
Giai đoạn năm 2024-2025, thị trường việc làm IT tại Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có.
Nhân lực IT tìm kiếm việc làm. Ảnh: Hương Nha
Báo cáo thị trường IT Việt Nam giai đoạn 2024-2025 do TopDev công bố cho thấy, thị trường việc làm IT tại Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có, đặc biệt trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây và an ninh mạng.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ cao đang tăng mạnh, với mức lương cho các chuyên gia trong các lĩnh vực này liên tục gia tăng.
Theo báo cáo, mức lương trung bình của lập trình viên tại Việt Nam vào năm 2024 ước tính dao động 1.100-3.000 USD/tháng (27-73 triệu đồng), tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm.
Đặc biệt, các vị trí chuyên sâu như kỹ sư AI và chuyên gia bảo mật thông tin có thể nhận được mức lương vượt xa con số trung bình, nhờ vào sự khan hiếm nhân lực và tầm quan trọng của những vai trò này trong các doanh nghiệp.
Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy, thị trường IT Việt Nam cần bổ sung ít nhất 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025 để đáp ứng nhu cầu. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nghề khoa học máy tính cũng đang và sẽ cần lượng lớn nhân lực.
Tại báo cáo đánh giá thực trạng chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhận định về chế độ, chính sách hiện nay đối với người làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
Báo cáo nêu rõ, đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT) thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng có vai trò hết sức quan trọng trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ điện tử.
Để có thể tận dụng tối đa và phát huy hiệu quả của công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, việc tiếp nhận, đào tạo, duy trì và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực là hết sức cần thiết.
Do đó, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại; môi trường làm việc có chất lượng thì một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng trong các cơ quan nhà nước để có thể giữ chân và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác.
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của 33 cơ quan trung ương (các Ban của Đảng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) và 54 địa phương cho thấy yêu cầu sử dụng người có trình độ CNTT lớn hơn nhiều số lượng chỉ tiêu biên chế được giao:
Năm 2021: Sử dụng 12.152/6.310 chỉ tiêu biên chế;
Năm 2022: Sử dụng 12.628/6.451 chỉ tiêu biên chế;
Năm 2023: Sử dụng 16.166/7.105 chỉ tiêu biên chế.

Báo cáo thị trường IT Việt Nam giai đoạn 2024-2025 do TopDev công bố cho thấy, thị trường việc làm IT tại Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có, đặc biệt trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây và an ninh mạng.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ cao đang tăng mạnh, với mức lương cho các chuyên gia trong các lĩnh vực này liên tục gia tăng.
Theo báo cáo, mức lương trung bình của lập trình viên tại Việt Nam vào năm 2024 ước tính dao động 1.100-3.000 USD/tháng (27-73 triệu đồng), tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm.
Đặc biệt, các vị trí chuyên sâu như kỹ sư AI và chuyên gia bảo mật thông tin có thể nhận được mức lương vượt xa con số trung bình, nhờ vào sự khan hiếm nhân lực và tầm quan trọng của những vai trò này trong các doanh nghiệp.
Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy, thị trường IT Việt Nam cần bổ sung ít nhất 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025 để đáp ứng nhu cầu. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nghề khoa học máy tính cũng đang và sẽ cần lượng lớn nhân lực.
Tại báo cáo đánh giá thực trạng chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhận định về chế độ, chính sách hiện nay đối với người làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
Báo cáo nêu rõ, đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT) thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng có vai trò hết sức quan trọng trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ điện tử.
Để có thể tận dụng tối đa và phát huy hiệu quả của công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, việc tiếp nhận, đào tạo, duy trì và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực là hết sức cần thiết.
Do đó, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại; môi trường làm việc có chất lượng thì một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng trong các cơ quan nhà nước để có thể giữ chân và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác.
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của 33 cơ quan trung ương (các Ban của Đảng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) và 54 địa phương cho thấy yêu cầu sử dụng người có trình độ CNTT lớn hơn nhiều số lượng chỉ tiêu biên chế được giao:
Năm 2021: Sử dụng 12.152/6.310 chỉ tiêu biên chế;
Năm 2022: Sử dụng 12.628/6.451 chỉ tiêu biên chế;
Năm 2023: Sử dụng 16.166/7.105 chỉ tiêu biên chế.