạo" chứ k do bàn tay chúa thần nào. Kể như nếu Lão tử mà nghe được câu Vạn Pháp do duyên sanh, Vạn Pháp do duyên diệt thì sẽ hiểu được rốt ráo thế nào là "đạo".

Mình tìm hiểu qua nhiều tôn giáo, chỉ thấy giáo điều, không có tu tập thực chứng, không có chân lý, không có sự thật, cho nên với mình Đạo Phật là best. Mọi tôn giáo khác chỉ toàn tôn giáo chữa lành tầm thường.
 
Đạo giáo nổi tiếng bởi Lão Tử, Lão Tử sinh cùng thời với đức Phật Thích Ca. Nếu như Lão Tử đủ duyên biết tới đức Phật, chịu khó đường xa mà yết kiến đức Phật học Pháp thì rất có thể ngài cũng chứng được 1 trong 4 quả vị Tứ thánh đế.
Đạo giáo chỉ nhìn ra sự vật hiện tượng mà không thể miêu tả rốt ráo, nên chỉ có thể gọi chung mơ hồ là đạo.

Có câu "Đạo thuận tự nhiên" Từ "đạo" đó có thể hiểu rằng đó chính là giáo lý duyên khởi cơ bản, "đạo" do tự nhiên kết hợp mà cấu tạo thành "đạo" chứ k do bàn tay chúa thần nào. Kể như nếu Lão tử mà nghe được câu Vạn Pháp do duyên sanh, Vạn Pháp do duyên diệt thì sẽ hiểu được rốt ráo thế nào là "đạo".

Mình tìm hiểu qua nhiều tôn giáo, chỉ thấy giáo điều, không có tu tập thực chứng, không có chân lý, không có sự thật, cho nên với mình Đạo Phật là best. Mọi tôn giáo khác chỉ toàn tôn giáo chữa lành tầm thường.
Điểm bôi đậm trên đồng ý với bro. Mình cũng đã tìm hiểu qua rất nhiều tôn giáo và tư tưởng triết học.

Mình cũng thấy Lão tử đúng là thiếu duyên tương tự như A tư đà, vì nếu họ đủ duyên thì không tái sanh kiểu vậy. Những người đủ duyên để qua sông do chính Đức Phật hóa độ cũng đã hết khi Phật nibbana ở Kusinara.

Đây là kết quả do nhiều nhân duyên ít học, ít nghe, ít trau dồi, ít vấn đạo mà ngồi lim dim tưởng tượng mà ra 🙏

https://xamvn.chat/r/tao-chung-dac-...-ngo-bat-nha-tam-kinh-bo-de-tat-ba-ha.746088/
 
Mục đích của Phật giáo là thoát khổ
Nếu toán học có khái niệm tiên đề thì trong Phật giáo có 3 cái tiên đề:
1. Sống là khổ
2. Không có gì là mãi mãi (vô thường)
3. Không có cái "tôi" nào là cố định (vô ngã)
Tứ diệu đế (4 chân lý của những bậc cao quý) là tiếp nối logic của ba cái tiên đề trên:
1. Chân lý về nỗi khổ
2. Chân lý về nguồn gốc nỗi khổ (do tham, sân, si)
3. Chân lý về việc chấm dứt nỗi khổ (việc hết khổ là có khả năng làm được)
4. Chân lý về con đường thoát khổ (thông qua noble eightfold path - bát chánh đạo)
Hiu hết cái này thi giác ngộ rồi. Cần j tịnh độ vs mật tông làm j. Đọc đau hết cả đầu
 
Điểm bôi đậm trên đồng ý với bro. Mình cũng đã tìm hiểu qua rất nhiều tôn giáo và tư tưởng triết học.

Mình cũng thấy Lão tử đúng là thiếu duyên tương tự như A tư đà, vì nếu họ đủ duyên thì không tái sanh kiểu vậy. Những người đủ duyên để qua sông do chính Đức Phật hóa độ cũng đã hết khi Phật nibbana ở Kusinara.
Lão tử được dân Á Đông tôn sùng, coi như bậc thánh nhân trên đời, chứ thực tế thì so với ngài Xá Lợi Phất, hay ngài Mục Kiền Liên khi chưa thành đạo thì mình nghĩ cũng còn khoảng cách xa rất xa. Đó mới là những vị trí tuệ không thể nghĩ bàn.
 
