HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA. CỨU LẤY CHÍNH TƯƠNG LAI CHÚNG TA



Arnold Schwarzenegger là siêu sao hành động của điện ảnh Hollywood, là vận động viên thể hình luôn xếp hạng nhất ở các cuộc tranh giải thi đấu và ông cũng là cựu Thống đốc bang Califonia. Hiện ông đang là người ĂN THUẦN CHAY vì ông đã thấy được tác hại của việc tiêu thụ thịt động vật
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
#suckhoe
#hãy_ăn_chay
----------------------------------------------------
View attachment -Less meat less he....mp4
 
[English below]
1f34d.png
1f34d.png
Vải da dứa (thơm)
Một loại chất liệu mới từ lá dứa thay thế cho da động vật đã được ứng dụng để tạo nên những sản phẩm thời trang bền vững.
Vài năm trở lại đây, song hành với xu thế lối sống xanh thì thuật ngữ thời trang bền vững đang dần trở thành định hướng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt đối với những người làm thời trang. Trong bối cảnh khi ngành công nghiệp thời trang thải ra một khối lượng rác khổng lồ, đồng thời những tác nhân như hoá phẩm nhuộm gây nguy hại đến môi trường thì khía cạnh bền vững trong trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết vấn đề này, Ananas Anam đã phát triển Piñatex, một phương pháp thay thế linh hoạt cho chất liệu da thú.
Ý tưởng cho giải pháp mang tính cách mạng này đến từ Tiến sĩ Carmen Hijosa. Từng nghiên cứu chất liệu da và ảnh hưởng của chúng đến môi trường trong nhiều năm, Hijosa bắt đầu suy nghĩ về một giải pháp thay thế bền vững hơn. Bà nhận ra rằng lá dứa, thường được coi là chất thải, có thể liên kết lại với nhau để tạo ra một chất liệu vừa có tính ứng dụng cao lại vừa thân thiện với môi trường. Từ ý tưởng này, bà thành lập công ty Ananas Anam để phát triển, sáng tạo và cung cấp các sản phẩm sợi dệt tự nhiên Piñatex.
-----
1f34d.png
1f34d.png
Pineapple-fibre "leather"
New material of pineapple leaves as an alternative to animal skin has been applied to create sustainable fashion products.
In recent years, along with the green lifestyle trend, the term sustainable fashion is gradually becoming the orientation and responsibility of each individual, especially for fashion workers. In the context of the fashion industry emitting a huge amount of waste, and agents such as dyeing chemicals that are harmful to the environment, the sustainable aspect in the production and consumption process are put on top. To address this problem, Ananas Anam developed Piñatex, a flexible alternative to animal skin.
The idea for this revolutionary solution came from Dr. Carmen Hijosa. Having studied skin material and its impact on the environment for many years, Hijosa began to think about a more sustainable alternative. She realized that pineapple leaves often referred to as waste, can be combined to create a material that is both highly applicable and environmentally friendly. From this idea, she founded Ananas Anam to develop, create and supply Piñatex natural textile products.
Images: Ananas Anam Ltd.
#Greenit #GreenProject #GreenNews

 


HÃY SỐNG XANH
-----------------------------------------
Có 1 thông tin rằng, tất cả lượng nhựa được làm từ 1935 vẫn còn TỒN TẠI trên Trái đất, chúng không hề biến mất
Có đến 80% lượng nhựa không được xử lý, mà chúng bị chôn lấp, đốt, thậm chí xả thẳng ra sông hồ, đại dương..
Chúng ta chỉ dùng vài phút, nhưng nhựa tồn tại cả mấy trăm năm!
Hãy để lại những giá trị cho con cháu, thay vì để lại nhựa và các tác động của chúng lên Trái đất.
Sống xanh hơn, từ việc sử dụng giỏ, túi vải - nói không với nilon
Sống xanh hơn, từ việc sử dụng chai/hộp cá nhân - nói không với đồ nhựa dùng một lần
Sống xanh hơn, từ việc tiết kiệm năng lượng, trồng cây xanh và phân loại rác.
Sống xanh hơn, cùng nhau nhé!
#Airinu #ViệtNam
#Hạn_chế_sử_dụng_nhựa
#Sống_xanh
217029217030217031217032
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
Khai dân trí
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
View attachment 69900713_895937794116702_7816526327632101376_n.mp4
 


