Độ chính xác của xét nghiệm PCR

cmdcn3mt9x

Đẹp trai mà lại có tài
Mới đây tao xem trên BBC có thằng GS dịch tễ nó bảo xét nghiệm PCR có độ nhạy 87% và 5% dương tính giả, vì thế không nên xét nghiệm toàn dân. Mà lão này có vẻ cũng uy tín lắm, có nhiều bài đăng trên báo trong nước như vnexpress, nld...
Còn trên báo của VN đa số nói xét nghiệm PCR dương tính giả ~ 0%, độ nhạy trên 95%
Vậy cuối cùng ai đúng?
1631289537776.png
 
Sửa lần cuối:
tao là sinh viên y năm cuối, khẳng định luôn với tụi m, PCR là tiêu chuẩn vàng, độ nhạy độ đặc hiệu là 99%, thậm chí có thể cao hơn.
Thế chắc thằng GS này bị ngáo rồi
 
tao là sinh viên y năm cuối, khẳng định luôn với tụi m, PCR là tiêu chuẩn vàng, độ nhạy độ đặc hiệu là 99%, thậm chí có thể cao hơn.
thôi được rồi, sv thì cũng chỉ là cái lò indoctrine thôi. T nói ít vì t cãi k lại m, nhưng m chăm đi đọc thêm đi đừng có gán mác sv y này nọ.
 
Ông ấy nói đúng mà. PCR vẫn bị lẫn với kháng nguyên cúm thường đấy. Nên pcr kết hợp với triệu chứng lâm sàng mới chuẩn. Giá trị tiên đoán dương với kì vọng 6% dân số nhiễm nó thế này, nên ông ấy kết luận là vô ích. Có cách làm tăng việc dương tính giả, hay âm tính giả là xét nghiệm đi xét nghiệm lại nhiều lần. TQ đã thành công với phương pháp này, cứ 2- 3 ngày đè ra test 1 lần, khu vực nguy cơ thấp thì xét tầm 3-5 lần, nguy cơ cao là 7-10 lần.
HN đang làm phiên bản fake của cái này, cũng cố gắng phân vùng và bắt test hết, chỗ nào vùng 1 cứ 3 ngày test lần, test 3-5 lần đến 22/9. Còn vùng 2-3 thì từ 1-2 lần.
Nhược điểm của pp này là vô cùng tốn kém về nhân lực vật lực, thiết bị… TQ nó khoẻ và quyết tâm zero covid nên nó làm đến cùng. Còn mấy ông HN cũng học theo nhưng chưa biết có làm được không, vì VN dân chửi cq ghê quá, cũng như dân chủ , cởi mở hơn TQ nhiều, đè dân ra test 5-10 lần chắc chửi cq tung người.

BC75E2C9-C027-4F85-A261-56DD207F9ECA.jpeg
 
Ông ấy nói đúng mà. PCR vẫn bị lẫn với kháng nguyên cúm thường đấy. Nên pcr kết hợp với triệu chứng lâm sàng mới chuẩn. Giá trị tiên đoán dương với kì vọng 6% dân số nhiễm nó thế này, nên ông ấy kết luận là vô ích. Có cách làm tăng việc dương tính giả, hay âm tính giả là xét nghiệm đi xét nghiệm lại nhiều lần. TQ đã thành công với phương pháp này, cứ 2- 3 ngày đè ra test 1 lần, khu vực nguy cơ thấp thì xét tầm 3-5 lần, nguy cơ cao là 7-10 lần.
HN đang làm phiên bản fake của cái này, cũng cố gắng phân vùng và bắt test hết, chỗ nào vùng 1 cứ 3 ngày test lần, test 3-5 lần đến 22/9. Còn vùng 2-3 thì từ 1-2 lần.
Nhược điểm của pp này là vô cùng tốn kém về nhân lực vật lực, thiết bị… TQ nó khoẻ và quyết tâm zero covid nên nó làm đến cùng. Còn mấy ông HN cũng học theo nhưng chưa biết có làm được không, vì VN dân chửi cq ghê quá, cũng như dân chủ , cởi mở hơn TQ nhiều, đè dân ra test 5-10 lần chắc chửi cq tung người.

