Sự lạc hậu của Học thuyết quân sự Việt Nam phần 1

Hongca

Thanh niên hoi

Quân đội Việt Nam đã ngủ quên trên chiến thắng 30 năm trước.​

Với chiến thắng 30/4/1975 trước quân đội VNCH, quân đội nước CHXHCN Việt Nam (QĐND) đã nổi lên là thế lực mạnh ở Đông Nam Á Châu. Sức mạnh của nó được tạo ra từ tinh thần dũng cảm của những người lính và khối lượng khí tài khổng lồ được viện trợ. Sau 30/4/1975 không lâu thì Quân đội nhân dân tiếp tục lao vào hai cuộc chiến khốc liệt ở hai đầu đất nước: Việt - Trung ở biên giới phía Bắc và Việt - Miên ở biên giới phía Nam, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến thì quân đội Việt Nam chứng tỏ được sức mạnh của mình khi đã phòng thủ và đánh thiệt hại nặng các sư đoàn Trung Quốc, đẩy lui khmer đỏ và chiếm Nam Vang trong thời gian ngắn, tuy nhiên giai đoạn 2 của cuộc chiến thì nhược điểm của QĐND bắt đầu bộc lộ. Ở chiến trường Hà Giang, quân đội Trung Quốc đã canh tân chiến thuật rất hiệu quả cộng với ưu thế hỏa lực đã chiếm một loạt điểm cao, đẩy quân đội Việt Nam vào thế bất lợi; trong khi đó ở Cao Miên, chiến thuật du kích của khmer đỏ cùng các bãi mìn đã bào mòn QĐND. Khả năng cung cấp hậu cần kém cỏi đã biến những người lính Việt Nam viễn chinh giống như những đám phỉ hơn là quân đội của quốc gia, chỉ có tinh thần dũng cảm tuyệt vời của người lính mới có thể bù đắp nổi những thiếu thốn. Chiến dịch tốc thắng khmer đỏ vô hình chung đã đưa QĐND vào bẫy khi khmer đỏ mới chỉ tháo chạy chứ chưa hề bị tan rã, sự quan tâm quá mức về các yếu tố chính trị đã bỏ qua sách lược vây bọc đánh tiêu diệt lực lượng khmer đỏ, nhu cầu đặt chế độ đàn em mới tại Nam Vang đã bỏ qua thời cơ cho mục tiêu quân sự. Đặt nặng các mục tiêu chính trị chính là điểm yếu, là trở ngại cho con đường canh tân của QĐND, cùng với đó thì học thuyết quân sự của Việt Nam sau 30 năm vẫn không có gì thay đổi với những khẩu hiệu: lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân. Những khẩu hiệu đường lối quân sự của QĐND được phân tích kỹ sẽ thấy hoàn toàn sáo rỗng, mệnh đề lấy "ít địch nhiều" chỉ đúng khi phía "ít" kia có những ưu thế khắc chế được lực lượng đông đảo đối địch.....
 
Sửa lần cuối:
Thời này vk chính xác cao, công nghệ hỗ trợ khủng nữa thì Nướng BBq không còn nghĩa lý gì nữa.
 
Thời này vk chính xác cao, công nghệ hỗ trợ khủng nữa thì Nướng BBq không còn nghĩa lý gì nữa.
thời nay ở nhà dùng drone thả bom luôn cho khoẻ, quan trọng là tiền tiền, rất nhiều tiền :sure:
 
không biết t viết cái này lần thứ mấy rồi,nhưng mà :
thằng nào vẫn nghĩ VN vô địch thì làm ơn hãy đọc về iraq 1991,2003,lybia 2008
chiến tranh giờ khác lắm rồi
và thằng khựa nó không cần phải viễn chinh gần nửa vòng trái đất như thằng mỹ đâu
 
không biết t viết cái này lần thứ mấy rồi,nhưng mà :
thằng nào vẫn nghĩ VN vô địch thì làm ơn hãy đọc về iraq 1991,2003,lybia 2008
chiến tranh giờ khác lắm rồi
và thằng khựa nó không cần phải viễn chinh gần nửa vòng trái đất như thằng mỹ đâu
Tao có đọc taliban 2021 này mày cũng chưa thấy thay đổi lắm đâu
 
Xàm dạo này xuất hiện những thằng tàu khựa chuyên post những bài như thế này để kích động. Địt cụ mấy thằng tàu khựa.
 
