HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA. CỨU LẤY CHÍNH TƯƠNG LAI CHÚNG TA

Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Trồng cây trong nhà, xu hướng mới của người thành thị
Lớn lên ở London, trồng cây chắc chắn không phải là sở thích quen thuộc với chúng ta. Nhưng vào cái năm 2018 này, làm vườn không còn là một nét đẹp lao động chỉ dành cho các mẹ các chị hay ông bà ta mà còn dành cho những người giàu có và nổi tiếng. Alice Vincent – phóng viên mảng nghệ thuật và giải trí của tờ The Telegraph – đã đi theo xu hướng này với một niềm yêu thích mãnh liệt, thậm chí còn xuất bản cuốn sách “How to grow stuff” của riêng mình. Bài phỏng vấn Alice Vincent do letitgrow (một website truyền cảm hứng yêu cây) thực hiện để bàn về tương lai của việc làm vườn ở đô thị. Cây Thành Thị xin được lược dịch lại để hiểu thêm về cách thế giới đang nghĩ gì về xu hướng trồng cây trong nhà.
idesign trong cay trong nha xu huong moi cua nguoi thanh thi 03

Bạn nghĩ điều gì đã khởi xướng cho việc làm vườn ở thành thị?
Xu hướng thường là kết quả của sự phát triển đến cực đại của nhiều thứ gộp lại. Thế hệ của mình là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với internet, smartphone và mạng xã hội. Dường như, lứa thanh niên tụi mình chỉ xoay quanh những công nghệ như thế. Một thập kỷ trôi qua, dần dần, tụi mình mong muốn được “ngắt kết nối”, sống chậm lại và hòa mình vào thiên nhiên nhiều hơn.
Thêm nữa, thời kỳ kinh tế suy thoái đã kéo theo những thay đổi trong xu hướng thiết kế/ trang trí nhà cửa. Nếu lúc trước, người ta thích những thiết kế “rườm rà”, nhiều chi tiết theo phong cách vintage; thì bây giờ, mọi người lại thích mọi thứ trông đơn giản và tinh tế hơn. Những khoảng không gian trống trong nhà được tạo ra; và việc đặt một chiếc cây xanh vào vị trí đấy giúp ngôi nhà bỗng dưng trở nên “mát mắt” hẳn lên.
idesign trong cay trong nha xu huong moi cua nguoi thanh thi 02

Bạn có thể chỉ ra một thay đổi trong xã hội đã tác động vào xu hướng này không?
Thị trường nhà ở đã tác động to lớn đến xu hướng này. Sự tạm thời là vấn đề chung của xã hội hiện đại, khi mà rất hiếm người có đủ khả năng để mua một căn nhà. Các ý tưởng đem “vườn vào nhà” được vận dụng tối đa nhằm mang lại khoảng không gian thư giãn lý tưởng, bầu không khí trong sạch, yên tĩnh.
idesign trong cay trong nha xu huong moi cua nguoi thanh thi 04

Liệu xu hướng này có thể phát triển mạnh mẽ nếu không có sự hỗ trợ của mạng xã hội và “những người dẫn đầu xu thế”?
Rất khó để nhận định quan điểm này. Nhưng đúng là trước khi chính thức giới thiệu cuốn sách, mình đã đăng tải hình ảnh trên Instargram (@noughticulture). Instargam tiếp tục trở thành nguồn cung cấp các câu chuyện, ý tưởng sáng tạo cho mình bởi như bạn đã thấy: Tất cả những xu hướng mới hiện nay đều bắt nguồn từ mạng xã hội đầu tiên.
Tuy nhiên, mình chỉ bắt đầu sử dụng Instagram khi nhận ra hình ảnh cây cối trông đẹp hơn so với khi đăng trên các mạng xã hội khác. Và mọi người dễ bị thu hút bởi sắc xanh (dù tấm ảnh đó có được chụp đầu tư bài bản hay không).
idesign trong cay trong nha xu huong moi cua nguoi thanh thi 06

Bạn nghĩ tương lai của xu hướng này sẽ thế nào?
Mình nghĩ rất nhiều về chuyện này, đặc biệt đối với một người đã viết một cuốn sách về trồng cây như mình. Tất cả các xu hướng đều đến và đi, nhưng mỗi lần một xu hướng nào đó xuất hiện, nó ngay lập tức thay đổi cả thị trường.
Từ khi trồng cây trong nhà được nhiều người quan tâm, cây cảnh trở thành một món đồ nội thất. Bạn sẽ thấy nó xuất hiện trong các quảng cáo trên đường, và rất dễ mua tại siêu thị. Rồi một thời gian sau đó, xu hướng khác sẽ lên ngôi, nhưng mấy cái cây đó vẫn không mất đi, có thể chúng chỉ giảm nhiệt và yên ắng hơn một chút.
idesign trong cay trong nha xu huong moi cua nguoi thanh thi 07

Là một người làm vườn tự học, tất cả kinh nghiệm mà bạn có được, là nhờ tìm tòi đọc sách hay đúc kết từ những lần thử nghiệm và thất bại?
Mình đã thất bại rất nhiều lần! Những sai lầm khiến mình phải trả giá đắt khi nhìn toàn bộ số cây trong nhà chết dần chết mòn. Nhưng sau nhiều lần như thế, mình “thấu hiểu” tụi nó hơn, biết chúng đang gặp vấn đề gì hay đang thiếu gì cần phải bổ sung ngay.
Tất nhiên mình cũng đã đọc khá nhiều sách và các tài liệu online. Mình thấy thông tin trên mạng khá khó hiểu, có quá nhiều thông tin và đâu phải ai cũng có đủ tiền và thời gian để vận dụng các phương pháp ấy. Đó chính là lý do khiến mình viết cuốn sách này. Mình muốn đơn giản hóa những gì phức tạp để mọi người, ai cũng có thể dễ dàng tìm hiểu và theo đuổi.
idesign trong cay trong nha xu huong moi cua nguoi thanh thi 01

Bạn có lời khuyên nào dành cho những người “mát tay” bắt đầu sự nghiệp làm vườn của mình không?
Có nhiều người thích mình, bởi mình thẳng thắn nói rằng mình vốn không có nhiều kinh nghiệm làm vườn. Nhưng mình luôn muốn học hỏi. Kiến thức là vô tận, tỏ vẻ “hiểu biết mọi thứ” dường như rất khó với mình. Hãy thành thật, và cố gắng cung cấp một dịch vụ gì đó không sẵn có. Hãy tự hỏi bạn đang làm gì, bạn đang cung cấp cái gì cho mọi người, những điều bạn làm đem lại lợi ích cho một thế giới xanh như thế nào.
Nguồn: letitgrow
Người dịch: Cải
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Băng ghế phủ đầy cây ở London có khả năng hấp thụ ô nhiễm tương đương với 275 cây xanh
Được thiết kế bởi công ty khởi nghiệp Green City Solutions của Đức, CityTrees được công ty này đầu tư để trở thành bộ lọc không khí thông minh đầu tiên trên thế giới.
Nó được tạo ra sau khi một nghiên cứu của công ty cho thấy khoảng 9,000 người Luân Đôn và 50,000 người Anh qua đời sớm mỗi năm do các bệnh hô hấp, tim mạch và các bệnh khác liên quan đến các chất gây ô nhiễm.
Mỗi băng ghế sẽ được trang bị một “bức tường sống” được phủ đầy các loại rêu tự nhiên giúp hấp thụ ô nhiễm. Toàn bộ thiết kế này chỉ chiếm một phần không gian cần thiết để mang lại kết quả làm sạch không khí tương đương 275 cây thật.
1.jpg

“Bức tường sống” giúp làm sạch không khí này được làm từ rêu. Ảnh: Dezeen
“Khả năng lọc và hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí như các hạt khí ni tơ giúp cho rêu trở thành một máy lọc không khí lý tưởng. Nhưng ở các thị trấn và thành phố lớn nơi ô nhiễm không khí là thách thức lớn nhất thì rêu hầu như không thể tồn tại vì chúng liên tục cần nước và bóng râm.” công ty cho biết.
2-1.jpg

Tưởng chừng chỉ là loài thực vật thông thường nhưng rêu có khả năng lọc sạch không khí đáng kinh ngạc. Ảnh: Dezeen
Do đó CityTrees sử dụng các loại cây khác để che chắn và bảo vệ nhằm tạo ra một môi trường đặc biệt giúp rêu có thể phát triển mạnh trong điều kiện đô thị.
Được hỗ trợ bởi các tấm pin mặt trời, cấu trúc sống này tự thu thập nước mưa và tự động tái phân phối nó bằng cách sử dụng một hệ thống tưới tiêu có sẵn. Sử dụng công nghệ Internet of Things, nó có thể đo lường và duy trì hiệu suất của riêng mình và nhu cầu của cây.
Bức tường rêu cũng tạo ra hiệu ứng làm mát khu vực xung quanh giúp chống lại “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị”.
3-1.jpg

Chỉ chiếm một khoảng không gian không đáng kể nhưng CityTrees có khả năng làm sạch không khí tương đương hàng trăm cây xanh. Ảnh: Dezeen
CityTrees không phải là thiết bị đầu tiên được thiết kế để chống ô nhiễm ở các khu vực đô thị. Nhà thiết kế người Hà Lan Roosegaarde đã tạo ra một Smog Free Tower (tạm dịch: Tháp Không Khói), được ông mô tả là “máy lọc không khí lớn nhất thế giới”.
Tháp này đã được đặt tại RotterdamBắc Kinh, Roosegaarde tuyên bố rằng ông có thể “làm cả thành phố hết sạch khói bụi”. Đỉnh của mỗi tháp có chức năng hút vào không khí ô nhiễm và thải ra không khí sạch thông qua các lỗ thông hơi ở bốn mặt của nó.
CityTrees của Green City Solutions đã được giới thiệu thành công tại các thành phố ở khắp châu Âu gồm Berlin, Paris, Amsterdam và Oslo.
4-1.jpg

CityTrees cuối cùng đã xuất hiện tại đường phố Luân Đôn. Ảnh: Dezeen
Giờ đây nó được giới thiệu đến Luân Đôn bởi The Crown Estate và với sự hỗ trợ của Hội đồng thành phố Westminster, công ty hy vọng sẽ chống lại mức độ ô nhiễm không khí đang gia tăng tại thành phố “liên tục vi phạm giới hạn ô nhiễm không khí cả năm chỉ trong vài tuần đầu tiên của năm”, công ty cho hay.
“Chỉ trong thời gian ngắn, CityTrees đã trở thành một trong những thiết kế hiệu quả trong việc làm sạch không khí tại một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Âu”, người sáng lập đồng thời là COO Peter Sänger cho biết.
Chúng tôi rất vui mừng vì giờ đây Luân Đôn đã có mặt trong danh sách các thành phố có CityTrees và mong rằng sẽ có thêm nhiều CityTrees trên khắp đất nước trong những năm tới.”
View attachment London's Smartest Bench (The CityTree) - EXPLAINED.mp4
Nguồn: Dezeen
Người dịch: Jane
Ảnh bìa: Dezeen
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Quốc gia đầu tiên yêu cầu du khách ký cam kết bảo vệ môi trường
Ngành du lịch hiện đang bùng nổ trên toàn thế giới, nhưng cùng với sự gia tăng đó là những mối bận tâm mới. Chính sự gia tăng đột ngột các du khách đã gây ra khó khăn cho các điểm du lịch. Một trong những điểm đến đó là Palau, một quần đảo trải dài trên 200 đảo đá vôi và núi lửa tự nhiên, những hòn đảo nhỏ này mang đến những bãi biển hoang sơ và rừng rậm.
Lượng khách du lịch đến Palau tăng vọt và hiện có hơn 160.000 khách mỗi năm. Con số này chẳng là bao nếu so sánh với những địa điểm du lịch khác, nhưng lượng khách trên nhiều gấp 8 lần dân số của quốc đảo này, nơi mà dân số chỉ là 20.000 người. Đứng thứ 13 trong nhóm các nước nhỏ nhất thế giới, ảnh hưởng của du lịch đến với đất nước này có thể được cảm nhận ở mọi cấp độ.
palau-havas-content-2018.gif

Để đối phó với sự tổn hại môi trường do du khách tăng, Palau đã tạo ra cam kết bảo tồn đầu tiên trên thế giới (The Palau Legacy Project). Cam kết này sẽ được đóng dấu vào hộ chiếu của mỗi khách và phải được ký trước khi nhập cảnh vào quốc gia. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cam kết tại website chính thức của Palau Pledge.
Hỡi những người con của Palau, tôi cam kết điều này với tư cách là khách của các bạn, sẽ bảo tồn và bảo vệ hòn đảo xinh đẹp và độc nhất này của các bạn. Tôi thề sẽ bước đi thật nhẹ nhàng, hành động thật tử tế và khám phá một cách cẩn thận. Tôi sẽ không tổn hại bất cứ điều gì không làm hại đến tôi. Điều duy nhất tôi để lại nên là những dấu chân sẽ bị cuốn đi.
Lời cam kết trước khi nhập cảnh vào quốc gia
s3-stamp_02_1490x898_desktop-default-1280.jpg
Lời cam kết được đóng vào hộ chiếu của khách du lịch.
s3-pr-palau-hero-passport-a_1920x1080-default-1280.jpg
Lời cam kết được đóng vào hộ chiếu của khách du lịch.
maxresdefault.jpg


Phiên bản kỹ thuật số của cam kết này cũng được thiết lập để các du khách và những nhà hoạt động vì môi trường có thể tham gia kí tên. Bên cạnh đó, một đoạn phim ngắn về một nhân vật hoạt hình khổng lồ học cách không làm hại đến hệ sinh thái mỏng manh.

Palau là quốc gia đầu tiên thay đổi chính sách nhập cảnh nhằm đưa cam kết này thành luật để bảo tồn môi trường thiên nhiên. Cam kết dựa trên truyền thống người Palau của BUL – một lệnh cấm được tạo ra bởi những người lãnh đạo nhằm chấm dứt việc tiêu dùng quá mức và hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Laura Clarke, người đồng sáng lập Palau Legacy Project, mô tả cam kết này như một điều gì đó giúp “những vị khách hiểu hơn vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ Palau cho thế hệ sau. Hầu hết du khách không ý thức được những ảnh hưởng nghiêm trọng của hành động họ gây ra hay những việc họ có thể làm để giúp đỡ. Nhóm Palau Legacy Project được thành lập nhằm đưa những thông điệp này đến tất cả các vị khách để họ có thể hiểu được.”
file.jpg
file-1.jpg

Chính quyền hy vọng chính sách này sẽ giúp bảo tồn môi trường của đất nước và thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến vấn đề sinh thái có liên quan đến du lịch. Với luật mới này những người vi phạm có thể bị phạt đến 1 triệu đô. Tổng thống Palau, Tommy E. Remengesau Jr, là một trong những nguồn động lực đằng sau cam kết này, ông cho rằng, “ Ảnh hưởng của con người lên môi trường trái đất là một trong những thử thách lớn nhất chúng ta phải đối mặt hôm nay. Là một quốc gia nhỏ, chúng tôi cảm nhận ảnh hưởng của những hành động này một cách sâu sắc. Chúng tôi hy vọng cam kết Palau sẽ nâng cao ý thức toàn cầu về trách nhiệm từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp.”
Trong khi chính sách mới này thu hút được sự chú ý của mọi người trên toàn thế giới thì nó cũng không phải là sáng kiến môi trường đầu tiên của Palau. Palau cũng là quốc gia đầu tiên cấm đánh bắt cá dưới đáy đại dương và tạo ra một khu bảo tồn cá mập. Khu bảo tồn biển quốc gia Palau có kích thước gần bằng California, cấm khoan dầu và đánh bắt cá vì mục đích thương mại. Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia còn lại cũng sẽ sớm làm theo quốc gia nhỏ bé này là thực hiện các bước tương tự để bảo vệ môi trường.

