M nhìn xem mấy nước làm chó săn của Mỹ đế, nó toàn buff lên cho mạnh giờ đang tuyển culi VN qua làm việc.
.png)
.png)
Người dân chết nhiều nhất, mặt trận giải phóng có bao gồm lính Bắc Kỳ không?
Tháng 6/1967, BCT chủ trương: “Nhân lúc đế quốc Mỹ
đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào
cuộc vận động bầu cử Tổng Thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh 1
đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh
cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua...”.
Tháng 7-8/1967, Cục Tác Chiến Bộ Tổng Tham Mưu
CSVN do Tướng Lê Ngọc Hiền làm Cục Trưởng, bắt tay xây
dựng kế hoạch tác chiến chiến lược cho năm 1968 theo tinh
thần Nghị Quyết BCT tháng 6 và chỉ thị của Quân Ủy Trung
Ương. Phía CSVN nghĩ đến kế hoạch và cách đánh khác cách
đánh tiêu hao “truyền thống” thì mới có thể giành thắng lợi
quyết định, nên chọn lối đánh táo bạo thẳng vào thành phố, với
biệt động mở đường và chủ lực tiếp ứng.
Ngày 5/9/1967, HCM được đưa đi nghỉ ở Bắc Kinh.
Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ cho hay: “Bác
mệt, phải đi nghỉ đông, từ nay, những ai trước trực tiếp làm
việc với Bác thì làm việc với đồng chí Lê Duẩn.”.
Theo báo Nhân Dân số ngày 7/1/2008: Lê Duẩn phát biểu
tại Hội Nghị Trung Ương 14 (Quang Trung) ngày 25/10/1967:
“Muốn thắng nó, làm sập nó dữ, không phải đánh thường
thường như bây giờ, mà phải chuyển qua 1 giai đoạn mới, giai
đoạn đó là chuyển qua tổng công kích, tổng khởi nghĩa.”. Duẩn
giải thích: “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa… [theo] quan
niệm của Lênin: khởi nghĩa ở đô thị là 1 cuộc cướp chính quyền,
là giai đoạn đầu tiên của chiến tranh cách mạng, không có cuộc
khởi nghĩa nào rồi là xong đâu, như ta làm Cách Mạng Tháng
Tám rồi, ta phải kháng chiến 9 năm nữa.”.
Nhưng, Duẩn nhấn mạnh: “Cuộc khởi nghĩa ta nói đây là 1 giai đoạn cuối cùng, không phải giai đoạn đầu, không phải là 1
cú, mà là 1 giai đoạn… Ta có lý luận quân sự… có những lực
lượng quân sự khá mạnh, những chủ trương lớn và những mũi
nhọn khá mạnh đánh ngay vào tim nó; vùng dậy cả về quân sự,
chính trị trong 1 thời gian. Ở đây ta có nhảy vọt lên, nó có nhảy
vọt xuống, ghê gớm lắm, không lường thế nào cho hết đâu. Nếu
Sài Gòn bị sập 1 cái, nửa triệu người, vài ba chục vạn người
cầm súng cho ta đánh nó thì lắm vấn đề lớn lắm, không lường
hết được.”...
“Tôi nghe anh em miền Nam nói tinh thần [quân đội Mỹ -
Ngụy] bạc nhược lắm, nó sợ vô cùng. Sư Đoàn 25 của nó cũng
yếu đi rồi. Ở Huế ta đánh mạnh là nó tan rã. Mỹ đấy. Còn về
quân ngụy, nó yếu vô cùng, nghe anh em nói khi ta đánh nó
khóc lóc, bạc nhược vô cùng.”.
Dựa vào cách đánh giá tình hình trên, Duẩn tin rằng cuộc
Tổng Tiến Công với sự ủng hộ của dân chúng nổi dậy sẽ dễ
dàng:
“Ở Hà Nội, lúc đầu 1 Trung Đoàn thủ đô đánh 2 tháng ra
có việc gì đâu, huống chi bây giờ ta làm chủ, ta vào Sài Gòn
đánh vài ba tháng ta ra cũng được, không có chuyện gì…”.
Điều ấy cho thấy Duẩn tính toán sai lầm lớn và là 1
người chỉ huy quân sự chủ quan, liều mạng đến mức điên rồ
khi đánh giá thấp địch quân 1 cách quá đáng. Tiến quân mà
hầu như không có pháo binh và thiết giáp yểm trợ. Tổ chức
trận đánh mà không cần tính đến đường rút nếu thất bại.
Thực tế các lực lượng CS bị thiệt hại nặng nề, làm chết
hàng 50.000-70.000 bộ đội trong 1 chiến dịch tự sát.
Trong năm 1968, “111.306 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chính trị ở miền nam đã hy sinh và bị thương (44.824 chết)...” (trích Lịch Sử Ðảng CSVN, tập 2 - 1954-1975, tr. 441, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995) và 7.000 bị
bắt làm tù binh. Trong khi đó, phía VNCH và Đồng Minh chết khoảng 10.000 người, bị thương khoảng 30.000 người. Về phía dân chúng, có 14.300 người chết, 24.000 người bị thương và
khoảng 627.000 người phải tỵ nạn…
Phải đợi đến khi Lê Duẩn chết đã 22 năm, Lê Khả Phiêu… mới dám nói ra sự thật này? Trong khi thông tin chính thức của đảng CSVN vẫn cho quyết định đánh trận Mậu Thân… là đúng đắn.