View attachment 529733
Ờ thế m có căn cứ, dẫn chứng gì không, đặc biệt là vụ dương tính giả 5% ý
 
tao là sinh viên y năm cuối, khẳng định luôn với tụi m, PCR là tiêu chuẩn vàng, độ nhạy độ đặc hiệu là 99%, thậm chí có thể cao hơn.
Sv y như mày nên bỏ học mẹ đi. Có hiểu xn prc là cái đầu bòi gì đâu mà
 
Ờ thế m có căn cứ, dẫn chứng gì không, đặc biệt là vụ dương tính giả 5% ý
5% là thế nào, tỉ lệ tiên đoán dương là 53%, có nghĩa dương tính thực chỉ là 600 k người thì khi test cho ra gần 1 tr người dương tính, trong khi đó lại để lọt mất 78k người dương tính thật nhưng xn lại ra âm tính. Tất nhiên con số này là giả định quần thể nhiễm cao 6%, trong khí dự đoán HN tỉ lệ nhiễm khoảng 1% thì nó sẽ khác.
 
5% là thế nào, tỉ lệ tiên đoán dương là 53%, có nghĩa dương tính thực chỉ là 600 k người thì khi test cho ra gần 1 tr người dương tính, trong khi đó lại để lọt mất 78k người dương tính thật nhưng xn lại ra âm tính. Tất nhiên con số này là giả định quần thể nhiễm cao 6%, trong khí dự đoán HN tỉ lệ nhiễm khoảng 1% thì nó sẽ khác.
Đang nói m căn cứ vào đâu ý, còn dương tính giả là như nào thì tao biết rồi
Như HN đã xét nghiệm 817.765 mẫu, và cho 11 mẫu dương tính. Nếu dương tính giả cao như m nói thì làm sao lọc ra đc có 11 ca như vậy?
 
Sửa lần cuối:
Pcr nó cũng nhiều loại lắm,mỗi loại có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau,tuỳ và tay nghề kỹ thuật viên lấy mẫu và mỗi lab nó cũng khác nhau.pcr trước nay nó là đỉnh của chóp trong xét nghiệm phát hiện vi sinh vậy gây bệnh rồi,quan trọng là các chế phẩm trong xn đã tối ưu hay chưa thôi,2 năm là quá ngắn để nguyên cứu tất cả về 1 chủng virus mới
 
VD như trong bài của sở y tế HN nói nay, độ chính xác của PCR gần như 100%
 
VD như trong bài của sở y tế HN nói nay, độ chính xác của PCR gần như 100%
Test pcr là dùng kit test lấy mẫu rồi cho vào máy chạy thì lại chả chính xác 100 %
 
Test pcr là dùng kit test lấy mẫu rồi cho vào máy chạy thì lại chả chính xác 100 %
Thì thế mới nói
Trên BBC có thằng GS nó bảo PCR có 87% mới khó hiểu, cần người có chuyên môn phán xem ai đúng ai sai
 
Sửa lần cuối:
tao là sinh viên y năm cuối, khẳng định luôn với tụi m, PCR là tiêu chuẩn vàng, độ nhạy độ đặc hiệu là 99%, thậm chí có thể cao hơn.
M xem clip của Dr. Vladimir Zelenko chưa?
Còn về xn PCR T thấy có thông tin đọc khá thú vị.
 
Đang nói m căn cứ vào đâu ý, còn dương tính giả là như nào thì tao biết rồi
Như HN đã xét nghiệm 817.765 mẫu, và cho 11 mẫu dương tính. Nếu dương tính giả cao như m nói thì làm sao lọc ra đc có 11 ca như vậy?
Thì do tỉ lệ nhiễm HN thấp chỉ ở mức thấp chưa nhiễm sâu, ở mức 7 ca nhiễm /1 tr mẫu ( giả sử 1 tr mẫu này mang tính đại diện của toàn HN). Với các thông số trên, test ra 11 dương tính thì xác suất chỉ có 6 ca là dương tính thật, 5 ca là dương tính giả, số mẫu 800-900k hầu hết âm tính thì bỏ sót 1 ca do âm tính giả. Như vậy 11 ông kia cứ đưa đi cách ly, thông thường trong khu đó thì 6 người nhiễm thật lây nốt cho 5 ca nhiễm giả. Quan trọng là 1 người bị bỏ lọt kia. Sau 2-3 ngày sẽ có một vòng ck mới lây nhiễm. Ngoài ra còn một lượng người đã nhiễm những virus đang ở ngưỡng mới xâm nhập thì 2-3 ngày sau mới có thể phát hiện đươcj. Vì thế mà TQ cho xét nghiệm đi xét nghiệm lại nhiều lần diện rộng là vậy
 