Case study về The Palau Legacy Project
Nguồn: Green Matters
Người dịch: Jane
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Dự án “Chai giấy” với tầm nhìn hướng đến thế giới bền vững hơn
Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách sống, phương thức di chuyển, và đặc biệt là lối tiêu dùng đang bị xem nhẹ.
Bị ảnh hưởng rất nhiều lựa chọn và vô vàn thông tin trên đầu ngón tay, chúng ta cũng đang dần thấy sự biến chuyển trong giá trị và nhận thức ngày càng lớn về môi trường của loài người.
Là những nhà thiết kế và tiên phong, Grow hiểu rằng bao bì đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm tiêu dùng cũng như việc tạo nên rác thải. Ngày nay, họ hiểu rằng mình có khả năng giải quyết cả vấn đề tiêu dùng và môi trường bằng cách thách thức những bao bì cổ điển và phát triển một phương pháp thay thế có thể trở nên phổ biến về sau này. Thay thế những vật liệu làm hại môi trường và giảm thiểu lượng rác thải là con đường tạo nên một tương lai bền vững hơn.
idesign paperbottle 03
idesign paperbottle 04

Vì vậy, họ tiến hành dự án Paper Bottle (Chai giấy), một dự án hợp tác giữa Billerud Korsnäs, Nine, những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và hướng những thương hiệu đối tác đến hành trình khám phá vật liệu gốc thực vật có thể góp phần giảm thiểu và loại bỏ những rác thải độc hại cho thiên nhiên.
Khi bắt đầu thiết kế với ý tưởng này, thử thách đầu tiên họ đối mặt là tạo ra một phom dáng có thể hấp dẫn được lượng lớn các chủ thương hiệu, và đồng thời thể hiện được ngôn ngữ thị giác độc đáo và đặc trưng mà vẫn giữ vẫn được nguồn gốc của vật liệu. Được tạo nên từ những thớ gỗ của khu rừng Scandinavi, định hướng thị giác cho dự án được thiết kế như sinh ra từ rừng già.
idesign paperbottle 05

Luôn ghi nhớ rằng chai này phải phù hợp cho sản xuất dây chuyền và đáp ứng được những yêu cầu sản xuất, các nhà thiết kế đã bắt đầu khám phá hình dáng mà họ có thể theo đuổi được ý tưởng của mình nhưng vẫn hiện thực hoá được. Vì vậy, họ phát triển những cấu trúc và ngôn ngữ hình học chứa đựng âm điệu tự nhiên giữa vật liệu, thiết kế và sản xuất.
Lấy cảm hứng từ những hoạ tiết trong thiên nhiên, và đặc biệt là những hoa văn trong cây vân sam và thông, hai nguyên liệu thô quan trọng trong quá trình chế biến chai, họ thiết kế nên những cấu trúc vừa hấp dẫn người dùng, nhưng cũng trung dung trong đặc trưng sản phẩm để giúp những chủ thương hiệu tiềm năng có thể mường tượng nên một thế giới nơi thương hiệu của họ góp phần giúp người tiêu dùng lựa chọn thông minh hơn cho môi trường.
idesign paperbottle 06

Khi nhìn vào dáng chai bạn sẽ thấy đặc điểm nổi trội nhất của cây vân sam, nhánh và cành của nó phủ chồng lên nhau, tạo nên những lớp nhiều góc độ trên chai.
Tiến một bước xa hơn nữa từ phom dáng đến đồ hoạ, ngôn ngữ đồ hoạ cũng lấy cảm hứng thiên nhiên. Tuy nhiên, khi phát triển bộ nhận diện cho dự án Paper Bottle, các nhà thiết kế muốn thêm một tầng nghĩa mới để vinh danh công sức của con người.
Lấy cảm hứng từ mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên, và cách mà chúng ta vay mượn vật liệu từ tự nhiên, những yếu tố đồ hoạ của chai giấy khám phá ‘dấu in thứ bậc’ – một hệ thống các ký hiệu sử dụng trong ngành công nghiệp rừng để phân loại những thớ gỗ đặc trưng được cưa, tạo nên những loại sản phẩm khác nhau và đảm bảo về chất lượng vật lượng vật liệu. Trên chai giấy bạn có thể thấy dấu in này nổi bật trên thành chai, với thông tin nhà sản xuất, chất liệu và các thông số.
idesign paperbottle 07

Dự án này không chỉ là một giải pháp bao bì tạm thời, nó là quá trình thể hiện sự thấu hiểu bối cảnh chúng ta sống ngày nay, và tầm nhìn chúng ta hướng tới trong tương lai, với mong muốn rằng thiết kế có thể góp phần kiến tạo nên một thế giới bền vững hơn trong thời hiện đại hoá.
idesign paperbottle 08
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Tái chế ở Na Uy: 3 điều bạn sẽ muốn nước mình cũng có
Quá trình tái chế ở Na Uy là cả một nghệ thuật. Đất nước này là một trong những nơi có kế hoạch tái chế hiệu quả nhất quả đất cùng với một hệ thống giáo dục toàn vẹn để dạy cho mọi người về lợi ích của công việc này ngay từ nhỏ. Nếu như bạn chưa từng đặt chân đến Na Uy, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy vô cùng bối rối và khó hiểu với những thứ ở đất nước này. Ví dụ như mấy cái thùng với màu sắc khác nhau kia là cái gì vậy? Đừng quá lo lắng, bởi chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu “Quá trình tái chế ở Na Uy” ngay bây giờ!
1. THÙNG XANH LÁ, XANH DƯƠNG VÀ TRẮNG
Thứ đầu tiên mà bạn sẽ để ý đó chính là những mã code màu sắc. Điều này giúp bạn biết được loại rác này sẽ được bỏ ở đâu. Có ba loại thùng rác ở các khu vực: xanh lá, xanh dương và trắng để bạn có thể phân loại rác thải. Túi nhựa sẽ được bỏ vào thùng rác xanh dương, trong khi đó giấy và ‘restavfall’ (chất thải thông thường) sẽ được bỏ vào thùng màu trắng. Các loại thức ăn và sản phẩm hữu cơ dư thừa (những thứ mà có thể chuyển thành các loại mùn bã hữu cơ như thức ăn, bụi bẩn, lá, hay các mảnh gỗ nhỏ, v.v) sẽ được để vào trong túi rác màu xanh lá cây.
ideign_tai-che-o-nauy_01.jpg

Ba loại thùng rác công cộng ở Na Uy được đặt dính liền với nhau.
Ở nhà bạn cũng phải phân chia rác của mình thành những loại khác nhau, và mỗi loại thì nên có túi đựng riêng để phân biệt. Như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đổ rác sau đó. Rác thải nhựa (ví dụ như vỏ chai của dầu gội đầu, hay là bọc thức ăn) sẽ được rửa sạch trước khi để tất cả chúng vào trong túi rác màu xanh dương. Các loại giấy thì nên tập hợp với nhau trong một túi giấy. Rác thải hữu cơ bỏ vào túi màu xanh lá cây. Những loại rác thải thông thường bạn có thể để chúng vào bất kì túi màu nào mà bạn muốn.
2. MÁY MUA “VE CHAI” CÔNG CỘNG
Khi bạn đã hoàn toàn thuần thục quá trình “phân biệt các loại rác thải xanh lá, xanh dương, và trắng”, bạn cũng nên dành thời gian để làm quen với hệ thống hoàn trả chai và lon nước tại Na Uy. Mỗi chai nước ép, nước lọc, lon coca, lon beer, v…v… sẽ có giá hoàn trả ghi trên chai nước đó. Đây là khoản tiền (tầm từ 1 đến 2.5 NOK tương đương với 3000 – 6000 VND) bạn phải trả thêm khi mua chúng tại cửa hàng. Tuy nhiên, điều thú vị là bạn sẽ được trả lại phần tiền đó khi bạn đem lon, chai này tới máy hoàn trả. Máy hoàn trả này được đặt ở lối vào của tất cả siêu thị. Đơn giản là bạn chỉ cần đặt từng chiếc lon, chai nhựa một vào khe nhận, hệ thống sẽ tự động tính giá trị hoàn trả giúp bạn. Khi đã tính xong, máy sẽ đưa biên lai cho bạn với tổng số tiền NOK bạn được hoàn. Bạn có thể dùng cái này để đi mua hàng ở siêu thị, hoặc có thể quyên góp cho các quỹ từ thiện thông qua cỗ máy này.
idesign_he-thong-tai-che-tai-nauy_02.jpg

Ảnh: Gorm Kallestad / NTB Scanpix
ideign_he-thong-tai-che-tai-nauy_03.jpg

Tái chế lon nước và chai nhựa thông qua hệ thống hoàn trả. Ảnh: David Hall / Flickr3. KIM LOẠI, THUỶ TINH VÀ NHỮNG THỨ KHÁC
idesign_he-thong-tai-che-o-nauy_04.jpg

Hộp nhận đồ quyên góp của Fretex. Ảnh: Wolfmann
Kim loại và thuỷ tinh là những thứ không dễ dàng tái chế, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ chẳng có thùng rác riêng nào dành cho chúng. Nhưng cũng có một vài điểm thu gom thuỷ tinh và kim loại ở trong thành phố Na Uy. Bạn có thể tìm thấy đúng thông tin tại các trang web của các khu tự quản hay nhóm Facebook của thành phố mà bạn đang sống. Bạn cũng có thể quyên góp hoặc tái chế quần áo và giày dép của mình tại những thùng rác thu gom của tổ chức Fretex. Nếu như chúng vẫn còn trong tình trạng tốt, có thể dùng được thì họ sẽ đem bán. Bằng không, nhóm Fretex sẽ thêu, may và biến chúng thành những món đồ đẹp đẽ và mới mẻ hơn để bán.
Nguồn: The Culture Trip
Ảnh bìa: Kildesortering i Oslo
Người dịch: Ngọc Quỳnh
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
9 vị đầu bếp thế giới giải thích cách họ giảm rác thải cho nhà hàng
Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện các căn bếp vốn là nơi thải nhiều rác. Những vị đầu bếp này đang cố gắng trả lời cho câu hỏi đó bằng một vài giải pháp vô cùng sáng tạo. Chúng tôi đã nhờ 9 vị đầu bếp này giải thích qua email về cách họ giảm rác thải, từng bước một luôn ý.”
1. Clark Barlowe và chương trình sử dụng toàn phần rau củ
Nhà hàng Heirloom tại Charlotte, Bắc Carolina.
“Cốt lõi tại Heirloom chính là sự thân thiện với môi trường, từ việc kinh doanh cho đến việc cung cấp cho nhân viên một cuộc sống chất lượng, chúng tôi làm việc chăm chỉ để không gây hại đến môi trường trong quá trình vận hành, đặc biệt là với việc giảm rác thải. Một trong những cách tôi thấy thành công nhất chính là chương trình sử dụng toàn phần rau củ của chúng tôi. Chúng tôi cho thêm cuống dâu tây vào món pesto, hoặc nướng thức ăn trên vỏ đậu. Chúng tôi phấn đấu dùng từng tí một của tất cả các nguyên liệu trong bếp. Chương trình này giúp giảm chi phí thực phẩm và giúp tăng lợi nhuận, nó còn giúp nhân viên sáng tạo hơn và khuyến khích khách hàng thử trải nghiệm những nguyên liệu mà trước giờ họ không hay sử dụng. Điều này còn giúp chúng tôi thể hiện lòng biết ơn đến những người nông dân nữa.”
1.jpg
Những nhà hàng là nơi cho ra lượng rác thải khủng mỗi năm. Ảnh: Greenmatters
2.jpg
Không có bất kỳ nguyên liệu nào bị lãng phí tại Heirloom. Ảnh: Greenmatters2. Dalia Kohen
Nhà hàng The Coup tại Calgary, Canada
“Đồng sở hữu Tabitha Archer và tôi đã điều hành nhà hàng The Coup được 13 năm cùng những giá trị kiên định từ những ngày đầu. Việc điều hành khá đơn giản vì cả hai chúng tôi vốn sống cùng với những nguyên tắc này nên sau đó chỉ việc kết hợp chúng vào việc kinh doanh một cách tự nhiên. Chúng tôi muốn mở một nhà hàng để làm gương cho người dân Calgary rằng việc chăm lo cho môi trường trong khi điều hành một doanh nghiệp vón sản xuất ra một lượng lớn chất thải không hề khó.
Chúng tôi có ý thức về tất cả những việc mình làm, từ việc ủng hộ các loại thực phẩm hữu cơ và nguyên chất từ địa phương, tái trồng cây để bù đắp cho lượng rác thải của chúng tôi thông qua Tree Canada, bù đắp cho việc sử dụng điện bằng cách đóng góp cho Bullfrog Power để mang thêm cối xay gió về khu vực, tái chế và ủ phân tất cả mọi thứ có thể, sử dụng giấy in hoá đơn không chứa BPA và phenol, thêm vitamin C để tạo màu vàng tự nhiên, dùng ống hút kim loại và ống hút có thể phân hủy, trang trí không gian quán với đồ nội thất từ ghế cũ ở các trường học, các mặt bàn gỗ và mái hiên gỗ được tân trang lại.
Chúng tôi đã nhận được 3 giấy chứng nhận LEAF cho những nỗ lực của mình, và hằng năm họ đều đến kiểm tra lại để đảm bảo rằng những điều chúng tôi nói là thật.
Chúng tôi yêu việc mình làm và mỗi đêm trước khi ngủ chúng tôi có cảm giác những việc mình làm mỗi ngày đã đóng góp phần nào cho thế giới tốt đẹp hơn. Mỗi ngày những nhân viên, quản lí, và cả những người sở hữu đều có thêm một bài học mới. Chúng tôi liên tục học hỏi cách cải thiện và dành thời gian tìm tòi những phương pháp mới. Chúng tôi đi đến các trang trại địa phương, du ngoạn thiên nhiên, và có một khu vườn dành riêng cho các loài xuân hè sống về đêm.”
3.jpg
Những món ăn vừa ngon vừa đẹp mắt lại còn thân thiện với môi trường. Ảnh: Greenmatters3. Luka Balac
Nhà hàng Nolla tại Helsinki, Phần Lan
Ý tưởng bắt đầu Nolla bắt nguồn từ một sự thất vọng khi nhìn thấy cách thức ăn xử lí trong nhà bếp, hay việc lãng phí các sản phẩm không cần thiết. Mô hình kinh doanh của chúng tôi được kết hợp từ những điều tốt nhất trong quá khứ và tương lai. Tóm lại, chúng tôi làm việc trực tiếp với những nông dân thân thiện với môi trường và làm nông theo phương pháp biodynamic. Chúng tôi sử dụng bao bì giao hàng có thể tái sử dụng và loại bỏ các loại bao nhựa bì nhựa sử dụng một lần. Toàn bộ rác thải sinh học của chúng tôi được đưa vào một chiếc máy đặt trong nhà, nó sẽ chuyển đổi rác sinh học thành phân bón khô trong vòng 24 giờ. Sau đó chúng tôi sẽ đem phân bón này cung cấp cho nông dân.
Phần khó nhất chính là thay đổi tư duy làm việc của mọi người. Tuy nhiên chỉ sau vài tuần, phương pháp “mới” này đã trở thành một công việc hàng ngày.”
4.jpg
Thức ăn đựng trong hủ thủy tinh cũng là một cách giúp bảo vệ môi trường. Ảnh: Greenmatters4. Chole Vichot
Nhà hàng Ancolie tại Thành phố New York, tiểu bang New York.
“Sau khi làm việc trong lĩnh vực tài chính và ngồi làm việc suốt 10 năm tại New York, tôi quá mệt mỏi với những lựa chọn cho bữa trưa và chất thải đi cùng với chúng. Tôi muốn mở một cửa hàng riêng sử dụng bao bì tái sử dụng, những bữa ăn thật sự tốt cho sức khỏe và tim mạch. Lọ thủy tinh chính là một vật dụng hoàn hảo cho thức ăn của tôi, chúng đẹp, cân đối và sẽ cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời. Khi bạn dùng bữa đựng trong lọ thủy tinh, nó cho bạn cảm giác từ tốn và thư thái, mà đây chính là điều mọi người cảm thấy thiếu khi họ đều vừa ăn vừa làm việc. Và tất nhiên, chúng có thể tái sử dụng! Hiện tại có 30% khách hàng của chúng tôi đem trả lại lọ sau khi dùng.
Với những người đem trả lại lọ, chúng tôi sẽ tặng họ bánh sừng trâu hoặc bánh mì. Chúng tôi còn tạo ra những công thức nấu ăn mới để có thể dùng 100% tất cả các thành phần nguyên liệu, bao gồm rau quả, vỏ trái cây, và cả da gà. Ví dụ, chúng tôi sử dụng vỏ táo còn dư khi làm sốt táo để tạo nên một món ăn vặt vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe gọi là táo giòn.
Chúng tôi phân hủy tất cả những sản phẩm thừa không thể sử dụng. Chúng sẽ được đưa đến một khu vườn cộng đồng ở East Village và được thu thập 2 lần/ tuần bằng xe đạp. Khi chúng tôi gửi rác 3 tuần/ lần thì tất cả những gì còn lại chủ yếu là mớ găng tay bằng nhựa. Chúng tôi làm việc với các trang trại địa phương và đặt hàng với số lượng nhỏ để giảm rác thải tại nguồn, và cố gắng hạn chế vật dụng có thể tái chế bằng việc gửi những chai sữa thủy tinh đến nông trại.”
 
