Jessu ỉa chảy
Mai là mùng một
Như phần lớn người dân (đặc biệt là những kẻ Ki-tô từ bé, như tôi), tôi đã luôn luôn giả định rằng Chúa Giê-su Ki-tô có thực, tuy ngài có thể không phải là thần thánh gì. Sau khi xem xét các bằng chứng trong và ngoài cuốn Bible và Ki-tô giáo thời kỳ ban sơ, cùng với những huyền thoại thời bấy giờ, tôi đã phải kết luận rằng không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy Giê-su đã thực sự tồn tại - và bằng chứng quan trọng lại cho thấy ông là huyền thoại hoàn toàn.
Bằng chứng Kinh Thánh
Câu chuyện thường được chấp nhận về Giê-su là một mớ hổ lốn các câu chuyện chủ yếu từ các sách Phúc Âm, từ Paul và các tác giả tông đồ khác, và từ sách Khải Huyền (the book of Revelation).
Trước hết, hãy tách rời các nguồn tin để xem các tác giả đã viết những gì. Làm việc này thực khó khăn bởi thực tế rằng đã có khá nhiều chỉnh sửa đáng kể, sao chép, và thậm chí giả mạo. Các tác giả, nhà biên tập và biện ký đã không đối xử với những tác phẩm ấy như là thiêng liêng bất khả xâm phạm và không thể đổi thay. Trái lại, họ thường xem những câu chuyện về Giê-su như những truyện kể có thể sửa đổi được để thúc đẩy ý đồ riêng của mình, hoặc để làm cho câu chuyện tốt hơn. [1]
Sách Khải Huyền không đưa ra hỗ trợ nào cho tính lịch sử của Giê-su và có thể bị loại bỏ dễ dàng như một nguồn đáng tin cậy, vì các cảnh giới khác thế gian đầy ảo giác của nó.
Các tài liệu tham khảo được biết đến sớm nhất về Giê-su là trong các tác phẩm của Paul (Phao-lồ, còn gọi là Saul ở Tarsus), người đã "ảo tưởng thấy" Giêsu khi ông trên đường đến Damascus. Bản ghi chép của Paul là một phần của các bức thư tông đồ, được viết sau năm 48 AD. Nếu đã có một Giê-su thực, thì Paul đã phải viết về cuộc sống và giáo lý của ngài. Ông đã làm không làm vậy (ngoại trừ một vài đoạn thêm vào mà ai cũng biết) [1].
Paul và các tác giả các bức thư khác - bao gồm Peter - dường như không biết bất kỳ chi tiết tiểu sử của cuộc đời Giê-su, hoặc thậm chí thời gian của cuộc sống trần gian của ngài. Họ không đề cập đến Bethlehem, Nazareth, Galilee, Calvary hoặc Golgotha - hoặc bất kỳ cuộc hành hương nào đến những nơi đáng ra thiêng liêng của cuộc đời Giê-su. Họ cũng không đề cập đến bất kỳ phép lạ mà Giê-su được cho là đã làm, lời dạy của ngài về đạo đức, việc Chúa được trinh nữ sinh ra, việc xét xử ngài, ngôi mộ trống, hoặc thậm chí đến các môn đệ của Chúa. [1]
Tôi thấy điều này đáng kinh ngạc! Các chi tiết cơ bản nhất mà chúng ta được nghe nói về cuộc đời Chúa Giê-su đã không được các tác giả Ki-tô giáo sớm nhất biết đến. Không phải chỉ đơn giản là họ bỏ sót những chi tiết này. Có rất nhiều chỗ Paul và những người khác có thể đã nhắc nhở đến các môn đệ hay dùng thẩm quyền đạo đức của Chúa Giê-su để tô đậm quan điểm riêng của họ, nhưng họ đã không làm vậy. [1] Lời giải thích đơn giản là những chi tiết này đã chưa xuất hiện, và sẽ không tồn tại cho đến khi các sách Phúc Âm được viết khoảng hai mươi năm hoặc hơn sau đó.
