Xachtayre222
Đẹp trai mà lại có tài
Phần cứng thì không có nhiều thay đổi
Phần mềm thì AI đã quá thua xa các đối thủ
Apple ngày càng tụt hậu và sớm đi theo Nokia
Trí tuệ nhân tạo đang trở thành cuộc đua chiến lược của các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Từ công cụ tìm kiếm, trợ lý ảo đến các thiết bị phần cứng như kính thực tế ảo, AI được xem là chìa khóa mở ra kỷ nguyên điện toán mới, nơi người dùng tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên thay vì nhấn chạm hay gõ bàn phím.
Trong khi Google, Microsoft, OpenAI hay Meta liên tục tung ra những đột phá về AI, Apple lại dậm chân tại chỗ. Siri ngày càng lỗi thời, các tính năng AI bị trì hoãn, trong khi nội bộ công ty lúng túng với chiến lược phát triển. Cuộc khủng hoảng âm thầm này có thể đe dọa nghiêm trọng vị thế của Apple trong vài năm tới.
Năm 2018, để thay đổi tình hình, Apple chiêu mộ John Giannandrea, cựu quản lý mảng AI của Google với kỳ vọng giúp Siri lấy lại vị thế. Giannandrea được trao quyền kiểm soát toàn bộ các hoạt động liên quan đến trí tuệ nhân tạo và phải báo cáo trực tiếp cho CEO Tim Cook. Các lãnh đạo cấp cao của Táo khuyết từng kỳ vọng đây sẽ là bước ngoặt đưa Apple vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu về AI như những gì công ty đã làm với iPhone hay MacBook trước đó.
Trong khi Siri đã lạc hậu, Apple Intelligence lại tiếp tục bị trì hoãn. Ảnh: Bloomberg.
Tuy nhiên, sau 7 năm, kết quả lại không như kỳ vọng. Siri vẫn không thể xử lý các truy vấn phức tạp, khả năng đàm thoại kém và thường xuyên đưa ra câu trả lời không chính xác. Trong khi đó, những công cụ như ChatGPT hay Google Gemini đã làm thay đổi hoàn toàn cách người dùng kỳ vọng vào một trợ lý ảo hiện đại.
Nhà sản xuất iPhone từng giới thiệu Apple Intelligence tại sự kiện WWDC 2024 như một bước tiến quan trọng trong chiến lược AI. Tuy nhiên, những tính năng này đều phải lùi thời điểm phát hành, thậm chí vẫn chưa thể ra mắt vào giữa năm 2025. Sự thiếu nhất quán giữa lời quảng bá và sản phẩm thực tế khiến người dùng hoài nghi, dẫn đến nhiều vụ kiện tụng tập thể về việc quảng cáo sai sự thật.
Sự trì trệ của Siri không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật mà phản ánh rõ rệt cách tiếp cận bảo thủ của Apple trong lĩnh vực AI, nơi đòi hỏi tốc độ, sự cởi mở và khả năng chấp nhận thất bại để tiến xa hơn.
Giannandrea, người quản lý mảng AI của Apple đã nhiều lần đề xuất những thay đổi lớn trong chiến lược phát triển Siri nhưng không nhận được sự hậu thuẫn cần thiết. Dù có kinh nghiệm, ông bị đánh giá không đủ "quyết liệt" để kêu gọi ngân sách và nguồn lực cần thiết. Các nhóm kỹ sư AI do ông phụ trách mô tả công việc như “một con tàu chìm dần mà không ai bơi tới cứu”.
Giannandrea (trái) và Federighi (phải) tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple vào tháng 6/2024. Ảnh: Bloomberg.
Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi Apple đầu tư ít hơn vào hạ tầng AI so với các đối thủ. Trong khi Google, Microsoft, Amazon sớm "gom" GPU để huấn luyện AI, Apple vẫn duy trì chiến lược "chờ thị trường ổn định rồi mới hành động". Điều này khiến Apple không thể huấn luyện các mô hình AI thế hệ mới đủ nhanh và tốt.
Ngay cả khi Apple bắt đầu hợp tác với các công ty bên ngoài như OpenAI hay Google để tích hợp chatbot vào Siri, việc triển khai cũng bị chậm trễ nhiều tháng. Nhiều tính năng vẫn không hoạt động ổn định, dẫn đến làn sóng chỉ trích từ người dùng và giới chuyên môn.
Thất bại với Siri cũng phản ánh một thực tế rằng Apple, lâu nay vốn thành công nhờ kiểm soát mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm, lại gặp khó khi bước vào lĩnh vực AI.
Phần mềm thì AI đã quá thua xa các đối thủ
Apple ngày càng tụt hậu và sớm đi theo Nokia
Apple bế tắc
Apple đang tụt lại trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo khi Siri đã lỗi thời, sản phẩm AI mới bị trì hoãn và chiến lược thiếu rõ ràng khiến công ty dần mất thị phần vào tay đối thủ.