5.jpg
Bữa ăn đầy dinh dưỡng và không thể nào “xanh” hơn. Ảnh: Greenmatters5. Steven Satterfield
Nhà hàng Miller Union tại Atlanta, Georgia.
“Chúng tôi sử dụng tất cả mọi thứ không chỉ để tối ưu hóa lợi nhuận khi mua hàng mà còn để khám phá những cách mới để tạo ra nhiều loại hương vị và kết cấu khác. Những phần thịt vụn sẽ được dùng trong món charcuterie (một loại thịt xông khói), xúc xích, các món đặc biệt khác, hay trong chính bữa ăn của gia đình nhân viên của chúng tôi. Thân của các loại rau được dùng trong các món nghiền, nước sốt, chow chow hoặc dùng để trang trí món ăn.
Thì là, cuống cà rốt, cuống tỏi tây có mặt trong các món kho, nước sốt, món hấp, hoặc trong sốt thảo mộc. Chúng tôi giữ lại lòng trắng trứng sau khi làm mì sợi và biến chúng thành món frittatas cùng với nhiều loại rau củ vụn khác và cho nhân viên của mình một bữa ăn ngon đầy dinh dưỡng. Phần váng sữa còn lại sau khi làm ricotta có thể được ngâm rồi đem làm nền cho các loại sốt hoặc cocktail. Hạt bí đao có thể được cán nhỏ làm yến mạch hoặc rắc lên bánh, hoặc cũng có thể được cho vào nước dùng. Chúng tôi luôn tìm những cách mới để kết hợp thức ăn còn thừa vào triết lí không lãng phí của mình.”
6.jpg
Sử dụng thức ăn còn thừa sau chế biến là một cách để tối ưu hóa lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Ảnh: Greenmatters6. Katie Button
Nhà hàng NightbellCúrate tại Asheville, Bắc Carolina.
“Tại nhà hàng của chúng tôi, đã có rất nhiều việc được thực hiện nhằm giảm lượng rác của nhà hàng. Trước hết, chúng tôi có một chương trình phân bón hữu cơ rất tuyệt. Chúng tôi làm việc với công ty Danny’s Dumpster, họ sẽ đến lấy phân bón hữu cơ từ chúng tôi mỗi ngày. Chúng tôi cũng làm việc với Blue Ridge Biofuels, họ lấy dầu rán đã qua sử dụng và biến chúng thành nhiên liệu hữu cơ. Và chúng tôi có một đội ngũ quản lí tại nhà hàng tổ chức chương trình cho các vật dụng tái chế và cả các vật dụng khó tái chế hơn. Chúng tôi giữ lại và thu thập túi nhựa sạch rồi đưa chúng đến những bãi riêng biệt, chúng tôi cũng làm thế với pin và bóng đèn. Chúng tôi cố gắng giảm thiểu tối đa có thể những thứ sẽ phải đi vào các bãi rác.
Về thức ăn, chúng tôi sáng tạo trong Menu và món ăn của mình. Chúng tôi làm nước dùng rau củ paella tại Cúrate hoàn toàn từ ngọn và phần thừa của rau. Ở cả hai nhà hàng, chúng tôi dùng vụn thịt bò và cừu để làm xúc xích và các món khác tại nhà hàng.
Chúng tôi cố gắng xem xét tất cả các loại rác mà mình thải ra để sáng tạo ra những sản phẩm đáng ra là bị bỏ đi. Chúng tôi nướng vỏ tôm, sau đó nghiền chúng thành bột rồi cho vào sốt mayonnaise để ăn kèm cùng món bánh sandwich calamari ngon tuyệt.
7.jpg
Bữa ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon mà vẫn thân thiện môi trường. Ảnh: Greenmatters7. Ruhel Islam
Nhà hàng Gandhi Mahal tại Minneapolis, Minnesota.
“Đến từ một đất nước thuộc Thế giới Thứ Ba nên tôi hiểu rất rõ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các cộng đồng như ở quê hương tôi, Bangladesh. Đến với Mỹ, tôi rất trân trọng việc sống không rác thải hay sống xanh nhằm làm giảm ảnh hưởng của chúng ta đến môi trường. Khi bắt đầu tìm hiểu cách để kết hợp lối sống xanh tại Gandhi Mahal, chúng tôi đã tìm cách kết hợp với các tổ chức tại cộng đồng của mình. Bằng việc kết hợp với Eureka Recycling, chúng tôi phát triển một hệ thống xanh cho toàn bộ nhà hàng. Chúng tôi mua những thùng rác mới, và chỉ mua những hộp chứa, dụng cụ ăn uống, và ống hút đã được chứng nhận là có thể phân hủy. Chúng tôi còn tái chế dầu ăn thành dầu sinh học! Giờ thì chúng tôi cần đảm bảo là dịch vụ ăn uống của mình sử dụng những loại hộp chứa thân thiện với môi trường để có thể cung cấp một dịch vụ ăn uống xanh.”
8.jpg
Món ăn được trang trí vô cùng đẹp mắt và tinh tế. Ảnh: Greenmatters
8. Douglas McMaster
Nhà hàng Silo tại Brighton, Anh.
“Silo được hình thành từ mong muốn đổi mới ngành công nghiệp thực phẩm trong khi vẫn thể hiện sự tôn trọng với môi trường, tôn trọng cách thức ăn của chúng ta được tạo ra và tôn trọng những dưỡng chất nuôi cơ thể chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ tạo ra các món ăn từ thực phẩm nguyên chất chưa bị chế biến quá mức trong khi vẫn giữ lại những dưỡng chất và sự nguyên vẹn của các thành phần. Bằng cách tạo ra mọi món từ trạng thái nguyên vẹn nhất của chúng, chúng ta có được những món ăn nguyên chất, và thức ăn nguyên chất bao giờ cũng ngon hơn cả.”
9.jpg
Đổi mới trong nấu ăn cũng cần tính đến yếu tố môi trường. Ảnh: Greenmatters9. Christina Lecki
Nhà hàng Reynard tại Brooklyn, New York.
“Tại Reynard, tôi xem xét việc trùng tu lò sưởi cho căn bếp của nhà hàng, và điều đã trở thành trọng tâm mới trong thực đơn của tôi đó là cho phép một lịch trình nấu nướng suốt 24 giờ để có một nhà bếp xanh. Chúng tôi để rau trong lò sưởi qua đêm sau khi đã tắt lò. Mặc dù đã dập lửa nhưng hơi nóng vẫn còn trong lò và nó giúp thức ăn chín từ từ, điều đó giúp thức ăn dậy lên hương vị rất tuyệt. Lịch trình nấu nướng 24 giờ này cho chúng tôi cơ hội sử dụng miễn phí nguồn nhiên liệu tự nhiên suýt nữa đã bị lãng phí. Dù vẫn chỉ là dự tính nhưng chúng tôi đang cố gắng biến Reynard trở thành nhà hàng 100% thân thiên với môi trường. Hiện nay nhà hàng đang ở mức 0% về lãng phí chất thải động vật. Thức ăn vụn thừa chiếm phần lớn trong quy trình nấu ăn hàng ngày của chúng tôi. Chúng tôi sử dụng xương để nấu nước dùng, sử dụng rau củ còn thừa để trang trí món ăn hay ghiền thành bột để nêm súp hoặc các món thịt. Tôi còn tạo ra màu thực phẩm thiên nhiên từ vỏ hành tây, thân cây chard, vỏ cà rốt, củ cải đường, hay lên men các loại rau củ còn thừa để làm món salad.
Tôi nghĩ điều thường bị bỏ qua trong nhà bếp là sự lãng phí nước. Như việc sử dụng máy rửa chén khi vẫn chưa đầy chén dĩa, hay đơn giản chỉ là dùng quá nhiều nước cho việc rửa rau củ chính là điều tôi thấy mọi người nên chú ý. Chúng ta thậm chí không nhận ra mình đang làm những điều đó, và nó như một thói quen khó bỏ vậy, nhưng tôi nghĩ chỉ cần chúng ta chú ý một chút là đã có thể tiết kiệm hàng tấn nước rồi. Một vấn đề khác thường bị xem nhẹ chính là sử dụng quá mức túi bọc thực phẩm và giấy nến. Tôi nghĩ các nhà hàng nên đào tạo nhân viên của của mình để giúp họ bọc thực phẩm một cách hiệu quả hơn, và họ nên cắt giấy nến sao cho đủ dùng, hay có thể giữ lại những mảnh còn thừa thay vì cứ ném chúng đi. Tôi chú ý thấy hầu hết những đầu bếp mới ra trường thường không biết gói và trữ thực phẩm đúng cách, và điều đó còn làm hao phí hơn. Tôi luôn cố gắng dành ra một khoảng thời gian hướng dẫn mọi người biết chú ý hơn để tránh lãng phí những điều như vậy.”
Nguồn: Greenmatters
Người dịch: Jane
 
Tởm lợm nhất bọn yêu môi trường với bảo vệ môi trường , toàn lũ ngáo tây ăn mứt tây. Môi trường cái nhồn gì, bọn thượng đẳng da trắng nó phá nát cái hành tinh này, phá rừng khai mỏ, phát triển công nghiệp làm ô nhiễm toàn thế giới, giờ chúng nó giàu có , nắm được công nghệ , lại quay lại o ép các nước kém phát triển, bắt các nước nghèo khó , vừa sản xuất với mức giá rẻ mạt , vừa lên tiếng dạy dỗ về vấn đề môi trường. Cái tiếc là có một lũ chó ở các nước kém phát triển cũng hùa theo.
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
NoTree - Ly giấy làm từ bã mía
Mỗi năm, có đến 58 tỷ ly giấy kết thúc cuộc đời tại bãi rác. Điều này không phải vì người tiêu dùng lười bỏ rác đúng nơi quy định, mà là do lớp màng polyethylene cán bóng bên trong ly giấy có thể mất hai mươi năm để phân hủy.
Các cuộc thảo luận thường xoay quanh việc tái chế ly cà phê dùng một lần, nhưng việc chú ý đến các nhân tố môi trường có liên quan cũng quan trọng không kém. Sản xuất các mặt hàng này cần đến 32 triệu cây và 100 tỷ lít nước mỗi năm. Thêm vào đó, nó còn thải ra lượng khí nhà kính tương đương 500.000 xe hơi vận hành mỗi năm.
idesign notree giai phap ben vung cho bao bi dung mot lan 1

Nguồn nguyên liệu thay thế bền vững hơn để sản xuất ly giấy
World Centric, một công ty chuyên sản xuất bao bì takeaway có khả năng phân hủy, đã cho ra bộ sản phẩm mới mang tên NoTree. Bộ sản phẩm gồm ly và tô cho ngành dịch vụ ẩm thực được làm từ 100% bã mía, là chất xơ còn sót lại sau quá trình khai thác mía.
Chúng tôi muốn thay thế các vật liệu hiện tại. Vì vật liệu từ gỗ và dầu mỏ không thể tái tạo được.
Bã mía được xử lý theo cách tương tự như sợi gỗ, nhưng không cần khuôn và tất nhiên không phải thu hoạch hàng tỷ cây. Nó được nghiền thành bột, khi bạn thêm nước nó sẽ nhão ra.
Mark Marinozzi, Phó phòng Marketing của World Centric cho biết
Thay vì đổ nó vào bồn và khuôn để tạo ra thành phẩm, NoTree được sấy khô và nén để tạo ra một vật liệu mỏng nhưng bền, sau đó được cắt thành hình dạng cần thiết. Hơn nữa, công ty còn nỗ lực trong việc đảm bảo chất keo mà họ sử dụng để nối giấy lại thành một sản phẩm rắn chắn sẽ không chứa phthalates. Thực tế ít ai biết đến tác động của phthalate trên cơ thể con người, nó có thể làm rối loạn chuyển hóa hormones.
Quay lại với Notree, sau khi kết dính chắc chắn sẽ có lớp màng lót bên trong. Thay vì dùng polyethylene, lớp màng được làm từ ngô, rất dễ phân hủy tại các cơ sở sản xuất phân hữu cơ. Notree chỉ cần hai đến bốn tháng để phân hủy hoàn toàn mà còn làm phân bón rất tốt.
NoTree còn là nguồn phân bón tuyệt vời
Chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ nó vào một thùng rác bình thường, vì các vật liệu nguồn gốc thực vật không chỉ tuyệt vời để tái chế.
Lời khuyên của Mark về việc tận dụng NoTree đã qua sử dụng.
Các sản phẩm NoTree phải kết thúc vòng đời trong một chiếc máy ủ phân, vì vậy nếu bạn sống gần một nơi như thế, việc bỏ sản phẩm đã qua sử dụng rất đơn giản. Nhưng tại một số nơi ở Hoa Kỳ, việc tìm kiếm một cơ sở ủ phân sẽ có chút khó khăn hơn. Khi đó, Mark khuyên bạn hãy tự lắp đặt một hệ thống ủ phân tại nhà.
Đối với những người tiêu dùng muốn bỏ rác sau khi sử dụng, NoTree có vẻ hơi bất tiện nếu họ mua hàng mang đi, nhưng bao bì có nguồn gốc từ thực vật như NoTree là một bước tiến lớn thật đúng đắn. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường, cụ thể là một phần ba trong số họ thích lựa chọn các thương hiệu bền vững hơn. Điều này sẽ trở thành một xu hướng thực tế phổ biến hơn trên toàn quốc khi chúng ta thấy những câu chuyện thành công ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp lớn và phân compost.
idesign notree giai phap ben vung cho bao bi dung mot lan 2