Đối với các tông đồ viết thư, thì Giê-su dường như đã có ít hoặc không tồn tại trên trần thế. [2] Paul là một nhân chứng cho sự tồn tại thực của Giê-su, lại nói một cách rõ ràng rằng ông chưa bao giờ gặp Chúa Giê-su, nhưng chỉ thấy ngài trong "ảo ảnh". Paul và Peter ám chỉ mình là tông đồ (sứ giả - apostles), chứ không phải là môn đệ (kẻ đi theo bên thầy - disciples). Paul cho biết ông không thua kém các "siêu tông đồ" vốn rao giảng về một Chúa Giê-su khác (2 Corinthians 11:05 và 12:11), và rõ ràng ông đã chống đối với Peter (Galatians 2:11) – điều này không có nghĩa là Peter đã thực sự kề cận Chúa Giê-su. Paul cũng mô tả "ảo ảnh" của cả hai, mình và Peter, về Chúa Giê-su bằng cách sử dụng cùng một từ. [1] Điều này có nghĩa rằng Paul không nghĩ rằng Peter đã đi theo một Chúa Giê-su trần thế, nhưng (cũng như ông) một ông thần linh cứu thế trên trời, mà chỉ có thể biết được qua sự mặc khải. Vị cứu thế này là một người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người dưới đất. Paul thậm chí thừa nhận rằng tất cả các ý tưởng của mình đến từ mặc khải và không từ bất kỳ người nào. [3] Nói cách khác, ông đã sáng tác ra hoặc lấy cảm hứng từ Thánh Kinh của người Do Thái (Jewish Scripture) và các tôn giáo khác. Hai đại biểu chính là Zoroastrianism và Mithraism, vốn có một trung tâm tại quê của Paul ở Tarsus.
Thánh Kinh Do Thái là nguồn chính cho Paul [1], có lẽ qua bản dịch tiếng Hy Lạp (gọi là Septuagint) [4]. Ông cho rằng sự hiện hữu trên trời của một kẻ tiên tri đã được tiết lộ cho ông bởi Thiên Chúa (Galatians 1:16) và trong Kinh Thánh, với Giê-su như là người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người trần thế - không phải là một người sống ở thời gian vừa qua, nhưng như là một bí ẩn được che giấu trong nhiều thời đại đã qua [5], hoặc sẽ được tiết lộ. [6] Phao-lô thường ám chỉ Giê-su là "Đức Cứu thế - Ki-tô" (một thuật ngữ tâm linh). Ngay cả tên "Giê-su" xuất hiện đến 218 lần trong bản dịch Septuagint, vì vậy nó không phải là một tên mới cho những người quen thuộc với bản dịch [4]. Paul cũng không hề chỉ rõ ngay cả cuộc đời của Giê-su, cái chết hy sinh và sự sống lại xảy ra lúc nào, nhưng toàn ngụ ý rằng các sự kiện ấy đã từng xảy ra trong quá khứ tâm linh. Ông cũng đổ lỗi cho cái chết của Chúa Giê-su là do ác quỷ, không phải là do người Do Thái hay người La Mã như trong các sách Phúc Âm. Khái niệm về một vị cứu thế tòan vẹn, chịu hy sinh, bị làm nhục của Paul rút ra từ Isaiah 52-53 và Daniel 9. [1] Ý tưởng này đã giúp làm cho Ki-tô giáo phổ biến hơn trong các tầng lớp thấp kém trong hai thế kỷ đầu. Họ có thể đồng hóa với một người chân chính bị đóng đinh một cách bất công bởi giai cấp cầm quyền đáng khinh, nhưng người này cuối cùng đã chiến thắng. [7]
Một vấn đề khác với Paul là "ảo ảnh" nổi tiếng của ông về Giê-su có tất cả các dấu hiệu của một cơn động kinh não. Chúng ta biết rằng bệnh động kinh có thể gây ra ảo tưởng tôn giáo, hyperreligiosity (mối quan tâm quá mức với tín ngưỡng), hypersexuality (quan tâm thái quá với vấn đề tình dục), và hypergraphia (một sự thôi thúc áp đảo để viết). Đây là tất cả các đặc tính có thể được dùng để mô tả Paul, như được tiết lộ trong các bức thư của mình. Có lẽ động kinh là "cái gai - thorn" đã dày vò ông, mà ông đề cập đến trong 2 Corinthians 12:7. Chúng tôi cũng có thể nói rằng người ta đã buộc tội Paul nói dối, bởi vì ông đã cố gắng bảo vệ mình trong Rô-ma 3:5-8.