1f333.png
10 cách đơn giản để SỐNG XANH hơn mỗi ngày!
Trong những cách này, hiện tại Leo đã làm được các điều sau:
☘️
1- Dùng bình nước nhiều lần: Đi đâu cũng xách theo bình riêng hết chơn á.
☘️
2- Mua sản phẩm địa phương: Leo hay mua rau củ ngũ cốc siêu thị gần nhà, các local store.
☘️
3- Ăn uống bền vững: Ăn thuần thực vật như mình là tốt nhứt hehe!
☘️
4- Cắt giảm - Tái chế - Tái sử dụng: Ra ngoài từ chối ống hút hay bịch nilon. Tái sử dụng các loại túi khi mua sắm.
☘️
7- Tăng cường số hóa: Ở các khóa học, mình gửi file giáo trình chứ không in tốn giấy.
☘️
10- Cân nhắc kỹ khi mua sắm: Gần đây đã bớt mua sắm. Nếu được mình sẽ đi các shop 2hand trước.
1f333.png
Còn lại sắp tới sẽ cố gắng thực hiện trồng cây, tận dụng nước mưa, sử dụng năng lượng. Còn đi xe điện thì mình sẽ đi xe đạp luôn, còn nếu đi xa sẽ đi xe công nghệ - bớt 1 chiếc xe bớt khí thải.
Còn bạn? Đã làm được điều nào rồi? Và sẽ phấn đấu làm gì khác? Chia sẻ với Leo và mọi người với nha
1f60a.png

Cám ơn các bạn.
Leo - Sư Tử Ăn Chay.
Nguồn: Biệt Đội Trăng Đen.
219549
 
SỐNG THUẦN CHAY LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ CỨU LẤY TRÁI ĐẤT

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, việc từ bỏ các thực phẩm động vật sẽ làm giảm 73% lượng khí thải carbon tính trên mỗi đầu người.
Theo nghiên cứu mới được thực hiện từ các nhà nghiên cứu Đại học Oxford và công bố trên tạp chí chuyên về môi trường tên Science, chế độ ăn thuần chay chính là cách tốt nhất để giảm thiểu sự hủy hoại môi trường toàn cầu. Là một trong những nghiên cứu toàn diện nhất thuộc lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu đã mất 5 năm để tổng hợp dữ liệu từ gần 40.000 trang trại ở 119 quốc gia và xem xét các tác động môi trường khi sản xuất 40 loại thực phẩm, tương đương với 90% tổng số thực phẩm trên toàn cầu.
“Chế độ ăn thuần chay có lẽ là cách tốt nhất để giảm tác động của bạn lên Trái đất, không chỉ khí nhà kính, mà còn axit hóa toàn cầu, phú dưỡng, lượng đất và nước được sử dụng,” tác giả chính của nghiên cứu, ông Joseph Poore, người đã chuyển sang chế độ thuần chay sau một năm bắt đầu cuộc nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu của Poore nhận thấy rằng các ngành công nghiệp thịt và sữa góp phần vào 60% lượng khí thải nhà kính toàn cầu và nếu mỗi người loại bỏ các sản phẩm động vật khỏi chế độ ăn uống của họ, chúng ta sẽ giảm 73% lượng khí thải carbon. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nếu ngừng sản xuất thịt và sữa, việc sử dụng đất nông nghiệp toàn cầu sẽ giảm 75%, tốt hơn nhiều so với việc cắt giảm các chuyến bay của bạn hoặc mua một chiếc xe điện, vì điều ấy sẽ chỉ làm giảm lượng khí thải nhà kính, theo ông Poore.
a-envimp-1.jpg

“Cắt giảm lượng tiêu thụ sản phẩm động vật mang lại lợi ích cho môi trường nhiều hơn so với việc mua thịt và sữa bền vững”. Nghiên cứu của ông Poore đã giúp Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc phát hiện ra rằng ngành nông nghiệp chăn nuôi tạo ra nhiều khí thải nhà kính hơn tất cả các phương tiện giao thông hợp lại.
 
NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHÍNH LÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THỊT

Được xuất bản bởi Tiến sĩ Sailesh Rao, Giám đốc điều hành của Climate Healers và Nhà sản xuất phim tài liệu bao gồm What The Health và Cowspiracy, sách trắng cho biết ngành nông nghiệp động vật chiếm khoảng 87% lượng khí thải nhà kính hàng năm.
Báo cáo cũng tuyên bố rằng lượng khí thải mêtan hàng năm từ riêng ngành nông nghiệp động vật gây ra sự nóng lên toàn cầu tăng cao hơn so với lượng khí thải CO2 hàng năm từ tất cả các nguồn nhiên liệu hóa thạch cộng lại.
a-climate-2.jpg

Cần thay đổi ‘Khẩn Cấp’
“Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng chiến lược tập trung hoàn toàn vào việc giảm đốt nhiên liệu hóa thạch này lại chỉ đẩy nhanh sự thay đổi khí hậu, có khả năng đến mức không thể quay lại”, nghiên cứu viết.
“Bài viết này cũng minh họa rõ ràng lý do tại sao cộng đồng khoa học, tổ chức chính phủ, tập đoàn và phương tiện truyền thông, những người đánh giá thấp vai trò của Nông nghiệp Động vật và tập trung chủ yếu vào việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cần khẩn trương thay đổi các ưu tiên của họ để có hiệu quả. “
a-climate-1.jpg

‘Một nền kinh tế dựa trên thuần chay toàn cầu’
Trong kết luận của mình, báo cáo minh họa ‘trước tiên cần phải chuyển sang nền kinh tế thuần chay toàn cầu và việc ưu tiên loại bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách mù quáng sẽ thúc đẩy sự nóng lên của hành tinh’.
 