Thì do tỉ lệ nhiễm HN thấp chỉ ở mức thấp chưa nhiễm sâu, ở mức 7 ca nhiễm /1 tr mẫu ( giả sử 1 tr mẫu này mang tính đại diện của toàn HN). Với các thông số trên, test ra 11 dương tính thì xác suất chỉ có 6 ca là dương tính thật, 5 ca là dương tính giả, số mẫu 800-900k hầu hết âm tính thì bỏ sót 1 ca do âm tính giả. Như vậy 11 ông kia cứ đưa đi cách ly, thông thường trong khu đó thì 6 người nhiễm thật lây nốt cho 5 ca nhiễm giả. Quan trọng là 1 người bị bỏ lọt kia. Sau 2-3 ngày sẽ có một vòng ck mới lây nhiễm. Ngoài ra còn một lượng người đã nhiễm những virus đang ở ngưỡng mới xâm nhập thì 2-3 ngày sau mới có thể phát hiện đươcj. Vì thế mà TQ cho xét nghiệm đi xét nghiệm lại nhiều lần diện rộng là vậy
Nếu thế 1 triệu mẫu phải có 47k mẫu dương tĩnh nữa chứ
Như cái ảnh này ý
1631318894332.png
 
Nếu thế 1 triệu mẫu phải có 47k mẫu dương tĩnh nữa chứ
Như cái ảnh này ý
View attachment 529879
Cái bảng trên là dựa vào dự đoán tỉ lệ nhiễm theo như thế giới là 6% dân số bị nhiễm. Cái này có thể đúng với hcm, nơi bị nhiễm sâu. Còn ở HN tỉ lệ thực sự trong cộng đồng còn thấp, như tôi pt ở trên, có thể chỉ 7 người/ 1 tr dân ( 0.0007%). Chứ HN mà tỉ lệ nhiễm sâu như thế thôi khỏi test làm gì luôn. Ai triệu chứng thì test rồi cho ngồi nhà tự chữa thôi
 
VD như trong bài của sở y tế HN nói nay, độ chính xác của PCR gần như 100%
Ông cứ lên google search tiếng anh là ra thôi. Tỉ như trên pubmed ( thư viện y khoa hoa kì) thì test pcr nhạy chỉ 72%, đặc hiệu 98.7%. Mỗi nghiên cứu sẽ cho ra khác nhau, với qui mô lớn rủi ro sai số càng lớn do còn nguy cơ từ lấy mẫu, bội nhiễm, mẫu gộp nồng độ thấp dưới ngưỡng… 90C22F3E-AB50-4EFD-8B37-186624F9A364.jpeg
 
Cái bảng trên là dựa vào dự đoán tỉ lệ nhiễm theo như thế giới là 6% dân số bị nhiễm. Cái này có thể đúng với hcm, nơi bị nhiễm sâu. Còn ở HN tỉ lệ thực sự trong cộng đồng còn thấp, như tôi pt ở trên, có thể chỉ 7 người/ 1 tr dân ( 0.0007%). Chứ HN mà tỉ lệ nhiễm sâu như thế thôi khỏi test làm gì luôn. Ai triệu chứng thì test rồi cho ngồi nhà tự chữa thôi
Nói lòng vòng một hồi tao thấy mày chẳng trích dẫn đc cái nguồn nào nhỉ
Mày dẫn hộ cái nguồn nào uy tín 1 tí, nói xét nghiệm PCR có 5% dương tính giả, độ nhạy 87% ý
 
Nói lòng vòng một hồi tao thấy mày chẳng trích dẫn đc cái nguồn nào nhỉ
Mày dẫn hộ cái nguồn nào uy tín 1 tí, nói xét nghiệm PCR có 5% dương tính giả, độ nhạy 87% ý
Ah, ý đấy thì có nhiều nghiên cứu mà, mày lên google search :”rt pcr test covid sensitivity and specificity” thì có mà đầy . Như post trên tao nói đó, nghiên cứu chỉ ra nhạy có 72%, nhiều nghiên cứu khác như idsa chỉ dẫn lên đến 84%, 87% cũng là còn cao đấy.
 