Những tham khảo Kinh Thánh chính về Giê-su là từ các sách Phúc Âm, được viết bởi cá tác giả vô danh sau năm 70 CE (và rất có thể nhiều thập kỷ sau). Trong một xã hội bán khai và mê tín dị đoan, đó là một thời gian dài sau khi cuộc sống giả định của Giê-su - một thời gian dài cho huyền thoại phát triển. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng đề cập đến đầu tiên của những gì chúng ta gọi là các sách Phúc Âm là do Papias trong khoảng năm 140 CE [8], tuy ông ta chỉ ám chỉ các cuốn Mark và Matthew. Tất cả bốn sách Phúc Âm lần đầu tiên được nêu tên vào năm 180 CE, bởi Irenaeus của thành Lyons. [8]
Mark là cuốn Phúc Âm sớm nhất. Nó sai ngữ pháp [9] và phản bội tác giả của nó về sự thiếu kiến thức về địa lý và tình hình xã hội của Palestine - cho thấy rằng tác giả không phải là người địa phương. [8], [10] Luke sao chép các lỗi về địa lý (Luke 8), trong khi Matthew thay đổi vị trí và số lượng những người đàn ông (Matthew 8). [8] Tác giả của cuốn Mark cũng đã sai lầm khi cho Giê-su trích lời từ bản dịch tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Do Thái (the Septuagint), thay vì từ bản tiếng Do Thái gốc. [8] Cả Mark và John bắt đầu với chuyện Giê-su đã là một người đàn ông trưởng thành - không có chuyện sinh ra từ đồng trinh, ngôi sao kỳ diệu, hay những câu chuyện thời thơ ấu khác. Một trường hợp mạnh mẽ có thể được nêu ra là phúc âm của Mark đã được viết như một lối kể lại của sử thi Homer. [11]
Các sách Phúc Âm của Matthew và Luke không đồng ý với năm và các chi tiết khác của Chúa Giê-su giáng sinh, bao gồm cả dòng dõi của ngài. Matthew cho ngài đã sinh ra tại nhà Joseph ở Bethlehem, dưới triều đại của Herod the Great (vốn đã chết trong năm 5 hoặc 4 trước Công nguyên, BC). Luke cho rằng ngài đã sinh ra tại một chuồng bò trong thời kỳ điều tra dân số tiến hành bởi Quirinius trong năm 6 CE - một sự khác biệt của ít nhất 9 năm! Matthew đã không viết về điều tra dân số, và Luke đã không viết về những nhà thông thái hay Herod "tàn sát những kẻ vô tội.” Matthew và Luke không đồng ý dữ dội trên gia phả của Giê-su, thậm chí cả ông nội của ngài. (Matthew 1:16, Luke 3:23). Thêm vào đó, các danh sách trong Matthew và Luke khác nhau từ 1 Chronicles 3. Lưu ý rằng ngay cả bản liệt kê tổ tiên nam của Chúa Giê-su không phù hợp với học thuyết của một trinh nữ sinh ra (điều đã được thêm vào sau đó trong quá trình huyền thoại hóa). Một số nhà biện giải cho rằng Luke liệt kê gia phả của Bà Maria, nhưng đó là điều không thể được bởi vì Bà Maria không được đề cập đến và vì vào thời điểm đó người ta nghĩ phụ nữ không đóng góp bất kỳ vết di truyền nào cho một em bé, nhưng được coi như là một cánh đồng màu mỡ cho hạt giống (tiếng Hy Lạp: "tinh trùng”) được gieo trồng.