Trí tuệ nhân tạo đang trở thành cuộc đua chiến lược của các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Từ công cụ tìm kiếm, trợ lý ảo đến các thiết bị phần cứng như kính thực tế ảo, AI được xem là chìa khóa mở ra kỷ nguyên điện toán mới, nơi người dùng tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên thay vì nhấn chạm hay gõ bàn phím.
Trong khi Google, Microsoft, OpenAI hay Meta liên tục tung ra những đột phá về AI, Apple lại dậm chân tại chỗ. Siri ngày càng lỗi thời, các tính năng AI bị trì hoãn, trong khi nội bộ công ty lúng túng với chiến lược phát triển. Cuộc khủng hoảng âm thầm này có thể đe dọa nghiêm trọng vị thế của Apple trong vài năm tới.
Siri tụt hậu, Apple bế tắc
Apple từng là công ty tiên phong trong lĩnh vực trợ lý ảo khi ra mắt Siri vào năm 2011. Ở thời điểm đó, Siri được xem là công cụ mang tính cách mạng, cho phép người dùng tương tác với điện thoại bằng giọng nói, điều mà ít công ty công nghệ nào làm được. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, Siri không những không tiến xa hơn mà còn tụt lại phía sau so với các đối thủ như Google Assistant hay Amazon Alexa.Năm 2018, để thay đổi tình hình, Apple chiêu mộ John Giannandrea, cựu quản lý mảng AI của Google với kỳ vọng giúp Siri lấy lại vị thế. Giannandrea được trao quyền kiểm soát toàn bộ các hoạt động liên quan đến trí tuệ nhân tạo và phải báo cáo trực tiếp cho CEO Tim Cook. Các lãnh đạo cấp cao của Táo khuyết từng kỳ vọng đây sẽ là bước ngoặt đưa Apple vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu về AI như những gì công ty đã làm với iPhone hay MacBook trước đó.
Trong khi Siri đã lạc hậu, Apple Intelligence lại tiếp tục bị trì hoãn. Ảnh: Bloomberg.
![]() |
Trong khi Siri đã lạc hậu, Apple Intelligence lại tiếp tục bị trì hoãn. Ảnh: Bloomberg. |
Nhà sản xuất iPhone từng giới thiệu Apple Intelligence tại sự kiện WWDC 2024 như một bước tiến quan trọng trong chiến lược AI. Tuy nhiên, những tính năng này đều phải lùi thời điểm phát hành, thậm chí vẫn chưa thể ra mắt vào giữa năm 2025. Sự thiếu nhất quán giữa lời quảng bá và sản phẩm thực tế khiến người dùng hoài nghi, dẫn đến nhiều vụ kiện tụng tập thể về việc quảng cáo sai sự thật.
Sự trì trệ của Siri không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật mà phản ánh rõ rệt cách tiếp cận bảo thủ của Apple trong lĩnh vực AI, nơi đòi hỏi tốc độ, sự cởi mở và khả năng chấp nhận thất bại để tiến xa hơn.
Chiến lược thiếu nhất quán
Nguồn tin từ Bloomberg cho biết nội bộ Apple đang chia rẽ về tầm quan trọng và hướng đi của AI. Trong khi CEO Tim Cook coi đây là "ưu tiên dài hạn", một số lãnh đạo cấp cao khác như Phó Chủ tịch Craig Federighi lại miễn cưỡng đầu tư mạnh tay cho lĩnh vực này. Federighi dường như vẫn trung thành với cách phát triển phần mềm truyền thống khi ưu tiên sự chậm rãi, kiểm soát chặt chẽ và ưu tiên độ ổn định.Giannandrea, người quản lý mảng AI của Apple đã nhiều lần đề xuất những thay đổi lớn trong chiến lược phát triển Siri nhưng không nhận được sự hậu thuẫn cần thiết. Dù có kinh nghiệm, ông bị đánh giá không đủ "quyết liệt" để kêu gọi ngân sách và nguồn lực cần thiết. Các nhóm kỹ sư AI do ông phụ trách mô tả công việc như “một con tàu chìm dần mà không ai bơi tới cứu”.
Giannandrea (trái) và Federighi (phải) tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple vào tháng 6/2024. Ảnh: Bloomberg.
![]() |
Giannandrea (trái) và Federighi (phải) tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple vào tháng 6/2024. Ảnh: Bloomberg. |
Ngay cả khi Apple bắt đầu hợp tác với các công ty bên ngoài như OpenAI hay Google để tích hợp chatbot vào Siri, việc triển khai cũng bị chậm trễ nhiều tháng. Nhiều tính năng vẫn không hoạt động ổn định, dẫn đến làn sóng chỉ trích từ người dùng và giới chuyên môn.
Thất bại với Siri cũng phản ánh một thực tế rằng Apple, lâu nay vốn thành công nhờ kiểm soát mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm, lại gặp khó khi bước vào lĩnh vực AI.