HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA. CỨU LẤY CHÍNH TƯƠNG LAI CHÚNG TA

Việc nài có đảng và nhà nước lo dồi. Chúng mài lo kiếm tiền đóng thuế, địt khỏe để con cháu nó lại làm trả nợ
 
Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ chính sự sống của chúng ta. Những hành động tuy nhỏ, nhưng kết quả thì rất lớn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
--------------------------------
Hàn Quốc cũng sẽ cấm ống hút nhựa và đây là giải pháp cực kỳ tuyệt vời người Hàn dùng để thay thế
T.O.P, THEO HELINO 16:59 15/12/2018
Theo lộ trình đến năm 2027, Hàn Quốc cũng sẽ ngưng sử dụng toàn bộ ống hút và cốc nhựa. Và giải pháp thay thế của họ mới thực sự là tuyệt vời.
Trước khủng hoảng rác thải nhựa trên phạm vi toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những hành động thực sự đáng ghi nhận. Tại Úc, 2 chuỗi siêu thị lớn nhất đã ngưng sử dụng túi nylon và túi nhựa. Ở Anh, người ta cấm sử dụng ống hút nhựa tại hàng quán cafe.

Còn ở Hàn Quốc, tháng 9/2018 chính phủ Hàn cũng đưa ra bản thông báo sẽ loại bỏ hoàn toàn ống hút và cốc nhựa tại các cửa hàng cafe và điểm công cộng vào năm 2027. Mục đích thì vẫn vậy: nhằm giảm lượng rác thải khó tái chế, giảm gánh nặng cho nền kinh tế và môi trường Trái đất.
181816
Người Hàn bắt đầu chiến dịch không ống hút nhựa
Dù lộ trình đến tận năm 2027, nhưng rất nhiều cửa hàng cafe tại Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến dịch nói không với đồ nhựa rồi. Tuy nhiên, có một vấn đề không nhỏ: người ta dùng đồ nhựa vì nó tiện và rẻ, vậy nên nếu muốn ngưng sử dụng, phải có giải pháp để thay thế sao cho vừa tiện lợi, vừa thân thiện với môi trường, mà giá cũng không được quá đắt.

Người Anh và nhiều quốc gia khác đã chuyển sang dùng ống hút inox, hoặc ống hút từ tre, gỗ... - loại có thể tái sử dụng nhiều lần. Người Hàn thì khác. Giải pháp họ đưa ra chỉ là một loại ống hút dùng 1 lần thôi, nhưng vẫn cực kỳ thân thiện với môi trường.

Đó là những chiếc ống hút làm từ gạo.

Ống hút gạo nhìn qua thì chẳng khác gì ống hút nhựa, chỉ là nó được làm từ gạo. Và bởi được làm từ gạo nên người ta có thể ăn luôn nó sau khi sử dụng.
181817
Dù nghe có vẻ mỏng manh dễ vỡ, nhưng loại ống hút này đủ bền để chúng ta sử dụng. Nó vẫn sẽ giữ nguyên được hình dáng khi dùng với đồ uống nóng trong 2-3 tiếng, và lên đến 10h khi ngâm trong nước lạnh. Bạn có thể ăn luôn ống hút sau đó, vì chúng được làm với nhiều hương vị khác nhau.

Còn trong trường hợp không thích ăn, thì bản thân ống hút cũng sẽ tự phân hủy trong vòng 3 tháng kế tiếp, thay vì 500 năm như các loại ống hút thông thường hiện nay.

Người đứng sau những chiếc ống hút gạo tại Hàn Quốc là Kim Gwang-Pil. Gwang-Pil hiện vẫn đang phát triển sản phẩm với nhiều kích cỡ và hương vị khác nhau, đồng thời giảm được giá thành xuống. Được biết, hiện tại giá thành sản xuất của ống hút gạo rơi vào khoảng 230 đồng/chiếc, và mỗi tháng người Hàn đang tiêu thụ con số lên tới 300 triệu ống.