Cái bảng trên là dựa vào dự đoán tỉ lệ nhiễm theo như thế giới là 6% dân số bị nhiễm. Cái này có thể đúng với hcm, nơi bị nhiễm sâu. Còn ở HN tỉ lệ thực sự trong cộng đồng còn thấp, như tôi pt ở trên, có thể chỉ 7 người/ 1 tr dân ( 0.0007%). Chứ HN mà tỉ lệ nhiễm sâu như thế thôi khỏi test làm gì luôn. Ai triệu chứng thì test rồi cho ngồi nhà tự chữa thôi
Trong bài có nói 5% là của tổng số mẫu, tức là 1 triệu mẫu thì nghiễm nhiên sẽ có 50k mẫu dương tính
Bài phân tích của lão ý đây mà, còn nói xét nghiệm nhanh dương tính giả thấp hơn (1%) nữa kìa :vozvn (32):
VẤN ĐỀ XÉT NGHIỆM ĐẠI TRÀ

FB Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Đối với nhiều người ngoài ngành y, câu chuyện rất đơn giản: xét nghiệm toàn bộ dân số, phát hiện người bị nhiễm, điều trị và giảm tải hệ thống y tế. Nhưng câu chuyện đằng sau của xét nghiệm đại trà không hề đơn giản như vậy, mà có thể gây ra lãng phí lớn cho dân chúng. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác.

Vấn đề của xét nghiệm đại trà có thể tóm tắt như sau: (1) dương tính giả và âm tính giả; (2) chi phí khá lớn để phát hiện 1 ca; và (3) hệ quả sau xét nghiệm. Chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề dưới đây để thấy ‘bức tranh’ chung về xét nghiệm.

1. Dương tính giả và âm tính giả

Cho đến nay thì chắc đa số chúng ta đều biết rằng không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả, hiểu theo nghĩa chính xác 100%. Xét nghiệm PCR được xem là ‘chuẩn vàng’, nhưng vẫn có sai sót. Có hai sai sót chánh (xem bảng số liệu tóm tắt):

• Người thật sự không bị nhiễm, nhưng xét nghiệm cho ra kết quả dương tính. Đây là trường hợp ‘dương tính giả’. Các xét nghiệm PCR thuờng có tỉ lệ dương tính giả khoảng 5% (trung bình), nhưng xét nghiệm nhanh [dựa vào kháng nguyên] thì dương tính giả chỉ chừng 1%.

• Người thật sự bị nhiễm, nhưng xét nghiệm cho ra kết quả âm tính. Đây là trường hợp ‘âm tính giả’. Các xét nghiệm PCR thuờng có tỉ lệ âm tính giả khoảng 13% (trung bình), còn xét nghiệm nhanh thì rất cao, có thể lên đến 50%.

Điều này dẫn đến khó khăn cho một cá nhân là nếu họ nhận được kết quả dương tính thì chưa chắc họ bị nhiễm, vì có thể chỉ là dương tính giả. Có nhiều lí do tại sao dương tính giả, kể cả lí do con virus đã ‘chết’ nhưng vì PCR rất nhạy nên vẫn phát hiện nó!

2. Bao nhiêu người bị nhiễm?

Có cách nào định lượng sai sót dương tính giả và âm tính giả trong cộng đồng không? Câu trả lời là có, nhưng với một giả định. Giả định về số ca nhiễm thật sự trong cộng đồng. Cho đến nay, không ai biết được bao nhiêu người trong cộng đồng bị nhiễm, nhưng chắc chắn con số đó cao hơn con số chúng ta phát hiện.

OK, vậy ước tính có bao nhiêu người bị nhiễm trong cộng đồng? Theo một phân tích mà tôi ‘favorite’ (vì họ dùng phương pháp tốt), thì số người bị nhiễm trong cộng đồng Âu châu dao động từ 2.6% đến 16.1%, và tính trung bình là 6.2% (làm chẵn 6%) [1]. Rất cao.