Lão tử được dân Á Đông tôn sùng, coi như bậc thánh nhân trên đời, chứ thực tế thì so với ngài Xá Lợi Phất, hay ngài Mục Kiền Liên khi chưa thành đạo thì mình nghĩ cũng còn khoảng cách xa rất xa. Đó mới là những vị trí tuệ không thể nghĩ bàn.
Khi chưa thành đạo hay còn phàm thì chúng ta chỉ có 2 trí là Văn - Tư.
Nhưng khi nhập dòng thánh thì có thêm trí Tu nữa. Nhưng mà cái quan điểm Trí Tuệ của PG nó khác với thế tục.

Như trong PG thì quan điểm bỏ mạng vì giới học của một vị thánh hay vì hành parami mà mất mạng mới là trí tuệ.
Còn thế gian thì quan điểm phải dìm hàng, thu lợi, chứng tỏ "cái tôi", đè đầu cưỡi cổ nhiễu hại nhau để sinh tồn mới là trí tuệ.

Như bây giờ đi: việc một người ngồi thiền, uyên thâm Phật Pháp không hề được công nhận, tán thán, thờ phụng như một người úp bô bđs, ăn nói lim dim lùa gà 🤣

Ngay từ cái định nghĩa đã khác nhau.
 
Vậy chúng ta vẫn cần phải có một cái nền tảng cho sự sống kế tiếp, ở đây gọi là thức uẩn.
Ngũ uẩn là một danh từ chỉ đến sự sống của một sinh vật, nên khi sinh vật chết đi ngũ uẩn tan hoại, thì đâu còn gọi là ngũ uẩn hay gọi tên riêng nào đó như sắc uẩn, thọ uẩn...

Vậy chẳng phải đưa ra một uẩn ra là cái nền là đi sai biệt lại với giáo lý hay sao, nhưng thức uẩn lại giải quyết được vấn đề là cái gì đi tái sinh,...

Ồ vậy thì việc chọn 1 uẩn đi tái sinh là phù hợp hơn các uẩn còn lại đúng chứ, nhưng nếu y cứ trên sự thật thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là một thành tố tạo nên cái gọi là sinh vật sống, nó chẳng phải là ngang hàng với nhau hay sao, đâu có cái nào vượt lên cái nào đâu nhỉ...

Một vài điều thắc mắc mong bro giải thích trong khả năng của bro..
Chúng ta cần thức uẩn làm nền tảng cho sự sống hiện tại, nhưng không cần có bất cứ 1 uẩn nào phải tái sinh thiết lập sự sống cho tương lai cả. Luân hồi có thể được miêu tả là 1 duyên khởi trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên sẽ làm nền tảng cho 1 duyên khởi.
Tham ái tạo ra hành, hành dẫn đến thức, thức là cái đầu tiên hình thành khi một chu kỳ tái sinh mới được bắt đầu, sau đó các uẩn khác sẽ được hình thành tiếp theo nếu như thức uẩn đó mang theo tham luyến đối với hình tướng.
Vậy nên tham ái là nền tảng của sự sống chứ không phải là tâm hay thức uẩn, khi tham ái chấm dứt nếu thức uẩn vẫn còn tồn tại nó sẽ vẫn tiếp tục tồn tại cho đến khi nguồn sống của nó cạn kiệt. Nếu tham ái chưa kết thúc thì khi nguồn sống hiện tại cạn kiệt, tham ái sẽ tạo ra duyên để thức uẩn tiếp theo được hình thành. Nên mới nói có sự tái sinh chứ không có người đi tái sinh, có sự giải thoát nhưng không có người đạt được sự giải thoát.
 
Lão tử được dân Á Đông tôn sùng, coi như bậc thánh nhân trên đời, chứ thực tế thì so với ngài Xá Lợi Phất, hay ngài Mục Kiền Liên khi chưa thành đạo thì mình nghĩ cũng còn khoảng cách xa rất xa. Đó mới là những vị trí tuệ không thể nghĩ bàn.
Mày đọc Lão Tử chưa? Mày hiểu đạo là gì không? Sao mày biết Lão Tử chưa thành đạo? Khoảng cách rất xa là xa bao nhiêu? :ops:
 
Chân lý của Phật Giáo là mọi chúng sinh trong tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) gồm 6 nẻo luân hồi là cõi trời, cõi người, atula, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục đều chịu khổ đau, để thoát khỏi lục đạo luân hồi này thì cần tu tập Giới - Định - Tuệ để thực chứng được mọi thứ trong vũ trụ là Khổ - Vô thường - Vô ngã. Trên câu từ có thể giải thích 3 từ này, nhưng thông qua tu tập thiền định, thiền tuệ được trải nghiệm trực tiếp 3 đặc tính này trên thân và trên tâm. Thì khi đó là đạt giác ngộ.

