Don Jong Un
Địt xong chạy

Thành công của Ba Lan không phải là kết quả của các chính sách công nghiệp hay bất kỳ kế hoạch của chính phủ nào, mà dựa vào sức mạnh của thị trường tự do.
2026 là năm GDP bình quân đầu người của Ba Lan dự kiến vượt qua Nhật Bản, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).Đây là sự thay đổi đáng kinh ngạc trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Vào năm 1990, việc mức sống trung bình của người Ba Lan một ngày nào đó có thể đạt được hoặc thậm chí vượt qua mức sống trung bình của người Nhật Bản là chuyện hoang đường.
Ba Lan – một quốc gia ******** do Liên Xô thống trị cho đến năm 1989 – có GDP điều chỉnh theo sức mua tương đương (PPP) và điều chỉnh theo lạm phát bình quân đầu người vào năm 1990 là 12.810 USD. Con số này chỉ tương đương Brazil và kém Mexico hơn 4.000 USD. Khi đó, GDP (PPP) điều chỉnh theo lạm phát bình quân đầu người của Nhật Bản là 35.306 USD, gấp gần 3 lần.
Năm 2023, năm gần nhất có dữ liệu, các con số tương ứng của Nhật Bản và Ba Lan là 45.949 USD và 43.585 USD, chỉ kém hơn chưa đến 2.500 USD. Khoảng cách hơn 20.000 USD biến mất chỉ trong một thế hệ.

GDP (PPP) điều chỉnh theo lạm phát bình quân đầu người của Nhật Bản và Ba Lan từ năm 1990 đến 2025. Biểu đồ: Our World in Data.
Theo IMF, nền kinh tế Nhật Bản đã thu hẹp nhẹ trong năm 2024, và tăng trưởng dự kiến trong 2025 và 2026 chỉ khoảng 1%. Ba Lan tăng trưởng gần 3% trong năm 2024, và được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 3% trong năm nay và năm sau.
Câu chuyện thành công kinh tế kéo dài hàng thập kỷ và vẫn đang diễn ra không phải là kết quả của các chính sách công nghiệp (chính phủ khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chiến lược cụ thể) hay bất kỳ kế hoạch của chính phủ nào. Dưới chiến lược của nhà kinh tế Leszek Balcerowicz, Ba Lan đặt cược hoàn toàn vào thị trường tự do trong quá trình chuyển đổi sang dân chủ.
Đây là “liệu pháp sốc” điển hình: đau lúc đầu, khi tỷ lệ thất nghiệp cao và nghèo đói gia tăng trong giai đoạn phá bỏ hệ thống ********, nhưng Ba Lan đã vượt qua để phát triển mạnh mẽ.
Nhờ “kế hoạch Balcerowicz”, Ba Lan đạt tăng trưởng GDP hàng năm trung bình khoảng 4% kể từ năm 1990, dễ dàng vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” và gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế phát triển quy mô lớn như Nhật Bản.
Trái lại, Nhật Bản trong cùng giai đoạn đã trở thành ví dụ điển hình về một nền kinh tế trì trệ. Những chính sách công nghiệp của họ – từng được nhiều người ca ngợi cho đến đầu thập niên 1990 – đã không còn có tác dụng.
Mọi sự so sánh kinh tế giữa các quốc gia đều phức tạp vì có rất nhiều yếu tố liên quan. Thay vì thị trường tự do, một yếu tố mà người ta có thể chỉ ra để giải thích cho thành công của Ba Lan là tư cách thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu. Tư cách thành viên EU chắc chắn là điều tốt cho nền kinh tế của Ba Lan, cũng như tất cả các nước ******** cũ đã gia nhập, với các lợi ích bao gồm khả năng tiếp cận thị trường chung châu Âu, vốn EU, hàng hóa và con người tự do di chuyển.
Nhưng nếu tư cách thành viên EU là động lực chính, thì các nước khác gia nhập EU cùng thời điểm với Ba Lan cũng phải có thành tích tương tự. Ba Lan là một trong 10 quốc gia gia nhập EU vào năm 2004 (các nước khác gồm Síp, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Slovakia và Slovenia).
Tăng trưởng của Ba Lan kể từ năm 1990 khác với những nước còn lại. Thứ nhất, tăng trưởng ổn định trong toàn bộ khoảng thời gian kể từ năm 1990, bao gồm cả những năm trước khi gia nhập EU. Tăng trưởng của Síp và Estonia biến động mạnh. Ba Lan không suy thoái trong giai đoạn 2008-2009 trong khi tất cả các nước khác đều suy thoái. Nếu tư cách thành viên EU là yếu tố quyết định sự ổn định trong tăng trưởng của Ba Lan, thì các nước khác gia nhập cùng thời điểm cũng phải có kết quả tương tự, nhưng điều đó không xảy ra.
Ba Lan đã tăng thêm 31.339 USD vào GDP (PPP) bình quân đầu người từ năm 1990 đến năm 2023. Trong số 10 quốc gia, chỉ có Malta tăng thêm nhiều hơn. Đây là một quốc đảo nhỏ thực sự không thể so sánh với các nước khác vì nhiều lý do, bao gồm cả việc nước này chưa bao giờ là một nước ********. Hungary, có thành tích tương đối kém theo số liệu này, chỉ tăng thêm 19.096 USD, và Latvia, nước nghèo thứ hai sau Ba Lan vào năm 1990, chỉ tăng thêm 20.119 USD.
Khi chủ nghĩa ******** sụp đổ, Ba Lan đứng thứ 10 trong danh sách 10 quốc gia. Ngày nay, họ đứng thứ 6. Quốc gia duy nhất cải thiện thứ hạng nhiều hơn là Malta. Nhiều nước khác đã tụt hạng kể từ năm 1990. Hungary đã đứng thứ 4, nay là thứ 8. Cộng hòa Séc đã đứng đầu, nay là thứ 3 (mặc dù hai nước đứng trên là các quốc đảo Địa Trung Hải). Slovenia, Estonia, Slovakia và Latvia đều tụt một bậc.
Thành tích vượt trội của Ba Lan cũng rõ ràng nếu lấy điểm khởi đầu là năm 2004, năm gia nhập EU của tất cả các quốc gia này. Khoảng cách giữa Cộng hòa Séc và Slovenia với Ba Lan đã thu hẹp nhiều kể từ đó, điều không thể xảy ra nếu việc gia nhập EU là yếu tố quyết định. Tương tự, nếu Ba Lan chỉ gặt hái thành quả từ tăng trưởng bắt kịp (hiện tượng các nước thu nhập thấp hơn tăng trưởng nhanh hơn), thì họ không thể bỏ xa những nước nghèo tương tự gia nhập EU cùng năm như Latvia hay Slovakia như vậy.
Litva có kết quả tốt hơn một chút so với Ba Lan kể từ khi gia nhập EU. Nước này đã theo đuổi các cải cách thị trường tương tự và các cải cách thuế thông minh. Họ cũng hưởng lợi từ biên giới với Ba Lan.
Khó có thể nói rằng các yếu tố như độ tuổi của dân số là lời giải thích cho sự vượt trội của Ba Lan, vì nước này có đặc điểm nhân khẩu học rất giống với nhiều nước khác. Nhiều nước trong danh sách 10 quốc gia trên cũng có văn hóa Slavơ, vì vậy văn hóa có lẽ cũng không phải là yếu tố quyết định.
https://www.nationalreview.com/corner/the-stat-poland-to-surpass-japan-in-gdp-per-capita/
https://euroweeklynews.com/2025/04/21/the-polish-miracle-outpacing-japan-in-just-one-generation/