Như tôi đã nói ở bài trước, những con số không biết nói dối !
Lịch sử xuyên suốt một nghìn năm ghi nhận:
Trung Hoa, Mông Nguyên, và Mãn Thanh chỉ đánh Đại Việt 7 lần.
Tống đánh 2 lần
Mông Nguyên 3 lần
Nhà Minh đánh Hồ Qúi Ly
Nhà Thanh đánh Tây sơn
Nhưng có đến 3 lần là người Mông Nguyên Đánh. Một lần người Mãn Châu đánh. Vậy chính xác hơn Trung Hoa chỉ đánh ta 3 lần.
Cấm cãi
Ấy vậy mà ta ra quân đánh tứ phía, 34 lần. Hỡi ôi quân vừa ăn cướp vừa la làng.
TA ĐÁNH CHĂM PA, CHÂN LẠP, AI LAO...34 lần cấm cãi.
Nói không ngoa nếu Tàu, Pháp, Mỹ... không can thiệp thì Đông Lào nuốt luôn cả cái Đông Nam Á mạn đất liền rồi
Giờ chúng ta bàn qua một chút về cuộc chiến của nhà Minh và nhà Hồ.
Năm 1400, Hồ Quý Ly bức vua nhà Trần - Đại Việt nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Hồ – Đại Ngu.
Ba năm sau, nhà Hồ dùng 20 vạn quân để tấn công quốc gia phía Nam là Chiêm Thành, vây kinh đô Chiêm Thành 9 tháng nhưng sau đó rút quân về do thiếu lương thực. Nhà Minh đã cư xử với Chiêm Thành như một đồng minh bằng cách sai 9 chiến thuyền sang cứu, quân thủy nhà Minh và nhà Hồ khi quay về gặp nhau giữa biển nhưng không có xung đột nào xảy ra.
Nhà Minh đã gây sức ép lên nhà Hồ bằng các đòi hỏi về người, lương thực, đất đai, của cải,... nhưng nhà Hồ chỉ đáp ứng cho nhà Minh theo cách mà gây ít thiệt hại nhất cho họ. Đến tháng 4 năm 1406 nhà Minh đưa Trần Thiêm Bình, một người là dòng dõi nhà Trần đã sang cầu cứu nhà Minh việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, Nhà minh liền mang quân đánh vào ải Lãnh Kinh. Đội quân này bị đẩy lui, nhưng nhà Hồ đã mất bốn đại tướng chỉ huy quân các vệ. Ba tháng sau, nhà Minh huy động 215.000 quân, chia làm 2 đường tấn công Đại Ngu. Đại Ngu đã không phòng thủ ở biên giới, mà tập trung phòng thủ ở bờ Nam sông Hồng. Quân Minh với sự dẫn đường của các ngụy quan đầu hàng người Việt đã đánh bại Đại Ngu ở trận Mộc Hoàn, sau đó là trận Đa Bang, chiếm được Đông Đô. Quân Minh tiếp tục đánh bại hoàn toàn quân chủ lực của Đại Ngu ở trận Hàm Tử, khiến cho nhà Hồ phải rút lui về Thanh Hóa, và bắt được cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương vào tháng 6 năm 1407, nhà Hồ hoàn toàn chấm dứt.
Giai đoạn sau đó lịch sử bố láo bố toét ghi rằng:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân xâm lược.
Bản chất không đúng hoàn toàn. Giai đoạn này thực chất là cuộc chiến tranh giành ngôi vương của nghĩa quân Lam Sơn và nhà Hậu Trần.
Nhà Hậu Trần do Giản Định đế - Trần Ngỗi thành lập tháng 10 âm lịch năm 1407 tại Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh tiêu diệt.
Năm 1409, Giản Định đế giết 2 tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, khiến cho 2 người con của họ là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất mãn, kéo quân mình trở về Nghệ An lập Trần Quý Khoáng lên làm Trùng Quang đế. Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy bắt được Giản Định đế. Nhà vua Trùng Quang đế bèn tôn Giản Định Đế làm Thái thượng hoàng.
Tuy nhiên đến năm 1414 thì nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt hoàn toàn.
Trong lúc này sau hội thề Lũng Nhai. Lê Lợi đã chuẩn bị để mùa xuân 1418 chính thức ra mặt đoạt vương quyền.
Lê Lợi lập Trần Cảo làm vua, với danh nghĩa kế tục nhà Hậu Trần, đặt niên hiệu là Thiên Khánh, còn Lê Lợi tự xưng là Vệ quốc công.
Sau khi sang dẹp loạn Đại Việt Xong nhà Minh quay trở về.
Cần phải nói thêm rằng quân đội nhà Minh là quân đội mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Thời nhà Minh có quân đội rất mạnh, tướng Từ Đạt dẫn quân đánh Mông Cổ lên tận hồ Baikal. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, vó ngựa Trung Nguyên xuyên thủng đại mạc lên tới Seberi.
Khi quân Minh rút thì hoà ước là dựng lại nhà Trần, có một chi tiết thú vị là khi Lê Lợi giết Trần Cảo soán ngôi thì chỉ xưng vương, chứ ko xưng đế.
Mãi về sau này nhà Minh mới chấp nhận một Lê Lợi vì biết trên, biết dưới. Khi lễ cống đầy đủ. Chẳng phải tượng vàng Liễu Thăng, tóc tai rũ rượi, tay trói quặp lại minh chứng sống động nhất của việc lễ phép của Lê Lợi đó hay sao !