Đạt giác ngộ mà chưa chết thì gọi là Niết bàn hữu dư (tức là còn thân xác), sau khi chết thì người giác ngộ nhập Niết bàn vô dư (như Đức Phật và các vị A la hán đã qua đời). Khi đó không còn thân, không còn tâm, không sinh ra, không chết đi. Ở trạng thái nào thì nhập mới biết
Còn Niết Bàn không phải là cõi, Niết Bàn chỉ là trạng thái của tâm khi không còn phiền não khổ đau. Người giác ngộ sau khi chết thì thân và tâm đều tan rã, không còn tái sinh, không còn tồn tại, nhưng ở trạng thái nào thì Đức Phật không có nhắc tới. Chỉ biết chắc chắn là không khổ đau.

Còn nói theo A lại da thức trong nhà Phật là thức tái sinh. Ngay khi tâm tử khởi lên để kết thúc một kiếp sống trước đó, thì tùy theo nhân duyên nghiệp lực, thức tái sinh dẫn dắt khởi đầu một kiếp sống mới. Thức tái sinh chứa toàn bộ nghiệp thiện ác trong vô lượng kiếp mà chúng sinh đó đã gieo tạo. Tùy theo duyên mà kiếp sống này trổ quả nào khiến chúng sinh được sinh ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào, xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu dốt...
Là không còn trạng thái nào nữa. Trong đạo Phật, giải thoát sự từ bỏ hoàn toàn mọi cơ hội để trở thành bất cứ trạng thái nào, nên A La Hán còn có cách diễn đạt khác là người đã từ bỏ mọi cơ hội.
Khi fen loại bỏ thân kiến, fen từ bỏ cơ hội tạo tác ra tâm tham sân si ở cấp độ nặng nề đến mức khiến fen tái sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la.
Khi fen loại bỏ dục ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vão cõi dục
Khi fen loại bỏ sắc ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vào cõi sắc
Khi fen loại bỏ vô sắc ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vào cõi vô sắc
Khi fen từ bỏ vô minh vi tế, fen từ bỏ cơ hội duy trì thức uẩn một cách đơn độc
Khi tất cả cơ hội tái sinh được từ bỏ, fen được giải thoát khỏi cái chết và sự tái sinh hay luân hồi.
 
Là không còn trạng thái nào nữa. Trong đạo Phật, giải thoát sự từ bỏ hoàn toàn mọi cơ hội để trở thành bất cứ trạng thái nào, nên A La Hán còn có cách diễn đạt khác là người đã từ bỏ mọi cơ hội.
Khi fen loại bỏ thân kiến, fen từ bỏ cơ hội tạo tác ra tâm tham sân si ở cấp độ nặng nề đến mức khiến fen tái sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la.
Khi fen loại bỏ dục ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vão cõi dục
Khi fen loại bỏ sắc ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vào cõi sắc
Khi fen loại bỏ vô sắc ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vào cõi vô sắc
Khi fen từ bỏ vô minh vi tế, fen từ bỏ cơ hội duy trì thức uẩn một cách đơn độc
Khi tất cả cơ hội tái sinh được từ bỏ, fen được giải thoát khỏi cái chết và sự tái sinh hay luân hồi.
Hết hồn tưởng bài kinh nào chứ 🤣
 
Có thể giáo lý Tịnh Độ aka Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà được triển khai từ bài Kinh này trong Tương Ưng Bộ Kinh.

- Nhưng vì Nibbana quá khó hiểu nên sửa nhẹ lại thành Cõi Tây Phương Cực Lạc thơm mát cho dễ hình dung.
- Không biết miêu tả cõi Cực Lạc như thế nào nên lấy cõi Ngũ Tịnh Cư của thánh A Na Hàm thế vô cho bay bổng mơ mộng
- Niệm Phật kiểu suy niệm về 10 Ân Đức Phật quá khó nên sửa lại Lục tự Di Đà cho dễ thuộc : Nam Mô A Di Đà Phật

=> Từ 3 nhận thức trên ta suy ra được 2 bài Kinh Adidas và countless age 🙏

XVI. Phẩm Một Pháp

1-10. Niệm Phật

1. - Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

2-10. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp... niệm Tăng... niệm Giới... niệm Thí... niệm Thiên... niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra... niệm Chết... niệm Thân... niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
@Motchamvedem m thấy phân tích hợp lí k !
 