1f33f.png
DA LÀM TỪ XƯƠNG RỒNG LÀ LOẠI VẢI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI NHẤT!
1f33f.png

Với mục đích tạo ra một sự thay thế cho da động vật, Adrián López Velarde và Marte Cázarez, cả hai đều đến từ Mexico, đã phát triển “vegan leather” được làm bằng nopal (một cây xương rồng), mà họ đã trình diễn thành công trong phiên bản cuối cùng của Hội chợ da quốc tế Lineapelle ở Milan, nước Ý.
Sau khi học xong đại học, họ thấy mình ngày càng quan tâm đến môi trường và cách đối xử với động vật, kết quả là họ đã kết thân và làm bạn với nhau nhiều năm để tạo ra một sự thay thế không tàn nhẫn đối với da của động vật.
Sản phẩm là một sự thay thế tuyệt vời cho cả da động vật và da tổng hợp. Nó rất dễ thở và bền, cảm giác và cảm giác rất giống với da, và một lần nữa, nó là một chất liệu hoàn toàn bền vững. Nó cũng ít nước hơn, không chứa phthalates (chất làm dẻo hóa học thường được sử dụng để sản xuất nhiều loại nhựa) , không chứa hóa chất độc hại cũng như không có PVC (một loại nhựa dẻo).
✨
Chúng ta đều thấy được sự cố gắng của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường; bảo vệ động, thực vật xung quanh ta.
1f31f.png
Vì vậy, hãy cùng lan tỏa tinh thần “xanh” từ hai nhà thiết kế Adrián López Velarde và Marte Cázarez!
1f4ab.png

Đọc thêm ở đây:
https://www.greenmatters.com/p/vegan-cactus-leather-desserto
https://fashionunited.com/.../vegan.../2019110130675/amp
https://us.hola.com/.../sustainable-cactus-leather-brand...
Cre: Ralava- Rác là vàng
#BE_VEGAN
#GO_GREEN
#MAKE_PEACE
223503223504223505223506
 


Thủ phạm tàn phá Trái Đất thương yêu của chúng ta không phải ai xa lạ, mà chính là thực phẩm chúng ta đặt lên bàn ăn của mình mỗi ngày:
1f356.png
1f357.png
1f95a.png
1f9c0.png

Để hiểu rõ hơn về lý do tại sao thịt và hải sản chính là nguyên nhân lớn nhất hủy hoại môi trường, bạn có thể tham khảo những tài liệu dưới đây và cùng chung tay bảo vệ Trái Đất - môi trường sống chung của tất cả chúng ta nhé
1f30e.png
1f30d.png
1f30f.png