Thôi ngủ đỡ mệt. Lâu lâu bật dậy chạy quanh phòng hét lên "có thế lực thù địch!". Hàng xóm nghe thấy cũng sợ tụt cmn dái vào rồi. Thức làm cái gì?
 
không biết t viết cái này lần thứ mấy rồi,nhưng mà :
thằng nào vẫn nghĩ VN vô địch thì làm ơn hãy đọc về iraq 1991,2003,lybia 2008
chiến tranh giờ khác lắm rồi
và thằng khựa nó không cần phải viễn chinh gần nửa vòng trái đất như thằng mỹ đâu
Mày cứ lo bò trắng răng. Thế giới thay đổi, Việt Nam cũng phải luôn thay đổi.
Giờ tận hưởng hòa bình đi, lo chiến tranh cái đéo gì. Tao đéo sợ Khựa, tao chỉ ngại Khựa - Mẽo liên thủ úp sọt mình thôi.
Giá mà thằng Khựa nó hỗ trợ mình chiếm Campuchia thì ngon :))
 
không biết t viết cái này lần thứ mấy rồi,nhưng mà :
thằng nào vẫn nghĩ VN vô địch thì làm ơn hãy đọc về iraq 1991,2003,lybia 2008
chiến tranh giờ khác lắm rồi
và thằng khựa nó không cần phải viễn chinh gần nửa vòng trái đất như thằng mỹ đâu

việc iraq, 1 thằng trùm trung đông với 600k lính bị mỹ và đồng minh đem quân đi tàu biển tới đập tòe mồm trong chưa đầy 2 tháng khiến tàu béo giật mình và quyết tâm cải cách quân đội theo phương tây đấy

tới 2003 thì sập mẹ luôn

lybia thì hổ báo nó cho không quân với tên lửa nã vào là chui cống ngay
 
VN từ ngàn đời dựng nước và giữ nước thì chỉ có 1 học thuyết duy nhất và vẫn luôn áp dụng đối với mọi kẻ thù đó là cách đánh Thanh Dã , nói nôm na là kiểu du kích và đánh cho giặc nó chán rồi tự nó bỏ về .
Suốt chiều dài lịch sử thì bất cứ đạo quân xâm lược nào khi bắt đầu đến Vn thì rất dễ để chiếm đóng , Đinh lê lý trần , cụ hồ cụ giáp .vv thì vẫn chỉ là đặc sản nắm lấy thắt lưng địch mà đánh , quấy phá và gây thiệt hại rồi cù cưa dầm dề để chờ đợi thời cơ .

Có lẽ chỉ duy nhất 1 lần VN thể hiện cách đánh theo kiểu đàn anh , đó là lần đánh Cam . Tiếc thay cũng sml , thân tàn ma dại khi bị Cam nó dùng chính kiểu đánh du kích để cù cưa và gây thiệt hại nặng cho VN .
 
Vcl mấy thằng ngáo này. VN mà mạnh vậy thì đã đéo sợ TQ, hay là bị xâm chiếm. Chiến tranh của VN chủ yếu là cuộc chiến vệ quốc chứ đéo phải để đi xâm lược. VN giờ còn chả có tiền xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng chứ chưa thừa tiền chạy đua vũ trang.
 
Những khẩu hiệu đường lối quân sự của QĐND được phân tích kỹ sẽ thấy hoàn toàn sáo rỗng, mệnh đề lấy "ít địch nhiều" chỉ đúng khi phía "ít" kia có những ưu thế khắc chế được lực lượng đông đảo đối địch, chính sách "ngụ binh ư nông" của quốc gia nhược tiểu phong kiến đã kéo dài đến chế độ XHCN với hệ thống quân sự chỉ xây dựng một bộ khung cốt cán chuyên nghiệp để chỉ huy đám lính nghĩa vụ chăm chỉ chăn lợn gánh phân. Đối tượng tác chiến của QĐND gần như sẽ không thay đổi trong cả trăm năm tới nhưng khả năng thay đổi của QĐND để thích ứng với đối tượng tác chiến cổ truyền đó là vô cùng kém cỏi, hậu quả là tại đảo chìm Gạc Ma, 64 người lính đã nắm tay nhau để chịu chết dưới làn đạn của hải quân Trung Quốc, đây xứng đáng là một chương bi thảm trong lịch sử quân sự của Việt Nam. Sự lạc hậu của QĐND không chỉ là vũ khí trang bị cổ lỗ vài thập niên mà còn ở tư duy quân sự, phương pháp huấn luyện, gần như trong mọi cuộc diễn tập đều hân hoan rằng mục tiêu địch đã bị tiêu diệt ngay trong loạt đạn đầu, trong khi ta biết rằng kẻ địch không nằm im giống như trong diễn tập, đây chẳng phải biểu hiện của bệnh thành tích ấu trĩ trong huấn luyện quân sự sao? Những lưới lửa phòng không nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân có thể chống lại được những cuộc tấn công trên tầng bình lưu, ngoài đường chân trời?..Những chính sách quốc phòng lãng phí vô ích như bắt các doanh nghiệp nhà nước tổ chức các đơn vị tự vệ với chất lượng có cũng như không càng chứng minh tư duy quân sự của Việt Nam đang dậm chân tại chỗ...
 
