HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA. CỨU LẤY CHÍNH TƯƠNG LAI CHÚNG TA

ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC ĂN THUẦN CHAY CHỈ TRONG MỘT NGÀY
176934
Bạn không thể làm gì khác hơn ngoài việc cảm nhận thời điểm quan trọng này: các nhà hàng bít tết phục vụ các món thuần chay, thực đơn ở các sân bay đều có món salad cải xoăn, các tiệm tạp hóa dành nhiều chỗ trên gian hàng hơn cho các sản phẩm làm từ thực vật, và các xe bán thức ăn thuần chay lưu động ngày càng được phổ biến. Với vai trò là một bác sĩ sức khỏe, tôi đã thấy nhiều thay đổi kỳ diệu gần đây khi các bệnh nhân tiếp nhận một chế độ dinh dưỡng thuần chay – dù cho họ thay đổi một cách dứt khoát hay chần chừ.
176935
Tác động lên môi trường của việc trở thành một người sống thuần chay:
Khó có thể đo được tác dụng lên sức khỏe và môi trường của việc ăn thuần chay chỉ trong một ngày, nhưng những bệnh nhân của tôi thường cảm thấy những thay đổi lớn trong ngoại hình và cách cảm nhận của họ chỉ sau một tuần. Về mặt tác động lên môi trường, tôi phải nói lời cảm ơn đến bạn tôi Kathy Freston, người mà trước đây từng công bố dữ liệu chi tiết về việc ảnh hưởng tiềm năng nếu tất cả công dân nước Mỹ đều chuyển sang chế độ dinh dưỡng chay chỉ trong một ngày. Hãy nhớ rằng ảnh hưởng của việc sống hoàn toàn thuần chay sẽ có thể to lớn hơn cả ăn chay (tức là vẫn còn tiêu thụ trứng và sữa bò), trên đơn vị là một quốc gia ta sẽ tiết kiệm được:
  • 378,5 tỷ lít nước, đủ để cung cấp cho mọi hộ gia đình ở vùng New England trong vòng gần bốn tháng
  • Hơn 680 tỷ kilôgam ngũ cốc có thể đem làm thức ăn cho gia súc – đủ để nuôi sống bang New Mexico trong hơn một năm.
  • Gần 265 triệu lít xăng, đủ để vận hành tất cả chiếc xe của Canada và Mexico hợp lại mà vẫn còn thừa.
  • Hơn 1 triệu hecta đất, một khu vực to gấp hai lần Delaware
  • 33 tấn kháng sinh
  • Hơn 1 triệu tấn khí CO2, hoặc một lượng tương tự vậy được thải ra bởi tất cả người Pháp.
  • 3 triệu tấn đất bị xói mòn và 70 triệu đô la Mỹ do tổn thất kinh tế
  • 4 triệu tấn chất thải động vật, giúp ta cắt bỏ được gần 7 tấn khí thải amoniac – một nhân tố ô nhiễm môi trường lớn.
176937
176938
Đúng vậy, mỗi một người đều quan trọng:
Một phương pháp khác để đánh giá tác động của một chế độ ăn thuần chay là hãy dùng một máy tính sống thuần chay. Sau một tháng thì một người sẽ cứu được 33 con vật, tiết kiệm được khoảng 125 nghìn lít nước dùng để sản xuất thức ăn gia súc, ngăn chặn hơn 83 mét vuông rừng bị phá hủy, loại bỏ sự sản sinh ra hơn gần 300 kilogam khí CO2, và tiết kiệm hơn nửa tấn ngũ cốc đáng lẽ cung cấp cho các cộng đồng đói kém khắp thế giới. Từ những con số này, có thể dễ dàng thấy rằng kể cả một người thử sống thuần chay trong một ngày cũng có có tác động quan trọng đến môi trường.
Các phong trào như Thứ hai không thịt, một phong trào khuyến khích tránh sử dụng sản phẩm từ động vật một ngày trong tuần, đã phát triển một cách nhanh chóng. Được thành lập vào năm 2003 cùng với Trường Sức khỏe Công cộng Johns Hopkins, tổ chức đã phát triển ra 44 quốc gia và đang mở rộng rất nhanh. Quyết định một ngày không dùng bất cứ sản phẩm thịt, trứng, sữa dưới mọi hình thức của bạn là một bước tiến tích cực đến với một sức khỏe tốt hơn, nhận thức cao hơn về nỗi đau của các con vật nông trại, và chữa lành cho thế giới đang vác trên mình gánh nặng phải nuôi sống 7 tỉ con người.
Tác động kinh ngạc của việc sống thuần chay trong một ngày chắc chắn sẽ thúc đẩy bạn thay đổi lối sống sang hoàn toàn thuần chay, điều mà tôi đã làm trong 40 năm và đã giới thiệu cho nhiều bệnh nhân tim mạch trong vòng 30 năm qua. Bạn sẽ không hối hận đâu!
Nguồn: MindBodyGreen.com
----------------------
#hãy_ăn_chay
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
 
