Cái lim trong toán học có thật ngoài đời ko chúng mày?

DM bọn xàm đa số toàn lũ thất học thì để t giải thích cho lũ chúng m
Đầu tiên thằng thớt đặt câu hỏi sai: Phải hỏi là định nghĩa giới hạn (lim) trong Toán học ứng dụng ở đâu ngoài đời thực?
Chứ không phải là có thật.
Câu hỏi này sẽ đưa về một câu hỏi tương tự mà rộng hơn là học Giải tích để làm gì và nó ứng dụng gì trong cuộc sống.
Để t giải thích cho luôn. Giải tích là một môn học nghiên cứu về sự giới hạn. Giải tích thiên về sự chuyển động hơn là nghiên cứu về hệ tĩnh. Mà bản chất vũ trụ là vận động nên Giải tích là một môn học cực kì có giá trị đối với thế giới nói chung.
Giải thích chặt chẽ hơn lim có thể nghiên cứu những thứ như chứng khoán (dự đoán đỉnh/đáy = min/max trên thị trường), nghiên cứu về tốc độ tối đa/ tốc độ trung bình của xe chạy để phân làn đường, tính được tổng chuỗi để biết quy tắc một chuỗi số (áp dụng rất nhiều để mô hình hóa một hệ), tính được giới hạn tối đa khi một chất lỏng được đun nóng, tính được thể tích một vật bất kì (tích phân cũng là giới hạn phát triển lên)...
Tao không biết diễn tả sao thêm nữa vì trình t chỉ tới đây
*Nếu bọn m muốn tìm hiểu thêm thì đọc cái này
Tao biết bọn mày định chửi là môn Toán vô ích bla bla chỉ cần cộng trừ nhân chia là đủ nhưng bọn m chửi sai rồi, Toán ứng dụng rất nhiều vào trong cuộc sống vấn đề là trình m có biết áp dụng được không thôi. Cái nên chửi là giáo trình như cc. Bọn mày đọc cuốn này rồi sẽ biết nó hay thế nào
thế còn cái nghịch lý này m giải thích sao ?


từ lý thuyết tới ra ngoài thực tiễn
 
Bọn mày không hiểu thì bảo người ta ngu. Giống mấy thằng toán học nổi tiếng ở Anh lúc đọc công thức này của Ramanujan cũng nghĩ thằng Ấn bị rồ. Trước khi giật mình với nó.
Tao giải thích nôm na thế này nhé. Bọn toán học từ lâu đã nghiên cứu một hàm rất dị gọi là hàm Zeta(s). Còn gọi là hàm Euler-Riemann.
Tại s=1: Zeta(s)=1+1/2+1/3+...
Tại s=2: Zeta(s)=1+1/2^2+1/3^2+...
Vân vân và mây mây.
Hàm zeta này rất quan trọng vì nó mô tả các chuỗi cơ bản, lại khai triển được về tích chuỗi gồm các số nguyên tố và nhiều phát hiện quan trọng khác. Dân toán tham lam mở rộng hàm zeta này cho cả toàn bộ trường số phức để thỏa mãn tính tò mò. Hàm này nó mở rộng được, nhưng giá trị của nó chỉ tương ứng với tổng dãy số mà nó biểu diễn khi phần thực của s>1 (tất nhiên vì đấy là khi dãy số hội tụ).
Vậy nên tại s=-1<1; Zeta(-1)=-1/12 nhưng sẽ không tương ứng với tổng dãy số: 1+2+3+4+5+... vì tổng này phân kỳ.
Dù vậy con số -1/12 vẫn có một mối liên hệ nào đó với tổng 1+2+3+4+5+... Vì có thể ... tin tưởng hàm Zeta là một hàm toàn năng của chúa. Ramanujan đưa ra một phép chứng minh tổng vô hạn đếm được của chuỗi 1+2+3+4+5+... bằng -1/12 và dị hơn, hắn bảo tao ngủ tao mơ thấy thần bảo tao thế.
Hờ hờ, mày tin ko? Về cơ bản Ramanujan đã đưa ra một cách hoạt động mà qua đó tổng 1+2+3+4+5... dùng nó để đạt được giá trị Zeta(-1)=-1/12. Thực ra, còn không ít cách chứng minh kiểu thế để ra giá trị khác, nhưng Ramanujan nó chỉ nhắm đến -1/12.
Và lạ thay sau này trong lý thuyết trường lượng tử và thuyết dây. Khi các hạt ảo được coi là sinh ra và mất đi ngay tức khắc, những tích phân toán học dùng để mô tả chúng trở nên phân kỳ nhưng giá trị đại lượng vật lý thì vẫn đo được. Người ta phải dùng đến những phương pháp toán học đặc biệt gọi là "tái chuẩn hóa" để xử lý những tích phân đó. Thì cách chứng minh kia của Ramanujan cho ta một cái nhìn trực quan về việc phương pháp tái chuẩn hóa hoạt động như thế nào. Và cũng thật vl khi các hạt với tổng tương tác hút lại tạo ra một trường đẩy hay ngược lại. Giống như cái cách mà dãy Ramanujan biến tổng chuỗi các số dương thành kết quả âm.
Vậy cái hàm Zeta chết tiệt kia thật là hàm của chúa? Con mẹ báo mộng cho Ramanujan là thần phật hay người ngoài hành tinh mà đám người trần mắt thịt chỉ là trò chơi trong tay hắn? Tao để bọn mày tự trả lời. Ok!
4h sáng mò vò thấy cái này đau đầu vcl. iq 2 số nhìn bất lực thật . thôi thì mời 1 vk. đm xamer giỏi toán thế :pudency::pudency:
 