Nghiên cứu ngành công nghiệp chăn nuôi chiếm đến 51% lượng khí thải nhà kính:
https://******/3ajGs1J
Nghiên cứu thịt chính là nguyên nhân phá hủy rừng ngập mặn
https://******/2XZpEe7
Nghiên cứu về việc đánh bắt hải sản quá mức đã gây ra các đại dương chết:
https://******/2RQwuhZ
Nghiên cứu về ngành chăn nuôi gia súc chịu trách nhiệm cho việc tuyệt chủng các loài động vật:
https://******/3cuXyLt
View attachment 94081863_2542699229279522_2939937480985542656_n.mp4
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Năm 2020 có thể nóng nhất trong lịch sử
Năm 2020 có thể ghi nhận các đợt nắng nóng chưa từng thấy và kéo dài chuỗi năm có nền nhiệt tăng trên thế giới.
Tháng 4/2020, tại một thị trấn ở Bắc Cực là Qaanaaq (thuộc đảo Greenland), cơ quan khí tượng đo được nhiệt độ cao nhất nơi này đã lên ngưỡng 6 độ C. Trước đó, vào tháng 1, nhiều nơi ở Bắc Cực thậm chí không có tuyết.
Trong quý I/2020, nền nhiệt ở khu vực Đông Âu và châu Á cao hơn 3,1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiều nơi ở Mỹ cũng ghi nhận mức nhiệt cao chưa từng có.
"2020 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử mà ngành khí tượng từng ghi nhận. Mặc dù virus corona tạm thời khiến bầu trời trong lành hơn, nó không thể làm nền nhiệt dịu đi", tờ The Guardian dẫn lời các nhà khoa học.
Nóng lên toàn cầu
Theo The Guardian, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến những kỷ lục về nhiệt độ liên tục bị phá vỡ kể từ đầu năm 2020, mặc dù không hề có sự tác động của El Nino.
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết kỷ lục về nền nhiệt đang được ghi nhận vào năm 2016, khi nhiệt độ tăng vọt vào đầu năm do hiện tượng El Nino dữ dội khác thường và đã giảm xuống ngay sau đó.
Hiện, cơ quan này nhận định có đến 75% khả năng 2020 sẽ là năm nắng nóng lịch sử, chưa từng có trên toàn cầu.
nang nong ky luc nam 2020 anh 1
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), màu đỏ càng đậm chứng tỏ nước biển ở khu vực đó càng nóng. Ảnh: NOAA.
Cùng lúc, Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) nhận định 2020 là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này sẽ kéo dài số năm ấm nhất liên tiếp thêm ít nhất 1 năm nữa, kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên toàn khu vực.
Theo Karsten Haustein, một chuyên gia về ngành Khí tượng của Đại học Oxford, mặc dù đại dịch do virus corona gây ra đã góp phần gián tiếp làm giảm lượng khí thải mới, việc tích tụ khí nhà kính trong khí quyển vẫn là một mối lo ngại lớn.
"Cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu chưa có dấu hiệu suy giảm. Trong năm nay, mức độ về khí thải sẽ giảm nhưng nồng độ vẫn tiếp tục tăng", Karsten Haustein nhận định với báo giới.
Vị chuyên gia cho biết chưa thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gì của việc suy giảm hiệu ứng nhà kính. Nhưng hiện tại, ông cho rằng mọi người có cơ hội để xem xét lại các lựa chọn và tận dụng cuộc khủng hoảng do virus corona gây ra để xây dựng lại hệ thống giao thông và sản xuất năng lượng bền vững hơn.
Hà Nội nóng 40 độ C
Tại Việt Nam, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng đầu tiên trong năm 2020.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng xuất hiện tại Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ từ ngày 5/5. Đợt nóng này diễn ra gay gắt với mức nhiệt cao nhất có thể lên ngưỡng 40 độ C.
nang nong ky luc nam 2020 anh 2
Nền nhiệt tại Hà Nội trong các ngày nắng nóng cao điểm sắp tới. Ảnh: Mỹ Hà.
Trong nửa đầu tháng 5, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến cao hơn 1-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Riêng các tỉnh Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, nền nhiệt cao hơn 1,5-2,5 độ C.
Tại Hà Nội, cơ quan khí tượng dự báo nắng nóng gay gắt bắt đầu từ ngày 6/5. Nền nhiệt cao nhất phổ biến trong khoảng 36-38 độ C. Trong các ngày 7-9/5, cường độ gay gắt liên tục gia tăng khiến khu vực có nắng nóng đặc biệt gay gắt. Mức nhiệt cao nhất có thể chạm ngưỡng 40 độ C.
Trạng thái này cũng sẽ duy trì trên toàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới. Nền nhiệt cao kéo theo độ ẩm trong không khí giảm, chỉ đạt 30-50%.
Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió tây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư.
Ngoài ra, các tỉnh Trung Bộ, vùng núi Bắc Bộ và Tây Nguyên cũng cần đề phòng nguy cơ cháy rừng. Nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
90% các rạn san hô có nguy cơ biến mất vào giữa thế kỷ
Một số loài san hô có thể tự thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu, song khả năng duy trì sự sống của sinh vật này lại phụ thuộc vào nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của con người.
90% các rạn san hô có nguy cơ biến mất vào giữa thế kỷ - Ảnh 1.
Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances của Mỹ số ra ngày 1-11, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích khả năng thích nghi với thay đổi môi trường của loài san hô Acropora hyacinthus sống ở vùng nước mát, có nhiều ở quần đảo Cook thuộc Thái Bình Dương.
Nghiên cứu dựa trên các mô phỏng máy tính tái hiện khả năng sinh tồn của san hô dưới 4 điều kiện sống với nồng độ khí thải khác nhau trên cơ sở dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu thuộc Liên Hợp Quốc.
Kết quả cho thấy trong thế kỷ tới, các loài san hô này sẽ chết nếu lượng khí thải không được cắt giảm, hoặc cắt giảm rất ít, và nền nhiệt trái đất tăng ít nhất 3,7 độ C.
Ngoài ra, với những điều kiện sống khắc nghiệt hơn, cụ thể là với nồng độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính (RCP) ở mức RCP6.0 và RCP8.5, khả năng thích nghi của san hô sẽ không đủ nhanh để ngăn chặn nguy cơ loài này biến mất.
Tuy nhiên, với viễn cảnh nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C vào năm 2100, và nếu lượng khí thải tăng trong vài thập kỷ nhưng sau đó giảm vào năm 2040, san hô sẽ có khả năng chịu đựng và sống sót.
Theo các nhà khoa học, một số loài san hô có các gien chịu nhiệt giúp thích nghi một cách tự nhiên với các thay đổi nhiệt độ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy khả năng sinh tồn của san hô là có hạn.
Trưởng nhóm nghiên cứu trên, nhà khoa học Rachael Bay đến từ Đại học California, nhấn mạnh để duy trì sự sống của các loài san hô này cần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về khả năng thích nghi của các loài san hô khác đối với viễn cảnh trái đất nóng lên.
Các rạn san hô giúp bảo vệ các bờ biển, thúc đẩy du lịch biển và mang về giá trị kinh tế toàn cầu ước tính 375 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, các cơn bão biển và hiện tượng hóa trắng (chết) đang đe dọa số lượng san hô trên toàn thế giới.
Giới khoa học cảnh báo 90% các rạn san hô trên thế giới có nguy cơ biến mất vào giữa thế kỷ này.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
 