Sửa lần cuối:
SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
176947

Chăn nuôi động vật để sử dụng làm thực phẩm cần một lượng lớn đất đai, thức ăn, năng lượng, nguồn nước và gây ảnh hưởng lớn đến các sinh vật này.
Biến đổi khí hậu

Ở phương diện toàn cầu, ngành nông nghiệp chăn nuôi chịu trách nhiệm cho lượng khí nhà kính thải ra nhiều hơn so với tất cả hệ thống giao thông trên thế giới cộng lại. Theo Liên Hợp Quốc (United Nations-UN), một sự chuyển đổi sang chế độ ăn thuần chay trên toàn cầu là cần thiết để chống lại những ảnh hưởng xấu nhất từ biến đổi khí hậu.

Sử dụng nguồn nước
Để trồng trọt nông sản làm thức ăn cho động vật, lau dọn chuồng trại công nghiệp vốn vô cùng bẩn thỉu và cung cấp nước uống cho động vật tiêu tốn một lượng nước khổng lồ. Một cá thể bò nuôi lấy sữa có thể tiêu thụ đến 50 gallons nước mỗi ngày (1 gallon Mỹ = 3.8 lít nước)- hoặc gấp đôi trong điều kiện thời tiết nóng- và tốn đến 683 gallons nước để sản xuất ra chỉ 1 gallon sữa bò. Chúng ta cần hơn 2,400 gallons nước để sản xuất 1 pound thịt bò (khoảng 450 gam), trong khi với chừng đó đậu phụ chỉ cần 244 gallons nước. Bằng việc sống thuần chay, một người có thể tiết kiệm khoảng 219,000 gallons nước một năm.
176948
Sự ô nhiễm
Động vật được chăn nuôi làm thực phẩm ở Mỹ thải ra lượng phân gấp nhiều lần so với tổng dân số cả nước. Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency-EPA), động vật trên các trang trại chăn nuôi ở Mỹ thải ra khoảng 500 triệu tấn phân hữu cơ mỗi năm. Do thiếu sự có mặt của các nhà máy xử lý chất thải, phân động vật thường được chứa trong các đầm phá (có thể quan sát được ở các trang trại khi nhìn từ trên không) hoặc được rải ra khắp các cánh đồng.

Lượng chất thải chảy ra từ các trang trại và khu chăn thả gia súc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm sông hồi. EPA lưu ý rằng các loại vi khuẩn và vi-rút có thể được đưa theo trong dòng chảy và làm nhiễm bẩn mạch nước ngầm.

Các trang trại chăn nuôi thường né tránh những hạn chế về ô nhiễm nguồn nước bằng việc xịt phân lỏng vào không khí, tạo nên những làn sương bị gió cuốn bay đi. Dân cư xung quanh từ đó sẽ phải hít vào chất độc và những mầm bệnh từ phân xịt. Một báo cáo từ Thượng viện tiểu bang California (California State Senate) cho biết, những đầm phá chất thải này sản xuất ra lượng chất hóa học độc hại bay trong không khí có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng hệ miễn dịch và hệ thần kinh ở con người.
176949
Sử dụng đất đai
Khai thác đất đai để trồng trọt nông sản làm thức ăn cho gia súc rất kém hiệu quả trên diện rộng. Diện tích đất sử dụng để cung cấp lương thực cho một người theo chế độ ăn thuần chay ít hơn 20 lần so với người không ăn chay vì lượng nông sản được tiêu thụ trực tiếp thay vì được sử dụng cho động vật ăn. Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (U.N. Convention to Combat Desertification), cần tiêu tốn đến 10 kg ngũ cốc để sản xuất ra chỉ 1 kg thịt, và tính riêng trong nước Mỹ, 56 triệu mẫu Anh đất (1 mẫu =0.4 hecta) được dùng để trồng thức ăn cho gia súc, trong khi chỉ có 4 triệu mẫu Anh trồng nông sản cho con người.

