Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam của VinSpeed đúng là một "quả bom" kinh tế, nhưng nghe qua thì thấy mùi "bánh vẽ" hơn là thực tế. Với vốn điều lệ có 6,000 tỷ đồng mà dám ôm dự án 61 tỷ USD, VinSpeed đang chơi bài "tay không bắt cọp" hay chỉ là bình phong cho ai đó rút ruột ngân sách? Vay 80% không lãi suất 35 năm, nhà nước lo giải phóng mặt bằng, lại còn được quyền khai thác 99 năm và phát triển bất động sản dọc tuyến - đây không phải đầu tư, mà là "deal" siêu hời, gần như không có rủi ro cho VinSpeed.
Về nhu cầu, đường sắt cao tốc chỉ chở khách, giá vé ngang máy bay nhưng mất 5-6 tiếng so với 2-3 tiếng bay, ai chọn tàu trừ phi thích ngắm cảnh? Dân số Việt Nam 100 triệu, GDP bình quân đầu người thấp, không thể so với Trung Quốc hay Nhật Bản để kỳ vọng lưu lượng hành khách đủ bù chi phí. Trong khi đó, vận tải hàng hóa - thứ thực sự cần để giảm chi phí logistics - lại không nằm trong kế hoạch. Xây đường sắt phổ thông hoặc đầu tư năng lượng (như điện hạt nhân) sẽ thiết thực hơn nhiều.
Rủi ro thì rõ: đội vốn (như California tăng từ 33 lên 100 tỷ USD), thất bại dự án, hoặc nợ công phình to khi doanh thu không như kỳ vọng. Chưa kể, giao dự án cho một công ty thiếu kinh nghiệm như VinSpeed, trong khi bỏ qua các đơn vị xây dựng uy tín, dễ gợi nghi ngờ về lợi ích nhóm. Nếu đây là "kèo thơm" để cứu Vingroup đang lỗ nặng (VinFast lỗ lũy kế 7.5 tỷ USD), thì cái giá cuối cùng dân chịu.
Tóm lại, thay vì đổ tiền vào "wonder" để ngạo nghễ, nên tập trung vào công nghệ lõi, công nghiệp phụ trợ, hoặc hạ tầng thiết yếu hơn. Dự án này không chỉ rủi ro kinh tế mà còn có thể là "đạn bọc đường" cho nội bộ đấu đá. Nếu muốn làm, hãy đấu thầu minh bạch, mời cả quốc tế vào, chứ đừng để VinSpeed độc diễn.