Có rất nhiều lý do tốt để chuyển sang ăn chay. Bạn còn chờ gì nữa?!
227248
 


Liên Hợp Quốc công bố rằng "nuôi động vật để làm thức ăn là một trong hai hoặc ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề môi trường, và biến dổi khí hậu, ở mọi quy mô từ địa phương đến toàn cầu". Cách thức mạnh mẽ nhầt mà ta có thể thực hiện để ngăn chặn biến đổi khí hậu là ngừng tiêu thụ thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ động vật.
228292
 
Sửa lần cuối:
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------


Khi nhắc đến biến đổi khí hậu thì Ngành chăn nuôi cũng là một trong những tác nhân hàng đầu.
Một trong những cách đơn giản và dễ dàng nhất mà bạn có thể giúp môi trường là ăn thuần chay.
229446
 
Sửa lần cuối:
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu
Các thềm băng tại Greenland liên tục vỡ thời gian qua, dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang gây tác động tiêu cực tới đại dương, khiến mực nước biển dâng cao nhanh chóng.
tan bang Greenland anh 1
Tại thời điểm Lucas Jackson, phóng viên ảnh của Reuters, vừa mở điện thoại gọi về cho người thân từ sông băng Helheim ở Greenland, một tiếng nổ lớn vang lên đánh thức không gian tĩnh lặng của vùng Bắc Cực. Ngay thời điểm đó, sông băng Helheim nứt toác, vết nứt ngày một rộng, đẩy một phần của sông băng về phía đại dương. Vụ nứt vỡ sông băng Helheim là bằng chứng mới nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày một nghiêm trọng, mà Greenland là một trong những nạn nhân chịu tác động rõ rệt nhất.
tan bang Greenland anh 2
Để cải thiện hiệu quả các nỗ lực chống nước biển dâng, NASA đã khởi động dự án Oceans Melting Greenland (OMG), nghiên cứu tác động của sự nóng lên trong lòng nước biển đối với các thềm băng, núi băng ở hai cực. Trong ảnh, một núi băng trôi nổi tại vùng biển Greenland.
tan bang Greenland anh 3
Với ngân sách 30 triệu USD, dự án OMG kỳ vọng làm rõ tình trạng tan băng tại Greenland tác động thế nào tới sự dâng cao của nước biển. Thông tin, dữ liệu thu được có thể được áp dụng để nghiên cứu tình trạng tan băng tại các khu vực khác, cụ thể là Nam Cực, nơi có lượng băng đá lớn hơn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình dâng cao của nước biển. Trong ảnh, băng tan thành từng mảng trên sông băng ở Greenland.
tan bang Greenland anh 4
Nước biển dâng là hiện tượng đe dọa các lãnh thổ, thành phố nằm ở đồng bằng ven biển, các hòn đảo và nhiều khu dân cư đông đúc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, dự báo về tốc độ và sự trầm trọng của nước biển dâng hiện không thống nhất, có nhiều khác biệt giữa các cá nhân, tổ chức nghiên cứu do các nhà khoa học không có đủ thông tin về tốc độ nước biển ấm làm tan băng ở hai cực. Trong ảnh, một vết nứt xuất hiện tại sông băng ở Greenland.
tan bang Greenland anh 5
Hiện tại, tình trạng tan băng tại khu vự Greenland là nghiêm trọng nhất. Lượng băng tan tại riêng khu vực này khiến nước biển tăng gần 1cm mỗi năm, nhiều nhất trên toàn thế giới.
tan bang Greenland anh 6
Theo một báo cáo của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ, nước biển dâng 50cm sẽ nhấn chìm khu vực sinh sống của 90 triệu dân ở Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh. Báo cáo cũng cho biết vào năm 2100, những cơn bão mạnh như siêu bão Sandy, từng khiến nước Mỹ thiệt hại 70 tỷ USD, sẽ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn gấp 17 lần so với hiện tại.
tan bang Greenland anh 7
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết mức độ nghiêm trọng của nước biển dâng, từ nay tới năm 2100, phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm và khả năng giảm phát thải ô nhiễm thông qua sử dụng năng lượng hóa thạch. Sử dụng năng lượng hóa thạch được công nhận là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong thế kỷ 20.
tan bang Greenland anh 8
Greenland hiện là một trong những vùng đất chứng kiến rõ rệt nhất tác động của biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu. Hồi tháng 6, một núi băng rộng hơn 6,5km đã tách rời khỏi sông băng Helheim, vỡ thành từng mảng nhỏ, hiện tượng được nhận định là do nhiệt độ nước biển quá cao.
tan bang Greenland anh 9
Tình trạng tương tự, thậm chí tồi tệ hơn những gì xảy ra ở Helheim được cho là sẽ xảy ra ở Nam Cực. IPCC cảnh báo tan băng tại riêng Nam Cực có thể khiến nước biển tăng 50cm tới cuối thế kỷ 21. Quá trình này được đánh giá là "thảm họa không thể đảo ngược".
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua
Lượng khí methane (CH4) gây hiệu ứng nhà kính tăng mạnh trong một thập kỷ qua đang trở thành mối đe dọa khiến mục tiêu chống hiện tượng nóng lên toàn cầu trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Đây là cảnh báo chung của một nhóm gồm 81 nhà khoa học quốc tế được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Môi trường số ra ngày 12-12, theo đó kêu gọi khẩn cấp áp dụng các biện pháp cần thiết để kiểm soát và giảm lượng phát thải loại khí này.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên, sau mức tăng chậm từ năm 2000-2006, nồng độ khí CH4 trong không khí đã tăng nhanh gấp 10 lần trong thập kỷ qua. Đặc biệt, lượng khí này đã tăng nhanh vượt dự đoán trong các năm 2014 và 2015.
Các nhà nghiên cứu khí hậu hàng đầu cảnh báo mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C, vốn đã được 196 quốc gia thống nhất đề ra trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, thực sự là một "thách thức lớn" nếu việc giảm lượng phát thải khí methane không được quan tâm xác đáng và tiến hành nhanh chóng.
Theo ghi nhận, chỉ với mức tăng 1 độ C so với mức nhiệt thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới đã phải chứng kiến sự gia tăng một loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán, siêu bão, các bức sóng nhiệt và ngập lụt nghiêm trọng do mực nước biển tăng cao.
hinh-4-1481598760.jpg