Dù vậy thì đây cũng không phải là những chiếc ống hút ăn được đầu tiên trên thế giới. Năm 2017, một startup mang tên Lolistraw đã đứng ra kêu gọi vốn trên KickStarter để sản xuất một loại ống hút ăn được làm từ rong biển, với hương vị caramel và vani. Những nhân vật đứng sau Lolistraw trước đó cũng đã thành công với dự án Loliware - những chiếc cốc làm từ rong biển, cũng có thể ăn được luôn.
181818
Chất liệu của 2 bên có khác nhau, nhưng đều có chung đặc điểm là bền vững để sử dụng, và cùng phân hủy rất nhanh trong tự nhiên.

Vậy đấy! Chúng ta sắp có - đúng hơn là đang có - nhưng vật liệu thay thế cho đồ nhựa dùng một lần. Nhược điểm duy nhất của chúng là giá thành hơn cao hơn thôi, nhưng đây là câu chuyện có thể cải thiện được trong tương lai, khi mọi người đều sử dụng chúng.

Tham khảo: Arirang News, CNBC...
 


THỊT ĐANG PHÁ HỦY TRÁI DẤT
Liệu việc chúng ta tiêu thụ thịt đang ảnh hưởng như thế nào lên Trái Đất? Những con số thống kê sau sẽ làm bạn kinh ngạc!

#SongThuanChay #CuuLayTraiDat #GoVegan #SaveOurPlanet

Những số liệu trong video được trích ra từ những nghiên cứu sau. Những nghiên cứu chúng tôi dẫn ra sau đây được viết bằng tiếng Anh, các bạn có thể tìm đọc thêm nếu như có nhu cầu.

Ngành công nghiệp thịt thải ra 500 triệu tấn phân mỗi năm: https://nepis.epa.gov/Exe/ZyNET.exe/P10039VB.TXT?ZyActionD=ZyDocument&Client=EPA&Index=2006+Thru+2010&Docs=&Query=&Time=&EndTime=&SearchMethod=1&TocRestrict=n&Toc=&TocEntry=&QField=&QFieldYear=&QFieldMonth=&QFieldDay=&IntQFieldOp=0&ExtQFieldOp=0&XmlQuery=&File=D%3A%5Czyfiles%5CIndex%20Data%5C06thru10%5CTxt%5C00000007%5CP10039VB.txt&User=ANONYMOUS&Password=anonymous&SortMethod=h%7C-&MaximumDocuments=1&FuzzyDegree=0&ImageQuality=r75g8/r75g8/x150y150g16/i425&Display=hpfr&DefSeekPage=x&SearchBack=ZyActionL&Back=ZyActionS&BackDesc=Results%20page&MaximumPages=1&ZyEntry=1&SeekPage=x&ZyPURL

Khoảng 80% khí thải amoniac đến từ chất thải động vật: http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download...

Theo Greenpeace, nếu tất cả mọi người ăn thuần chay, khí thải carbon do thực phẩm sẽ giảm đi 70%: https://www.greenpeace.org/.../greenpeace-calls-for.../

Ngành công nghiệp thịt đang tàn phá rừng tự nhiên: http://www.rainforestfoundation.org/agriculture/
View attachment Viết bình luận.mp4
 