Nếu các sách Phúc Âm được viết bởi những chứng nhân, tại sao họ chờ đợi quá lâu và tại sao họ không mô tả về Chúa Giê-su? Tại sao các sách Phúc Âm được viết chủ yếu dưới dạng người thứ ba (như một câu chuyện), thay vì dưới dạng người đầu tiên? Các sách Phúc Âm thường trích dẫn tư tưởng hay lời nói của Chúa Giê-su khi ông ở một mình hoặc với người khác. Đây là những ví dụ về những câu chuyện hư cấu, không lịch sử. Tại sao các sách Phúc Âm của Matthew và Luke lại đạo văn của Mark (và thêm những câu chuyện thời thơ ấu)? Trong 666 câu gốc của Mark, thì 600 xuất hiện trong Matthew (với ngữ pháp cải thiện), khoảng 300 trong Luca. [9] Phúc âm của Matthew lại kỳ quặc đề cập đến Matthew ở ngôi thứ ba. Phúc âm của Luke nói rằng nó đã được viết như sự kể lại những câu chuyện trước. Phúc âm của John cũng kỳ quặc ám chỉ đến tác giả của nó lại ở ngôi thứ ba, và hầu như không đề cập gì đến Chúa Giê-su như là một người thực có một cuộc sống thực. Cũng như Paul, tác giả đã xem Chúa Giê-su phần lớn là một ông thần trời.
Chúng ta biết rằng các sách Phúc Âm đã được thay đổi theo thời gian, với các chỉnh sửa và lỗi của các biện ký (transcribers), và thậm chí sai biệt trọng yếu giữa các bản dịch khác nhau. [8] Các học giả Kinh Thánh đã chỉ ra rằng mười hai câu thơ cuối của Mark (16:9-20) đã được thêm vào trong thế kỷ thứ hai, hình như cung cấp thêm các hoạt động của Chúa Giê-su sau khi sống lại. Những câu chuyện về Chúa Giê-su và phụ nữ ngoại tình (một chuyện tôi yêu thích bởi vì nó dạy bảo trách nhiệm cá nhân) không có trong phúc âm ban đầu của John. Bằng chứng cho thấy rằng nó có thể đã được thêm vào trong thời Trung Cổ. [12]
Bằng chứng Kinh Thánh
Câu chuyện thường được chấp nhận về Giê-su là một mớ hổ lốn các câu chuyện chủ yếu từ các sách Phúc Âm, từ Paul và các tác giả tông đồ khác, và từ sách Khải Huyền (the book of Revelation).
Trước hết, hãy tách rời các nguồn tin để xem các tác giả đã viết những gì. Làm việc này thực khó khăn bởi thực tế rằng đã có khá nhiều chỉnh sửa đáng kể, sao chép, và thậm chí giả mạo. Các tác giả, nhà biên tập và biện ký đã không đối xử với những tác phẩm ấy như là thiêng liêng bất khả xâm phạm và không thể đổi thay. Trái lại, họ thường xem những câu chuyện về Giê-su như những truyện kể có thể sửa đổi được để thúc đẩy ý đồ riêng của mình, hoặc để làm cho câu chuyện tốt hơn. [1]
Sách Khải Huyền không đưa ra hỗ trợ nào cho tính lịch sử của Giê-su và có thể bị loại bỏ dễ dàng như một nguồn đáng tin cậy, vì các cảnh giới khác thế gian đầy ảo giác của nó.
Các tài liệu tham khảo được biết đến sớm nhất về Giê-su là trong các tác phẩm của Paul (Phao-lồ, còn gọi là Saul ở Tarsus), người đã "ảo tưởng thấy" Giêsu khi ông trên đường đến Damascus. Bản ghi chép của Paul là một phần của các bức thư tông đồ, được viết sau năm 48 AD. Nếu đã có một Giê-su thực, thì Paul đã phải viết về cuộc sống và giáo lý của ngài. Ông đã làm không làm vậy (ngoại trừ một vài đoạn thêm vào mà ai cũng biết) [1].