Theo tính toán, cứ theo xu hướng hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 3 độ C vào năm 2100, bất chấp việc các quốc gia nỗ lực thực hiện các cam kết nhằm cắt giảm khí carbon dioxide (CO2) đã đề ra trong Hiệp định Paris. Tuy nhiên, rõ ràng nếu không có những cam kết quan trọng này, mức tăng nhiệt độ chắc chắn còn cao hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nhấn mạnh cho đến nay, các nỗ lực nhằm giảm mức tăng nhiệt của trái đất chủ yếu vẫn tập trung vào việc giảm lượng khí CO2 phát thải từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch của con người, vốn là nguyên nhân dẫn tới 70% mức tăng nhiệt toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngay cả khi lượng phát thải khí CO2 đã nằm trong ngưỡng tăng "ổn định" thì lượng khí CH4 - thủ phạm gây ra 20% mức tăng nhiệt độ toàn cầu, lại "nhảy vọt" và khó kiểm soát.
Theo các nhà nghiên cứu, khí CH4 có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh từ mặt trời, do đó khi lượng khí này tăng cao trong bầu khí quyển, nhiệt độ trái đất theo đó sẽ tăng nhanh. Ngày nay, khoảng 60% lượng khí CH4 bắt nguồn từ các hoạt động của con người, phần còn lại phát thải từ các đầm lầy và các nguồn tự nhiên khác. Khoảng 1/3 lượng khí CH4 do con người tạo ra chủ yếu là từ hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
WMO cảnh báo khí hậu đang biến đổi ở mức độ "chưa từng thấy"
Thời tiết năm nay có thể còn nóng hơn năm nóng kỷ lục 2015 và nhiệt độ tăng cao đã bắt đầu từ ngay những tháng đầu năm 2016, do tác động mạnh của hiện tượng El Nino.
hinh-4-1458959783.jpg