Hãy cứu lấy môi trường, cứu lấy hành tinh chúng ta trước khi quá muộn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Rừng Amazon cháy lớn, khói phủ đen trời ở thành phố cách cả ngàn kilomet, từ trên quỹ đạo cũng nhìn được khói
Hạn hán, phá rừng và nhiều yếu tố khác kết hợp lại, ta có một đại họa tự nhiên: Lá phổi xanh của Trái Đất đang bốc lửa!
Sáng thứ Hai, bầu trời São Paulo, Brazil tối mịt. Người ta ngửi thấy mùi khét khi mở cửa sổ đón ngày mới. Toàn thành phố, cùng với một số bang Brazil khác như Mato Grosso và Paraná ngập trong khói: rừng Amazon đang cháy!
Đầu tháng này, bang lớn nhất Brazil là Amazonas đã công bố tình trạng khẩn cấp, khi số lượng vụ việc cháy rừng xảy ra tại địa phương ngày một cao. Mùa cháy của Amazon mới chỉ bắt đầu - thông thường diễn ra từ tháng Tám tới tận tháng Mười, với đỉnh điểm rơi vào giữa tháng Chín, nhưng người ta đã ngửi thấy hậu quả: khói bay cao và lan xa tới mức người ta có thể nhìn thấy khói từ ngoài quỹ đạo.
Tuần vừa rồi, NASA công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy cháy rừng và khói tỏa ra từ rừng Amazon. Cho dù ở một số nơi, mức độ nguy hiểm chỉ ở mức trung bình so với những đợt cháy diễn ra suốt 15 năm qua, nhưng ở một số nơi như Amazonas và Rondônia, mọi chuyện diễn ra tệ hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
183322
Khu vực Amazonas hôm 11/8 vừa rồi.
183323
Ảnh vệ tinh khu vực được chụp hôm 13/8.
Cụ thể, bang Amazonas đã phải chứng kiến các đám cháy vượt ngưỡng trung bình suốt tháng Tám”, đó là nhận định của nhà khoa học Mark Parrington, người đang công tác tại Trung tâm dự báo khí tượng Châu Âu.
Theo lời Parrington, lửa tại Amazon thải ra trung bình khoảng 500-600 tấn carbon dioxide/năm. Chỉ nội trong năm 2019 này, lượng carbon dioxide thoát ra khí quyển đã chạm mốc 200 tấn. Theo tài liệu từ Cơ sở dữ liệu Khí thải từ Cháy rừng Toàn cầu, tính tới thời điểm thứ Hai đầu tuần, khu vực Amazonas đã phải gánh chịu 8.668 vụ cháy. Con số này vượt năm ngoái, chỉ thiếu 168 vụ nữa là ngang bằng với tổng số vụ cháy diễn ra trong năm 2016.
Khói đã phủ kín trời São Paulo, chất lượng không khí địa phương đã giảm đáng kể. “Người dân miền quê đã bắt đầu cảm thấy rõ ảnh hưởng của khói, bởi không khí vốn dĩ trong lành đã bị thay thế bởi khói và bụi”, Alberto Shiguematsu, một người dân sống tại São Paulo cho hay. Trong suốt 10 năm Shiguematsu sống tại đây, chưa bao khói cháy rừng phủ kín trời như vậy.
183324
São Paulo lúc 3 rưỡi chiều theo giờ địa phương.
183326
Đây là São Paulo lúc 4 giờ chiều.
Vì São Paulo cách nơi xảy ra vụ cháy tới vài ngàn kilomet, người dân nơi đây không nghĩ mình sẽ bị ảnh hưởng bởi khói bụi cháy rừng.
Độ ẩm của Amazon là lá chắn tự nhiên bảo vệ không khí địa phương khỏi khói bụi từ đám cháy, nhưng vì đám cháy quá lớn, hạn hán xảy ra liên miên, nạn phá rừng ngày một trầm trọng, lá chắn đã không còn hiệu quả. Tất cả những điều vừa nêu nằm trong một báo cáo khoa học được công bố năm 2014; suốt 5 năm qua, người dân bắt đầu thấy những câu từ năm xưa trở thành sự thật.
 


Làm thế nào để cứu lấy rừng Amazon? Câu trả lời đơn giản hơn bạn nghĩ. Đó là ngừng ăn thịt.

Brazil là nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới, với sản lượng 1,64 triệu tấn thịt bò vào năm ngoái, và con số này sẽ tiếp tục tăng với nhu cầu hiện tại. Cứ mỗi năm vào mùa khô, nông dân lại đốt những cánh rừng để có đất chăn thả gia súc, và diện tích rừng càng bị thu hẹp lại. Vì thế, cách thiết thực nhất để ngăn chặn việc này chính này ngừng tiếp tay cho ngành công nghiệp chăn nuôi này.

HÃY NGỪNG ĂN THỊT VÌ RỪNG AMAZON, VÀ VÌ TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA.

