trung bình là trung bình trong bao nhiêu năm, phải tính cụ thể chứ

Ví dụ như nó nói trung bình trong 20 năm là 10% đó. Và đúng là thời kỳ 2011 do ảnh hưởng lạm phát quá nặng nên năm đó và năm 2012 đã đẩy lãi suất huy động lên mức cao không tưởng. Nhưng theo tao nhớ thị trường loanh quanh mức 25% là rất cao rồi. Thực tế chỉ dám đến tầm 22% là cùng với các bank lớn. Thời điểm đó lãi suất trần mà SBV cho phép không được vượt quá 14%, nhưng bank cỏ vì giữ chân khách nên phải chơi lách luật bằng nhiều hình thức, phổ biến nhất là tặng quà tuy nhiên có cam kết phải gửi đủ kỳ hạn. Việc lãi suất lên tới 30% như nó viết tao không dám chắc vì khi ấy chúng nó đi đêm quá nhiều, thị trường quá hỗn loạn. Đúng là thời điểm đó tao có làm về tiền tệ thị trường vốn thật nhưng mặt bằng chung cũng khó ai dám chấp nhận huy động lên tới hơn 25%, vì đỉnh điểm khi đó cho vay ngắn hạn có lúc lên đến 30%, thì lãi suất huy động vào thấp hơn tầm 4%-5% mới khả thi, chứ không lên interbank vay cho nhanh huy động gì cho lỗ. Vậy nên có thể có lãi suất vượt 25% nhưng là những trường hợp rất ít ỏi, với vô số điều kiện như khách hàng siêu VIP quan hệ rất lâu dài với bank đó, gửi với số tiền rất lớn, có quan hệ tín dụng với bank đó vv... Tức là nhận gửi lãi suất cao để giữ chân những khách hàng cực VIP chứ không phải là đại trà, vì với giá mua vốn như thế kinh doanh kiểu đéo gì ra lời

Sự việc xảy ra rồi thì ai nói chả hay

Cần gì đi sâu phân tích cho nặng đầu

Mày cũng không thể lấy số liệu chính thống từ world bank được. Tao hiểu ý mày, nhưng như tao đã nói đó, từ lý thuyết đến thực tế khác nhau rất xa. Đúng là SBV quy định năm 2011 trần không được vượt quá 14%/năm, tuy nhiên thực tế không phải như vậy, bọn bank cỏ nó đẩy lên những con số không tưởng là có thật. World bank lấy số liệu theo SBV cũng là dễ hiểu, cái bảng mà mày xem đó chính là bảng trần lãi suất mà SBV quy định từng thời kỳ. Còn đến cả hiện tại thì vẫn có nơi dám lách luật kín đáo chứ nói gì thời đó, chỉ là là không tởm lợm như trước thôi