Đây là đánh giá được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra ngày 21/3 trong một báo cáo nhân dịp kỷ niệm Ngày Khí tượng Thế giới (23/3). Nắng nóng kỷ lục, tính theo trung bình hàng tháng, rơi vào tháng 1 và tháng 2 năm nay, đặc biệt ở vùng địa hình cao của bán cầu Bắc.
Nhiệt độ trong hai tháng đầu năm 2016 đã lên đến mức cao mới, sau một năm mọi kỷ lục trước đó đã bị vượt xa. Cũng trong hai tháng này, Bắc Cực ghi nhận hiện tượng tan băng đạt mức kỷ lục, nồng độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính vượt ngưỡng 400 phần triệu.
Giám đốc Chương trình nghiên cứu khí hậu thế giới, ông David Carlson cho rằng nhiệt độ tăng cao trong năm nay là đặc biệt đáng báo động và đang khiến các nhà nghiên cứu khí hậu bối rối.
WMO cũng đã xác nhận những phát hiện hồi tuần trước của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) rằng tháng trước là tháng 2 nóng nhất kể từ khi các số liệu hiện nay được ghi nhận, với nhiệt độ trung bình cao hơn 1,21 độ C so với nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20.
Theo NOAA, nhiệt độ đặc biệt tăng cao ở vùng cực Bắc bán cầu, với diện tích băng bao phủ ở Bắc băng dương ở mức thấp kỷ lục vào tháng 2. Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho rằng đó là những dấu hiệu đáng chú ý của hiện tượng biến đổi khí hậu, "chúng ta chưa từng chứng kiến hiện tượng như vậy trước đây".
Ông nhấn mạnh chỉ có thể ngăn chặn những kịch bản khí hậu tồi tệ nhất bằng cách áp dụng khẩn cấp các biện pháp nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nhân dịp này, WMO đã công bố bản đánh giá tình trạng khí hậu thế giới năm 2015. Theo đó, năm 2015 được biết là năm nóng kỷ lục, đại dương ấm lên, mức nước biển tăng cao, vỏ băng địa cực giảm và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Nền nhiệt bề mặt trái đất lên cao nhất trong 135 năm qua
Trong năm 2014, mực nước tại các đại dương trên toàn thế giới đều gia tăng, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân khiến tình trạng ấm lên trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, còn nền nhiệt trên bề mặt hành tinh đạt đến mức nóng nhất trong vòng 135 năm qua.
Đây là những kết luận được nêu trong báo cáo "Tình trạng khí hậu năm 2014" - một nghiên cứu sâu về nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết trên toàn cầu được thực hiện bởi 413 nhà khoa học đến từ 58 nước trên thế giới - mới công bố ngày 16-7.
Báo cáo cho biết nhiều xu hướng khí hậu tương tự như những xu hướng trong hai thập kỷ qua vẫn tiếp diễn trong năm 2014. Theo báo cáo, các loại khí thải như CO2, MH4, NO2 - những tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính được thải vào bầu khí quyển trái đất - đều đạt mức trung bình cao kỷ lục.
Trong bối cảnh tình trạng nắng nóng trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục, khu vực đông bắc Mỹ lại là nơi duy nhất trên thế giới có nhiệt độ hàng năm dưới mức trung bình.
hinh-4-1437367332.jpg

Báo cáo ghi nhận châu Âu đã trải qua một năm nóng nhất với khoảng 20 nước phá vỡ kỷ lục nhiệt độ quốc gia của họ trước đó. Và tại châu Á, nhiều nước có nhiệt độ nằm trong top 10 nhiệt độ cao kỷ lục trong năm 2014.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Mexico cũng được ghi nhận đã trải qua một năm nắng nóng nhất, trong khi Argentina và Uruguay trải qua năm thứ hai nóng kỷ lục.
Năm 2014 cũng là năm mà nước biển tại các đại dương trên thế giới có nhiệt độ cao kỷ lục và mực nước biển tăng cao nhất so với những năm gần đây. Theo báo cáo, do nhiệt độ nước tại các đại dương nóng lên và hiện tượng băng tan đã khiến mực nước biển trong năm 2014 tăng kỷ lục, cao hơn 67 mm so với năm 1993 - thời điểm mực nước biển bắt đầu được đo bằng vệ tinh.
Các nhà khoa học cho rằng các đại dương là sự phản ánh xác thực tình trạng ấm lên trên toàn cầu do chúng hấp thu nhiệt và CO2 từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Với việc nhiệt độ nước tại các đại dương cũng như nhiệt độ không khí trong bầu khí quyển gia tăng, các nhà khoa học cảnh báo rằng khí hậu tiếp tục biến đổi nhanh chóng so với thời kỳ tiền công nghiệp và không có dấu hiệu kết thúc.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
 
M rảnh nhỉ thằng ml. Tao ghét những thằng nào mở mồm là cứu lấy hành tinh trong khi những gì tao thấy là cái hành tinh này nó muốn giết đám con người y như cách chúng nó giết khủng long và vô số sinh vật khác :))
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới cả hành tinh
TTO - Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trên toàn cầu và khoảng cách giữa những cảnh báo của giới khoa học về hệ quả của biến đổi khí hậu với hành động cụ thể của các chính phủ đang ngày càng lớn.
PCheTuva.jpg
Biến đổi khí hậu không chừa một ai trên thế giới - Ảnh: Reuters
Đó là Nội dung một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố sáng nay (31-3) tại Nhật Bản.
“Trong vài thập kỷ trở lại đây, những thay đổi của khí hậu đã gây ra những ảnh hưởng lên mọi châu lục và khắp các đại dương” - theo báo cáo có ý nghĩa bước ngoặt công bố tại Yokohama (Nhật Bản) của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC). Đây được đánh giá là bản báo cáo toàn diện nhất về biến đổi khí hậu từ trước tới nay.
Cũng theo báo cáo, những ảnh hưởng tai hại của hiện tượng thời tiết cực đoan và các thiên tai cũng cho thấy khả năng thích ứng của loài người với biến đổi khí hậu là thấp. Nếu biến đổi khí hậu không được kiểm soát, loài người sẽ phải đối mặt với các thảm họa nước biển dâng hủy hoại nhiều vùng ven biển; nạn đói lan rộng do tình trạng trái đất ấm lên, hạn hán và lũ lụt, các thành phố lớn bị phá hủy vì ngập lụt... Các hiện tượng thời tiết cực đoan và các cơn bão sẽ phá hủy những hạ tầng mà trước giờ con người vẫn cho là nghiễm nhiên sẵn có như điện, nước…
“Chúng ta sống trong một thời đại biến đổi khí hậu do con người tạo ra”, Vicente Barros - đồng chủ tịch nhóm chuẩn bị bản báo cáo nói. Theo ông: “Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta không được chuẩn bị cho những rủi ro biến đổi khí hậu mà chúng ta sẽ phải đối mặt”.
Báo cáo với tên gọi “Biến đổi khí hậu 2014: Những ảnh hưởng, Sự thích nghi và Sự dễ tổn thương” là báo cáo thứ hai trong loạt 4 nghiên cứu của hàng trăm nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới do IPCC bảo trợ.
Báo cáo nói con người vẫn có thể hạn chế nhiều rủi ro của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các chính phủ cần mạnh tay hơn trong việc hạ mức thải khí gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Thêm vào đó, báo cáo nói các chính phủ có thể bảo vệ người dân của họ từ những rủi ro nếu họ hành động ngay bây giờ.
IPCC cho rằng khoảng cách giữa những gì giới khoa học muốn và hành động của các chính phủ vẫn còn rất lớn. “Khoa học rất rõ ràng và cuộc tranh luận đã kết thúc”, Sandeep Chamling Rai - đứng đầu Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) nói.
Theo Sandeep Chamling Rai, biến đổi khí hậu đang diễn ra và loài người là nguyên nhân chính do thải khí gây hiệu ứng nhà kính bởi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
HẢI MINH
 