#SongThuanChay
185061
 


ĐIỀU TỐT NHẤT BẠN CÓ THỂ LÀM ĐỂ GIÚP CỨU LẤY TRÁI ĐẤT....
"Sự thay đổi bắt đầu từ bạn, từ những cá nhân nhỏ bé góp phần làm thay đổi thế giới." - Mahatma Gandhi. "You must be the change you want to see in the world"

Hãy truy cập vào trang web của page để tìm hiểu thêm về các thông tin về lối sống thuần chay và ảnh hưởng đối với môi trường bạn nhé:
https://www.songthuanchay.vn/category/tin-tuc/moi-truong/

#SongThuanChay
View attachment "Sự thay đổi bắ....mp4
 
Tao đéo hiểu mối liên hệ giữa ăn chay vs chống ô nhiễm môi trường, mày thông não hộ t cái.
 
17 LÝ DO TUYỆT VỜI ĐỂ BẠN BẠN THỬ SỐNG THUẦN CHAY
186789
1. Bảo vệ các con vật đang bị bỏ rơi và ngược đãi:
Những con vật ở các nông trại hiện đại ngày nay hầu hết đều chịu cảnh nuôi nhốt cực kỳ chật hẹp, bị cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể mà không hề được tiêm thuốc giảm đau và còn bị giết mổ không thương tiếc.
2. Chống lại biến đổi khí hậu:
186791
Không thể phủ định được sự đe dọa nghiêm trọng của biến đổi khí hậu lên đời sống của con người chúng ta – loài vật có ảnh hưởng rộng rãi nhất trên trái đất hiện nay. Bằng việc tẩy chay thịt và các sản phẩm từ động vật, bạn sẽ đóng góp một phần rất lớn vào việc giảm thiểu khí thải nhà kính do con người gây ra.
3. Tiết kiệm:
186792
Một chế độ ăn thuần chay chỉ bao gồm các nguyên liệu với giá thành rẻ như trái cây, các loại rau, củ, đậu, hạt và nhiều hơn thế nữa. Bạn có thể tham khảo thêm những mẹo ăn thuần chay tiết kiệm từ những blogger khắp nơi trên thế giới hiện nay.
4. Bảo vệ những loài vật sắp tuyệt chủng:
186793
Theo Trung tâm đa dạng sinh học (trụ sở tại Tucson, Arizona, Hoa Kỳ), giảm thiểu tiêu thụ thịt là cách tốt nhất để cứu và gìn giữ các động vật hoang dã, trong đó có những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
5. Phòng chống bệnh tật:
186794
Phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Hầu hết các loại bệnh nguy hiểm hàng đầu mà chúng ta mắc phải hiện nay đều xuất phát từ những gì chúng ta cho vào cơ thể hằng ngày. Một chế độ dinh dưỡng hoàn toàn bằng thực vật đã được chứng minh là có thể giúp bạn ngăn chặn tiểu đường và ung thư một cách tự nhiên mà không cần thuốc men đặc biệt nào cả.
6. Giúp những người nghèo có thêm bữa ăn:
186795
Đơn giản thôi, hiện nay có hơn 800 triệu người không có đủ thức ăn hằng ngày, trong khi lại có khoảng 36 triệu héc-ta đất dùng để trồng ngô làm thức ăn cho các con vật trong nông trại.
7. Tiết kiệm nước:
186796
Cần đến 2 177,28 lít nước để sản xuất ra 450 gram thịt lợn; 3 326,4 lít nước để sản xuất ra 3,78 lít sữa và một con số không thể tin được: 6 656,3 lít nước để sản xuất ra 450 gram thịt bò!
8. Giảm cân:
186797
Năm vừa qua, một nghiên cứu được chỉ đạo bởi Đại học Nam Carolina đã phát hiện rằng, chế độ ăn thuần chay là phương pháp tốt nhất để giảm cân.
9. Ngăn chặn vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh:
186798
Hành động ép nhốt các con vật lại một chỗ với nhau đi kèm với việc tiêm đầy các chất kháng sinh cho chúng sẽ tạo nên môi trường thuận lợi để các vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh phát triển không ngừng.
10. Bảo vệ những công nhân khỏi tình trạng làm việc nguy hiểm:
186799
Các nhân công ở các nhà máy nông trại phần lớn đều dễ rơi vào những mối nguy tại nơi làm việc như: bị thương, mắc bệnh hô hấp, hậu chấn tâm lý và dễ bị phơi nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Trong thực tế, tạp chí Y học nghề nghiệp và môi trường đã nghiên cứu được rằng, cứ 22 công nhân thì sẽ có 10 người đã được xét nghiệm là mang trong người vi khuẩn có khả năng gây tử vong.
11. Ngăn chặn sự ô nhiễm:
186800
Phân động vật và chất thải từ các nông trại công nghiệp đã và đang làm ô nhiễm một phần ba các con sông ở Mỹ. Nếu mô hình này tiếp tục nhân rộng và áp dụng sang nhiều nước khác, con số đó sẽ không bao giờ dừng lại.
12. Bảo tồn các cánh rừng mưa – lá phổi của trái đất:
186801
Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một báo cáo mới cho thấy, phần lớn diện tích của rừng mưa Amazon đã bị tàn phá để làm đất chăn thả gia súc và trồng thức ăn cho động vật nông trại.
13. Bày tỏ sự tôn trọng với trí thông minh của động vật trang trại:
186802
Theo Christine Nicol, một giáo sư về phúc lợi động vật tại Đại học Bristol, loài gà có khả năng tính toán, tự chủ, suy luận chính xác một cách logic và thậm chí sắp xếp được các cấu trúc cơ bản. Những đặc tính này không thể thấy ở trẻ nhỏ mãi cho tới khi chúng được bốn tuổi.
14. Sống lâu hơn:
186804
Theo một báo cáo của tạp chí Men’s journal, một nghiên cứu diện rộng trên 73 000 người Mỹ cho thấy chế độ ăn thuần chay đã giúp họ kéo dài tuổi thọ của mình hơn.
15. Thưởng thức nhiều món ngon mới:
186805
Với sự phổ biến rộng rãi của sản phẩm thực vật ở các khu chợ và siêu thị từ lớn đến bé, đây chính là thời điểm tốt nhất để chào tạm biệt thịt, bơ, sữa, trứng và bắt đầu một hành trình hoàn toàn mới lạ với rau củ.
16. Giúp loài bò có được gia đình trọn vẹn:
186806
Trong các trang trại sữa, bê thường xuyên bị tách khỏi bò mẹ sau vài giờ được sinh ra. Sau khi bị chia rẽ, bò mẹ sẽ bỏ ra hàng giờ hoặc thậm chí nhiều ngày chỉ để đi tìm lại đứa con thất lạc của mình.
17. Tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn:
186807
Các nhà máy nông trại, và những vấn đề diện rộng do họ gây ra thực chất chỉ là sự tách biệt khỏi những giá trị tốt đẹp của người Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Chúng ta có thể cùng nhau tạo ra một thế giới ít bạo lực hơn, giàu lòng trắc ẩn và bền vững hơn bằng cách thay thế những món ăn yêu thích của mình bằng phiên bản thuần chay thú vị từ đủ thứ rau củ.
Thế là bạn đã có tất cả rồi đấy! 17 lý do tuyệt vời để bạn sống thuần chay trong năm 2019 này!
Nguồn: ChooseVeg
 