Liệu Notree có phải là một giải pháp thay thế hữu ích? Hay chúng ta sẽ phải dùng những chiếc ly yểu xìu sau nửa giờ ngâm nước?
Nó có hiệu suất và độ bền y hệt một chiếc ly bạn dùng ở Starbucks vậy! Cho nên, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức tách cà phê nóng hổi và nhâm nhi nó trong một vài giờ vào buổi sáng mà không cần lo lắng, vì nó bền vững từ trong cốt lõi – không chứa sợi gỗ, phthalates hoặc polyethylene.
Mark cam kết và khẳng định.
Nguồn: The Dieline
Ảnh: World Centric
Người dịch: Mingboong
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
8 loại vật liệu xây dựng bền vững mà bạn không ngờ tới
Bạn sẽ không ngờ 8 loại vật liệu dưới đây có thể giúp cho nhà bạn thân thiện với môi trường hơn.
Tính bền vững. Đây có lẽ là khái niệm được nhắc đến với mật độ khá dày đặc trong những năm trở lại đây. Đặc biệt là với các kiến trúc sư, họ lại càng là những nhân tố quan tâm đến vấn đề môi trường và tính bền vững trong thiết kế lên hơn bao giờ hết.
Câu hỏi làm thế nào để tận dụng tối đa được những vật liệu mang tính thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo được công năng và cấu trúc của công trình luôn là nỗi băn khoăn lớn nhất với mỗi kiến trúc sư khi bắt tay vào công việc. Tuy nhiên, hiện nay, với nhiều công nghệ mới được phát minh, những kết quả tích cực đã bắt đầu nhen nhóm. Các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, những công trình được tăng cường đặc tính của cấu trúc dần xuất hiện.
Những kiến trúc sư trên thế giới đã nhất loạt đề ra danh sách 8 vật liệu thông dụng nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững cũng như sự thân thiện với môi trường.
1. Cây gai dầu
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_01.jpg
Cây gai dầu có khả năng cách nhiệt tốt. Ảnh: Alex Sparrow
Cây gai dầu được xem là vật liệu tự nhiên mang tính cách nhiệt, đồng thời khả năng chống thấm của chúng được đánh giá vô cùng khả quan. Để sử dụng, cây gai dầu qua xử lý được trộn với vôi để làm tấm ốp tường theo từng mô đun có kích thước cố định hoặc làm thiết bị nội thất. Bên cạnh đó, vật liệu gai dầu đòi hỏi rất ít lượng nước cũng như một số sản phẩm hóa học khác, góp phần giảm thiểu lượng chất thải khi sản xuất vật liệu.
2. Nút bần
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_02.jpg
Nút bần không thấm nước, cách điện và chịu lửa tốt. Ảnh: Wai Ming Ng
Nút bần hiện đang là một vật liệu tự nhiên nổi bật với những giải pháp tích cực về môi trường hiện nay. Chúng được thu hoạch bằng cách tước vỏ những cây sồi, sau đó được nén dưới áp suất và nung nóng để trở thành sản phẩm hoàn thiện. Bên cạnh đó, nút bần còn là loại vật liệu không thấm nước, cách điện và chịu lửa tốt.
3. Nhựa tái chế
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_04.jpg
Nhựa tái chế trộn với bê tông giúp giảm trọng lượng mà vẫn giữ nguyên độ bền. Ảnh: JMacPherson
Gần đây, người ta đã phát hiện rằng, nhựa tái chế có thể được trộn chung với bê tông để giảm đi trọng lượng tổng thể của vật liệu trong khi vẫn giữ nguyên được độ bền của chúng. Đồng thời, chính việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu vô hình chung đã giảm tải được gánh nặng cho những bãi xử lý rác, ngăn ngừa tình trạng tồn đọng rác thải đang gây nhức nhối hiện nay.
4. Cỏ rơm
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_05.jpg
Rơm có khả năng cách nhiệt, dễ dàng thu hoạch và phân huỷ hoàn toàn. Ảnh: Martine Berendsen, Bart van Hoek, and Attika Architekten
Rơm là một trong những vật liệu lâu đời nhất từng được biết đến, tuy nhiên trong thời gian gần đây chúng đang dần trở phổ biến trở lại, đặc biệt là trong phong cách Scandinavia đến từ miền Bắc Âu. Sở dĩ rơm đang được hồi sinh trong ngành công nghiệp vật liệu là vì khả năng cách nhiệt, dễ dàng thu hoạch và đặc biệt là khả năng phân hủy của chúng.
5. Bụi thép
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_06.jpg
Bụi thép có thể nén lại và tạo thành một khối bê tông thực thụ. Ảnh: David Stone
Đây có thể là một cái tên khá mới trong thế giới vật liệu, nhưng trước hết, hãy nhìn vào công năng đã được thẩm định của chúng. Bụi thép có thể nén và tạo thành một khối bê tông thực thụ. Đồng thời, độ linh hoạt của bụi thép cao hơn rất nhiều so với bê tông tiêu chuẩn. Chúng có khả năng chống lại địa chấn của động đất, ở dạng khô chúng còn có thể hấp thụ các chất độc như cacbon dioxide, triệt tiêu đi một lượng đáng kể khí thải trong môi trường.
6. Len
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_03.jpg
Khi thêm len và polymer tự nhiên trong rong biển vào gạch, chúng sẽ tăng độ cứng cho gạch lên đến 37%. Ảnh: GrahamPics1
Đây được xem là một chất cách nhiệt trong ngành xây dựng. Khi thêm len và polymer tự nhiên trong rong biển vào gạch, chúng sẽ tăng độ cứng cho gạch lên đến 37%, giảm thiểu những hóa chất không cần thiết khi sản xuất một viên gạch thông thường. Bên cạnh đó, gạch khi được thêm tính chất của len vào còn có khả năng chịu ẩm và lạnh.
7. Tro
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_07-1.jpg
Tro có thể thay thế cho xi măng truyền thống. Ảnh: Monica McGivern
Tro – một sản phẩm tạo ra từ than đốt – được xem như giải pháp thay thế hữu hiệu cho xi măng truyền thống. Trong tương lai, nếu tận dụng tốt loại vật liệu này, chúng ta sẽ tạo ra được một loại bê tông với 97% nguyên liệu tái chế, cắt giảm được lượng chi phí cũng như chất thải đáng kể ra môi trường. Đồng thời, việc bổ sung tro vào hỗn hợp vật liệu còn giúp tăng độ bền, giảm độ thẩm thấu cho bê tông, từ đó tạo nên một vật liệu bền vững phù hợp với xu hướng bảo vệ hệ sinh thái hiện nay.
8. Bắp
idesign-8-vat-lieu-ben-vung-trong-xay-dung-ma-ban-khong-ngo-toi_08.jpg
Bắp có thể được sử dụng như một lớp cách nhiệt thực thụ. Ảnh: StAndré-Lang Architectes
Được sử dụng trong một công trình mang tên Ecological Pavilion của công ty St Andre-Lang Architectes, loại thực vật phổ biến này phủ kín các bức tường và hoạt động như một lớp cách nhiệt thực thụ. Dù rằng đây chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất, nhưng chúng đã chứng minh được khả năng sử dụng vật liệu thay thế mang tính bền vững hơn trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay.
Nguồn: archdaily
Người dịch: Cừu
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Indonesia và chiếc túi nhựa ăn được từ rong biển
Công ty Evoware (Indonesia) đã tạo ra một loại bao bì ăn được và phân huỷ sinh học 100% từ rong biển. Đây sẽ là một trong những giải pháp tiềm năng cho vấn đề ô nhiễm nhựa.
Nhựa mang đến lợi ích cho ngành công nghiệp, nhưng nó ảnh hưởng xấu đến Trái Đất. Tình trạng ô nhiễm nhựa ngày càng nặng nề. Và các chuyên gia dự đoán vào năm 2050 “đại dương sẽ chứa nhiều nhựa còn hơn cá“. Đây là một vấn đề gây tranh cãi cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm sử dụng một lần như chai nước giải khát, ống hút, bao bì, túi xách bởi vì chúng hầu như không phân huỷ theo thời gian.
Công ty Evoware ở Indonesia đã đưa ra giải pháp sản xuất bao bì phân huỷ sinh học làm từ rong biển có hạn sử dụng hai năm và hoà tan được trong nước ấm.
evoware.jpg

Nguồn ảnh: Evoware
Evoware có hai loại bao bì cơ bản: một loại có khả năng phân huỷ sinh học dùng để gói xà phòng và các sản phẩm không tiêu thụ được; một loại có thể ăn được dùng để bọc thực phẩm, gói hương liệu hoặc dùng làm túi trà. Các loại bao bì ăn được gần như không mùi, không vị, không chất bảo quản, hoà tan được trong nước ấm và chứa các dưỡng chất như xơ, vitamin và khoáng chất. Eroeware 100% phân huỷ sinh học, hoạt động như phân bón tự nhiên cho cây trồng. Cũng như thực phẩm, bao bì có hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày sản xuất. Loại nhựa này hoàn toàn có thể in lên thậm chí ép nhiệt.
idesign_indonesia-va-tui-nhua-an-duoc-bang-rong-bien_07.png
idesign_indonesia-va-chiec-tui-nhua-an-duoc-tu-rong-bien_05.jpeg

Nguồn ảnh: REUTERS/Beawiharta
idesign_indonesia-tao-ra-tui-nhua-an-duoc-tu-rong-bien_02-1.jpg

Nguồn ảnh: Evoware
“Bao bì rong biển có thể dùng để đóng các gói thực phẩm nhỏ như mì ăn liền, ngũ cốc, cà phê hoà tan, gói gia vị, bao gạo, bọc burger,v.v… Chúng giúp bạn bảo quản thức ăn tươi ngon thuận tiện hơn và cũng là cách bảo vệ Trái Đất khỏi ô nhiễm nhựa. Các sản phẩm không phải đồ ăn như tăm xỉa, xà phòng, băng vệ sinh cũng có thể được đóng gói bằng nhựa rong biển.” – Eroware.
View attachment Edible Bio-plastic Sachet Application.mp4
Plastic Pollution Coalition công bố khoảng 33% nhựa được sử dụng một lần rồi vứt đi, khiến chúng trở thành một vấn đề toàn cầu. Mặc cho những lệnh cấm sử dụng nhựa, tái chế hoặc giải pháp chi thêm một khoản phụ phí khổng lồ cho từng vật dụng nhựa “xài một lần“, nhưng cách tốt nhất để có thể làm giảm ô nhiễm nhựa là chuyển sang các vật liệu xanh có thể tái tạo được và nhanh chóng phân huỷ để không làm tăng lượng chất độc hại vào môi trường nước.
Theo Evoware, xây dựng một công ty bao bì từ rong biển ở Indonesia có thể giải quyết một số vấn đề xã hội. Indonesia là quốc gia đứng thứ 2 trong việc “đóng góp” nhựa cho đại dương; khoảng 90% lượng nhựa toàn cầu thải ra ngoài đại dương và 70% chất thải đó xuất phát từ bao bì thực phẩm và đồ uống. Bên cạnh đó, dù Indonesia trồng được lượng rong biển nhiều thứ 2 thế giới, nhưng người nông dân vẫn còn rất nghèo.
idesign_indonesia-tao-ra-tui-nhua-an-duoc-tu-rong-bien_01-1.png

Nguồn ảnh: Evoware
Bằng cách sử dụng rong biển được trồng tại địa phương để làm nguyên liệu cho bao bì có khả năng phân huỷ sinh học, Eroware đã giúp nông dân tăng kế sinh nhai của họ, cũng như giảm các chất thải làm từ nhựa. Công ty gần đây đã chiến thắng cuộc thi Social Venture Challenge Asia 2017. Cuộc thi không những mang lại cho họ một khoản tiền thưởng mà còn giúp họ đưa sản phẩm đến thị trường một cách rộng rãi hơn. Hiện bao bì rong biển đã được bán trên website của họ.
Nguồn: TreehuggerEvoware
Người dịch: Ngọc Quỳnh
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Giảm rác nhựa bằng muỗng ăn được
Rác thải nhựa hiện đang bao phủ các đại dương và bãi chôn lấp. Trong 70 năm qua, chúng gây ra ô nhiễm khắp nơi, đến mức các nhà khoa học cho đó là cột mốc của một kỷ nguyên địa chất mới Anthropocene.
Dụng cụ ăn uống bằng nhựa là một phần của vấn đề này – ước tính cho thấy mỗi năm chỉ riêng nước Mỹ đã sử dụng 40 tỷ đồ dùng nhựa. Tuy nhiên nhà sáng lập một công ty Ấn Độ chuyên về dụng cụ ăn uống Bakeys nghĩ rằng ông có giải pháp cho vấn đề này, đó là tạo ra những dụng cụ ăn uống có thể ăn được.
1.jpg

Dù bạn không ăn những chiếc muỗng này thì chúng cũng sẽ tự phân hủy sau vài ngày. Ảnh: Bakeys
Những chiếc muỗng này thân thiện với cả người ăn chay, chúng được làm từ gạo, bột mì và cao lương, một loại lúa có nguồn gốc từ châu Phi. Cao lương được chọn làm nguyên liệu chính vì độ cứng của nó (nó không bị sũng ra trong nước) và cũng chính vì nó có thể được trồng ở các vùng bán khô hạn.
Loại muỗng này có ba hương vị gồm vị mặn (muối và thì là), ngọt (đường), và không vị. “Nó có vị như bánh quy giòn, thật ra là một chiếc bánh quy khô vì chúng tôi không cho chất béo vào. Loại muỗng này có thể được dùng với bất cứ loại thức ăn nào.”Hương vị của thức ăn sẽ hòa quyện trong chiếc muỗng này” ông Narayana Peesapaty, người sáng lập công ty cho hay.
2.jpg

Những chiếc muỗng có ba mùi vị khác nhau tùy vào sở thích và mục đích sử dụng của bạn. Ảnh: Kickstarter
Công ty đã thực hiện chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng trên Kickstarter và chiến dịch tại Ấn Độ trên nền tảng Ketto đã đạt được thành công hơn sức mong đợi. Peesapaty cho biết ông đã nhận được email từ khắp nơi trên thế giới. “Nó quá đơn giản và cũng chính sự đơn giản đó đã thu hút sự chú ý của hầu hết mọi người.” Ông chia sẻ.
Trước đây, ông Peesapaty làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng của Viện Quản lí Nước Quốc tế và ông muốn sử dụng những nguyên liệu thô để không gây áp lực lên nguồn tài nguyên nước.
3.jpg