Sự lạc hậu của học thuyết quân sự Việt Nam có nguồn gốc từ việc quá coi trọng ý thức chính trị, chế độ hai thủ trưởng trong quân đội mang nặng tính giáo điều, làm giảm tính sáng tạo của thành phần tác chiến tham mưu khi mọi thứ đều được đúc khuôn "có lợi cho chính trị". Những lãnh đạo của VNDCCH có thể tư duy tốt về chiến thuật, chiến lược ngắn hạn nhưng khả năng suy nghĩ thấu đáo cho một tương lai của dân tộc từ 100 năm trở lên là rất kém cỏi, hậu quả phải gánh chịu là những mất mát về lãnh thổ không biết đến bao giờ mới giải quyết được..một trích đoạn ngắn sau đây cho thấy cái viễn kiến tăm tối của giai cấp lãnh đạo VNDCCH:
“…Khoảng 1h30 đêm, Tân Sơn Nhất vẫn ồn ào bởi tiếng động cơ máy bay. Trụ sở của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trong ban liên hiệp quân sự 4 bên nằm ở trại David dưới lùm cây lớn. Vẫn nhiều phòng còn để đèn, có lẽ nhiều cán bộ vẫn chưa ngủ vì trăn trở với công vụ riêng được giao. Ông cụ vẫn thức, tâm trạng đang xao động vì mới được cấp trên thông báo tin của BBC về việc Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta. Chuông điện thoại vang lên. Người ở đầu dây bên kia nói:

“Chào anh L, xin lỗi anh vì đã làm mất giấc ngủ. Xin phép được tự giới thiệu tôi là đại úy…, trợ lý của trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hòa… Mong anh thứ lỗi vì chưa được anh cho phép, nhưng chúng tôi hỏi xin số máy bên tổng đài thành phố và muốn trao đổi với anh một chuyện quan trọng.”

“Xin lỗi anh vào đề ngay được không?” Cụ ngắt lời.

“Chắc anh có nghe tin hải quân Trung Cộng… à xin lỗi Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Tây Sa.” (Hồi đó gọi theo tên Trung Quốc gọi.)

“Tôi có nghe.”

“Chúng tôi muốn đề nghị các anh để cho 2 đoàn miền Nam và miền Bắc ngày mai cùng ra một thông cáo chung về hành động vi phạm luật pháp quốc tế này của Trung Quốc. Chúng ta đều là người Việt Nam, trước hành động đi lại vết xe đổ của biết bao triều đại trước kia, nhà cầm quyền Trung Quốc lại một lần nữa muốn thách thức dân tộc Việt Nam ta. Tôi tin chắc các anh cũng như chúng tôi rất phẫn nộ trước tin này. Thật là có tội với ông cha nếu chúng ta để một tấc đất của tổ quốc rơi vào tay ngoại bang. Chúng tôi mong các anh hãy đặt lợi ích dân tộc lên trên mọi định kiến về ý thức hệ để bắt tay nhau trong chuyện này.”

Ông cụ hơi ngỡ ngàng, sau giây lát, thấy cuộc điện thoại này mang một nội dung nghiêm chỉnh và với thái độ hoàn toàn thành tâm vì bình thường họ hay dùng thuật ngữ “Việt Nam Cộng Hòa”, “Việt cộng” và “Bắc Việt”, bèn trả lời: “Tôi hiểu và chia sẻ với các anh về vấn đề này. Nhưng xin anh hãy để tôi trao đổi với trưởng đoàn và trả lời anh sau.”

