newboi
Con chim biết nói
Kim Phượng • 23/05/2025 - 06:54
theo Anadolu, hơn 70 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã ký một tuyên bố chung kêu gọi bảo vệ khẩn cấp dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh lo ngại hàng nghìn người Palestine ở Gaza có thể phải đối mặt với nạn đói.
Nhiều nước lo ngại người Palestine ở Gaza có thể phải đối mặt với nạn đói vì khủng hoảng nhân đạo. ảnh trên: Anadolu
Tuyên bố này diễn ra trước cuộc tranh luận mở thường niên tại Liên hợp quốc về vấn đề bảo vệ dân thường, trong đó có cuộc họp báo của Giám đốc viện trợ nhân đạo Liên hợp quốc, Tom Fletcher. Giám đốc Tom Fletcher (ảnh dưới) phát đi cảnh báo rằng, 14.000 trẻ sơ sinh ở Gaza có nguy cơ tử vong vì đói. Israel vừa phát động cuộc tấn công quân sự lớn mới nhất vào vùng lãnh thổ này.
Tuyên bố chung cho biết: "Những dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang vẫn tiếp tục sống trong điều kiện không thể tưởng tượng nổi về sự nguy hiểm, bất an và đau khổ liên tục".
Theo tuyên bố chung, ít nhất 36.000 thường dân đã thiệt mạng trong 14 cuộc xung đột vũ trang vào năm ngoái và hàng chục nghìn người bị thương do các thiết bị nổ.
Tuyên bố trích dẫn báo cáo từ cơ quan nhân đạo của Liên hợp quốc, OCHA, cảnh báo Gaza đang phải đối mặt với "cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất" kể từ khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas bùng phát vào tháng 10-2023.
“Điều này không thể tiếp tục”, tuyên bố chung nêu rõ: “Hôm nay, chúng tôi đưa ra một thông điệp rõ ràng: Việc bảo vệ thường dân không phải là tùy chọn. Đó là nghĩa vụ pháp lý theo luật nhân đạo quốc tế và là mệnh lệnh đạo đức mà chúng ta không thể bỏ qua...".
Tuyên bố chung cũng ca ngợi vai trò quan trọng của các nhân viên cứu trợ, lên án mọi hành vi bạo lực và đe dọa chống lại họ.
năm 2024 là năm chết chóc nhất trong lịch sử đối với nhân viên làm công tác nhân đạo, khi hơn 360 nhân viên đã thiệt mạng ở 20 quốc gia.
Mặc dù lệnh phong tỏa viện trợ đã được Israel dỡ bỏ vào đầu tuần, nhưng Liên hợp quốc vẫn đang phải vật lộn để vận chuyển hàng cứu trợ rất cần thiết vào vùng đất này.
hôm 21 tháng 5 năm 2025 người phát ngôn Stephane Dujarric (ảnh dưới) của Liên hợp quốc cho biết, quân đội Israel chỉ cho các xe tải cứu trợ tiếp cận Gaza qua một con đường không an toàn, đồng thời lưu ý các cuộc thảo luận giữa các tổ chức quốc tế và Israel vẫn đang diễn ra.
Một số nước lớn không tham gia ký kết, trong hơn 70 quốc gia ký tuyên bố chung có Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Pháp, cũng như Saudi Arabia và các quốc gia khác trong thế giới Arab
theo Anadolu, hơn 70 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã ký một tuyên bố chung kêu gọi bảo vệ khẩn cấp dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh lo ngại hàng nghìn người Palestine ở Gaza có thể phải đối mặt với nạn đói.

Tuyên bố này diễn ra trước cuộc tranh luận mở thường niên tại Liên hợp quốc về vấn đề bảo vệ dân thường, trong đó có cuộc họp báo của Giám đốc viện trợ nhân đạo Liên hợp quốc, Tom Fletcher. Giám đốc Tom Fletcher (ảnh dưới) phát đi cảnh báo rằng, 14.000 trẻ sơ sinh ở Gaza có nguy cơ tử vong vì đói. Israel vừa phát động cuộc tấn công quân sự lớn mới nhất vào vùng lãnh thổ này.
Tuyên bố chung cho biết: "Những dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang vẫn tiếp tục sống trong điều kiện không thể tưởng tượng nổi về sự nguy hiểm, bất an và đau khổ liên tục".
Theo tuyên bố chung, ít nhất 36.000 thường dân đã thiệt mạng trong 14 cuộc xung đột vũ trang vào năm ngoái và hàng chục nghìn người bị thương do các thiết bị nổ.
Tuyên bố trích dẫn báo cáo từ cơ quan nhân đạo của Liên hợp quốc, OCHA, cảnh báo Gaza đang phải đối mặt với "cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất" kể từ khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas bùng phát vào tháng 10-2023.
“Điều này không thể tiếp tục”, tuyên bố chung nêu rõ: “Hôm nay, chúng tôi đưa ra một thông điệp rõ ràng: Việc bảo vệ thường dân không phải là tùy chọn. Đó là nghĩa vụ pháp lý theo luật nhân đạo quốc tế và là mệnh lệnh đạo đức mà chúng ta không thể bỏ qua...".
Tuyên bố chung cũng ca ngợi vai trò quan trọng của các nhân viên cứu trợ, lên án mọi hành vi bạo lực và đe dọa chống lại họ.
năm 2024 là năm chết chóc nhất trong lịch sử đối với nhân viên làm công tác nhân đạo, khi hơn 360 nhân viên đã thiệt mạng ở 20 quốc gia.
Mặc dù lệnh phong tỏa viện trợ đã được Israel dỡ bỏ vào đầu tuần, nhưng Liên hợp quốc vẫn đang phải vật lộn để vận chuyển hàng cứu trợ rất cần thiết vào vùng đất này.
hôm 21 tháng 5 năm 2025 người phát ngôn Stephane Dujarric (ảnh dưới) của Liên hợp quốc cho biết, quân đội Israel chỉ cho các xe tải cứu trợ tiếp cận Gaza qua một con đường không an toàn, đồng thời lưu ý các cuộc thảo luận giữa các tổ chức quốc tế và Israel vẫn đang diễn ra.

Một số nước lớn không tham gia ký kết, trong hơn 70 quốc gia ký tuyên bố chung có Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Pháp, cũng như Saudi Arabia và các quốc gia khác trong thế giới Arab