Vì sao không được vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác?
Hầu hết gia đình nào cũng có khoảng chục thiết bị có sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… và số lượng các thiết bị này ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, chúng ta đều không biết rằng, pin và ắc quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng rất cao.
Các kim loại nặng trong pin rất độc hại
Nhiều người vẫn cho rằng, những cục pin sử dụng trong các thiết bị điện tử chỉ là vật dụng nhỏ bé vô hại. Thông thường, người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt. Việc đốt, phá hủy, chôn lấp, tiếp xúc trực tiếp, hay bỏ pin trong thùng rác bình thường đều được khuyến cáo là không phù hợp với tất cả các loại pin.
Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.
Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 l nước hoặc 1 m3 đất trong 50 năm. Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, chúng có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch… Một lượng nhỏ của chì cũng có thể gây hại cho cơ thể. Nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể người. Ví dụ, chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, kẽm và canxi trong các protein, canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu…
Tóm lại, chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí, giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận… Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt. Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể người, sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như: loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, phổi…
187555
Nâng cao ý thức với việc loại bỏ pin sau khi sử dụng ở Việt Nam
Việt Nam đã có các nghị định và quyết định của Chính phủ về viêc hướng dẫn quản lý, thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu trong đó có pin và ắc quy đã qua sử dụng. Tuy nhiên, có lẽ do thiếu truyền thông và hướng dẫn, phần lớn người dân chưa có ý thức phân loại rác thải độc hại và pin tại nguồn. Hiện nay, các viên pin không còn giá trị sử dụng đều bị bỏ chung với rác thải sinh hoạt mà chưa ý thức được đây chính là một trong những hành vi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Đối với các nước phát triển, các nhà chức năng có quy định rất nghiêm ngặt về việc dán nhãn ghi rõ thành phần cấu tạo nên pin và ắc quy cũng như như cách phân loại, bảo quản, thu gom, tái chế sau khi sử dụng. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất pin ở Việt Nam hiện chưa thực hiện tốt việc này. Đây cũng là một điểm còn khiếm khuyết trong công tác quản lý và sản xuất loại sản phẩm này.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng, có lẽ chúng ta cần thực tự mình tìm lấy giải pháp tạm thời. hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Lưu ý. để lọ xa tầm với của trẻ em. Mỗi năm một lần, hãy trực tiếp chuyển pin trong lọ cho công nhân thu gom rác thải sinh hoạt và thông báo rằng, chúng là pin đã qua sử dụng để họ có cách xử lý theo đúng quy định.
Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Bích Hồng (Theo trithucvn)
 
