Mày đang nhầm lẫn khá nhiều khái niệm đấy.
1/ Phần lớn chẳng có cái hàng dệt may nào "của" VN hay Bangladesh mà là 2 nước này gia công cho Mỹ, theo hợp đồng và tiêu chuẩn với Mỹ. Nếu không bán cho Mỹ thì cũng chỉ có xả hàng sỉ mà chắc gì mấy thằng khác đã mua? Nhà máy trang thiết bị sẽ được dời qua nước khác không bị áp thuế, trong nước đói mốc mỏ lên chứ ở đó mà tự ái.
2/ Đòn thuế nhằm mục đích chính trị hơn là đánh thuế thật. Tao giả sử thằng thủ nào đó tự ái không deal, Trump áp thuế thật thì trong 4 năm tới mày sẽ mất lợi thế cạnh tranh hoàn toàn khi các nhà máy dời đi và mất thị phần. Khi ông Tổng khác lên, mày cũng phải mất thời gian deal lại, trong khi gỡ cái thuế đã áp thì cũng phải bỏ ra giá trị tương xứng, kêu gọi đầu tư lại, mất thêm chi phí xâm nhập thì trường lần 2... theo Lý thuyết trò chơi nếu kết quả đã như nhau thì mày chủ động ngắt từ đầu chuỗi quyết định để tiết kiệm thời gian và nguồn lưc.
3/ Dân Mỹ chi tiêu ít đi là võ đoán vì văn hoá chi tiêu bên Mỹ là tiêu trước trả nợ sau, thời nhiệm kỳ 1 của Trump đã có các tiền lệ trợ giá, trợ cấp và các gói hỗ trợ tỷ đô trợ cấp tiêu dùng. Mỹ lạm phát 1 thì toàn Thế giới lạm phát gấp mấy lần, cả chục lần nếu càng nắm nhiều Đô la.
4/ Vẫn có những nước không bị áp thuế, bị áp thuế thấp hoặc im lặng deal xong với Trump. Chỉ có lợi ích là vĩnh viễn, thằng nào dân tuý tự ái không deal để thằng khác cướp cơ hội ráng chịu, bọn nó thèm quan tâm dân nước mày nghĩ sao đâu?
5/ Trump dùng thuế để ép đẩy nhanh tiến độ cắt ngắn giai đoạn đàm phán. Ví dụ mỗi lần đàm phán các hiệp định sẽ có vòng 1, vòng 2, vòng 3... xem xét cân nhắc có thể kéo dài mấy năm, sau đó có thời gian nghỉ để thích nghi và thay đổi. Nhưng Trump quan sát từ nhiệm kì 1 tới giờ gần 10 năm, các nước chơi kiểu đu dây câu giờ ông ấy rõ rồi. Vì vậy giờ deal là phải làm liền, không có chỗ nhưng nhị gì, mày hứa mua máy bay phải chi tiền liền, muốn đầu tư nhà máy phải mua đất, chuyển tiền xây dựng, chuyển giao công nghệ ngay. Thể hiện đúng vị thế thằng đứng đầu và những thằng khác cần Mỹ chứ Mỹ không cần ve vãn bọn mày. Quan trọng là thằng này ko làm thì thằng khác tự nhảy vào thế chỗ, bọn ở dưới đấu nhau liên tục chứ không bao giờ có cái viễn cảnh tay trong tay tẩy chay đồng Đô la.
Nên tóm lại mấy nay truyền thông cánh tả và đám ngây ngô cứ phân tích "Không có chúng ta lấy gì Mỹ tiêu xài, ăn mặc cho biết..." là quá ngây thơ và thiếu hiểu biết. Bọn Nam Mỹ ngoan như cún, nhà máy đã và đang chạy hết qua bên đó rồi. Mà tìm thị trường mới nói thì dễ chứ tìm mới khó, bản thân các thằng nhỏ lẻ khác không có nhu cầu hoặc rất nhỏ, thặng dư so với Mỹ chênh rất cao. Cho nên bây giờ 1 là deal, 2 là ôn lằn 4 năm rồi cũng phải deal nhưng mất thêm nhiều thời gian và công sức hơn. Ông nào vì nước vì dân thì ráng mà làm, còn ông nào tư duy nhiệm kỳ, chỉ muốn lấy danh hão thì cứ mõm phá hôi rồi về, để ông khác hốt bãi thì mạt vận.