Ông cụ nhấc máy trao đổi ngay với anh T (thủ trưởng của cụ). Lúc đó cả hai đều nhất trí rằng ra thông cáo chung với phía bên kia thì chắc chắn là không thể có được, nhưng trước sự kiện ngang ngạnh này của Trung Quốc ai mà không tức giận. Cuộc chiến đấu sắp giành được thắng lợi hoàn toàn, trong khi đó họ mồm leo lẻo anh em đồng chí rồi lại đâm ngay mũi dao vào sườn mình. Nhưng nguyên tắc của hoạt động ngoại giao đã buộc họ phải nén cảm xúc và nhất nhất tuân theo nguyên tắc: hành động theo chỉ thị ở trên.

Đêm đó ông cụ không ngủ được. Phần vì chờ xem anh T trao đổi xong với Hà Nội có ý kiến thế nào. Phần khác vì nỗi uất hận dân tộc, cùng với cái thứ tình cảm rất mơ hồ gọi là quốc tế ******** giằng xé trong lòng.

Ngày hôm sau lúc gặp lại nhau ở phòng họp, ông cụ thấy anh T yên lặng lờ đi, dường như đêm qua 2 người không có chuyện gì trao đổi cả. Lại theo nguyên tắc, cụ cũng không hỏi gì. Sau này vào năm 1983 trong buổi lễ kỉ niệm 10 năm ngày ký hiệp định Paris, gặp lại anh T, lúc đó đã nghỉ công tác (nghĩa là sự kiện 1979 đã xảy ra rồi nên mức độ “an toàn” đã cho phép người ta cởi mở hơn về quá khứ) cụ hỏi lại câu chuyện ngày đó. Ông T bèn sôi nổi nhắc lại:

“Dại cái mặt tôi, nghe lời anh, ngay lúc đó tôi gọi ra Hà Nội cho anh Sáu trao đổi với anh ấy về câu chuyện của thằng ngụy (xin lỗi bạn đọc vì đây là từ ngữ của ông T) vừa gọi cho anh. Anh Sáu nghĩ một lúc rồi chậm rãi dạy cho tôi bài học nhớ đời. Tôi cứ tưởng anh suy nghĩ lâu vì đây là vấn đề tế nhị nên phải hành động thận trọng, hóa ra anh suy nghĩ vì phải tìm cách để dạy cho cấp dưới thế nào là bài học quốc tế vô sản. Anh bảo: “Tôi hết sức thất vọng vì anh. Tại sao lại có thể ngây thơ chính trị đến như vậy. Vấn đề mất quần đảo Tây Sa tôi cũng rất đau lòng. Nhưng sau này lịch sử sẽ gộp cái tội đó với cái tội đi đêm với đế quốc Mỹ thỏa thuận trên lưng chúng ta để xét hỏi những kẻ mang tư tưởng Đại Hán, phi vô sản. Còn hiện nay bắt tay với chính quyền bù nhìn tuyệt nhiên không được. Chúng ta đang tranh thủ sự giúp đỡ của anh em để giải phóng miền Nam, đưa vấn đề này ra lúc này không có lợi cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Vũ khí khí tài lương thực đều đi theo ngả Trung Quốc, họ gây khó dễ cho chúng ta thì chiến trường khó khăn biết nhường nào. Không nên tham bát bỏ mâm. Phải có cái nhìn toàn cục. Giải phóng miền Nam xong chúng ta có thể làm được mọi việc khác. Cán bộ cỡ anh phải hiểu điều đó chứ.”

Ông cụ ngậm ngùi. Cho đến ngày nay ông cụ vẫn ân hận 2 điều. Một là, nếu ngày đó hải quân Sài Gòn quyết chiến với Trung Quốc giành lại Tây Sa thì chắc chắn miền Bắc sẽ im lặng. Họ (Sài Gòn) hoàn toàn làm được vì ngày đó hải quân Trung Quốc còn rất lạc hậu, và trang bị không hơn gì hải quân miền Nam. Ngặt nỗi không ai nói với họ điều đó cả. Từ trên xuống dưới còn đang lo đối phó với miền Bắc. Hai là cái tòa án lịch sử mà anh Sáu nói đến đó, có lẽ phải hàng trăm năm nữa mới mở. Lúc đó chẳng những anh Sáu và chúng tôi đã thành người thiên cổ lâu rồi mà cả cái bộ luật vô sản mà chúng ta định dựa vào đó để thưa kiện cũng bị chôn vùi từ đời nảo đời nao.”
 