Tao đéo hiểu mối liên hệ giữa ăn chay vs chống ô nhiễm môi trường, mày thông não hộ t cái.
Ăn chay thì não sẽ ngu đi, tinh trùng ít, đen gặp phải minh chay mất mấy chục nghìn đô chữa nữa là xanh cỏ. Kiểu vậy.
 


Những con số khiến bạn lo lắng
Trong lúc các bạn đang tranh luận "Rừng Amazon có phải là lá phổi của Trái Đất hay không?" thì lửa vẫn còn đang âm ỉ.
1f622.png


Chúng ta không thể ngăn cháy rừng một cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa những thảm kịch có thể xảy ra tại Việt Nam chỉ bằng những hành động nhỏ của mình.
View attachment Trong lúc các bạn đa....mp4
 


Leonardo DiCaprio tên đầy đủ là Leonardo Wilhelm DiCaprio, sinh ngày 11 tháng 11 năm 1974. Bắt đầu khởi nghiệp trong nhiều quảng cáo truyền hình, sau đó anh xuất hiện trong một loạt chương trình như Santa Barbara hay Growing Pains vào đầu thập niên 1990. Anh bắt đầu sự nghiệp điện ảnh bằng vai Josh trong Critters 3, trước khi góp mặt trong This Boy's Life (1993). DiCaprio được khen ngợi với vai diễn phụ trong phim chính kịch What's Eating Gilbert Grape (1993) và được chú ý bởi vai chính trong The Basketball Diaries (1995) và phim chính kịch lãng mạn Romeo + Juliet (1996), trước khi nổi tiếng toàn cầu trong bộ phim tình cảm sử thi Titanic (1997) của đạo diễn James Cameron, từng là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
#SongThuanChay
189969
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Hàng không dân dụng phát thải lượng khí CO2 đáng báo động
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm 14%, Hàng không Dân dụng Việt Nam nằm trong nhóm có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng sự tăng trưởng nhanh này cũng dẫn đến mức độ phát thải khí CO2 vào việc gây hiệu ứng nhà kính gia tăng.
Bên cạnh đó, việc phát thải CO2 vào khí quyển là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự nóng lên của toàn cầu.
Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo tham vấn dự thảo “Kế hoạch Hành động Quốc gia về Giảm phát thải CO2 từ hoạt động hàng không dân dụng (2016-2030)” vừa được diễn ra tại Hà Nội.
190760
Các đại diện đơn vị liên quan chia sẻ tại hội thảo
Ông Barkhodir Burkhanov, Phó giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết: Giảm phát thải CO2 liên quan trực tiếp đến giảm sử dụng nhiên liệu – chi phí căn bản của mọi hãng hàng không. Điều này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của ngành. Cải thiện hiệu suất năng lượng trong vận hành sân bay giảm chi phí dài hạn, thúc đẩy sáng tạo công nghệ, và bằng chứng đã cho thấy, cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Ông Barkhodir Burkhanov cũng cho rằng, việc ngành Hàng không Việt Nam đầu tư vào các hành động khí hậu cũng mang lại những nguồn tài chính mới giúp Việt Nam đạt được mục tiêu giảm phát thải CO2. Đặc biệt, các cơ chế bù đắp các-bon có thể giúp nhân rộng đầu tư vào quản lý rừng bền vững ở Việt Nam thông qua thu hồi phát thải các-bon.

