
Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 3/5, bốn tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku, và một chiếc trực thăng xuất phát từ một trong các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập vào không phận lãnh thổ của Nhật Bản quanh khu vực này, theo thông cáo đăng cùng ngày của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Sau sự việc này, vào buổi chiều cùng ngày, ông Kanai Masaaki, Vụ trưởng Vụ Châu Á và Châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đã triệu tập ông Triệu Bảo Cường, quyền Phó Đại sứ của Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Nhật Bản, để đưa ra phản đối nghiêm khắc về hành động của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.
Ông Masaaki cũng cho rằng hành động này vi phạm chủ quyền của Nhật Bản, đồng thời mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Trung Quốc đảm bảo không để tái diễn những hành động tương tự.
Nhật Bản hiện đang kiểm soát quần đảo này, còn gọi là Điếu Ngư Đài, ở Biển Hoa Đông, trong khi Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
Theo đài NHK của Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản khẳng định quần đảo Điếu Ngư Đài là phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản về mặt lịch sử và pháp lý quốc tế, và không có vấn đề chủ quyền nào cần phải giải quyết.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã gửi công hàm phản đối mạnh mẽ tới Trung Quốc qua các kênh ngoại giao, và yêu cầu Bắc Kinh nghiêm túc ngăn chặn tái diễn hành động tương tự.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Funakoshi Takehiro cũng đã đưa ra phản đối tương tự với ông Ngô Giang Hạo, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản.
Đây là lần thứ tư máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản.
Ba trong số các vụ việc trước đó cũng xảy ra gần quần đảo Điếu Ngư Đài, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia của một trực thăng thuộc chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin rằng vào hôm 3/5, khi các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đang tiến hành tuần tra định kỳ tại vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư Đài theo đúng quy định pháp luật, một máy bay dân sự của Nhật Bản đã xâm nhập trái phép vào không phận Trung Quốc trên khu vực Điếu Ngư Đài lúc 11 giờ 19 phút sáng và rời khỏi khu vực vào lúc 11 giờ 24 phút.
Người phát ngôn của CCG, ông Lưu Đức Quân, nói trong một tuyên bố rằng, để đối phó với tình huống này, CCG đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát cần thiết và điều động một trực thăng trên tàu để cảnh báo và xua đuổi máy bay đó.
Sau sự việc này, vào buổi chiều cùng ngày, ông Kanai Masaaki, Vụ trưởng Vụ Châu Á và Châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đã triệu tập ông Triệu Bảo Cường, quyền Phó Đại sứ của Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Nhật Bản, để đưa ra phản đối nghiêm khắc về hành động của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.
Ông Masaaki cũng cho rằng hành động này vi phạm chủ quyền của Nhật Bản, đồng thời mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Trung Quốc đảm bảo không để tái diễn những hành động tương tự.
Nhật Bản hiện đang kiểm soát quần đảo này, còn gọi là Điếu Ngư Đài, ở Biển Hoa Đông, trong khi Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Theo đài NHK của Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản khẳng định quần đảo Điếu Ngư Đài là phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản về mặt lịch sử và pháp lý quốc tế, và không có vấn đề chủ quyền nào cần phải giải quyết.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã gửi công hàm phản đối mạnh mẽ tới Trung Quốc qua các kênh ngoại giao, và yêu cầu Bắc Kinh nghiêm túc ngăn chặn tái diễn hành động tương tự.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Funakoshi Takehiro cũng đã đưa ra phản đối tương tự với ông Ngô Giang Hạo, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản.
Đây là lần thứ tư máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản.
Ba trong số các vụ việc trước đó cũng xảy ra gần quần đảo Điếu Ngư Đài, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia của một trực thăng thuộc chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin rằng vào hôm 3/5, khi các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đang tiến hành tuần tra định kỳ tại vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư Đài theo đúng quy định pháp luật, một máy bay dân sự của Nhật Bản đã xâm nhập trái phép vào không phận Trung Quốc trên khu vực Điếu Ngư Đài lúc 11 giờ 19 phút sáng và rời khỏi khu vực vào lúc 11 giờ 24 phút.
Người phát ngôn của CCG, ông Lưu Đức Quân, nói trong một tuyên bố rằng, để đối phó với tình huống này, CCG đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát cần thiết và điều động một trực thăng trên tàu để cảnh báo và xua đuổi máy bay đó.