Sửa lần cuối:
Mày đọc Lão Tử chưa? Mày hiểu đạo là gì không? Sao mày biết Lão Tử chưa thành đạo? Khoảng cách rất xa là xa bao nhiêu? :ops:
https://i.*********/2024/04/02/7a5b238ad34e7c10255f831c39b80523d5aa.jpeg

Tao đọc đủ để hiểu, cơ bản là k có nhu cầu hiểu sâu.
 
7a5b238ad34e7c10255f831c39b80523d5aa.jpeg


Tao đọc đủ để hiểu, cơ bản là k có nhu cầu hiểu sâu.
Hiểu và hiểu sâu còn có một khoảng cách lớn, như trời vớt đất đâu :surrender:

Còn vọng đánh giá, so sánh Lão Tử với đệ Phật tổ, đúng là xưa nay ít thấy :surrender:
 
Là không còn trạng thái nào nữa. Trong đạo Phật, giải thoát sự từ bỏ hoàn toàn mọi cơ hội để trở thành bất cứ trạng thái nào, nên A La Hán còn có cách diễn đạt khác là người đã từ bỏ mọi cơ hội.
Khi fen loại bỏ thân kiến, fen từ bỏ cơ hội tạo tác ra tâm tham sân si ở cấp độ nặng nề đến mức khiến fen tái sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la.
Khi fen loại bỏ dục ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vão cõi dục
Khi fen loại bỏ sắc ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vào cõi sắc
Khi fen loại bỏ vô sắc ái, fen từ bỏ cơ hội tái sinh vào cõi vô sắc
Khi fen từ bỏ vô minh vi tế, fen từ bỏ cơ hội duy trì thức uẩn một cách đơn độc
Khi tất cả cơ hội tái sinh được từ bỏ, fen được giải thoát khỏi cái chết và sự tái sinh hay luân hồi.
Nói theo Tam Học :

- Giới học là ngăn ngừa chủng tử 4 đọa xứ sanh khởi. Hướng đến việc sinh vào nhân thiên dục giới

- Định học:
+ Thiền sắc giới là ngăn ngừa chủng tử dục giới sanh khởi
+ Thiền vô sắc giới là ngăn ngừa chủng tử sắc giới sanh khởi

- Tuệ học là để ngăn ngừa chủng tử tái sinh. Khi tuệ học viên mãn ( A La Hán) là cắt đứt chủng tử tái sinh 🙏
 
Bro bên trên có chia sẻ về một học thuyết về luân hồi và sự tái sinh, ví nó giống như sóng biển... mới nghe thì thật tâm đắc và cảm thấy nó rất đúng đắn, rồi tung hô nhau có sự thấu hiệu đạo pháp các thứ, mình lấy làm lạ ở đoạn này.

Mình không có ý chê bai ở đây, mình chỉ muốn nhấn mạnh cái tính chân thật của đạo pháp, giống như bro hay nói đừng ngồi thiền rồi mát mát lạnh lạnh tê tê mà tưởng chứng đắc, cũng giống như ở đây đừng đọc được vài thuyết về tái sinh, rồi cho rằng ồ nó đúng quá, chân lý là đây rồi bắt đầu đi nói kẻ khác là mê lầm khi không tin vào Đức Phật.

Như bạn ở trên khi mình hỏi thì bạn lại bảo không cùng ý tưởng tranh luận vô ích, mình đâu có tranh luận, chỉ là hỏi một câu hỏi thôi mà. Điều các bạn chia sẻ có vẻ là cao siêu, chúng mày không nghe là do chúng m còn bị vô minh chi phối.

Còn t đã có đủ duyên lành, nên t tin, kiểu vậy, Đức Thế Tôn dạy không có một vị thần sáng tạo, Vậy ý của ngài ở đây là một vị thần mang nhân cách của một con người đúng chứ, kiểu không phải là một đấng với ý muốn sáng tạo ra cái gì thì nó thành ra cái đó.