Công ty Bakeys mong rằng họ có thể tạo ra các loại dụng cụ có thể ăn được khác. Ảnh: Bakeys
Công ty Bakeys cho hay những loại muỗng khác cần đến vài ngày mới có thể phân hủy sau khi bị bỏ đi. Bakeys chia sẻ điều này khiến sản phẩm của họ thân thiện với môi trường hơn so với các dụng cụ bằng nhựa phân hủy sinh học được làm từ nhựa ngô cần phải chịu nhiệt độ cao trong các cơ sở ủ phân chuyên dụng để phân hủy.
Những chiếc muỗng được đóng gói trong túi giấy và được vận chuyển trong thùng xốp để tránh bị bể. Peesapaty thừa nhận đây là phần ít chắc chắn nhất trong việc thực hiện chiến dịch và đang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Mặc dù muỗng ăn được chỉ mới tìm ra gần đây, một video trên Facebook cùng Peesapaty đã có hơn 5 triệu lượt xem. Bakeys đã tạo ra những chiếc muỗng này trong một nhà máy tại Hyderabad, Ấn Độ từ 2011 chỉ với 9 phụ nữ. Công ty đã bán được 1,5 triệu thìa mỗi năm cho các công ty phục vụ ăn uống tại các đám cưới và sự kiện, nhưng Peesapaty hy vọng việc tiếp nhận từ các nhà cung cấp thực phẩm sẽ tăng lên.
View attachment India Innovates Episode 4 - Edible Cutlery.mp4
Tuy nhiên thách thức vẫn còn đó. Peesapaty hy vọng sẽ mở rộng sản phẩm sang đũa và đĩa ăn được, và cả dao ăn được. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất chính là cước phí. Bakeys có thể bán một chiếc muỗng ăn được với giá 2 rupee (khoảng 670 VNĐ), rẻ hơn so với muỗng gỗ nhưng lại đắt gấp đôi muỗng nhựa.
Mục tiêu của Peesapaty là có thể giảm phí một chiếc muỗng xuống 1,5 hoặc 1 rupee. Ông hy vọng sẽ thực hiện được điều này bằng việc tìm nguồn cung ứng cây trồng trực tiếp từ nông dân và xây dựng một nền kinh tế quy mô bằng việc thêm dây chuyền sản xuất mới bằng đầu tư trực tuyến.
Nguồn: The Guardian
Người dịch: Jane
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Scoby - Màng bọc thực phẩm sinh học được trồng như rau
Mới đây, nhà thiết kế người Ba Lan Roza Janusz đã tìm ra vật liệu thay thế bao nilon được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có thể ăn hoặc làm phân bón sau khi dùng.
Scoby được trồng như thế nào?
Đây là đề tài cô chọn cho dự án tốt nghiệp của mình, được gọi là Scoby, lớp màng bọc được tạo ra từ vi khuẩn và men vi sinh thông qua quá trình lên men. Khi đang so sánh công việc canh tác của người nông dân với sản xuất công nghiệp hàng loạt, Roza Janusz đã thử nghiệm và phát minh ra một vật liệu tự nhiên có thể dùng làm bao bì, sống theo quy trình canh tác cây trồng. Roza Janusz muốn việc sản xuất bao bì trở nên hữu ích với môi trường thay vì là mối nguy hiểm.
idesign_mot-loai-bao-bi-nhan-tao-co-the-moc-len-nhu-rau_5.jpg

Bao bì có sự sống này cũng được nuôi trồng như những thứ bên trong nó.
Lớp màng bọc sinh học này được “trồng” trong các hộp nông, bằng cách ủ rác nông nghiệp như rơm rạ, lá cây khô vào hỗn hợp vi khuẩn và men vi sinh trong khoảng hai tuần. Quá trình lên men diễn ra trong phòng có nhiệt độ 25 độ C, nơi thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Sau hai tuần, trên bề mặt rác nông nghiệp ủ men sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng, người ta vớt nó ra để ráo. Và lớp màng này có thể sử dụng như bao bì. Nó mỏng tang tựa như giấy, ăn được và phân huỷ hoàn toàn.
idesign_mot-loai-bao-bi-nhan-tao-co-the-moc-len-nhu-rau_3.jpg

Trông nó như một vỏ táo, bảo vệ những thứ bên trong.Scoby có thể ăn và làm đồ uống
Scoby không chỉ được sử dụng như là bao bì thay thế nilon, mà còn cung cấp nhiều phụ phẩm có giá trị. Tùy thuộc cách pha và nồng độ, vật liệu này trở thành một thức uống giải khát hoặc thức uống có chứa lợi khuẩn probiotic.


Bao bì nhân tạo này có thể chế biến cùng thức ăn, hoặc dùng làm phân bón rất tốt cho cây. Vị của nó rất giống trà kombucha (một loại thức uống lên men từ trà đường, vi khuẩn, men scoby) vì được làm từ công thức tương tự.
Vật liệu này còn có khả năng phân hủy, tốt cho đất hay đường ruột của chúng ta nhờ có chứa lợi khuẩn. Nó là một sản phẩm của quá trình lên men và có độ pH thấp, ngăn thực phẩm bên trong bị hỏng.
Roza Janusz lý giải công dụng của Scoby
idesign_mot-loai-bao-bi-nhan-tao-co-the-moc-len-nhu-rau_1.jpg

Tạo ra bao bì có sự sống là một sự trồng trọt và tiêu thụ bền vững
idesign_mot-loai-bao-bi-nhan-tao-co-the-moc-len-nhu-rau_2.jpg

Bao bì này phù hợp để đựng các sản phẩm nông nghiệp khô ráo hoặc sấy khô, như thảo mộc, rau tươi, hạt giống chẳng hạn.
idesign_mot-loai-bao-bi-nhan-tao-co-the-moc-len-nhu-rau_4.jpg

Bạn có thể chế biến nó chung với thực phẩm mà nó bao bọc.
idesign_mot-loai-bao-bi-nhan-tao-co-the-moc-len-nhu-rau_6.jpg

Để trồng loại bao bì này, bạn chỉ cần những thứ tương tự như khi trồng rau củ.
idesign_mot-loai-bao-bi-nhan-tao-co-the-moc-len-nhu-rau_7.jpg

Vật liệu được lên men trong phòng có nhiệt độ 25 độ C trước khi định hình trong khuôn.
Janusz tin rằng việc tạo ra nguyên liệu sinh học dễ dàng đưa vào quá trình trồng trọt theo hướng công nghiệp. Nông dân ngày càng giống kỹ sư hơn và nông trại dần trở thành một nhà máy.
Nguồn: designboom & dezeen
Ảnh: Roza Janusz
Người dịch: Mingboong
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Nhà hàng không rác thải - Hướng đi mới cho ngành ẩm thực?
Một nhà hàng không rác thải giữa một trong những kinh đô ẩm thực của thế giới. Không chỉ tạo ra một không gian nghệ thuật đầy tính thẩm mĩ, những người “chủ” của nhà hàng còn giới thiệu một loạt sản phẩm và giải pháp vì một ngành công nghiệp ẩm thực ít rác hơn.
Trong khuôn khổ sự kiện NYCxDESIGN vừa qua tại New York, Finnish Cultural Institute in New York (Tổ chức văn hóa Phần Lan tại New York) đã mang tới cho người tham dự một nhà hàng hoàn toàn không thải ra rác. Nhà hàng này đã giới thiệu rất nhiều ý tưởng phát triển bền vững, giảm thiểu rác thải cho ngành công nghiệp ẩm thực.
Là kết quả hợp tác của những nghệ sĩ và đơn vị sáng tạo cùng chung mục đích hành động theo hướng bền vững, Zero Waste Bistro – Nhà hàng không rác thải đã làm được điều tưởng như không thể: không thải ra các loại rác không phân hủy. Đặt trong bối cảnh thực tế khi một nhà hàng có thể thải ra cả tấn rác mỗi tuần thì đây thực sự là một công trình có giá trị.
idesign nha hang khong rac 01

Nhà hàng Zero Waste Bistro
Thông tin dự án
Zero Waste Bistro được dựng lên từ những bức tường mộc có tông xanh. với kết cấu như một hành lang kéo dài, các cổng vòm phía trên đầu, ở giữa là một bàn ăn dài. Căn phòng dựng lên bởi vật liệu tái chế từ rác thải bao bì do công ty ReWall nghiên cứu và sản xuất. Công ty này sử dụng các phế liệu, chủ yếu là bao bì đóng gói để làm ra những tấm vật liệu xây dựng có khả năng chống ẩm mốc, chịu lực và tái chế được. Tại nhà hàng Zero Waste Bistro, ReWall mang đến tông màu xanh với bề mặt và họa tiết giống terrazzo.
idesign nha hang khong rac 06

Cận cảnh bức tường làm từ vật liệu xây dựng tái chế ReWall.| Ảnh: artsmartgallery
Zero Waste Bistro không chỉ hướng tới việc sử dụng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường mà còn muốn thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm có tuổi thọ cao để giảm lượng rác thải tạo ra. Nội thất và bộ đồ ăn sử dụng trong nhà hàng đặc biệt này đến từ hai nhãn hàng nổi tiếng của Phần Lan là ArtekIittala do chuỗi cửa hàng nội thất Finish Design Shop cung cấp. Đây là những công ty luôn chú trọng đến độ bền, tính đơn giản và ứng dụng của sản phẩm bên cạnh giá trị thẩm mĩ.
idesign nha hang khong rac 03

Đồ nội thất và bộ đồ ăn từ những thương hiệu danh tiếng của Phần Lan.
Chiếc bàn lớn ở trung tâm nhà hàng được làm từ loại vật liệu mang tên Durat. Durat là vật liệu cứng được tạo ra từ 30% phế liệu công nghiệp, màu tự nhiên và hoàn toàn tái chế được. Phế liệu công nghiệp khi nghiền thành hạt và đưa vào vật liệu tạo ra kết cấu đặc trưng cho Durat. Màu sắc chiếc bàn sử dụng tại Zero Waste Bistro nằm trong bộ sưu tập Durat Palace, một sản phẩm hợp tác của Durat và công ty thiết kế Most Collective.
idesign nha hang khong rac 04

Chiếc bàn và một số hộp đựng, đĩa làm từ vật liệu Durat.
Chia sẻ về việc đưa các sản phẩm tái chế vào nhà hàng của mình, nhà thiết kế Linda cho biết đó lời tuyên bố rằng rác người này thải ra có thể trở nên có ích với người khác. “Tôi đã tạo ra nhà hàng với ý tưởng không gian lồng không gian. Thiết kế này vừa là một tác phẩm sắp đặt vừa là một nhà hàng, vừa là nơi để chúng ta nói chuyện và tranh luận về việc bảo vệ môi trường.”
idesign nha hang khong rac 07

Các món ăn do các đầu bếp tới từ nhà hàng Nolla (Helsinki) phụ trách. Người tham dự sẽ có thể thưởng thức một bữa sáng ngon lành hay một bữa trưa với 5 – 6 món ăn được làm ra dựa trên triết lí ẩm thực Phần Lan và nguyên lý không tạo ra rác thải. Những đầu bếp từ Nolla chia sẻ rằng:
“Các món ăn của chúng tôi được làm ra từ các nguyên liệu hữu cơ tại địa phương và những sản phẩm phụ trong hệ thống sản xuất đồ ăn hiện tại.”
D
idesign nha hang khong rac 05

Đồ ăn từ nhà hàng Nolla với những đầu bếp từng làm việc tại các nhà hàng Michelin.
Các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường khác được sử dụng tại Zero Waste Bistro:
Kotkamills cung cấp loại cốc giấy dùng một lần không chứa nhựa PE. Loại cốc này có thể được nghiền lại thành bột giấy để tái chế.
idesign nha hang khong rac 08

Cốc giấy Kotkamills.
Sulapac là vật liệu đóng gói phân hủy được làm từ những nguyên liệu thô có tính bền vững và khả năng tái tạo, không chứa hạt vi nhựa. Sulapac được làm từ gỗ trồng trong những khu rừng được quản lý theo hướng bền vững và vật liệu sinh học có khả năng phân hủy.
Oklin cung cấp giải pháp xử lý rác thải ăn uống cho các nhà hàng và tổ chức có quy mô lớn. Máy móc của Oklin sử dụng công nghệ vi sinh vật, giảm tới 90% lượng rác thải, giảm giá thành xử lý rác và tạo ra những sản phẩm giàu dưỡng chất, có tính ứng dụng ở cuối chu trình xử lý 24h.
idesign nha hang khong rac 10

Ảnh: nycxdesign
Đã đến lúc chúng ta xem lại cách mình sống, ăn và vật liệu mình đang dùng. Đại dương đang ngập tràn rác thải nhựa. Chỉ riêng ở Mỹ đã có tới hơn 58 tỉ chiếc cốc dùng một lần thải ra môi trường mỗi năm. Hãy thử nghĩ xem sẽ ra sao nếu toàn bộ số cốc ấy có thể phân hủy, tái chế hay tái sử dụng được?
Sẽ ra sao nếu chúng ta sử dụng đồ đóng gói không chứa nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và ô nhiễm chất độc vi nhựa trong đất và nguồn nước? Sẽ ra sao nếu chúng ta cùng nhau cam kết chỉ mua những sản phẩm mình thực sự yêu thích và có tuổi thọ lâu dài?

