Chiều 5.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ áp thuế đối ứng với VN và nhiều nước.
Xúc tiến đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại song phương VN - MỹCác ý kiến tại cuộc họp đều đánh giá VN đã thể hiện tinh thần bình tĩnh, ứng phó kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, tối 4.4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm rất thành công với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính phủ cũng đã chủ động báo cáo, đề xuất nhiều nội dung và được Bộ Chính trị đồng ý. Đáng chú ý, VN đã cơ bản giải quyết những vấn đề quan tâm của phía Mỹ, đặc biệt là chủ động giảm thuế theo Nghị định 73 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thủ tướng nhấn mạnh, VN và Mỹ đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện; quan hệ kinh tế, thương mại được thúc đẩy trên cơ sở hai nền kinh tế có tính bổ trợ, hỗ trợ, chứ không cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau. Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN; trong khi VN nằm trong nhóm các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất ở khu vực ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính
ẢNH: TTXVN
Đặc biệt, theo Thủ tướng, xuất siêu của VN sang Mỹ lớn, nhưng có lợi cho cả hai bên. Do đó, nếu Mỹ áp thuế đối ứng như đã công bố sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của VN, các thị trường gián tiếp của VN và ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ.
VN là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, một tác động nhỏ bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới bên trong. Do đó, phải nắm chắc tình hình, giữ vững bản lĩnh, sáng suốt, sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt trong điều hành, quản lý nhưng kiên định, kiên trì về những nguyên tắc cơ bản, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động. Cách tiếp cận, xử lý vấn đề phải mang tính tổng thể, toàn diện…
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, dưới sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ. Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra. Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Mỹ trên tinh thần hai bên cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát ngay các sắc thuế, mở rộng chính sách tại Nghị định 73 theo hướng tiệm cận thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump. Bộ Công thương chủ trì, rà soát để tăng cường nhập khẩu từ Mỹ các mặt hàng VN có nhu cầu, có lợi khi nhập khẩu. Xúc tiến đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại song phương VN - Mỹ.
Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của VN gặp các đầu mối quan trọng của phía Mỹ. Hai bộ Ngoại giao, Công thương tiếp tục giao thiệp để phía Mỹ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán với Mỹ cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.
Chuẩn bị hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp khó khăn
Cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), khuyến khích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước, khẳng định quan điểm luôn đồng hành, hỗ trợ, sát cánh cùng người dân, DN, nhà đầu tư trong những lúc khó khăn. Bộ Tài chính chú trọng số hóa trong thu thuế, tích cực thu thuế bằng hóa đơn khởi tạo bằng máy tính tiền. Kiểm soát tốt xuất xứ hàng hóa, thương hiệu và bản quyền, sở hữu trí tuệ.
Về lâu dài, Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn; tái cơ cấu thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng theo hướng đa dạng hóa hơn, không phụ thuộc vào một thị trường, khai thác các thị trường mới tiềm năng như Trung Đông, Trung Á…
Thủ tướng khẳng định, đây cũng là sức ép để đổi mới, là cơ hội để DN và đất nước vươn mình, bứt phá và vươn lên. Vấn đề rất quan trọng là phải có giải pháp hỗ trợ người dân, DN trong lúc khó khăn. Theo đó, yêu cầu Bộ Tài chính phải có phương án chuẩn bị hỗ trợ DN trong trường hợp khó khăn.
Thủ tướng nhấn mạnh, VN và Mỹ đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện; quan hệ kinh tế, thương mại được thúc đẩy trên cơ sở hai nền kinh tế có tính bổ trợ, hỗ trợ, chứ không cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau. Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN; trong khi VN nằm trong nhóm các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất ở khu vực ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính
ẢNH: TTXVN
Đặc biệt, theo Thủ tướng, xuất siêu của VN sang Mỹ lớn, nhưng có lợi cho cả hai bên. Do đó, nếu Mỹ áp thuế đối ứng như đã công bố sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của VN, các thị trường gián tiếp của VN và ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ.
VN là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, một tác động nhỏ bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới bên trong. Do đó, phải nắm chắc tình hình, giữ vững bản lĩnh, sáng suốt, sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt trong điều hành, quản lý nhưng kiên định, kiên trì về những nguyên tắc cơ bản, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động. Cách tiếp cận, xử lý vấn đề phải mang tính tổng thể, toàn diện…
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, dưới sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ. Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra. Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Mỹ trên tinh thần hai bên cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát ngay các sắc thuế, mở rộng chính sách tại Nghị định 73 theo hướng tiệm cận thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump. Bộ Công thương chủ trì, rà soát để tăng cường nhập khẩu từ Mỹ các mặt hàng VN có nhu cầu, có lợi khi nhập khẩu. Xúc tiến đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại song phương VN - Mỹ.
Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của VN gặp các đầu mối quan trọng của phía Mỹ. Hai bộ Ngoại giao, Công thương tiếp tục giao thiệp để phía Mỹ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán với Mỹ cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.
Chuẩn bị hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp khó khăn
Cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), khuyến khích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước, khẳng định quan điểm luôn đồng hành, hỗ trợ, sát cánh cùng người dân, DN, nhà đầu tư trong những lúc khó khăn. Bộ Tài chính chú trọng số hóa trong thu thuế, tích cực thu thuế bằng hóa đơn khởi tạo bằng máy tính tiền. Kiểm soát tốt xuất xứ hàng hóa, thương hiệu và bản quyền, sở hữu trí tuệ.
Về lâu dài, Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn; tái cơ cấu thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng theo hướng đa dạng hóa hơn, không phụ thuộc vào một thị trường, khai thác các thị trường mới tiềm năng như Trung Đông, Trung Á…
Thủ tướng khẳng định, đây cũng là sức ép để đổi mới, là cơ hội để DN và đất nước vươn mình, bứt phá và vươn lên. Vấn đề rất quan trọng là phải có giải pháp hỗ trợ người dân, DN trong lúc khó khăn. Theo đó, yêu cầu Bộ Tài chính phải có phương án chuẩn bị hỗ trợ DN trong trường hợp khó khăn.