Nếu viện dẫn một lý thuyết khác, mình có thể nói về Đạo Đức Kinh của lão tử:
Đạo Khả Đạo, phi thường đạo
Danh hả danh, phi thường danh

Vô danh thiên địa chi thuỷ
Hữu danh vạn vật chi mẫu


Hai câu ở trên có ý nghĩa đó là cái thứ tồn tại bất biến thì không thể gọi tên nó bằng một danh từ trong thế giới tương đối này được. Ở đây phải chăng thể nhập được với cái mà lão tử nói đến đó là Niết bàn chăng.

Một câu nữa trong đạo đức kinh:
Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường tư dục, dĩ quan kỳ kiếu.


Hai câu này có ý nghĩa thường không tư dục mới nhận được chỗ huyền diệu của "Đạo" cái đạo ở đây là chỉ cái lẽ tuyệt đối, không sinh, không diệt, không sống không chết, không cao không thấp, không phân biệt.

Bro có suy nghĩ gì về điều ở trên.

Bro bên trên có chia sẻ về một học thuyết về luân hồi và sự tái sinh, ví nó giống như sóng biển... mới nghe thì thật tâm đắc và cảm thấy nó rất đúng đắn, rồi tung hô nhau có sự thấu hiệu đạo pháp các thứ, mình lấy làm lạ ở đoạn này.

Mình không có ý chê bai ở đây, mình chỉ muốn nhấn mạnh cái tính chân thật của đạo pháp, giống như bro hay nói đừng ngồi thiền rồi mát mát lạnh lạnh tê tê mà tưởng chứng đắc, cũng giống như ở đây đừng đọc được vài thuyết về tái sinh, rồi cho rằng ồ nó đúng quá, chân lý là đây rồi bắt đầu đi nói kẻ khác là mê lầm khi không tin vào Đức Phật.

Như bạn ở trên khi mình hỏi thì bạn lại bảo không cùng ý tưởng tranh luận vô ích, mình đâu có tranh luận, chỉ là hỏi một câu hỏi thôi mà. Điều các bạn chia sẻ có vẻ là cao siêu, chúng mày không nghe là do chúng m còn bị vô minh chi phối.

Còn t đã có đủ duyên lành, nên t tin, kiểu vậy, Đức Thế Tôn dạy không có một vị thần sáng tạo, Vậy ý của ngài ở đây là một vị thần mang nhân cách của một con người đúng chứ, kiểu không phải là một đấng với ý muốn sáng tạo ra cái gì thì nó thành ra cái đó.

Nếu viện dẫn một lý thuyết khác, mình có thể nói về Đạo Đức Kinh của lão tử:
Đạo Khả Đạo, phi thường đạo
Danh hả danh, phi thường danh

Vô danh thiên địa chi thuỷ
Hữu danh vạn vật chi mẫu


Hai câu ở trên có ý nghĩa đó là cái thứ tồn tại bất biến thì không thể gọi tên nó bằng một danh từ trong thế giới tương đối này được. Ở đây phải chăng thể nhập được với cái mà lão tử nói đến đó là Niết bàn chăng.

Một câu nữa trong đạo đức kinh:
Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường tư dục, dĩ quan kỳ kiếu.


Hai câu này có ý nghĩa thường không tư dục mới nhận được chỗ huyền diệu của "Đạo" cái đạo ở đây là chỉ cái lẽ tuyệt đối, không sinh, không diệt, không sống không chết, không cao không thấp, không phân biệt.

Bro có suy nghĩ gì về điều ở trên.
Fen nghĩ như vậy vì cả fen lẫn các fen ở trên đều quan tâm đến chân lý, đều nói về chân đế, tục đế, chân lý quy ước, chân lý tuyệt đối các kiểu con đà điểu. Thực ra thì Đức Phật không hề hứng thú với việc dạy về chân lý chân đế hay tục đế, tôi đoán ngài ấy biết những gì mà những vị thầy Phật giáo sau này thảo luận nhưng Đức Phật không đề cập đến trong các bài giảng, đơn giản vì điều đó không quan trọng. Thế giới này là vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, vô hạn hay không vô hạn, chân lý quy ước hay chân lý tuyệt đối, đạo là như thế nào cũng đều không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là kiếp người là khổ, chư thiên ít khổ hơn, nhưng phần lớn kiếp sống con người đều ở các cảnh giới thấp chứ không phải là cảnh giới cao, các hiểu biết về chân lý cũng không thể thay đổi được sự thật rằng trong dài hạn, địa ngục là đích đến của tuyệt đại đa số chúng sinh, chỉ cần còn chưa đạt được giác ngộ thì vẫn sẽ còn luân hồi vô tận, vậy nên những gì Đức Phật dạy là cách để chấm dứt sự luân hồi đó. Tất cả những gì fen cần biết chỉ là khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt của khổ, con đường dẫn đến sự chấm dứt của khổ. Tứ thánh đế thật sự rất thâm sâu và vi tế, nhiều khi tưởng hiểu rồi nhưng nhìn lại thấy mình chẳng hiểu gì cả.
 