Kaarina Gould, Giám đốc điều hành Finish Cultural Institute.
Nguồn: Design BoomFinish Cultural Institute in New York
Biên dịch: Xanh Va
Ảnh: Nicholas Calcott
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
14 vật dụng bạn không nên vứt vào thùng rác
Có bao giờ bạn để ý những thứ rác thải bạn vứt đi là gì và chúng sẽ đi đâu không? Mỗi ngày, thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 8300 tấn rác (số liệu 2017) và hầu hết trong số đó đều được xử lý bằng cách chôn lấp. Dù ít hay nhiều, miễn là có hành động, thì những hành động của bạn sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Tham khảo 15 loại rác thải mà bạn không nên vứt vào thùng rác dưới để góp một phần vào việc giảm thiểu lượng rác mà con người thải ra nhé!
THÙNG CARTON
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_2.png

Phải nói, thùng carton là một trong những thứ hay ho mà chúng ta có thể tái sử dụng rất nhiều lần. Đừng vội vứt đi, hãy cất gọn chúng trong nhà và bảo đảm sẽ có nhiều lúc bạn cần đến chúng.
NHỰA
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_3.png

Tác hại của nhựa đối với môi trường hẳn ai cũng rõ. Hãy cố gắng cắt giảm sử dụng nhựa/ túi nilon trong cuộc sống hằng ngày: một hành động nhỏ có thể “giải cứu” thế giới!
  • Thay vì sử dụng những chai nước suối/ ly nhựa loại chỉ sử dụng 1 lần được bán tại cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, bạn hãy mang theo bình nước cá nhân. Bình cá nhân có thể được sử dụng nhiều lần và cũng không chiếm quá nhiều không gian.
  • Thay vì sử dụng túi nilon khi đi chợ, shopping, bạn có thể mang theo một chiếc túi được làm từ các vật liệu có khả năng tái chế và thân thiện với môi trường hơn như túi giấy, túi vải…
  • Thay thế ống hút nhựa bằng ống hút tre.
  • Chủ động mang theo hộp đựng thức ăn, hoặc ăn tại quán nếu có thời gian. Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bạn mà còn giảm thiểu việc sử dụng những vật dụng gây hại đến môi trường.
GIẤY
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_4.png

Giấy được làm từ gỗ cây, lãng phí giấy đồng nghĩa với việc gián tiếp phá hoại rừng và môi trường sống của con người. Hãy để ý hơn trong việc sử dụng giấy.
BĂNG NHẠC
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_7.png

Ngày nay khi mạng Internet trở nên phổ biến, việc nghe nhạc hay xem phim bằng những chiếc đĩa CD đã trở nên lỗi thời. Nhưng hãy khoan bỏ chúng đi, có rất nhiều cách để tái sử dụng đấy. Bạn có thể sáng tạo hàng nghìn cách khác nhau tùy theo ý thích của mình!
NÚT BẦN
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_5.png

Nút bần được làm từ cây gỗ sồi, là vật liệu bền vững và có thể tái tạo 100% khi được xử lý đúng cách. Đừng ngạc nhiên nếu phát hiện thấy nhiều món đồ trang trí cực kỳ đáng yêu được tái chế từ nút bần nhé!
THỨC ĂN THỪA
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_6.png

Bạn có biết: Lãng phí thực phẩm chính là một trong những nguyên nhân to lớn dẫn đến ô nhiễm môi trường? Sử dụng hợp lý, tiết kiệm thực phẩm chính là mang lại cả 2 lợi ích lớn về kinh tế và môi trường.
Một trong những cách xử lý nguồn thức ăn thừa mà các bạn có thể dễ dàng học hỏi, đó là phân phát chúng cho những ai đang cần hoặc ủ làm phân hữu cơ.
NHÔM
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_7.png

Người Mỹ đã vứt bỏ gần 1 tỷ đô la vào thùng rác – tổng giá trị của những lon nhôm mỗi năm. Thay vào đó, bạn có thể bán chúng lại cho những người thu mua phế liệu và sử dụng số tiền đó làm được thêm nhiều điều ý nghĩa hơn, đúng không nào?
CHẤT THẢI HOÁ HỌC
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_9.png

Ngưng ngay việc vứt Hóa chất từ chất tẩy rửa gia dụng, chất chống đông, dầu ô tô, chất lỏng truyền đỏng, chất lỏng động cơ và thuốc trừ sâu vào sọt rác nếu không muốn môi trường ngày càng tệ hơn!
Nếu không thể sử dụng hết, bạn có thể quyên góp cho ai đó, gửi đến các tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương hoặc các nhà sản xuất để được đề xuất về những việc cần làm.
PIN CŨ
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_12.png

Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí nặng nề. Bạn có thể gửi pin, hay những đồ điện tử đã qua sử dụng đến cho Việt Nam Tái Chế nhé, các bạn này sẽ đến thu gom tận nơi. Cây thành thị hy vọng sau khi biết thông tin này, các bạn sẽ tìm thấy cho mình những phương án khác hợp lý hơn để tái chế chúng, chẳng hạn như gửi tặng chúng.
QUẦN ÁO CŨ
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_10.png

Xu hướng thời trang nhanh mang đến lượng lớn quần áo mới với tốc độ vô cùng nhanh đi kèm chi phí thấp, tập trung vào những xu hướng mới nhất hoặc phong cách của những người nổi tiếng. Chúng tác động tiêu cực đến môi trường sống vì gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng hóa chất độc hại và làm tăng lượng chất thải quần áo. Bạn có thể góp phần chung tay bảo vệ môi trường bằng một hành động nhỏ của mình, chẳng hạn như là đem quyên góp quần áo cũ chẳng hạn.
ĐỒ ĐIỆN TỬ
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_11.png

Các thiết bị điện tử thường có các hóa chất khắc nghiệt gây hại cho môi trường, đó là lý do tại sao một số bang đã thực hiện chiến dịch kêu gọi cộng đồng không nên vứt chúng vào sọt rác.
ĐỒ THUỶ TINH
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_13.png

Thủy tinh là vật liệu có khả năng tái chế tuyệt vời – không mất độ tinh khiết hoặc giảm chất lượng sau nhiều lần sử dụng. Chúng ta có thể sáng tạo vô tận từ những chiếc thủy tinh này, vì vậy đừng bao giờ vứt bỏ nó đi!
CHÌA KHOÁ
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_14.png

Những chiếc chìa khó hỏng sẽ trở nên hữu ích hơn tại công ty Keys for Hope. Sau khi làm tan chảy chúng dưới nhiệt độ cao phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau, họ bán lại cho các trung tâm tái chế và toàn bộ số tiền thu về được sử dụng để giúp đỡ những vô gia cư.
MẮT KÍNH
idesign_15-vat-dung-ban-khong-nen-vut-vao-sot-rac_15.png

Với những chiếc mắt kính thừa mà bạn không có nhu cầu sử dụng nữa, hãy gửi nó đến tổ chức Lions Club International hoặc New Eyes nhé. Tại đây, họ lại tiếp tục phân phát những chiếc kính ấy đến những người có nhu cầu sử dụng.
Nguồn: msn
Ảnh bìa: Photo by Jilbert Ebrahimi on Unsplash
Người dịch: Cải
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Rừng cây thành thị ở Anh có thể hấp thu lượng khí thải tương đương với rừng nhiệt đới
Trồng và bảo vệ cây xanh trong các khu vực thành thị chính là yếu tố then chốt trong việc xây dựng những thành phố đáng sống và bền vững trong tương lai khi mà dân số thành thị tăng lên và nhiều khu vực bị đô thị hóa.
Một nghiên cứu của trường Đại học London (UCL) vừa công bố kết luận rằng những khu vực trồng cây trong các đô thị ở Anh có thể hấp thụ lượng khí thải cacbon tương đương rừng nhiệt đới.
Nghiên cứu này đã mở ra một cách nhìn mới về giá trị hấp thu khí thải cacbon và giảm thiểu biến đổi khí hậu của cây xanh trong thành phố. Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu của Cơ quan Môi trường Anh thu thập bằng hình thức quét laser LiDAR trên không và trên mặt đất để lập ra một bản đồ lượng khí cacbon mà khoảng 85.000 cây xanh ở khu Camden (London) hấp thụ được.
idesign cay trong thanh pho hap thu khi cacbon 01

Cây xanh đô thị có thể sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí thải cacbon | Nguồn: stocksnap
Nhóm nghiên cứu từ ULC nhận thấy những khu vực như Hampstead Heath có thể hấp thụ tới 178 tấn cacbon trên một hecta, gần bằng mức 190 tấn/hecta của các khu rừng mưa nhiệt đới. Tiến sĩ Phil Wilkes, tác giả chính của nghiên cứu cho biết:
“Những cây xanh thành thị mà chúng ta vẫn đi qua mỗi ngày là nguồn tài nguyên quan trọng. Chúng tôi đã lập ra một bản đồ kích thước và hình dáng của từng cái cây ở khu Camden, từ những khu rừng nội đô tại các công viên lớn tới những cây riêng lẻ trong những khu vườn sau nhà.
Điều này cho phép chúng ta đo lường được lượng cacbon mà số cây xanh này đang hấp thụ cũng như đánh giá được tầm quan trọng của chúng trong việc xây dụng môi trường sống cho chim chóc và côn trùng.”

idesign cay trong thanh pho hap thu khi cacbon 03

Những công viên thành phố hay chỉ một cây xanh trong sân nhà cũng đều có giá trị | Nguồn: 12019
Kĩ thuật LiDAR mặt đất là kĩ thuật mới được nhóm nghiên cứu của UCL sử dụng để đo lường lượng khí cacbon trong rừng mưa nhiệt đới trước đây. Giờ đây họ đã áp dụng công nghệ này ở ngay khu Camden của London. Những đánh giá lượng khí thải cacbon cây xanh trong thành thị hấp thụ trước đây dựa trên những đánh giá từ cây cối ở ngoài thành phố. Trên thực tế chỉ số ở hai khu vực này có thể rất khác nhau.
LiDAR sử dụng hàng triệu xung điện laser để tạo nên một bức tranh 3D vô cùng chi tiết về kết cấu của cây cối. Nhờ đó nhóm nghiên cứu có thể tính toán chính xác nhất lượng khí cacbon mà những cái cây đã hấp thụ trong quá trình quang hợp. Họ cũng dự tính được lượng khí cacbon sinh ra từ việc tiêu thụ nguyên liệu hóa thạch mà cây xanh thành phố đã giúp giảm thiểu.
idesign cay trong thanh pho hap thu khi cacbon 02

Nguồn: neshome
Cây xanh đóng góp rất lớn trong việc tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ sự sống trong các thành phố. Chúng cung cấp bóng râm, giảm ngập lụt, lọc không khí, là chỗ ở cho chim chóc, động vật và các loài thực vật khác cũng như mang lại giá trị giải trí và thẩm mĩ cho con người.
Theo Treeconomics thì những giá trị cây xanh mang lại cho vùng Thượng London có giá trị ước tính lên đến 133 triệu bảng Anh mỗi năm. Trong đó, chỉ riêng khả năng hấp thụ khí cacbon của cây thành thị ở đây đã đáng giá tới 4,8 triệu bảng Anh mỗi năm, tương đương 17,8 bảng Anh mỗi cây.
Các nhà khoa học hi vọng nghiên cứu của họ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của cây xanh trong thành phố và có tác động tích cực lên vấn đề quy hoạch thành phố trong tương lai. Họ mong rằng nghiên cứu này sẽ góp phần minh họa cho sự khác biệt giữa cây xanh trong thành phố và các đồng loại trong hoang dã hay giữa cây xanh ở các môi trường thành thị khác nhau.
“Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là làm nổi bật lên giá trị của cây xanh trong thành phố trong những mô hình quy hoạch và điều kiện sống đa dạng. Cho tới nay hướng tiếp cận của nghiên cứu vẫn đang khá hiệu quả nên chúng tôi sẽ mở rộng ra khắp London, sau đó là các thành phố khác ở Anh và trên khắp thế giới.”
Tiến sĩ Mat Disney, đồng tác giả của nghiên cứu
idesign cay trong thanh pho hap thu khi cacbon 004
Cây trong thành phố có thể sẽ là lời giải cho vấn đề ô nhiễm khí thải cacbon | Nguồn: 12019
“Cây thành thị rất quan trọng bởi chúng gần gũi với con người nhất và là một bộ phận quan trọng của mỗi thành phố. Chúng mang tới vẻ đẹp, bóng râm cho các đô thị, là nhà cho hàng vạn sinh vật, hấp thụ khí cacbon và nhiều yếu tố gây ô nhiễm khác. Nghiên cứu của UCL sẽ đóng góp thêm dữ liệu và chi tiết về vai trò của cây xanh trong thành phố.”
Harry Studholme, Chủ tịch Ủy ban Lâm nghiệp Anh
Nguồn: UCL
Biên dịch: Xanh Va
Ảnh bài: cocoparisienne
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Ôtô điện ngày càng hoàn thiện sẽ thay thế dần xe động cơ đốt trong
View attachment Ôtô điện ngày càng hoàn thiện sẽ thay thế dần xe động cơ đốt trong - Ôtô - ZINGNEWS.VN (1).mp4
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Thế giới có nhiều cầu vượt dành riêng cho động vật
Động vật hoang dã không chỉ đi qua những con đường bộ đơn giản, mà còn ngang qua cả cao tốc, khiến cho bạn phải cẩn thận về tốc độ lái xe của mình. Các nhà bảo tồn sử dụng tất cả các phương pháp để giữ cho những người bạn lông lá của chúng ta an toàn khỏi việc trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông hoặc môi trường sống bị phân chia. Hiện ngày càng có nhiều những cây cầu dành riêng cho động vật trên toàn cầu.
Tại Mỹ, ước tính cho thấy rằng chỉ riêng hệ thống đường bộ đã gây ảnh hưởng đến một phần năm diện tích của đất nước này và các vụ va chạm giữa xe và động vật có mức tiền phạt lên đến 8 tỷ đô la một năm. Cầu vượt hoang dã giúp hỗ trợ động vật đi qua trên (hoặc dưới) một cách an toàn và cho phép chúng tiếp tục con đường sống của chúng, nếu không bị can thiệp bởi những tai nạn trên đường nhựa.
Những cây cầu đầu tiên dành cho động vật mọc lên ở Pháp vào những năm 1950. Trên thực tế, Châu Âu là khu vực đầu tiên đưa ra ý tưởng này. Riêng tại Hà Lan đã có 66 cây cầu vượt và các khu đô thị để bảo vệ quần thể lửng, lợn đực, và hươu. Họ cũng tự hào vì có cây cầu vượt động vật hoang dã dài nhất thế giới. Cây cầu Natuurbrug Zanderij Crailoo dài nửa dặm, băng qua một đường sắt, sông, khu công nghiệp và khu phức hợp thể thao.
Trong 30 năm qua, Canada và Mỹ có xu hướng gia tăng việc sử dụng những cây cầu động vật. Ví dụ, Công viên quốc gia Banff tại Alberta, Canada có một mạng lưới cầu vượt và cầu dành cho động vật đi qua đi lại thường xuyên được tăng lên kể từ khi nó được xây dựng cách đây 25 năm.
Nhưng vì sợ bạn nghĩ rằng giao thông động vật hoang dã chỉ được thiết kế dành riêng cho động vật có vú kích thước lớn, thì hai dự án thông minh về cầu động vật đã cho thấy một tình huống khác. Ví dụ như là cây cầu ở Đảo Christmas tại Úc đã giúp cho 50 triệu con cua đỏ đi qua một con đường đông đúc để tiếp tục lộ trình di trú của nó. Hay tại Washington, một cây cầu dây đặc biệt được đặt tên là “Cầu Nutty Narrows” giúp những con sóc có thể đi qua đường trên con phố đông đúc.
Sau đây là hình ảnh của những cây cầu mà các nhà bảo tồn sinh học sử dụng để giúp những sinh vật hoang dã có thể đi qua, nhằm giảm những tai nạn giao thông cho chúng cũng như ngăn chặn lối sống phân mảnh của các loài động vật này.
wildlife crossing belgium

Nước Bỉ – Reddit
1
Nước Áo – Doug Kerr
2
Nước Hà Lan – Reddit
3
Nước Đức – Reddit
4
Công viên quốc gia Banff tại Alberta, Canada – Reddit
5
Montana – The Pedigree Artist
6
Hà Lan – Ảnh Izismile
7
Hà Lan – ảnh Izismile
8
Đảo Christmas – Hình ảnh từ Công viên quốc gia Đảo Christmas
9
Washington – Ảnh từ Bruce Fingerhood Video từ Công viên Quốc gia Banff tại Canada nhằm giải thích lợi ích của những cây cầu vượt dành riêng cho động vật hoang dã.
Nguồn: My Modern Met
Người dịch: Ngọc Quỳnh
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Phát minh mới: Chai nước tan trong biển sau 3 tuần
Nhà phát minh người Scotland, James Longcroft, đã sáng chế ra chai nước dùng một lần, có khả năng phân huỷ hoàn toàn trong nước muối chỉ sau ba tuần. Về cơ bản, đó là một chai giấy làm từ giấy tái chế do các doanh nghiệp tặng với một lớp lót chống thấm làm từ các loại thực vật.
Sau khi rơi xuống biển, chai nước bắt đầu phân huỷ và biến mất hoàn toàn sau vài tuần. Phần nắp chai sẽ bị gỉ và phân hủy hoàn toàn trong khoảng 1 năm. Trong khi một chai nhựa thông thường mất tận 450 năm để biến mất. Thật điên rồ khi chúng ta cứ sử dụng những chai nhựa một lần và cầm chúng thậm chí không quá hai phút. Đây được xem là một bước đột phá to lớn trong việc phòng chống các vấn đề gây hại đến đại dương của nhân loại. Dự án mang tên Choose Water.
photo-1-1525244737907437120357.jpg