Giản đồ dưới đây minh hoạ cho một chương trình xét nghiệm trên 10 triệu người. Với dân số 10 triệu người, chúng ta kì vọng sẽ có 600,000 người bị nhiễm (với giả định tỉ lệ nhiễm là 6% như y văn). Phương pháp PCR có độ nhạy 87% sẽ giúp chúng ta phát hiện 522,000 người dương tính, tức là chúng ta bỏ sót 78,000 người (âm tính giả). Với độ đặc hiệu 95%, PCR sẽ cho ra 5% dương tính giả, tương đương với 470,000 người.

Như vậy, PCR sẽ cho ra 522,000 + 470,000 = 992,000 người có kết quả dương tính. Nhưng trong số này chỉ có 522,000 là đúng (bị nhiễm). Nói cách khác, cứ 100 người có kết quả dương tính, thì chỉ có 53 người là thật sự bị nhiễm, còn lại 47 người là kết quả sai.

3. Chi phí cho cộng đồng

Những tính toán đơn giản trên dẫn đến câu hỏi: cộng đồng sẽ tốn bao nhiêu tiền để phát hiện 1 ca nhiễm?

Theo báo chí thì chi phí xét nghiệm PCR là khoảng 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm [2]. Nhưng nếu làm số nhiều thì chi phí chắc thấp hơn. Chúng ta thử tính dựa vào chi phí 500,000 đồng / mẫu hay 25 USD.

Bởi vì xét nghiệm đại trà phải làm trên 10 triệu người (quần thể giả định), nên tổng chi phí là 10 triệu x 25 = 250 triệu USD.

Với 250 triệu USD, chúng ta phát hiện 522,000 ca dương tính thật. Như vậy chi phí để phát hiện 1 ca là 479 USD, hay 9.58 triệu đồng. Tức là, người dân phải chi ra gần 10 triệu đồng chỉ để phát hiện 1 ca dương tính thật!

4. Sau xét nghiệm

Nhưng dĩ nhiên câu chuyện không dừng ở đó. Sau xét nghiệm dương tính lại có thể phải xét nghiệm tiếp để chắc ăn, bởi vì xét nghiệm đầu có thể chưa chính xác. Có người phải làm xét nghiệm cả 3 lần để xác định. Do đó, chi phí cộng đồng lớn hơn nhiều so với con 250 triệu USD.

Cái giả định đằng sau là những người dương tính và xác định bị nhiễm cần được điều trị. Chương trình phát hiện 522,000 ca nhiễm, vậy câu hỏi đặt ra là hệ thống y tế có thể kham nổi con số này?

Tuy nhiên, tỉ lệ ca nặng cần nhập viện có lẽ là 20%. Hai chục phần trăm của 522,000 ca là 104,400 ca cần nhập viện. Vẫn là một con số khá lớn cho hệ thống y tế.

5. Một chiến lược khác

Những tính toán trên cho thấy xét nghiệm đại trà rất tốn kém và không phải là một ‘good idea’. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác, và tôi gọi là chiến lược ‘focused testing’. Theo cách làm này, chỉ nên xét nghiệm những người mà kết quả sẽ chính xác hơn và cái ‘diagnostic yield’ cao hơn. Cần nói thêm rằng các phương pháp xét nghiệm, ngay cả xét nghiệm kháng nguyên, có độ chính xác cao ở những người có triệu chứng (nhưng ở người không có triệu chứng thì độ chính xác kém). Do đó, tôi nghĩ chỉ xét nghiệm những ai:

• có triệu chứng – bất kể người đó đã tiêm hay chưa tiêm vaccine. "Triệu chứng" ở đây là bao gồm ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, mất vị giác, đau cổ họng, ỏi mửa, tiêu chảy, v.v.

• có tiếp xúc với người bị nhiễm: đây là những người có nguy cơ cao, nên xét nghiệm những người này có hiệu quả hơn;

Chúng ta có thể giả định rằng số người đáp ứng hai tiêu chuẩn trên chiếm khoảng 10% dân số giả định, tức khoảng 1 triệu người. Do đó, tập trung vào các nhóm này sẽ giúp giảm gánh nặng về chi phí cho cộng đồng mà còn giúp gia tăng hiệu quả của tầm soát.