cái này mới hack não này

1+2+3+4+5+6+7+....= -1/12

hệ này của một cha nội ấn độ qua nước anh nhưng ổng đéo chứng minh được, ổng bảo tìm được trong lúc ngủ, não ổng kết nối với hệ không gian gọi là thư viện vũ trụ akashic, ổng chép lại thôi
tất nhiên là hệ trên bây giờ chứng minh được rồi
Cho t xin link
 
4h sáng mò vò thấy cái này đau đầu vcl. iq 2 số nhìn bất lực thật . thôi thì mời 1 vk. đm xamer giỏi toán thế :pudency::pudency:
Mấy cái này để nghiên cứu các lí thuyết cao siêu như thực tại, tương đối, lượng tử vvv thôi. Thực tế người ta dùng công cụ Giải tích để nghiên cứu khoa học ứng dụng thôi là đủ rồi. Tầng cao hơn người ta thường nghiên cứu Triết học thay vì dùng công cụ Toán để lí giải thế giới :sweat:.
 
Cái này còn khó hiểu, chứ món này dễ hiểu hơn nhưng lại vô lý vcl.

A = 1-1 + 1-1 + 1-1 + 1-1... kết quả cuối A = 1/2 (thay vì bằng 0, đcm)

Chứng minh:
A = 1-1 + 1-1 + 1-1 + 1-1... = 1 - (1-1 + 1-1 + 1-1 + 1-1...) = 1 - A => 2A = 1 => A=1/2

Thêm dấu ngoặc mà ra kết quả vcl, chắc luật đổi dấu trong toán bị siđa rồi. Biểu thức A=1/2 này đúng thì mới chứng minh được biểu thức 1+2+3... = -1/12
Sai rồi vế phải ko bằng vế trái đc.
 
Google: tổng Ramanujan
Tao thấy đéo hợp lý, dấu ... thể hiện sự lặp lại đến vô hạn (của dạng hay clg đó quên từ rồi).
Ví dụ 1-1+1-1+1-1... thì phải viết đúng là (1-1)+(1-1)+(1-1)...
dấu ... thể hiện sự lặp lại của +(1-1)
A = 1-1 + 1-1 + 1-1 + 1-1... = 1 - (1-1 + 1-1 + 1-1 + 1-1...) = 1 - A => 2A = 1 => A=1/2
Phép biến đổi này sai hoàn toàn, thêm 1 vào phải trừ đi 1, trừ A phải cộng A vào, riêng việc bỏ ngoặc đi đã thấy không tương đương rồi.
Nói chung cái này lừa mấy đứa không hiểu toán cơ bản thì được, chứ đâu phải cứ ... thì thích thêm vào bớt ra cái gì cũng được đâu?
 
Tao thấy đéo hợp lý, dấu ... thể hiện sự lặp lại đến vô hạn (của dạng hay clg đó quên từ rồi).
Ví dụ 1-1+1-1+1-1... thì phải viết đúng là (1-1)+(1-1)+(1-1)...
dấu ... thể hiện sự lặp lại của +(1-1)
A = 1-1 + 1-1 + 1-1 + 1-1... = 1 - (1-1 + 1-1 + 1-1 + 1-1...) = 1 - A => 2A = 1 => A=1/2
Phép biến đổi này sai hoàn toàn, thêm 1 vào phải trừ đi 1, trừ A phải cộng A vào, riêng việc bỏ ngoặc đi đã thấy không tương đương rồi.
Nói chung cái này lừa mấy đứa không hiểu toán cơ bản thì được, chứ đâu phải cứ ... thì thích thêm vào bớt ra cái gì cũng được đâu?
Tao chịu, t không ngâm cứu mấy lí thuyết trừu tượng, phi thực tế (ít ra ở thời điểm hiện tại) như thế này. Thấy tự học hết Giải tích, Đại số tuyến tính, Xác suất & Thống kê đã là nản quá rồi :burn_joss_stick:. Nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại chỉ cần vậy là quá đủ. Nghiên cứu mấy cái chuỗi số phi logic phi trực giác thì để các bộ não tầng cao hơn.
 