“Việc áp dụng những biện pháp mới có thể tạo nguồn vốn mà Việt Nam đang rất cần nhằm phục vụ ngành hàng không hiện nay và trong tương lai. Ví dụ, với 35 triệu hành khách mỗi năm, một khoản phí “xanh” nhỏ cho từng vé sẽ giúp tạo doanh thu mới cho ngành. Những quỹ này có thể được sử dụng cho việc chuyển đổi sang các phương tiện sử dụng điện cho mọi vận hành trên các sân bay của Việt Nam; hay nhân rộng công nghệ hiệu suất năng lượng đối với điều hoà nhiệt độ ở sân bay, và áp dụng năng lượng tái tạo cho các sân bay mới đang hoặc sắp được xây dựng” - Ông Barkhodir Burkhanov gợi ý

Tại hội thảo, ông David White, Chuyên gia của ICAO, đã trình bày Hướng dẫn của ICAO về xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia giảm phát thải khí CO2 trong ngành hàng không. Trực tuyến từ Indonesia, ông Caesar Velarde, Chuyên gia cao cấp về hàng không và môi trường của ICAO, chia sẻ kinh nghiệm về hàng không xanh - Bài học của Indonesia.

“Kế hoạch hành động vì hàng không xanh” là cơ hội để tăng cường hiệu quả năng lượng và nhiên liệu nhằm giảm chi phí đồng thời duy trì sự phát triển nhanh và lành mạnh của ngành hàng không. Những gì đang được thảo luận tại hội thảo này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với ngành hàng không Việt Nam mà còn đối với nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của biến đổi của khí hậu trên toàn cầu” - Ông Christopher Abram, Giám đốc phòng Môi trường và Phát triển Xã hội của USAID tại Việt Nam, nhấn mạnh.

Nhữ Trang
 


VÌ SAO NÊN ĂN THUẦN CHAY?
"Veganism is not a diet, it's a lifestyle"- Thuần chay không phải một cách ăn, đó là một cách sống.

Việc sống thuần chay đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho bản thân con người mà còn đem đến những ảnh hưởng tích cực cho môi trường và động vật. Lý do nào sẽ khiến bạn thay đổi? Chúng mình sẽ cho bạn câu trả lời trong video dưới đây.

Sản xuất bởi bạn của chúng tôi Creative Focus
View attachment "Veganism is no....mp4
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
Khai dân trí
Chấn dân khí
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Chỉ cần duy trì 20 thói quen đơn giản này là bạn đã giúp môi trường "dễ thở" hơn rất nhiều rồi! "Bảo vệ môi trường" - 4 chữ mà vừa nghe hẳn ai cũng nghĩ đến một vấn đề cực kì vĩ mô mà chắc chỉ có các nguyên thủ quốc gia hay những tổ chức mang tầm quốc tế mới có thể giải quyết được. Nhưng không, không một tổ chức hay cá nhân nào có thể ngày 1, ngày 2 mà giúp môi trường cải thiện được. Môi trường chỉ được bảo vệ nếu từng cá nhân có ý thức trong từng hành động, thói quen để tiết kiệm và tái tạo các nguồn năng lượng. Mỗi người một hành động đủ nhỏ nhưng khi nó được nhân rộng sẽ tạo nên một sức mạnh lớn lao. Mỗi ngày, chính bạn cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường bằng cách duy trì 20 thói quen này: Nguồn: Kênh 14.vn
 

Có thể bạn quan tâm

Top