XamVN123124
Bò lái xe
Nói hộ chủ topicThấy mày nói Vân Nam (Đại Lý cũ) là thấy biết về gốc gác. Tao hỏi thuần sử mấy điểm sau:
1. Dân tộc Choang có phải Giao Chỉ?, tiếng nói ngôn ngữ có giống VN kg. Ở đó có trống đồng kg?
2. Hai Bà Trưng chết ở sông nào? Có phải bên tàu. Bên đó có dân tộc nào chơi voi giỏi. Nếu có, DT đó có liên hệ gì với Hai bà chúng ta thường biết.
3. Nam Việt và Việt Nam là câu truyện gì?
Thanks mày
1. Dân tộc Choang với Tày Nùng của Việt Nam là một. Tày Nùng của VN chính là Âu Việt của Thục Phán. Về sau Thục Phán đánh chiếm Văn Lang của Lạc Việt, sáp nhập thành Âu Lạc. Như vậy từ sau khi An Dương Vương lập đô ở Cổ Loa, thì máu người Việt chính gốc đã hoà với máu người Tày Nùng Choang kia rồi.
Âu Lạc của An Dương Vương về sau bị Triệu Đà đánh chiếm, sáp nhập vào vùng lưỡng quảng, lập ra Nam Việt. Giao Chỉ là mãi sau này, Nam Việt bị quân Hán đánh, vùng đất cũ của Âu Lạc của An Dương Vương được đổi thành Giao Chỉ.
Như vậy có thể nói, dân tộc Choang không phải dân Giao Chỉ, nó cũng không liên quan gì đến nguồn gốc của người Việt, họ chỉ là anh em của một nhánh người Âu Lạc. Ở Choang có trống đồng hay không thì tôi không biết, nhưng trống đồng của Văn Lang với hình con chim Lạc là chỉ duy nhất có của người Việt.
2. Câu hai tra wiki, nhưng nhìn chung thời kì này người Việt chưa có chữ viết, các dữ liệu sử được thu lượm từ truyền miệng, hoặc từ các bộ sử của Trung Quốc, nên tính xác thực không dám đặt cao
3. Nam Việt là tên một nước của Triệu Vương, Việt Nam là tên nước ta từ thời Gia Long. Câu này không hiểu ý hỏi là gì?