Hơn 90% diện tích rừng mưa nhiệt đới Amazon đã bị khai thác từ năm 1970 để chăn thả gia súc. Ngoài ra, một trong những loại ngũ cốc chính dùng làm thức ăn cho động vật được trồng ở đây là đậu nành, cũng chính là loại được tìm thấy trong đa số các loại burger rau củ, đậu hũ và các sản phẩm từ đậu nành bán rộng rãi ở Mỹ.

Đại dương
Trong khi ngành công nghiệp chăn nuôi đang khan hiếm đất trồng, các kỹ thuật đánh cá thương mại như kéo lưới dọc theo đáy biển (bottom trawling) và móc câu dài (long-lining) đang quét sạch sự sống dưới đáy đại dương và phá hủy các rặng san hô. Những kỹ thuật này còn giết chết hàng ngàn chú cá heo, rùa biển, cá mập và những sinh vật bị đánh bắt ngoài ý muốn khác (bycatch). Những trang trại cá ven biển thải ra phân, kháng sinh, ký sinh trùng và các loại cá không thuộc vùng bản địa vào những vùng hệ sinh thái biển nhạy cảm. Hơn nữa, vì các loại cá ở trang trại ăn tạp, chúng được cho ăn bằng một số lượng lớn các loại cá đánh bắt ngoài tự nhiên. Ví dụ, cần 3kg bữa ăn bằng cá để sản xuất ra mỗi kg cá hồi nuôi.

Chúng ta có thể làm gì
Tin tốt là chưa có thời điểm nào dễ hơn thời điểm hiện tại để chuyển sang một chế độ ăn thuần chay thân thiện với Trái Đất. Hãy tham gia thử thách thuần chay của STC hôm nay. Bạn sẽ thấy sự cải thiện sức khỏe đáng kể sau một tháng nếu bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm chay nguyên chất (tham khảo thêm ở mục dinh dưỡng để biết thêm chi tiết). Bạn hãy cảm thấy tự hào về bản thân khi biết rằng bạn đang cố gắng hết khả năng của mình để giúp cứu lấy môi trường và các sinh vật cùng chung sống.

#hãy_ăn_chay
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
 
Sửa lần cuối:
Tao đang cố gắng đi hiến tinh trùng để cứu hành tinh đây tml
 
Phim 'Đại dương' dài 2 phút 'cảnh báo' con người khiến cộng đồng mạng nín lặng
Đây là clip "Ocean" với giọng đọc của Harrison Ford nằm trong dự án "Nature Is Speaking" của Conservation International do bạn Chung Chí Công dịch. Những điều trong clip này nói rất phù hợp với tình hình đang xảy ra ở nước ta, cho nên tui post clip lại ở đây. Hãy luôn nhớ, Thiên Nhiên KHÔNG CẦN Con Người. Đừng có cái giọng điệu cá tôm hay nhà máy!
------------------------------
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
View attachment The Ocean Nature Is Speaking.mp4
 