Ứng dụng vào tính diện tích mông con lợn xem mỗi ngày nó tăng bao nhiêu cm
 
hồi xưa đi học thì có vẽ đồ thị càng tiến về 0 nhưng ko bao h bằng 0. trong lý thuyết thì có nghịch lý achilles. lý thuyết thì có vẻ rất hợp lý. còn ngoài thực tiễn thì có vd nào về cái lim này ko??
Có, t nhớ mang máng hình như nó liên quan đến cờ bạc thì phải, nghe đâu ứng dụng xác suất thống kê theo luật số học, m càng đánh thì nó càng tiến gần về tỉ lệ ~ 20% thắng, còn lại 80% m sẽ thua, cho nên đó là lý do tại sao nhà cái luôn thắng với tỉ lệ cao hơn.
 
Có, t nhớ mang máng hình như nó liên quan đến cờ bạc thì phải, nghe đâu ứng dụng xác suất thống kê theo luật số học, m càng đánh thì nó càng tiến gần về tỉ lệ ~ 20% thắng, còn lại 80% m sẽ thua, cho nên đó là lý do tại sao nhà cái luôn thắng với tỉ lệ cao hơn.
Bà già tao đi siêu thị tính nhẩm nhanh hơn cả con nhân viên
 
Tao có phải thi tốt nghiệp đâu mà biết,tao bốc phét gì,dốt toán vcl,quên sạch chẳng nhớ mẹ gì,1 thời ngu si đam mê,chẳng được cái éo gì
Ừ nếu dell biết gì hoặc dell nhớ gì thì cút ra thớt khác. Ở đây trình độ m thì không nên nói gì, cứ ngồi đọc thôi là được, bớt luyên thuyên bản thân.
 
Ừ nếu dell biết gì hoặc dell nhớ gì thì cút ra thớt khác. Ở đây trình độ m thì không nên nói gì, cứ ngồi đọc thôi là được, bớt luyên thuyên bản thân.
Học toán lên cao phải có nguồn đầu tư hỗ trợ nghiên cứu cơ,chứ ở VN lấy éo đâu ra,cơm áo gạo tiền nuôi nổi đam mê éo đâu nên quên là bình thường
 
Học toán lên cao phải có nguồn đầu tư hỗ trợ nghiên cứu cơ,chứ ở VN lấy éo đâu ra,cơm áo gạo tiền nuôi nổi đam mê éo đâu nên quên là bình thường
Học Toán chứ có phải học Vật lí, Hóa học, Sinh học vvv đell đâu mà cần đầu tư cơ sở vật chất, bớt xl thôi. Toán học chỉ cần một cây bút, một tờ giấy là đủ. Chủ yếu là do giáo trình dạy học quá lỗi thời, trừu tượng mang tính hàn lâm.
 
Học Toán chứ có phải học Vật lí, Hóa học, Sinh học vvv đell đâu mà cần đầu tư cơ sở vật chất, bớt xl thôi. Toán học chỉ cần một cây bút, một tờ giấy là đủ. Chủ yếu là do giáo trình dạy học quá lỗi thời, trừu tượng mang tính hàn lâm.
Ai cho tiền ăn uống sinh hoạt hả mày??đám học thuật ngửa tay xin từng đồng tài trợ
 
hồi xưa đi học thì có vẽ đồ thị càng tiến về 0 nhưng ko bao h bằng 0. trong lý thuyết thì có nghịch lý achilles. lý thuyết thì có vẻ rất hợp lý. còn ngoài thực tiễn thì có vd nào về cái lim này ko??
Mới tìm đc trên voz:

Thag nào rảnh thì down về đọc, công nhận bọn Tây làm đỉnh vãi, nhìn lại giáo trình của VN chán vcl
 
Ai cho tiền ăn uống sinh hoạt hả mày??
DM thiếu gì lĩnh vực Toán mang tính ứng dụng kiếm ra được tiền. Xác suất & Thống kê làm machine - learning, nghiên cứu cá độ, cờ bạc, chứng khoán, Đại số tuyến tính thì làm về xử lí ảnh, mô phỏng hiện tượng, Giải tích thì làm công cụ nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật để đi làm kỹ sư cơ khí, điện, ... đây t mới bàn về nền tảng thôi chưa nói mấy môn như phương pháp tính, thuật toán, toán rời rạc, giải tích vector, phương trình vi phân, toán tử laplace, biến đổi forier, z, đại số boolean. Thiếu mẹ gì lĩnh vực Toán học dùng để kiếm tiền được.
 

Có thể bạn quan tâm

Top