Paul và các tác giả các bức thư khác - bao gồm Peter - dường như không biết bất kỳ chi tiết tiểu sử của cuộc đời Giê-su, hoặc thậm chí thời gian của cuộc sống trần gian của ngài. Họ không đề cập đến Bethlehem, Nazareth, Galilee, Calvary hoặc Golgotha - hoặc bất kỳ cuộc hành hương nào đến những nơi đáng ra thiêng liêng của cuộc đời Giê-su. Họ cũng không đề cập đến bất kỳ phép lạ mà Giê-su được cho là đã làm, lời dạy của ngài về đạo đức, việc Chúa được trinh nữ sinh ra, việc xét xử ngài, ngôi mộ trống, hoặc thậm chí đến các môn đệ của Chúa. [1]
Tôi thấy điều này đáng kinh ngạc! Các chi tiết cơ bản nhất mà chúng ta được nghe nói về cuộc đời Chúa Giê-su đã không được các tác giả Ki-tô giáo sớm nhất biết đến. Không phải chỉ đơn giản là họ bỏ sót những chi tiết này. Có rất nhiều chỗ Paul và những người khác có thể đã nhắc nhở đến các môn đệ hay dùng thẩm quyền đạo đức của Chúa Giê-su để tô đậm quan điểm riêng của họ, nhưng họ đã không làm vậy. [1] Lời giải thích đơn giản là những chi tiết này đã chưa xuất hiện, và sẽ không tồn tại cho đến khi các sách Phúc Âm được viết khoảng hai mươi năm hoặc hơn sau đó.
Đối với các tông đồ viết thư, thì Giê-su dường như đã có ít hoặc không tồn tại trên trần thế. [2] Paul là một nhân chứng cho sự tồn tại thực của Giê-su, lại nói một cách rõ ràng rằng ông chưa bao giờ gặp Chúa Giê-su, nhưng chỉ thấy ngài trong "ảo ảnh". Paul và Peter ám chỉ mình là tông đồ (sứ giả - apostles), chứ không phải là môn đệ (kẻ đi theo bên thầy - disciples). Paul cho biết ông không thua kém các "siêu tông đồ" vốn rao giảng về một Chúa Giê-su khác (2 Corinthians 11:05 và 12:11), và rõ ràng ông đã chống đối với Peter (Galatians 2:11) – điều này không có nghĩa là Peter đã thực sự kề cận Chúa Giê-su. Paul cũng mô tả "ảo ảnh" của cả hai, mình và Peter, về Chúa Giê-su bằng cách sử dụng cùng một từ. [1] Điều này có nghĩa rằng Paul không nghĩ rằng Peter đã đi theo một Chúa Giê-su trần thế, nhưng (cũng như ông) một ông thần linh cứu thế trên trời, mà chỉ có thể biết được qua sự mặc khải. Vị cứu thế này là một người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người dưới đất. Paul thậm chí thừa nhận rằng tất cả các ý tưởng của mình đến từ mặc khải và không từ bất kỳ người nào. [3] Nói cách khác, ông đã sáng tác ra hoặc lấy cảm hứng từ Thánh Kinh của người Do Thái (Jewish Scripture) và các tôn giáo khác. Hai đại biểu chính là Zoroastrianism và Mithraism, vốn có một trung tâm tại quê của Paul ở Tarsus.