TRÁNH TIÊU THỤ NHỮNG THỰC PHẨM CÓ LƯỢNG KHÍ THẢI CAO LÀ HÀNH ĐỘNG GIÚP ÍCH NHẤT CHO MÔI TRƯỜNG
1f30d.png

Thói quen tiêu thụ của chúng ta thải ra hàng tấn khí nhà kính vào khí quyển. Chế độ ăn uống của ta chịu trách nhiệm cho ¼ lượng khí thải đó.
Thực phẩm chúng ta ăn tạo ra rất nhiều khí thải nhà kính vì rất nhiều yếu tố: số đất đai để nuôi trồng thực phẩm, ngoài ra còn có cả yếu tố sinh học. Video dưới đây sẽ giải thích vì sao việc sản xuất một số loại thực phẩm lại có hại nhiều hơn các thực phẩm khác, đâu là thực phẩm nên tránh để trở thành một người tiêu thụ có ý thức hơn.
Video được thực hiện dựa trên biểu đồ của dự án Our World in Data, Đại học Oxford.
©️
: Vox
---------------------
Bạn có muốn tìm hiểu lợi ích của việc thay đổi chế độ ăn không? Đăng ký tham gia ̛̉ ́ 7 ̀ ̂̀ và có cơ hội sở hữu các phần quà của chúng mình nhé!
Link đăng ký ở dưới comment nhé.
1f447_1f3fc.png

View attachment video-1038130864.mp4
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Mực nước biển dâng cao kỷ lục trong năm 2013
TTO - Ngày 13-11, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố báo cáo khẳng định năm 2013, mực nước biển toàn cầu dâng lên mức cao kỷ lục, đe dọa các vùng bờ biển thế giới.
7nAYutyW.jpg
Sóng lớn do gió bão Haiyan gây ra là thủ phạm tàn phá thành phố Tacloban ở Philippines Ảnh: Reuters
Mực nước biển dâng cao nhanh hơn dự kiến
Theo hãng tin AFP, WMO cho biết mực nước biển tăng cao kỷ lục vào tháng 3-2013. Tốc độ mực nước biển dâng hiện tại là 3,2mm/năm, cao gấp đôi con số 1,6mm/năm của thế kỷ 20. “Mực nước biển dâng cao khiến các khu vực ven biển dễ bị tổn thương hơn trước sóng lớn do bão gây ra. Chúng ta đã được thấy tận mắt điều này từ thảm họa bão tố ở Philippines” - WMO cho biết.
Các chuyên gia khí tượng vẫn chưa giải thích được mối quan hệ giữa hiện tượng biến đổi khí hậu và các cơn bão nhiệt đới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo các trận bão nhiệt đới sẽ ngày càng dữ dội và thường xuyên hơn do hậu quả của hiện tượng trái đất ấm dần lên.
WMO cho biết trong năm 2012 tỉ lệ tích tụ khí thải nhà kính trong không khí tăng lên mức kỷ lục 393,1 ppm, cao hơn 2,2 ppm so với năm 2011 và tăng 41% kể từ năm 1750, thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.
“Chúng tôi dự báo tỉ lệ này sẽ lên mức chưa từng thấy vào năm 2013, có nghĩa là tương lai khí hậu sẽ ngày càng ấm hơn” - WMO nhấn mạnh. Hiện nhiệt độ đất và mặt nước biển toàn cầu cao hơn 0,48 độ C so với thời kỳ 1961-1990.
NGUYỆT PHƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Top