Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng loài người cần phải thay đổi để cứu lấy hành tinh này - bao gồm thay đổi: hướng đến lối sống thuần chay.
www.songthuanchay.vn
CÁC NHÀ KHOA HỌC CẢNH BÁO: THỜI GIAN ĐANG DẦN CẠN – CHÚNG TA PHẢI ĂN THUẦN CHAY NGAY!

Môi trường tự nhiên của Trái Đất đang trên bờ diệt vong – và các nhà khoa học đang thúc giục chúng ta hành động, bao gồm việc thay đổi chế độ ăn.
Các nhà khoa học thế giới đã đưa ra “lời cảnh báo thứ hai đến nhân loại”, 25 năm sau thông báo đầu tiên của họ, thúc giục mọi người chuyển sang các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để tránh phá hủy môi trường.
Trong một tuyên cáo được công bố trên tạp chí quốc tế BioScience, hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia đã cảnh báo rằng loài người đang “gây nguy hiểm cho tương lai của chính chúng ta”, với những hậu quả về môi trường có khả năng gây ra ‘những hậu quả nặng nề và không thể đảo ngược’ trên Trái đất. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng loài người cần phải thay đổi để cứu lấy hành tinh này – bao gồm cả thay đổi trong chế độ ăn uống: hướng đến lối sống thuần chay.
Bức thư ngỏ này xuất hiện 25 năm sau thông cáo đầu tiên vào năm 1992, khi đó đã có 1.700 nhà khoa học đưa ra một cảnh báo tương tự.
SỰ THẤT BẠI
Nhìn lại bản tuyên cáo đầu tiên vào ngày kỷ niệm lần thứ 25 sự kêu gọi của họ và đánh giá phản hồi của con người, bài báo viết: “Từ năm 1992, ngoại trừ việc ổn định được tầng ozone thuộc tầng bình lưu, nhân loại đã thất bại trong việc giải quyết triệt để những vấn đề về môi trường vốn đã được dự đoán trước, đáng báo động hơn, hầu hết trong số những vấn đề đó đang chuyển biến tồi tệ hơn nhiều.”
Bức thư tiếp tục đề cập rằng quỹ đạo hiện tại của thực trạng biến đổi khí hậu là ‘cực kì rắc rối’ – điều này được giải thích là do sự tăng phát thải khí nhà kính từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và sản xuất nông nghiệp, ‘cụ thể là việc chăn nuôi động vật nhai lại để phục vụ việc tiêu thụ thịt’.
TUYỆT CHỦNG HÀNG LOẠT
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đã mở ra một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, lần thứ sáu trong khoảng 540 triệu năm qua, trong đó nhiều thể thức sống hiện tại có thể bị tiêu diệt, hoặc có nguy cơ sẽ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
“Bằng sự thất bại trong việc hạn chế triệt để sự gia tăng dân số, đánh giá lại vai trò của nền kinh tế bắt nguồn từ tăng trưởng, giảm khí thải nhà kính, khuyến khích năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường sống, khôi phục hệ sinh thái, hạn chế ô nhiễm, ngăn chặn sự tàn phá, và hạn chế các loài ngoại lai xâm lấn, nhân loại đang không tiến hành các bước khẩn cấp cần thiết để bảo vệ bầu sinh quyển đang bị hỏng của chúng ta.”
Bản công bố cho thấy xu hướng biến đổi nghiêm trọng của những vấn đề môi trường từ năm 1992 đến năm 2016. (Hình ảnh: BioScience)
CÁC THỐNG KÊ
Trong vòng 25 năm qua, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng :
- 2 muỗng canh dầu thực vật
- 2 muỗng canh nước tương (hoặc tamari)
- 2 muỗng cafe hạt nêm nấm
- 1/2 muỗng cafe ớt khô
- Một chút tiêu đen
- Tương ớt và hạt mè rang (nếu thích)
- 2-3 muỗng canh nước lọc
- 2 cây hành lá cắt nhỏ, tách riêng hai phần đầu hành và lá hành
- 1 củ cà rốt cắt nhỏ
- 2 nhánh cần tây cắt nhỏ
- 50gr đậu hòa lan
- 50gr đậu que cắt nhỏ
- 2 cây bông cải xanh cắt nhỏ
- 1 bó rau bó xôi cắt nhỏ
- 125gr đậu hũ bóp vụn
- Cơm nguội, với khẩu phần dành cho 4 người
GIẢI PHÁP
Bức thư ngỏ, được chỉ đạo bởi nhà sinh thái học hàng đầu của Mỹ, Giáo sư William Ripple, từ Đại học bang Oregon, đề cập đến một loạt các quá trình chuyển đổi bền vững mà nhân loại có thể thực hiện để ‘ngăn chặn sự mất mát đa dạng sinh học đầy thảm họa’.
Trong số các bước này, bản tuyên cáo nhấn mạnh việc: “Giảm rác thải thực phẩm thông qua giáo dục và một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn, thúc đẩy sự thay đổi chế độ ăn uống bằng cách chuyển sang các loại thực phẩm từ thực vật, giảm tỷ lệ sinh bằng cách đảm bảo rằng phụ nữ và nam giới được tiếp cận sự giáo dục đầy đủ cũng như kế hoạch hóa gia đình mang tính tự nguyện, nhất là những nơi mà các nguồn lực vẫn còn thiếu.”
Những phần khác của thư ngỏ viết: “Duy trì các dịch vụ hệ sinh thái của thiên nhiên bằng cách ngăn chặn việc chuyển đổi rừng, đồng cỏ và các môi trường sống bản địa khác; thoái vốn đầu tư tiền tệ và thương mại để khuyến khích thay đổi môi trường tích cực.”
THỜI HẠN ĐÃ CẬN KỀ
Bài viết kết luận: “Chẳng mấy chốc nó sẽ là quá trễ để chuyển hướng khỏi quỹ đạo đã thất bại của chúng ta, và thời gian thì đang cạn dần.”
“Chúng ta phải nhận ra, trong cuộc sống hằng ngày và trong bộ máy quản lý của chính phủ, rằng Trái Đất và những gì thuộc về nó chính là mái nhà chung duy nhất của chúng ta.”