Thánh Kinh Do Thái là nguồn chính cho Paul [1], có lẽ qua bản dịch tiếng Hy Lạp (gọi là Septuagint) [4]. Ông cho rằng sự hiện hữu trên trời của một kẻ tiên tri đã được tiết lộ cho ông bởi Thiên Chúa (Galatians 1:16) và trong Kinh Thánh, với Giê-su như là người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người trần thế - không phải là một người sống ở thời gian vừa qua, nhưng như là một bí ẩn được che giấu trong nhiều thời đại đã qua [5], hoặc sẽ được tiết lộ. [6] Phao-lô thường ám chỉ Giê-su là "Đức Cứu thế - Ki-tô" (một thuật ngữ tâm linh). Ngay cả tên "Giê-su" xuất hiện đến 218 lần trong bản dịch Septuagint, vì vậy nó không phải là một tên mới cho những người quen thuộc với bản dịch [4]. Paul cũng không hề chỉ rõ ngay cả cuộc đời của Giê-su, cái chết hy sinh và sự sống lại xảy ra lúc nào, nhưng toàn ngụ ý rằng các sự kiện ấy đã từng xảy ra trong quá khứ tâm linh. Ông cũng đổ lỗi cho cái chết của Chúa Giê-su là do ác quỷ, không phải là do người Do Thái hay người La Mã như trong các sách Phúc Âm. Khái niệm về một vị cứu thế tòan vẹn, chịu hy sinh, bị làm nhục của Paul rút ra từ Isaiah 52-53 và Daniel 9. [1] Ý tưởng này đã giúp làm cho Ki-tô giáo phổ biến hơn trong các tầng lớp thấp kém trong hai thế kỷ đầu. Họ có thể đồng hóa với một người chân chính bị đóng đinh một cách bất công bởi giai cấp cầm quyền đáng khinh, nhưng người này cuối cùng đã chiến thắng. [7]
Một vấn đề khác với Paul là "ảo ảnh" nổi tiếng của ông về Giê-su có tất cả các dấu hiệu của một cơn động kinh não. Chúng ta biết rằng bệnh động kinh có thể gây ra ảo tưởng tôn giáo, hyperreligiosity (mối quan tâm quá mức với tín ngưỡng), hypersexuality (quan tâm thái quá với vấn đề tình dục), và hypergraphia (một sự thôi thúc áp đảo để viết). Đây là tất cả các đặc tính có thể được dùng để mô tả Paul, như được tiết lộ trong các bức thư của mình. Có lẽ động kinh là "cái gai - thorn" đã dày vò ông, mà ông đề cập đến trong 2 Corinthians 12:7. Chúng tôi cũng có thể nói rằng người ta đã buộc tội Paul nói dối, bởi vì ông đã cố gắng bảo vệ mình trong Rô-ma 3:5-8.
Những tham khảo Kinh Thánh chính về Giê-su là từ các sách Phúc Âm, được viết bởi cá tác giả vô danh sau năm 70 CE (và rất có thể nhiều thập kỷ sau). Trong một xã hội bán khai và mê tín dị đoan, đó là một thời gian dài sau khi cuộc sống giả định của Giê-su - một thời gian dài cho huyền thoại phát triển. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng đề cập đến đầu tiên của những gì chúng ta gọi là các sách Phúc Âm là do Papias trong khoảng năm 140 CE [8], tuy ông ta chỉ ám chỉ các cuốn Mark và Matthew. Tất cả bốn sách Phúc Âm lần đầu tiên được nêu tên vào năm 180 CE, bởi Irenaeus của thành Lyons. [8]
Mark là cuốn Phúc Âm sớm nhất. Nó sai ngữ pháp [9] và phản bội tác giả của nó về sự thiếu kiến thức về địa lý và tình hình xã hội của Palestine - cho thấy rằng tác giả không phải là người địa phương. [8], [10] Luke sao chép các lỗi về địa lý (Luke 8), trong khi Matthew thay đổi vị trí và số lượng những người đàn ông (Matthew 8). [8] Tác giả của cuốn Mark cũng đã sai lầm khi cho Giê-su trích lời từ bản dịch tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Do Thái (the Septuagint), thay vì từ bản tiếng Do Thái gốc. [8] Cả Mark và John bắt đầu với chuyện Giê-su đã là một người đàn ông trưởng thành - không có chuyện sinh ra từ đồng trinh, ngôi sao kỳ diệu, hay những câu chuyện thời thơ ấu khác. Một trường hợp mạnh mẽ có thể được nêu ra là phúc âm của Mark đã được viết như một lối kể lại của sử thi Homer. [11]
