Có cái bài này đăng lên Bangkok Post mà anh em hỏi nhiều quá nên mình bày tỏ quan điểm.
Fact đưa ra không sai, NHƯNG góc nhìn quá BI QUAN VÀ CÀ KHỊA, đồng thời link fact với rủi ro crisis quá khiên cưỡng.
https://www.bangkokpost.com/.../an-asean-country-might-be...
Một vài điểm lưu ý: nhiều khó khăn của VN là tình hình chung của ASEAN và Châu Á.
- Liquidity crunch, ủa, mấy ông ASEAN ông nào đang không tăng lãi suất kéo lãi suất tăng. Ông lãi suất 3% lên 5% thì hơn ông 7% lên 9% hả? Ông tăng trưởng kinh tế 4% đổ lại charge lãi suất 5%+ cũng ngáp như ông tăng trưởng 7% charge lãi suất 9% thôi.
- Foreign reserves giảm: China, HongKong, Nhật, Hàn đều vậy. Số liệu cho thấy central banks của emerging countries đã giảm dự trữ gần 400 tỷ đô tính tới tháng 6 để kháng cự tỷ giá. Bản thân Ấn, Thái, Hàn 2 tháng qua là mất reserves nhiều nhất với gần 115 tỷ. Trung ước tính giảm gần 200 tỷ. Dự trữ ngoại hối của các nước emerging giảm từ 6-30+% là hiện tượng trong năm nay. Nó không bình thường, nhưng khịa foreign reserves là pathetic.
Rồi giờ nói điểm chính.
Điều gì khiến mình tin there will be no 1997 in Vietnam?
- capital outlows khỏi VN sẽ rất ít so với các nước bị ảnh hưởng 1997. Tiền chạy đi đâu cha?
Thái, Trung, Hàn, Nhật nước nào giờ không có vấn đề? Tương tự Covid, giờ chạy về thì chỉ có về Mỹ. Mà về Mỹ làm giống gì với FDI sản xuất? Người nó còn không đủ đi làm (job participation rate lại giảm nữa, mô phật). Ngoại trừ vốn FDI, indirect flow cũng sẽ không hoảng loạn vì prospect của VN ổn, doanh nghiệp niêm yết vẫn lời. Vốn indirect rút thì chắc chắn có rút, nhưng rút như khủng hoảng thì ít khả năng.
- Bank VN vững hơn các nước bị ảnh hưởng của 1997. An toàn vốn của hệ thống vẫn tốt hơn nhiều.
- Bài viết nêu lo ngại về nợ nước ngoài. Thực tế thì nợ nước ngoài đáo hạn của VN rất trong tầm kiểm soát và credit ratings của VN có triển vọng tốt hơn cái nước đăng bài viết cà khịa.
Vấn đề thật sự của VN thì bài viết không nêu ra được. Nó đến từ cái việc là "thiếu tiền" và thị trường bất động sản khó khăn. Cái này nó là risk thật.
Solution của risk này ở chỗ:
- Hoặc NHNN hoặc ngân sách phải tung tiền ra, để DN có thể vay lãi suất thấp hơn. Mấy gói chi ngân sách làm ơn chi ra cho được.
- Giảm bank liquidity hoarding trong hệ thống, nghĩa là bank bớt hold lại thanh khoản mà dám cho vay ra. Vậy thì kinh tế phải tươi sáng bank mới dám làm, và NHNN phải mở cái room tín dụng nữa.
Thanh khoản hệ thống bank căng, giờ mở tín dụng mà không có đầu vào lãi suất thấp thì cho vay ls thấp kiểu gì? Cái này NHNN phải gỡ rối. Mà gỡ rối thì thiệt ra là rồi cũng phải bơm thêm tiền ra thay vì hút về. Nhưng mục tiêu lạm phát thì sao? Khó nhất là ở điểm này.
- Tháo gỡ vấn đề tâm lý trên thị trường BĐS là ôm tiền ngồi chờ giá nhà rớt của nhiều tay chơi BĐS.
Túm lại không đơn giản, vì cái sự thắt chặt đột ngột về thanh khoản của thị trường tiền tệ, đến từ nhiều áp lực, trong đó cái rào cản chống lạm phát và DN over-leveraged giờ phải deleverage, trong khi một số bank quay qua hoard liquidity thay vì đẩy tiền ra liên ngân hàng đóng một vai trò quan trọng.
NHNN có thể chủ động giảm áp lực qua việc bơm thanh khoản. Nhưng vấn đề là nếu lạm phát vọt lên ai chịu? Chưa kể nếu xoay sở không tốt tiền lại vào bơm bong bóng bđs nữa thì lại sai quan điểm. Nhưng ông China đập không xong giờ phải ra bơm tiền lại vào BĐS đấy thôi.
Còn ông ngân sách nếu chi được tiền cũng sẽ kích thích kinh tế và giảm áp lực lên thanh khoản, vì ông chi tiền thì DN có tiền, gửi tiền vào bank, đảo nợ, trả nợ, .v.v Nhưng ông lại không chi được.
Túm lại, trạng thái gồng tiếp tục cho đến khi một trong 2 nút thắt NHNN không dám bơm mạnh thanh khoản và ngân sách không chi được tiền được thả ra.
Còn với TTCK, thanh khoản và nhiều thứ đang kẹt vì những tin về thanh tra, điều tra vẫn đầy thị trường. Cái này thì bó tay rồi. Chỉ có thể đợi nó qua đi mà thôi.
Túm lại, khó khăn thì có đó, nhưng mà bạn không cần tự làm mình sợ thêm với một bài op-ed đe dọa bằng những thông tin và phương pháp luận tào lao đăng trên tờ báo của một nước là anh em credit ratings đánh giá triển vọng không khá hơn VN.
Vấn đề là nên bình tĩnh. Nước Anh mấy tháng đổi 3 thủ tướng, lạm phát 10%, mà tui còn chưa lo nên anh em không cần hoảng loạn về những bài viết tào lao.
Câu chuyện của VN chủ yếu là có 1 lượng capital đổ vào một khu vực của nền kinh tế là BĐS giờ hiện đang kẹt. Giải pháp là phải scale back lại capital không hiệu quả đó để đem đi làm cái khác. Mà trong quá trình chuyển đổi đó lại thiếu vốn và cơ hội do kinh tế toàn cầu đi xuống. Rồi 2 ông có thể bơm tiền cho nền kinh tế là NHNN và ngân sách thì đang rón rén.
Gỡ rối chính sách này cần 1 cú đột phá chính sách phá cục máu đông, gỡ rối thị trường financing cho DN và BĐS. Mà trước hết, phá cục máu đông trái phiếu BĐS trước để tâm lý financial markets dãn ra đã, không thôi ai cũng đang liquidity hoarding hết.
Khuyến khích dân chạy 300m mà phía trước gắn trái bom đó thì ai mà dám chạy.
Log into Facebook to start sharing and connecting with your friends, family, and people you know.
www.facebook.com