
Vào những năm 1990, khi Việt Nam mới chập chững đi vào nền kinh tế thị trường, một số công ty Thái đã âm thầm hiện diện.
Ngay từ năm 1992, Siam Cement Group (SCG) – tập đoàn công nghiệp đa ngành lớn nhất Thái Lan – đã đặt nền móng đầu tư vào Việt Nam bằng việc xây dựng các nhà máy xi măng, vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang cần khôi phục và phát triển hạ tầng sau thời kỳ bao cấp, sự xuất hiện của SCG giúp bổ sung đáng kể về công nghệ, vật tư và năng lực thi công.
Cũng trong giai đoạn đầu thập niên 1990, CP Group – tập đoàn thực phẩm và chăn nuôi lớn nhất Thái Lan – vào Việt Nam theo lời mời từ Chính phủ, mở đầu bằng các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi công nghiệp tại khu vực miền Nam. Mô hình đầu tư theo kiểu hợp tác với trang trại địa phương giúp CP nhanh chóng mở rộng mạng lưới và xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp quy mô.
Amata Group gia nhập thị trường Việt Nam năm 1994, với dự án đầu tiên là Khu công nghiệp Amata Biên Hòa (Đồng Nai). Đây cũng là dự án mở đường cho dòng vốn FDI từ Thái Lan vào phát triển hạ tầng công nghiệp, là cơ sở phát triển các dự án kế tiếp tại Quảng Ninh và Đồng Nai.
Giai đoạn này, vốn đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam còn khiêm tốn, chủ yếu là các liên doanh và nhà máy quy mô vừa, nhưng đã đặt nền tảng cho các bước tiến dài sau này.
Tuy nhiên, giai đoạn 2000–2010 mới là thời điểm bứt tốc. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, chính sách mở cửa và các cam kết quốc tế của Việt Nam đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các tập đoàn Thái Lan. Cùng với sự ổn định chính trị và phát triển hạ tầng, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm, bất động sản, nhựa, và xi măng.
Thay vì đầu tư từ đầu, các doanh nghiệp Thái chọn con đường M&A – mua lại và cải tổ, một chiến lược vừa ít rủi ro vừa chiếm lĩnh nhanh. Chiến lược ấy đã tạo nên những thương vụ mà sau này được xem là điểm nhấn trong dòng chảy FDI ở Việt Nam.
m.cafebiz.vn
Ngay từ năm 1992, Siam Cement Group (SCG) – tập đoàn công nghiệp đa ngành lớn nhất Thái Lan – đã đặt nền móng đầu tư vào Việt Nam bằng việc xây dựng các nhà máy xi măng, vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang cần khôi phục và phát triển hạ tầng sau thời kỳ bao cấp, sự xuất hiện của SCG giúp bổ sung đáng kể về công nghệ, vật tư và năng lực thi công.
Cũng trong giai đoạn đầu thập niên 1990, CP Group – tập đoàn thực phẩm và chăn nuôi lớn nhất Thái Lan – vào Việt Nam theo lời mời từ Chính phủ, mở đầu bằng các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi công nghiệp tại khu vực miền Nam. Mô hình đầu tư theo kiểu hợp tác với trang trại địa phương giúp CP nhanh chóng mở rộng mạng lưới và xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp quy mô.

Amata Group gia nhập thị trường Việt Nam năm 1994, với dự án đầu tiên là Khu công nghiệp Amata Biên Hòa (Đồng Nai). Đây cũng là dự án mở đường cho dòng vốn FDI từ Thái Lan vào phát triển hạ tầng công nghiệp, là cơ sở phát triển các dự án kế tiếp tại Quảng Ninh và Đồng Nai.
Giai đoạn này, vốn đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam còn khiêm tốn, chủ yếu là các liên doanh và nhà máy quy mô vừa, nhưng đã đặt nền tảng cho các bước tiến dài sau này.
Tuy nhiên, giai đoạn 2000–2010 mới là thời điểm bứt tốc. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, chính sách mở cửa và các cam kết quốc tế của Việt Nam đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các tập đoàn Thái Lan. Cùng với sự ổn định chính trị và phát triển hạ tầng, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm, bất động sản, nhựa, và xi măng.
Thay vì đầu tư từ đầu, các doanh nghiệp Thái chọn con đường M&A – mua lại và cải tổ, một chiến lược vừa ít rủi ro vừa chiếm lĩnh nhanh. Chiến lược ấy đã tạo nên những thương vụ mà sau này được xem là điểm nhấn trong dòng chảy FDI ở Việt Nam.

Hơn 3 thập kỷ 'đại bàng' Thái Lan 'làm tổ' trên đất Việt
Ba mươi năm trước, khi Việt Nam mở cửa đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, ít ai ngờ rằng một trong những làn sóng mạnh mẽ và bền bỉ nhất lại đến từ Thái Lan – quốc gia có diện tích chỉ bằng 2/3 Việt Nam, nhưng sở hữu những tập đoàn gia tộc đã dày dạn kinh nghiệm chinh chiến khắp Đông Nam Á.