Phát minh không dùng nhiên liệu hóa thạch giống như chai nhựa. Động vật biển khi ăn phải cũng không sao, và hoàn toàn phân hủy được trên môi trường đất liền. Đối với những hòn đảo chứa đầy rác thải với kích thước tương đương Texas ở Thái Bình Dương, thì phát minh của James Longcroft là một giải pháp không thể nào tuyệt vời hơn.
photo-1-15252447393171280744071.gif

Được biết, Longcroft khởi động dự án phi lợi nhuận mang tên Choose Water từ năm 2016, với mục đích ban đầu là sản xuất chai nhựa thực sự. Anh muốn dùng toàn bộ số tiền thu được cho các tổ chức xã hội, nhằm mục đích cung cấp nước sạch cho những quốc gia nghèo của châu Phi. Tuy nhiên sau đó, Longcroft quyết định chuyển hướng. Với vài tháng thử nghiệm trong căn bếp gia đình tại Edinburgh, Scotland, anh đã tạo ra chai nước “kì diệu” này.
choose_water_bottle_image.jpg

Một mẫu thiết kế của chai nước Choose.
Chi phí trung bình để sản xuất chai nước Choose là 1600VND so với chai nhựa thông thường, và còn có thể giảm hơn nữa nếu sản xuất đại trà. Longcroft hy vọng Choose sẽ xuất hiện trong các cửa hàng trên thị trường vào cuối năm 2018 với giá khoảng 27.000VND/chai (1.2USD).
Longcroft đang tìm kiếm các nhà tài trợ cho phát minh của mình, khiến chúng được sử dụng rộng rãi. Anh chỉ cần $34000 – thấp hơn giá tiền cho một chiếc xe mới cho dự án này. Nếu bạn không phải là người chỉ quan tâm đến lợi nhuận thay vì môi trường của Trái Đất thì đây sẽ là tin tốt dành cho tất cả mọi người.
Nguồn: Big Think
Người dịch: Ngọc Quỳnh
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Thái Lan - quốc gia Châu Á đầu tiên cam kết dọn sạch biển
Môi trường là tài nguyên thiên nhiên quý giá, nhưng chúng lại không được đối đãi tốt một chút nào cả. Trên toàn thế giới, không khí và biển thì bị ô nhiễm, khoáng sản thì trở nên cạn kiện và cảnh quan thiên nhiên lại bị phá hoại, tất cả bởi vì mục đích là phát sinh lợi nhuận. Trong khi một số quốc gia đang tìm cách khai thác thêm những nguồn lợi từ môi trường, thì một số quốc gia lại chuyển mình sang hướng cải thiện nó, ví dụ điển hình đó là Thái Lan. Vùng đất của những nụ cười trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên cam kết sẽ làm sạch biển của họ. Đó chính xác là những điều họ đã nói, và bạn có thể trợ giúp được cho họ.
NÂNG CẤP VIỆC LÀM MỚI BIỂN
Thái Lan nỗ lực làm sạch biển của họ thông qua một sáng kiến mà quốc gia này đang tham gia, đó là Upcycling the Ocean. Thông qua việc này, những ngư dân địa phương sẽ cùng làm việc với nhau để thu dọn rác thải nhựa từ những vùng biển mà họ đánh bắt cá. Vấn đề này đặc biệt lớn tại khu vực Châu Á, khi mà 60% lượng rác thải lại xuất hiện ở đại dương. Thái Lan có một số biển đẹp nhất thế giới, nhưng những chai nhựa rỗng hay những bao ni lông xuất hiện trên bãi biển đã phá hỏng những cảnh quan tuyệt đẹp này. Bằng việc dọn rác nhựa ra khỏi các bãi biển, ngư dân không những giúp giữ hình ảnh đẹp ban đầu của bãi biển trên truyền thông chúng ta vẫn thường hay nói đến, mà việc dọn rác đó cũng chứng minh sự tự hào về đất nước họ và mong muốn giúp đỡ môi trường. Đó là những việc cấp bách, càng thực hiện sớm càng tốt. Chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ tại đảo Ko Samet, 700 kí rác thải đã được những ngư dân thu gọn, với nhiều dự kiến rằng số kí rác thải tương tự sẽ được tìm thấy ở những điểm du lịch nổi trội khác.
3180655366 183b5797be b

Các ngư dân người Thái trong công việc dọn rác thải ở biển – Ảnh của SeaDave/Flickr TĂNG TÍNH BỀN VỮNG
Cam kết của Thái Lan với Upcycling the Ocean. được mở rộng, chứ không chỉ đơn thuần là loại bỏ rác thải ra khỏi biển. Trong năm thứ hai của dự án này, số lượng rác thải được thu gom sẽ đem đi tái chế thành những vật liệu có thể tái sử dụng được, trước đó thì một chiến dịch quảng bá rộng rãi về khu du lịch bền vững cũng đã được tiến hành. Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào ngành du lịch, vì vậy việc thúc đẩy tính bền vững không chỉ giúp thay đổi thái độ của khu vực địa phương trước trách nhiệm bảo vệ môi trường, mà đồng thời còn giúp đất nước này tiếp cận với toàn thế giới. Đó là một động thái được Cơ quan Du lịch Thái Lan hết sức tán thành với vòng tay rộng mở. Vì vậy, có một tia hy vọng rằng những vị khách du lịch tương lai khi ghé thăm nơi đây sẽ thấy một đất nước với tình trạng khá hơn nhiều khi mà họ lần đầu đến.
2258675972 8cb7e54103 b

Những công viên quốc gia như quần đảo Similan đóng cửa trong suốt mùa mưa – Ảnh của Alexia Fazion/Flickr
Thái Lan đã có một số biện pháp đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái tại nhiều địa điểm. Các công viên quốc gia như quần đảo Similan bị đóng cửa trong suốt những ngày mưa để đảm bảo rằng chúng không bị phá huỷ hay có bất cứ tổn thất nào được gây ra từ những vị khách du lịch đến thăm, cũng như đảm bảo những rặng san hô và sinh vật biển có cơ hội để phục hồi.
CÙNG GÓP MỘT PHẦN
Chăm sóc Thái Lan không chỉ là đơn thuần là công việc riêng của người dân đất nước này, nó còn là công việc của tất cả mọi người. Bất cứ ai đã đến 7-eleven chắc chắn sốc bởi số lượng ống hút nhựa và bao ni lông được cung cấp cho nhu cầu ở nơi đây; bằng cách nói không với ống hút bạn sẽ không còn sử dụng và mua nó nữa, đồng thời cũng giúp ngăn chặn sự vứt chúng tại bãi biển sau khi bạn đã sử dụng xong. Thay vì thuê một chiếc xe máy thì hãy chọn một chiếc xe đạp để dùng làm phương tiện đi lại. Không những giảm lượng khí carbon thải ra, bạn còn có thể đốt cháy lượng calories từ món pad Thái nữa. Cuối cùng, nếu bạn có dự định đến các bãi biển để tận hưởng, thì hãy hỏi thêm về những sự kiện dọn dẹp của bãi biển đó. Có thể bạn sẽ không dễ tìm thấy một sự kiện dọn dẹp ở gần bạn đâu, và bạn sẽ phải thưởng cho bản thân một cốc bia sau nỗ lực dọn dẹp đó đấy!
Nguồn: The Culture Trip
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
7 ngày để chuyển sang một lối sống không rác thải (Zero Waste)
Bài viết và hình ảnh: Diên Đinh
Mình mất chừng 9 tháng để tìm hiểu và thay đổi thói quen sống. Nhìn lại thì có thể làm ngần ấy việc trong một tuần chăng?
NGÀY 1: NHỮNG SẢN PHẨM DÙNG MỘT LẦN

idesign 7 ngay de chuyen sang mot loi song khong rac thai 01

Lọ thuỷ tinh mình hay dùng.
Nhà mình có quá nhiều túi bóng mỗi lần đi chợ về. Đi ra hàng uống nước thì họ đưa cho cốc nhựa, cốc giấy với ống hút. Ăn ngoài họ đưa không hộp xốp thì thìa nhựa, đũa tre. Tất cả đều là những thứ dùng một lần rồi vứt. Vậy nên mình cố gắng tuyệt đối không dùng đồ dùng một lần. Trừ khi nó được làm từ chất liệu sinh học có thể phân hủy an toàn. Giải pháp là mình mang túi vải và âu cơm (hoặc hộp nhựa) đi chợ. Túi vải để đựng rau củ, âu cơm đựng những đồ nước. Đi uống cafe cũng mang theo lọ thủy tinh để mua. Tìm mua cái ống hút tre nếu mà bạn thích dùng ống hút quá. Đối với các quán cafe thì có 2 sự lựa chọn nữa là ống hút inox hoặc ống hút cỏ bàng. Thế là mình không còn cần đến túi bóng nữa nhé.
NGÀY 2: Ủ PHÂN
idesign 7 ngay de chuyen sang mot loi song khong rac thai 02

Cà chua mọc ra từ thùng ủ phân.
À nhưng mà, bây giờ không có túi bóng thì làm gì có cái gì đựng những rác trong quá trình làm bữa? Như là vỏ rau củ quả ấy. Phải học ủ phân thôi. Dễ lắm. Rác lúc làm bữa bỏ vào bát. Nhà có vườn thì tốt quá: đào cái hố, cứ thế đổ những rác hữu cơ vào xong lấp đi là sau nó thành phân, không thì chất đống lên lâu ngày nó cũng thành phân. Còn không có vườn thì kiếm cái thùng, đục lỗ, cứ một lớp rác hữu cơ thì một lớp đất mỏng, thỉnh thoảng đảo lên, giữ ẩm, sau một tháng thì cũng có phân để trồng cây. Nhớ nhé, phân cần có: các chất hữu cơ, độ ẩm, oxi, vi sinh vật. Có video hướng dẫn cách ủ phân kìa. Không tự ủ phân được thì làm cái túi bằng giấy hoặc xô, gom lại rồi đem người ta ủ giúp. Thật tốt nếu mỗi khu dân cư đều có một nơi ủ phân dành cho những gia đình không có vườn.
NGÀY 3: THAY THẾ CHẤT HÓA HỌC
idesign 7 ngay de chuyen sang mot loi song khong rac thai 03

Chanh, bồ hòn và bồ kết.
Thực ra, cái đầu tiên cần thay đổi phải là dừng việc dùng những chất hóa học lại. Biết là những hạt vi nhựa trong nhiều loại kem đánh răng hay sữa rửa mặt đều rất độc hại. Và hơn nữa, hàng tháng lại có thêm bao nhiêu chai lọ vứt ra môi trường. Nên là cần thay thế các loại chất tẩy rửa. Đánh răng bằng dầu dừa, gội đầu bằng bồ kết, giặt quần áo bằng bồ hòn hoặc muối hạt, tẩy rửa bằng muối với chanh, rửa mặt bằng nước từ lá trà xanh. Tóm lại là với bằng ấy thứ thì có thể thay thế được hết những loại chất tẩy rửa hiện có trong nhà. Nhưng mà cũng không có nhiều thời gian, nên là tìm những nơi họ làm những chất tẩy rửa tự nhiên để trong lọ thủy tinh với gốm ấy (nhưng cần khuyến khích họ tái sử dụng những lọ này khi mình mua lần sau), không thì thương lượng với họ, bảo là cho em mua bằng lọ được không ạ. Cái này là lâu nhất này. Vì nếu họ không có bán thì mình phải tự làm, với tùy điều kiện nơi mình ở có loại nào thì mình dùng loại đó. Xem ông bà mình ngày xưa sống như nào rồi xem cách nào thì hợp với mình.
NGÀY 4: ĐỒ NHỰA VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI
idesign 7 ngay de chuyen sang mot loi song khong rac thai 04

Món cơm bí ngô.
Thay thế những vật dụng có thể. Chuyển qua dùng bàn chải tre, bông tăm thân giấy hoặc gỗ, là con gái thì thôi không dùng băng vệ sinh bình thường nữa, mà tập quen với dùng băng vệ sinh vải hoặc mooncup, cũng đừng dùng cái nịt đen nhỏ nhỏ nữa. Hay làm handmade như mình thì tự dưng phải không dùng băng keo, keo 502, hay là bìa mô hình nữa, tự nấu keo mà làm, rồi làm bằng những vật liệu tự nhiên. Người thích vẽ thì tự dưng phải chuyển qua dùng những loại màu tự nhiên. Thấy cái gì trong nhà rác thì đổi dần dần. Mà nhất là đồ ăn có đóng bao bì, nhiều rác nhất luôn. Nên thành ra, tự dưng mình phải học nấu ăn. Kẻo bạn bè đến nhà lại không có đồ ngồi ăn vui. Học làm các thứ từ những nguyên liệu gần nhà. Dần dần rồi tự dưng mình quen, với tay nghề cũng giỏi hơn nhiều. Còn không thì mình lại tìm những nơi họ làm đồ ăn homemade, bảo họ là cho em mang hộp đến mua nha, rồi họ quen, mình tới cái là họ bảo đâu, đưa hộp đây. Cái này là tùy nhu cầu mỗi người nhưng nếu buộc phải mua gì thì mình thường ưu tiên mua những thứ đựng trong hộp kim loại – có thể dễ dàng tái chế. Tuy nhiên, tiêu dùng những nông sản được trồng thuận tự nhiên từ những nông trang gần nơi mình ở là tốt nhất.
NGÀY 5: PHÂN LOẠI RÁC
idesign 7 ngay de chuyen sang mot loi song khong rac thai 05

Những lọ thuỷ tinh cũ và mới.
Qua mấy ngày mình dọn nhà các thứ thì bây giờ mình soạn đồ đạc trong nhà xem, có những gì đem cho được, những gì cần vứt đi. Thành ra mình phải học cách phân loại rác. Có vài loại rác thôi, rác hữu cơ thì mình ủ thành phân rồi, rác vô cơ thì phải chia ra. Loại tái chế được, tức là những thứ mà những cô đồng nát sẽ mua (giấy, kim loại, xốp hạt to, chai lọ nhựa nhớ rửa sạch trước); loại rác thải độc hại (thủy ngân, bóng huỳnh quang) và những loại hỗn tạp cần tiêu hủy hoặc chôn; loại rác thải điện tử (pin, điện thoại,…) thu gom ở những nơi chuyên xử lý. Nhân tiện dọn nhà thì mình chuyển qua sống tối giản luôn. Phân loại rác tại nguồn là thực sự cần thiết, dù mình thải ra ít rác hay nhiều rác! Mẹo nhỏ khi nhà đôi khi vẫn có rác nho nhỏ. Rửa sạch, để khô, nhét chúng vào một cái chai nhựa. Sau này có thể mình gom lại cùng nhau xây nhà.
NGÀY 6: TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG
idesign 7 ngay de chuyen sang mot loi song khong rac thai 06