CÁC NHÀ KHOA HỌC CẢNH BÁO: THỜI GIAN ĐANG DẦN CẠN – CHÚNG TA PHẢI ĂN THUẦN CHAY NGAY!
178776
Môi trường tự nhiên của Trái Đất đang trên bờ diệt vong – và các nhà khoa học đang thúc giục chúng ta hành động, bao gồm việc thay đổi chế độ ăn.
Các nhà khoa học thế giới đã đưa ra “lời cảnh báo thứ hai đến nhân loại”, 25 năm sau thông báo đầu tiên của họ, thúc giục mọi người chuyển sang các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để tránh phá hủy môi trường.
Trong một tuyên cáo được công bố trên tạp chí quốc tế BioScience, hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia đã cảnh báo rằng loài người đang “gây nguy hiểm cho tương lai của chính chúng ta”, với những hậu quả về môi trường có khả năng gây ra ‘những hậu quả nặng nề và không thể đảo ngược’ trên Trái đất. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng loài người cần phải thay đổi để cứu lấy hành tinh này – bao gồm cả thay đổi trong chế độ ăn uống: hướng đến lối sống thuần chay.
Bức thư ngỏ này xuất hiện 25 năm sau thông cáo đầu tiên vào năm 1992, khi đó đã có 1.700 nhà khoa học đưa ra một cảnh báo tương tự.
SỰ THẤT BẠI
Nhìn lại bản tuyên cáo đầu tiên vào ngày kỷ niệm lần thứ 25 sự kêu gọi của họ và đánh giá phản hồi của con người, bài báo viết: “Từ năm 1992, ngoại trừ việc ổn định được tầng ozone thuộc tầng bình lưu, nhân loại đã thất bại trong việc giải quyết triệt để những vấn đề về môi trường vốn đã được dự đoán trước, đáng báo động hơn, hầu hết trong số những vấn đề đó đang chuyển biến tồi tệ hơn nhiều.”
Bức thư tiếp tục đề cập rằng quỹ đạo hiện tại của thực trạng biến đổi khí hậu là ‘cực kì rắc rối’ – điều này được giải thích là do sự tăng phát thải khí nhà kính từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và sản xuất nông nghiệp, ‘cụ thể là việc chăn nuôi động vật nhai lại để phục vụ việc tiêu thụ thịt’.
TUYỆT CHỦNG HÀNG LOẠT
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đã mở ra một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, lần thứ sáu trong khoảng 540 triệu năm qua, trong đó nhiều thể thức sống hiện tại có thể bị tiêu diệt, hoặc có nguy cơ sẽ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
“Bằng sự thất bại trong việc hạn chế triệt để sự gia tăng dân số, đánh giá lại vai trò của nền kinh tế bắt nguồn từ tăng trưởng, giảm khí thải nhà kính, khuyến khích năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường sống, khôi phục hệ sinh thái, hạn chế ô nhiễm, ngăn chặn sự tàn phá, và hạn chế các loài ngoại lai xâm lấn, nhân loại đang không tiến hành các bước khẩn cấp cần thiết để bảo vệ bầu sinh quyển đang bị hỏng của chúng ta.”
Bản công bố cho thấy xu hướng biến đổi nghiêm trọng của những vấn đề môi trường từ năm 1992 đến năm 2016. (Hình ảnh: BioScience)
CÁC THỐNG KÊ
Trong vòng 25 năm qua, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng :
  • 2 muỗng canh dầu thực vật
  • 2 muỗng canh nước tương (hoặc tamari)
  • 2 muỗng cafe hạt nêm nấm
  • 1/2 muỗng cafe ớt khô
  • Một chút tiêu đen
  • Tương ớt và hạt mè rang (nếu thích)
  • 2-3 muỗng canh nước lọc
  • 2 cây hành lá cắt nhỏ, tách riêng hai phần đầu hành và lá hành
  • 1 củ cà rốt cắt nhỏ
  • 2 nhánh cần tây cắt nhỏ
  • 50gr đậu hòa lan
  • 50gr đậu que cắt nhỏ
  • 2 cây bông cải xanh cắt nhỏ
  • 1 bó rau bó xôi cắt nhỏ
  • 125gr đậu hũ bóp vụn
  • Cơm nguội, với khẩu phần dành cho 4 người
GIẢI PHÁP
Bức thư ngỏ, được chỉ đạo bởi nhà sinh thái học hàng đầu của Mỹ, Giáo sư William Ripple, từ Đại học bang Oregon, đề cập đến một loạt các quá trình chuyển đổi bền vững mà nhân loại có thể thực hiện để ‘ngăn chặn sự mất mát đa dạng sinh học đầy thảm họa’.
Trong số các bước này, bản tuyên cáo nhấn mạnh việc: “Giảm rác thải thực phẩm thông qua giáo dục và một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn, thúc đẩy sự thay đổi chế độ ăn uống bằng cách chuyển sang các loại thực phẩm từ thực vật, giảm tỷ lệ sinh bằng cách đảm bảo rằng phụ nữ và nam giới được tiếp cận sự giáo dục đầy đủ cũng như kế hoạch hóa gia đình mang tính tự nguyện, nhất là những nơi mà các nguồn lực vẫn còn thiếu.”
Những phần khác của thư ngỏ viết: “Duy trì các dịch vụ hệ sinh thái của thiên nhiên bằng cách ngăn chặn việc chuyển đổi rừng, đồng cỏ và các môi trường sống bản địa khác; thoái vốn đầu tư tiền tệ và thương mại để khuyến khích thay đổi môi trường tích cực.”
THỜI HẠN ĐÃ CẬN KỀ
Bài viết kết luận: “Chẳng mấy chốc nó sẽ là quá trễ để chuyển hướng khỏi quỹ đạo đã thất bại của chúng ta, và thời gian thì đang cạn dần.”
“Chúng ta phải nhận ra, trong cuộc sống hằng ngày và trong bộ máy quản lý của chính phủ, rằng Trái Đất và những gì thuộc về nó chính là mái nhà chung duy nhất của chúng ta.”
 
