Đinh Mỹ Linh
Trẻ trâu
Bản viết tay Chu Nguyên Chương để Trung thư tỉnh sọan thư gửi vua Trần (quốc vương An Nam):
Trung thư tỉnh các ngươi hãy viết thư để truyền đạt lời của ta cho An Nam:
“Trước kia Trẫm dạy nước ngươi rằng cứ ba năm đến triều một lần, các vật đem cống chỉ là để biểu ý mà thôi, còn như tấm lòng thờ nước lớn mãi vững bền thì nào cần đến vật thịnh soạn. Năm nay sứ Mỗ sang, vẫn lặn lội đem đồ lỉnh kỉnh đến triều. Sao An Nam quốc vương không tuân theo ý Trẫm?
Trẫm nghĩ rằng phải chăng trong nước vương đang rối cương loạn kỷ, đổi vua thay vị, có chỗ ngờ vực nên làm như thế? Nhưng thứ bậc vua tôi vốn đã định, cớ sao vương lại làm điều xằng bậy với bề trên để đến nỗi như vậy? Vương há không nghĩ đến số trời sao? Trẫm lại nghe nói vương hiện nay cũng là người trong tộc, nên biết đâu là có khả năng. Ôi!
Trẫm nghe thánh nhân Trung Quốc nói rằng: ‘Muốn lấy thiên hạ mà tự mình làm, ta cho là không thể được. Thiên hạ là vật thần, không thể lấy bằng hành động. Kẻ hành động sẽ bại vong, kẻ cầm nắm sẽ để mất.’* Nay Trần Mỗ làm việc soán ngôi, tất phải sợ trời đất mà kính nhân thần, chăm lo lê dân, gánh vác vương tước. Ví như khinh khi trời đất mà bạo ngược với thứ dân và nhân thần, thì sẽ không tồn tại được lâu dài.
Lại thấy rằng An Nam cậy cách núi ngăn biển, khuất tại một góc, nhờ trời đất xếp đặt mà sở hữu một phương, làm chủ sinh dân. Vua Trung Quốc nếu là người có đạo tất không phạm đến, còn nếu là kẻ mạnh vô tri tất sẽ đánh. Như Trẫm thống trị thiên hạ, chỉ mong dân được yên ổn mà thôi, không cậy mạnh mà cử quân hiếp yếu, cậy đông mà bạo ngược nước nhỏ. Tân vương An Nam nên kê cao gối ngủ, chớ lo chuyện dấy binh.”
* Câu này từ Đạo đức kinh, nói về thuyết vô vi của Đạo giáo

Trung thư tỉnh các ngươi hãy viết thư để truyền đạt lời của ta cho An Nam:
“Trước kia Trẫm dạy nước ngươi rằng cứ ba năm đến triều một lần, các vật đem cống chỉ là để biểu ý mà thôi, còn như tấm lòng thờ nước lớn mãi vững bền thì nào cần đến vật thịnh soạn. Năm nay sứ Mỗ sang, vẫn lặn lội đem đồ lỉnh kỉnh đến triều. Sao An Nam quốc vương không tuân theo ý Trẫm?
Trẫm nghĩ rằng phải chăng trong nước vương đang rối cương loạn kỷ, đổi vua thay vị, có chỗ ngờ vực nên làm như thế? Nhưng thứ bậc vua tôi vốn đã định, cớ sao vương lại làm điều xằng bậy với bề trên để đến nỗi như vậy? Vương há không nghĩ đến số trời sao? Trẫm lại nghe nói vương hiện nay cũng là người trong tộc, nên biết đâu là có khả năng. Ôi!
Trẫm nghe thánh nhân Trung Quốc nói rằng: ‘Muốn lấy thiên hạ mà tự mình làm, ta cho là không thể được. Thiên hạ là vật thần, không thể lấy bằng hành động. Kẻ hành động sẽ bại vong, kẻ cầm nắm sẽ để mất.’* Nay Trần Mỗ làm việc soán ngôi, tất phải sợ trời đất mà kính nhân thần, chăm lo lê dân, gánh vác vương tước. Ví như khinh khi trời đất mà bạo ngược với thứ dân và nhân thần, thì sẽ không tồn tại được lâu dài.
Lại thấy rằng An Nam cậy cách núi ngăn biển, khuất tại một góc, nhờ trời đất xếp đặt mà sở hữu một phương, làm chủ sinh dân. Vua Trung Quốc nếu là người có đạo tất không phạm đến, còn nếu là kẻ mạnh vô tri tất sẽ đánh. Như Trẫm thống trị thiên hạ, chỉ mong dân được yên ổn mà thôi, không cậy mạnh mà cử quân hiếp yếu, cậy đông mà bạo ngược nước nhỏ. Tân vương An Nam nên kê cao gối ngủ, chớ lo chuyện dấy binh.”
* Câu này từ Đạo đức kinh, nói về thuyết vô vi của Đạo giáo