VN từ ngàn đời dựng nước và giữ nước thì chỉ có 1 học thuyết duy nhất và vẫn luôn áp dụng đối với mọi kẻ thù đó là cách đánh Thanh Dã , nói nôm na là kiểu du kích và đánh cho giặc nó chán rồi tự nó bỏ về .
Suốt chiều dài lịch sử thì bất cứ đạo quân xâm lược nào khi bắt đầu đến Vn thì rất dễ để chiếm đóng , Đinh lê lý trần , cụ hồ cụ giáp .vv thì vẫn chỉ là đặc sản nắm lấy thắt lưng địch mà đánh , quấy phá và gây thiệt hại rồi cù cưa dầm dề để chờ đợi thời cơ .

Có lẽ chỉ duy nhất 1 lần VN thể hiện cách đánh theo kiểu đàn anh , đó là lần đánh Cam . Tiếc thay cũng sml , thân tàn ma dại khi bị Cam nó dùng chính kiểu đánh du kích để cù cưa và gây thiệt hại nặng cho VN .
Cam thì cũng góp phần đánh toi thằng Polpot, ở lại thì Hunsen mới tập hợp được lực lượng để lên. Ở lại giúp nó thì đúng là sai lầm, vừa thiệt hại nặng nề, vừa bị khựa nó khịa vì nói chung không bao giờ đủ lực cho cuộc chiến dài hơi. Mà đau nhất là cuối cùng chính thằng Hunsen nó lập nước xong nó khịa.
 
Bài này lấy bài viết xưa cũ để châm chọc học thuyế quân sự của Việt Nam à?
Ko có bài viết nào hiện đại khoản 2015 hoặc 2016 để chửi cho nó gần gần đúng...dm.
"Phải chăng ở Việt Nam, vốn là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư duy quân sự phương Đông, HTQS không chỉ nghiên cứu chủ yếu về nghệ thuật sử dụng sức mạnh quân sự như quan điểm quân sự phương Tây mà đặt mục đích dùng sức mạnh và nghệ thuật tạo ra sức mạnh lên hàng đầu. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cũng đi theo hướng đó.

Từ nhận thức về HTQS như vậy, chúng tôi coi HTQS Việt Nam là tổng thể những quan điểm luận điểm phản ánh hệ thống tri thức, hệ thống lý luận có liên quan tới đấu tranh vũ trang và những hoạt động tạo ra sức mạnh Việt Nam để giành và giữ vững quyền độc lập tự chủ của dân tộc trong mọi hoàn cảnh, được đúc kết từ lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc, được diễn đạt có hệ thông theo quan điểm nhất quán của một nước thường phải lấy sức mạnh của toàn dân để đương đầu với các thế lực xâm lược lớn mạnh, trong tác chiến nhiều lúc phải lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn... góp phần bồi bổ cho nền học vấn quân sự Việt Nam, nâng cao trình độ và bản lĩnh quân sự của dân tộc.

Nó bao gồm cả nghệ thuật sáng tạo sức mạnh và sử dụng sức mạnh, có vị trí chỉ đạo nghệ thuật quân sự về những nét riêng độc đáo, khái quát từ tinh hoa truyền thống quân sự của dân tộc nâng lên thành phương châm, nguyên tắc ứng xử trong mọi tình huống, nhất là các tình huống bị uy hiếp, đe dọa.

Do đặc tính của đấu tranh vũ trang ở Việt Nam không chỉ do quân đội tiến hành, cũng không đơn thuần quân sự, HTQS Việt Nam phải khai thác nguồn lực không chỉ từ sức mạnh quân sự mà từ tất cả mọi sức mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối nội và đối ngoại có Liên quan tới cuộc đấu tranh tự phòng vệ của dân tộc và chế độ, những vấn đề có quan hệ đến “việc binh” như ông cha thường nói."
Dm tao ghét kiểu trích dẫn của tụi chống phá vãi cả lồn ra khi chỉ trích dẫn những ý tụi nó muốn, cắt dẫn câu chuyện theo hướng dcm tụi mày.
 