tao cứu cái thân tao trước đã, cái hành tinh này để chúng mày cứu rồi =)
 
Bớt một hạt bụi, hành tinh này sẽ trong lành hơn. Thằng mặt Lồn thớt nên đi tự thiêu đi.
 
Chủ thớt đăng bài bổ ích như vậy, đã đéo cảm ơn người ta thì thôi, vào còn sủa bậy. Đúng là thành phần não chó.
Trym nhỏ mà não còn nhỏ hơn con chim
 
Chủ thớt đăng bài bổ ích như vậy, đã đéo cảm ơn người ta thì thôi, vào còn sủa bậy. Đúng là thành phần não chó.
Trym nhỏ mà não còn nhỏ hơn con chim
Xàm chúa bình tĩnh, chờ sau đại hội võ lâm các bề trên sẽ chung tay chung chưn chung tất cíu môi trường
 
yên tâm đi tml, trái đất có nút reset tới lúc nào đó nó sẽ đc nhấn thôi :))
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Hơn 1/4 diện tích đất sẽ khô hạn hơn khi nhiệt độ Trái Đất tăng 2 độ C
Hơn 1/4 diện tích đất đai trên bề mặt Trái Đất sẽ trở nên khô hạn hơn "một cách đáng kể" ngay cả khi con người có thể giữ mức tăng nhiệt độ "hành tinh Xanh" ở 2 độ C như mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
180165
Cảnh báo trên được các nhà khoa học đưa ra trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí "Nature Climate Change" (Biến đổi khí hậu tự nhiên). Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết nếu chúng ta có thể duy trì mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C, thì con số trên sẽ được giới hạn ở mức 1/10.

Đồng tác giả nghiên cứu trên, nhà khoa học Su-Jong Jeong, thuộc Đại học Khoa học và công nghệ Thâm Quyến, Trung Quốc, cho biết: "Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 1,5 độ C, các khu vực Nam Âu, miền Nam châu Phi, Trung Mỹ, vùng duyên hải Australia và khu vực Đông Nam Á - những nơi sinh sống của hơn 1/5 nhân loại - sẽ tránh được đánh kể nguy cơ đất đai trở nên khô hạn so với trường hợp nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 2 độ C".

Nhà khoa học Jeong cùng các đồng nghiệp đã sử dụng các dự báo từ một số mô hình khí hậu theo các kịch bản khí hậu khác nhau để đưa ra dự báo về tình trạng khô hạn hóa đất. Đất bị khô hạn hóa là một mối đe dọa lớn, đẩy nhanh quá trình mất chất của đất và gây ra sa mạc hóa, làm biến mất nhiều giống cây có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khí các-bon - thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên. Tình trạng này cũng khiến các trận hạn hán và cháy rừng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng cho trồng trọt và sinh hoạt.

Nhóm nghiên cứu trên đã phát hiện rằng nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 2 độ C vào bất cứ thời điểm nào từ năm 2052 - 2070, khoảng 24 - 32% tổng quỹ đất trên bề mặt Trái Đất sẽ bị khô cằn và tình trạng này diễn ra ở cả 5 loại vùng khí hậu hiện nay gồm siêu khô cằn, khô cằn, bán khô cằn, khô cận ẩm, và ẩm. Nhưng nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 1,5 độ C, tức thấp hơn mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris, con số trên sẽ được giảm xuống còn khoảng 8 - 10%.

Nhóm nghiên cứu kêu gọi cần khẩn cấp tăng cường các nỗ lực giảm mức tăng nhiệt độ Trái Đất để giảm sự lan rộng của tình trạng khô hạn đất.

Theo TTXVN/Báo Tin tức
 

Có thể bạn quan tâm

Top