Đạo giáo nổi tiếng bởi Lão Tử, Lão Tử sinh cùng thời với đức Phật Thích Ca. Nếu như Lão Tử đủ duyên biết tới đức Phật, chịu khó đường xa mà yết kiến đức Phật học Pháp thì rất có thể ngài cũng chứng được 1 trong 4 quả vị Tứ thánh đế.
Đạo giáo chỉ nhìn ra sự vật hiện tượng mà không thể miêu tả rốt ráo, nên chỉ có thể gọi chung mơ hồ là đạo.

Có câu "Đạo thuận tự nhiên" Từ "đạo" đó có thể hiểu rằng đó chính là giáo lý duyên khởi cơ bản, "đạo" do tự nhiên kết hợp mà cấu tạo thành "đạo" chứ k do bàn tay chúa thần nào. Kể như nếu Lão tử mà nghe được câu Vạn Pháp do duyên sanh, Vạn Pháp do duyên diệt thì sẽ hiểu được rốt ráo thế nào là "đạo".

Mình tìm hiểu qua nhiều tôn giáo, chỉ thấy giáo điều, không có tu tập thực chứng, không có chân lý, không có sự thật, cho nên với mình Đạo Phật là best. Mọi tôn giáo khác chỉ toàn tôn giáo chữa lành tầm thường.
Đạo giáo hướng ra ngoài, để tìm thấy một. Phật giáo hướng vào trong để tìm lấy không. Mục đích của cả 2 hoàn toàn khác nhau nên không thể so sánh được.
 
Hiểu và hiểu sâu còn có một khoảng cách lớn, như trời vớt đất đâu :surrender:

Còn vọng đánh giá, so sánh Lão Tử với đệ Phật tổ, đúng là xưa nay ít thấy :surrender:
Tụi này nói là tu nhưng đa phần là tu hú với nhau trên này ấy mà, vọng tưởng của kẻ phàm phu nhưng vẫn còn phân biệt thích nhận xét về các bậc giác ngộ mới thế, thôi bỏ đi ông ơi.
 
Tóm lại là chưa thấy được 4 đế - 12 duyên khởi bằng thực chứng thì không thể giác ngộ đc.

“Mā hevaṁ, ānanda, avaca, mā hevaṁ, ānanda, avaca. Gambhīro cāyaṁ, ānanda, paṭiccasamuppādo gambhīrāvabhāso ca. Etassa, ānanda, dhammassa ananubodhā appaṭivedhā evamayaṁ pajā tantākulakajātā kulagaṇṭhikajātā muñjapabbajabhūtā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ saṁsāraṁ nātivattati.

Này Ānanda, chớ có nói vậy! Này Ānanda chớ có nói vậy! Này Ānanda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babbaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
 
Tiếng vỗ của một bàn tay là một công án thiền nổi tiếng, nó chỉ là phương tiện để thiền sinh dồn một khối nghi không thể giải thích bằng lý trí đến một mức độ nào đó thì ....vỡ òa.🙏🙏🙏
Đảnh lễ hành giả 🙏🙏🙏, tự biết tự tu thôi!
 
Đạo giáo hướng ra ngoài, để tìm thấy một. Phật giáo hướng vào trong để tìm lấy không. Mục đích của cả 2 hoàn toàn khác nhau nên không thể so sánh được.
Này chưa hẳn như thế.

Đạo gia Lão Tử có xu hướng từ nội (Đạo) hướng ngoại (Đức). Còn Trang Sinh là có xu hướng từ ngoại (Đức) quy về nội (Đạo).
 

Có thể bạn quan tâm

Top