Thật ra, những bàn luận trên đây trở thành vô nghĩa khi biến thể Delta hiện diện. Biến thể Delta có hệ số lây lan lên đến 6-7, thì từ ý tưởng miễn dịch cộng đồng đến xét nghiệm đều vô nghĩa. Nói như Giáo sư Andrew Pollard (người sáng chế vaccine AstraZeneca) thì xét nghiệm đại trà đối với biến thể Delta là vô nghĩa [3] và không có cách gì để ngăn chận con virus này trong cộng đồng. Chúng ta phải chấp nhận và điều chỉnh để sống chung với nó thôi.

____

[1] https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rsos.200909

[2] https://tuoitre.vn/gia-mot-lan-xet-nghiem-covid-19-theo…

[3] https://www.telegraph.co.uk/…/delta-variant-has-wrecked…


1631322437082.png
Giản đồ minh hoạ cho một chương trình xét nghiệm trên 10 triệu người. Với dân số 10 triệu người, chúng ta kì vọng sẽ có 600,000 người bị nhiễm (với giả định tỉ lệ nhiễm là 6% như y văn). Phương pháp PCR có độ nhạy 87% sẽ giúp chúng ta phát hiện 522,000 người dương tính, tức là chúng ta bỏ sót 78,000 người (âm tính giả). Với độ đặc hiệu 95%, PCR sẽ cho ra 5% dương tính giả, tương đương với 470,000 người.
Như vậy, PCR sẽ cho ra 522,000 + 470,000 = 992,000 người có kết quả dương tính. Nhưng trong số này chỉ có 522,000 là đúng (bị nhiễm). Nói cách khác, cứ 100 người có kết quả dương tính, thì chỉ có 53 người là thật sự bị nhiễm, còn lại 47 người là kết quả sai.​
 
Sửa lần cuối:
Trong bài có nói 5% là của tổng số mẫu, tức là 1 triệu mẫu thì nghiễm nhiên sẽ có 50k mẫu dương tính
Làm gì có mùa xuân đấy, nó phụ thuộc vào tỉ lệ nhiễm thực của dân số chứ. Tóm lại, ông gs ấy nói là đúng với căn cứ như trên. Biến số là dự đoán tỉ lệ nhiễm thực để tính ra số vòng phải test để bóc hết được f0. Chuyên gia sẽ tính được cái này. Haizz
 
Làm gì có mùa xuân đấy, nó phụ thuộc vào tỉ lệ nhiễm thực của dân số chứ. Tóm lại, ông gs ấy nói là đúng với căn cứ như trên. Biến số là dự đoán tỉ lệ nhiễm thực để tính ra số vòng phải test để bóc hết được f0. Chuyên gia sẽ tính được cái này. Haizz
47000/940000=0.05= 5%
Nghĩa là 5% của số âm tính bị ra kết quả thành dương tính
Giản đồ dưới đây minh hoạ cho một chương trình xét nghiệm trên 10 triệu người. Với dân số 10 triệu người, chúng ta kì vọng sẽ có 600,000 người bị nhiễm (với giả định tỉ lệ nhiễm là 6% như y văn). Phương pháp PCR có độ nhạy 87% sẽ giúp chúng ta phát hiện 522,000 người dương tính, tức là chúng ta bỏ sót 78,000 người (âm tính giả). Với độ đặc hiệu 95%, PCR sẽ cho ra 5% dương tính giả, tương đương với 470,000 người.
1631322038111.png
 
Sửa lần cuối:
47000/940000=0.05= 5%
Nghĩa là 5% của số âm tích bị ra kết quả thành dương tính
View attachment 529912
Dữ kiện của ông ấy về độ đặc hiệu có thể chưa theo thực tế, hoặc tuỳ loại test khác nhau, nhiều nghiên cứu cho thấy rt pcr có độ đặc hiệu thấp hơn khá nhiều so với test nhanh. Trong nhiều y văn cũng có nói mà tôi ngại search quá
 
Vừa test nhanh lẫn PCR về đây. Test nhanh thì ko chính xác bằng PCR nhưng rẻ, đâu đó 2-300k, còn PCR thì 7-800k, ngồi đợi lâu vcl. Làm cả 2 thì mất 5h còn làm mỗi PCR thì phải mất 7-8h. Đảm bảo lúc ấy ko được đi đâu chứ đi rồi kết quả chưa chắc đúng.
 

Có thể bạn quan tâm

Top