Cơ cấu tổ chức của QĐND ngày càng xa rời nguyên tắc "binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa", số lượng các ông tướng bụng phệ tăng chóng mặt, trong nhiệm kỳ 2016-2021, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng đối với 400 sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: 319 từ Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc (1 trường hợp truy thăng); 71 từ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc lên Trung tướng, Phó Đô đốc; 9 từ Trung tướng, Phó Đô đốc lên Thượng tướng, Đô đốc; 1 từ Thượng tướng lên Đại tướng.
z2717763253284_85da16ce2e949c47a4a667e290064e1319774133pm.jpeg
(Trung tướng - cục trưởng cục tác chiến điện tử)

QĐND hết sức đề cao học thuyết chiến tranh nhân dân, coi là bí kíp vạn năng để đối phó với cuộc xâm lược toàn diện, dự trù cho các tình huống phải rút lui, tuy nhiên trên thực tế đã có sự chuyển dịch sâu sắc từ mối đe dọa toàn diện sang “chiến tranh có giới hạn” và “cục bộ” ở biên giới cũng như trên biển. Đường lối chính sách về chiến tranh và quốc phòng của QĐND chưa có học thuyết mới để đối phó với các cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh giới hạn đã để lại những lúng túng khi xảy ra các vụ xung đột trên biển Đông, thế chủ động bao giờ cũng nằm trong tay Trung Quốc
thumb_660_7_trung3891-1.jpeg
tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam.
 
việc iraq, 1 thằng trùm trung đông với 600k lính bị mỹ và đồng minh đem quân đi tàu biển tới đập tòe mồm trong chưa đầy 2 tháng khiến tàu béo giật mình và quyết tâm cải cách quân đội theo phương tây đấy

tới 2003 thì sập mẹ luôn

lybia thì hổ báo nó cho không quân với tên lửa nã vào là chui cống ngay
Mày cho hỏi thế đéo nào taliban lại thắng đc Mẽo thế
 
và cái đất áp gan giờ nó như nào ?
lắm thằng nghĩ ngắn vl bố mày đéo muốn rep nữa
Cái đất đấy nó nát từ xưa rồi từ cái thời Liên Xô nhảy vào đã đéo ổn rồi thằng ngu sử mà bày đặt gào mồm
Cơ cấu tổ chức của QĐND ngày càng xa rời nguyên tắc "binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa", số lượng các ông tướng bụng phệ tăng chóng mặt, trong nhiệm kỳ 2016-2021, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng đối với 400 sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: 319 từ Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc (1 trường hợp truy thăng); 71 từ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc lên Trung tướng, Phó Đô đốc; 9 từ Trung tướng, Phó Đô đốc lên Thượng tướng, Đô đốc; 1 từ Thượng tướng lên Đại tướng.
View attachment 629086
(Trung tướng - cục trưởng cục tác chiến điện tử)

QĐND hết sức đề cao học thuyết chiến tranh nhân dân, coi là bí kíp vạn năng để đối phó với cuộc xâm lược toàn diện, dự trù cho các tình huống phải rút lui, tuy nhiên trên thực tế đã có sự chuyển dịch sâu sắc từ mối đe dọa toàn diện sang “chiến tranh có giới hạn” và “cục bộ” ở biên giới cũng như trên biển. Đường lối chính sách về chiến tranh và quốc phòng của QĐND chưa có học thuyết mới để đối phó với các cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh giới hạn đã để lại những lúng túng khi xảy ra các vụ xung đột trên biển Đông, thế chủ động bao giờ cũng nằm trong tay Trung Quốc
View attachment 629100
tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam.
Chiến tranh nhân dân vì ở cạnh một nước lớn nói thật Việt nam không có cửa 1-1 chơi sòng phẳng với Trung Quốc vì vật lực và tài lực còn yếu nên không thể xác định khô máu cả ngoài học thuyết chiến tranh nhân dân thì mày nghĩ còn cách gì để thắng đc cuộc chiến với Trung Quốc
 
Mày cho hỏi thế đéo nào taliban lại thắng đc Mẽo thế

đéo nước nào thắng dc 1 bọn chui hố núp trong rừng thi thoảng nhảy ra đánh bom rồi lẩn vào du kích " chiến tranh nhân dân" cả

nên nhớ bọn afga đã đập nga sml từ 1979 đến 1989, mà nga lúc ấy là siêu cường quân sự về lục quân

còn vịt kéo sang cam 1979 cũng sml với đám polpot thôi, chiếm được các tp to như mỹ chiếm kabul nhưng đéo dứt điểm nổi, rút về bọn kia nó lại chui lên tuyên bố win
 

Có thể bạn quan tâm

Top