Các sách Phúc Âm của Matthew và Luke không đồng ý với năm và các chi tiết khác của Chúa Giê-su giáng sinh, bao gồm cả dòng dõi của ngài. Matthew cho ngài đã sinh ra tại nhà Joseph ở Bethlehem, dưới triều đại của Herod the Great (vốn đã chết trong năm 5 hoặc 4 trước Công nguyên, BC). Luke cho rằng ngài đã sinh ra tại một chuồng bò trong thời kỳ điều tra dân số tiến hành bởi Quirinius trong năm 6 CE - một sự khác biệt của ít nhất 9 năm! Matthew đã không viết về điều tra dân số, và Luke đã không viết về những nhà thông thái hay Herod "tàn sát những kẻ vô tội.” Matthew và Luke không đồng ý dữ dội trên gia phả của Giê-su, thậm chí cả ông nội của ngài. (Matthew 1:16, Luke 3:23). Thêm vào đó, các danh sách trong Matthew và Luke khác nhau từ 1 Chronicles 3. Lưu ý rằng ngay cả bản liệt kê tổ tiên nam của Chúa Giê-su không phù hợp với học thuyết của một trinh nữ sinh ra (điều đã được thêm vào sau đó trong quá trình huyền thoại hóa). Một số nhà biện giải cho rằng Luke liệt kê gia phả của Bà Maria, nhưng đó là điều không thể được bởi vì Bà Maria không được đề cập đến và vì vào thời điểm đó người ta nghĩ phụ nữ không đóng góp bất kỳ vết di truyền nào cho một em bé, nhưng được coi như là một cánh đồng màu mỡ cho hạt giống (tiếng Hy Lạp: "tinh trùng”) được gieo trồng.
Nếu các sách Phúc Âm được viết bởi những chứng nhân, tại sao họ chờ đợi quá lâu và tại sao họ không mô tả về Chúa Giê-su? Tại sao các sách Phúc Âm được viết chủ yếu dưới dạng người thứ ba (như một câu chuyện), thay vì dưới dạng người đầu tiên? Các sách Phúc Âm thường trích dẫn tư tưởng hay lời nói của Chúa Giê-su khi ông ở một mình hoặc với người khác. Đây là những ví dụ về những câu chuyện hư cấu, không lịch sử. Tại sao các sách Phúc Âm của Matthew và Luke lại đạo văn của Mark (và thêm những câu chuyện thời thơ ấu)? Trong 666 câu gốc của Mark, thì 600 xuất hiện trong Matthew (với ngữ pháp cải thiện), khoảng 300 trong Luca. [9] Phúc âm của Matthew lại kỳ quặc đề cập đến Matthew ở ngôi thứ ba. Phúc âm của Luke nói rằng nó đã được viết như sự kể lại những câu chuyện trước. Phúc âm của John cũng kỳ quặc ám chỉ đến tác giả của nó lại ở ngôi thứ ba, và hầu như không đề cập gì đến Chúa Giê-su như là một người thực có một cuộc sống thực. Cũng như Paul, tác giả đã xem Chúa Giê-su phần lớn là một ông thần trời.
Chúng ta biết rằng các sách Phúc Âm đã được thay đổi theo thời gian, với các chỉnh sửa và lỗi của các biện ký (transcribers), và thậm chí sai biệt trọng yếu giữa các bản dịch khác nhau. [8] Các học giả Kinh Thánh đã chỉ ra rằng mười hai câu thơ cuối của Mark (16:9-20) đã được thêm vào trong thế kỷ thứ hai, hình như cung cấp thêm các hoạt động của Chúa Giê-su sau khi sống lại. Những câu chuyện về Chúa Giê-su và phụ nữ ngoại tình (một chuyện tôi yêu thích bởi vì nó dạy bảo trách nhiệm cá nhân) không có trong phúc âm ban đầu của John. Bằng chứng cho thấy rằng nó có thể đã được thêm vào trong thời Trung Cổ. [12]