Túi làm từ áo cũ và vải dư.
Cái này là mình phải tự làm nè. Nếu mà có đủ quần áo rồi thì đừng mua thêm nữa (như mình thì là không may thêm nữa) xem có tự sửa hoặc làm nó thành cái gì khác được không, như là túi vải nè, tạp dề, thảm,… Quần áo hiện đại đa phần làm từ những cây trồng dùng nhiều chất hóa học, in màu hóa học, lúc phân hủy ra vẫn độc, thành ra mình dành tiền mua đồ của những người trồng hữu cơ, nhuộm vải bằng nguyên liệu tự nhiên. Hoặc mình cũng tự nhuộm đồ cũ của mình luôn. Cũng có thể mua hoặc trao đổi những đồ cũ phù hợp với mình, vì thực sự lĩnh vực thời trang bây giờ đang tạo ra rất nhiều rác khó tái chế. Với những thứ khác cũng vậy, ưu tiên dùng đồ có thể tái sử dụng hoặc tái chế dễ dàng, hoặc là dùng hẳn những đồ thuần tự nhiên, bền vững.
NGÀY 7: NGHĨ VÀ LÀM
idesign 7 ngay de chuyen sang mot loi song khong rac thai 07

Cây bạc hà mình trồng thử trong túi vải nay đã chết.
Hết rồi, ngày thứ 7 này là mình tự dành thời giờ để mình nghĩ xem còn gì mình làm được không. Mua cái gì thì cũng phải nghĩ xem nó đến từ đâu, xong rồi nó đi về đâu. Thay đổi đến khi nó thành thói quen thì cũng lâu, thành ra lúc nào cũng phải để ý, có khi còn phải chăm chỉ tìm những thứ thay thế cho sở thích hiện tại của mình nữa. Nhưng chúng ta có lẽ chẳng tuyệt đối được, vì đôi khi có những cái không có vật liệu thay thế. Như mình vẫn chụp máy phim một tháng một cuộn. Mình cũng từng làm phim từ những vật liệu không thể phân hủy, mà hồi đó hay bây giờ thì mình vẫn không hối hận gì. Bây giờ thì mình chuyển qua dùng những nguyên liệu tự nhiên hoặc tái sử dụng, tận dụng những nguyên liệu còn dư. Để thấy sự thay đổi đang diễn ra như nào, thì mình kể bạn nghe, trong 9 tháng qua, mình đã nghe có hòn đảo nọ đưa ra luật cấm sử dụng túi nylon, hay quốc gia nọ vừa thông qua một điều luật rằng tất cả mọi loại cốc đĩa nhựa đều phải được làm bằng các chất liệu có nguồn gốc sinh học tới năm 2020, hay là đã có cả một ngôi làng không rác thải. Mình tin là trong tương lai công nghệ sẽ thay đổi đủ để chúng ra không còn tàn phá môi trường nữa. Còn bây giờ thì mình làm những điều trong khả năng của mình thôi. Ngày thứ 7 này thực ra rất dài, vì mình phải làm nó hàng ngày, có khi chỉ là nhớ bảo cô chủ quán là cháu không dùng ống hút mà thôi. Các bạn có thể xem rất chi tiết những lý do vì sao, và những giải pháp thay đổi qua album “100 điều nhỏ nhặt tớ làm cho trái đất trong 100 ngày” của chị Trang Nguyen.
NHỮNG NƠI ĐỂ TÌM MUA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Những nơi bạn có thể tìm mua những sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây là những nơi mình biết, hy vọng có thể bổ sung thêm.
Cửa hàng 3T (HCM – ống hút tre, ống hút cỏ bàng, chiếu cỏ bàng, túi cói,…)
Sạp hàng Chàng Sen (HN – bàn chải tre, ống hút inox, tre, cỏ)
VietHerb – Thuốc nam của người Việt (Gội đầu thảo dược, lọ rửa mặt đựng trong lọ gốm,…)
XanhShop.com (HCM – tất cả mọi loại đồ ăn không đóng bao bì, hoặc đựng trong lọ có thể đổi được)
Hoa Đất – Tiêu dùng an lành (HN- – đồ ăn lành mạnh, đựng trong lọ đổi được)
Nông trại hữu cơ Tuệ Viên (HN)
Bếp Mộc Lan (HN – bếp nấu ăn chay, đựng hộp từ bã mía hoặc lọ, dầu ăn đựng trong chai thủy tinh đổi được)
Papa’s Dreamer – Xà bông của Ba (HN – Xà bông hữu cơ)
Zó Project (HN – giấy dó)
Kilomet109 (Quần áo làm từ vải trồng hữu cơ và nhuộm tự nhiên)
Hemp – vải Lanh (Vải hữu cơ và nhuộm tự nhiên)
Nhặt lá, đá ống bơ (HN – Túi vải và đồ làm từ vải nhuộm tự nhiên)
Green Lady Vietnam (Băng vệ sinh vải hữu cơ)
Uni Organicbread (HN – bánh homemade không đóng gói)
LÀNH (HN – thực phẩm sạch và chương trình tái sử dụng lọ)
Bồ hòn – MADE BY HÁUQuả Bồ Hòn – Be BioQuả giặt Bồ Hòn – Xà phòng tự nhiên (HN – bán quả bồ hòn)
TRE SHOP (HN – các sản phẩm từ tre)
Vietnam Sustainable Space (Chương trình trao đổi đồ cũ)
Các địa điểm thu gom rác điện tử theo dõi tại: Việt Nam Tái Chế
Bài viết và hình ảnh: Diên Đinh
Xem bài viết gốc tại đây.
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Tự làm ống hút tự nhiên từ sả
Bài viết và hình ảnh: Ducan Kitchen
Câu chuyện về chiếc ống hút nhựa luôn làm mình suy nghĩ. Những chiếc ống hút nhựa dùng 1 lần đã len lỏi vào cuộc sống của chúng ta, chỉ vì 2 chữ “tiện lợi”. Rồi hình ảnh có chú rùa biển, mũi bị mắc kẹt với chiếc ống hút, mình nhìn mà xót. Hình ảnh ấy in sâu trong tâm trí, để mỗi lần ra quán gọi đồ, nhớ mà bảo người ta bỏ ống hút đi… Mình thấy vui vì bây giờ đã có nhiều giải pháp thay thế như ống hút làm từ inox, tre, cỏ bàng. Các cơ sở kinh doanh cũng bắt đầu tiếp nhận và thay đổi, dù còn chậm và ít. Nhưng mình nghĩ, sự thay đổi còn đến từ chính chúng ta, những người tiêu dùng.
Ở nhà, uống nước ép thì mình cứ thế mà uống cả cốc thôi, không cần ống hút gì cho cầu kì. Với đồ uống lạnh hay để chuẩn bị cho một bữa tiệc gia đình nho nhỏ, thì chiếc ống hút vẫn có thể trở nên hữu dụng. Vì vậy mình muốn chia sẻ với mọi người một mẹo vặt, tự làm ống hút tự nhiên từ sả. Một giải pháp với nguyên liệu rất đỗi quen thuộc, sẵn có và chi phí thì quá rẻ rồi. Cách làm rất đỗi đơn giản.
1. Chọn sả
Sả để làm ống hút tốt và đẹp thì bạn nên chọn cây dài và thân mập, chắc, tươi.
2. Làm ống hút
Bạn tách bớt lớp vỏ già phía bên ngoài, cắt bớt gốc sả để tiến hành tách vỏ. Để tách vỏ dễ thì bạn cắt hết phần gốc cứng đi nhé. Dùng dao nhỏ tách nhẹ nhàng lớp vỏ bên ngoài cùng bằng cách tẽ ra. Từ tốn và nhẹ nhàng một chút, là chiếc ống hút của ta sẽ đẹp không tì vết thôi. Tách xong thì bạn cẩn thận cuộn lại để ống hút thành hình, rửa qua nước sạch để loại bỏ lớp bột trắng rồi đem để ráo nước. Ta da, ta đã có ống hút rồi đó. Làm tương tự thì với một thân sả thôi, bạn có thể làm được kha khá ống hút nhé. Phần lõi nếu không làm được ống hút thì bạn tận dụng nấu nướng, không có gì bị bỏ phí ở đây cả
Ống hút tuy làm từ sả, nhưng không hề ảnh hưởng đến mùi vị của đồ uống nên bạn không phải lo đâu. Bạn bè khách khứa đến chơi nhà, đưa họ ống hút sả, vừa hiếu khách lại còn thân thiện với môi trường nữa chứ!
3. Bảo quản
Bạn cho ống hút vào hộp kín, để trong ngăn mát tủ lạnh. Mình nghĩ nếu sả tươi thì có thể bảo quản và dùng lại nhiều lần trong vòng ít nhất 1 tuần đó.
idesign tu lam ong hut tu nhien tu sa 02

gốc. SảSả đã lột vỏ bên ngoài và cắt bớt gốc.
idesign_tu-lam-ong-hut-tu-nhien-tu-sa_04.jpg

Tách lớp vỏ đầu tiên ra khỏi sả.
idesign_tu-lam-ong-hut-tu-nhien-tu-sa_05.jpg

Thành quả ống hút sả.
idesign_tu-lam-ong-hut-tu-nhien-tu-sa_06.jpg

Ống hút sả tuyệt vời là vậy, nhưng giải pháp tối ưu vẫn là không ống hút bạn nhé.
idesign tu lam ong hut tu nhien tu sa 07

Nếu bạn yêu thích các món ăn thuần thực vật thì Ducan Kitchen thực sự là một trang blog thú vị dành cho bạn đó.
Facebook | Website
Bài viết và hình ảnh được thực hiện bởi Đức, người có căn bếp nhỏ mang tên Ducan Kitchen. Đây là vài dòng mà Đức tự giới thiệu về mình: Mình tên Đức. Mọi người vẫn hay gọi mình là Ducan. Ducan Kitchen là sự kết hợp giữa ba niềm yêu thích của bản thân: nấu ăn, viết lách và nhiếp ảnh. Blog này là nơi mình kể chuyện bếp núc cũng như chia sẻ những công thức món ăn thuần thực vật, vừa dễ làm mà lại ngon.
Bài viết và hình ảnh: Ducan Kitchen
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Phòng tập Gym “xanh” hấp thụ năng lượng con người để phát sáng
Tại phòng tập Gym Terra Hale ở Fulham, London, toàn bộ thiết bị đều sử dụng nguồn năng lượng dồi dào do người tập vận động trên máy đạp xe có thiết kế đặc biệt thân thiện với môi trường. Năng lượng được sản xuất và dự trữ nhằm phục vụ cho phòng tập trong suốt giờ cao điểm.
Cứ 6 khách hàng và một huấn luyện viên tập luyện trên các máy đạp xe “xanh” trong 50 phút sẽ sản xuất từ 1500 – 3300 W. Trong khi đó ước tính một máy tính bàn tốn 400W trong một giờ hoạt động, một laptop tốn 200 W/h, một bóng đèn sợi đốt 60W/h, máy sấy tóc 1200W/h.
Nguồn điện xuất này không chỉ giúp các cơ sở vật chất tại phòng gym hoạt động, hơn thế nguồn điện dư có thể quay lại mạng lưới điện và truyền đến các cửa hàng địa phương.
Ngoài nguồn năng lượng “xanh” dồi dào, phòng tập còn được trang trí bằng nhiều vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường. Ghế tái chế đặt ở các góc phòng và sàn nhà được thiết kế từ cao su tái chế.
1.jpg

Máy đạp xe thể dục có thiết kế đặc biệt thân thiện với môi trường
Ảnh: Terra Hale
4.jpg
Terra Hale được một công đôi chuyện khi tái chế ghế cũ để trang trí, vừa tránh hoang phí tài nguyên.
Ảnh: Terra Hale
Những bức tường được bọc cây xanh đem đến bầu không khí trong lành trong phòng tập. Ngoài ra, một điểm cộng cho Terra Hale nữa về độ tận tình của nhân viên khi còn chu đáo chuẩn bị các sản phẩm dưỡng da chiết xuất từ tự nhiên trong phòng thay đồ.
2.jpg

Thảm “xanh” giúp làm mát không khí trong phòng tập tại Fulham, London
Ảnh: Terra Hale
Phòng tập Terra Hale không chỉ chú trọng các yếu tố thân thiện môi trường, mà còn mở nhiều lớp học phù hợp cho mọi khung giờ, sở thích của học viên như lớp học Spinning (đạp xe với nhạc), HIIT (High Intensive Interval Training) – Bài tập cường độ cao ngắt quãng. Cách tập HIIT là bắt cơ thể hoạt động hết công suất (90% – 100%) trong thời gian ngắn khoảng 30 giây cho mỗi bài), bài tập circuits kết hợp nhiều động tác, boxing, yoga, barre (bài tập tập trung vào sự săn chắc cho da để hình thành múi cơ) và nhảy.
5.jpg

Không thua kém các phòng tập Gym khác, phòng tập Terra Hale đáp ứng mọi nhu cầu thể thao của khách hàng
Ảnh: Terra Hale
Phòng gym không làm việc trên hợp đồng, mà tùy vào năng suất tập của khách hàng. Tập bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Nếu bạn muốn quay lại phòng tập khi kết thúc công việc, bạn có thể đặt lịch qua trang web của Terra Hale.
Terra Hale chính là phòng tập Gym độc nhất vô nhị tại London sử dụng 100% năng lượng con người để cấp điện và mô hình này ngày càng thu hút nhiều người tập yêu môi trường. Công ty đã xây dựng phòng gym “xanh” thứ hai tại Shepherd’s Bush vào ngày 12/4 và dự định sẽ tiến hành đặt công trình tương tự thứ ba tại Notting Hill trong năm nay.
Nguồn: Huffpost
Người dịch: Jane
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Người Việt chúng ta ăn mía bỏ bã, trong khi người Thái, người Philippines lấy bã mía tạo ra hàng tỷ kWh điện mỗi năm
20-08-2017 - 09:24 AM | Doanh nghiệp
Người Việt chúng ta ăn mía bỏ bã, trong khi người Thái, người Philippines lấy bã mía tạo ra hàng tỷ kWh điện mỗi năm

Bã mía có thể tạo ra điện năng, loại năng lượng tái tạo an toàn, thân thiện môi trường và góp phần tiết kiệm tài nguyên năng lượng hóa thạch.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới mạnh về mía đường như Brazil, Philippines, Thái Lan… đã sử dụng phụ phẩm từ mía: bã mía để tạo ra điện năng.

Ưu điểm của việc phát nhiệt điện từ bã mía là không gây hiệu ứng nhà kính do sử dụng lò hơi công nghệ hiện đại; không ảnh hưởng đến môi trường do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời không cạn kiệt như dầu mỏ hay nguy hiểm như điện hạt nhân. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất điện từ bã mía không quá phức tạp. Bã mía sau khi ép được đưa vào lò đốt sinh hơi, trải qua áp suất và nhiệt độ cao trước khi được sử dụng làm quay tuabin và máy phát sinh ra điện.
 Nguồn: Hiệp hội Mía đường Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội Mía đường Việt Nam
Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, cho biết tại Hội thảo Mía đường Quốc tế TTC ngày 18/8 rằng, mỗi tấn mía tạo ra 0,3 tấn bã mía. Từ 0,3 tấn bã này có thể sản xuất được 100 - 120 kWh điện. Theo ông Doanh, dự báo đến năm 2020, cả nước sẽ sản xuất ra khoảng 20 triệu tấn mía, tương đương 2.400 MW. Đến năm 2030, sẽ có khoảng 24 triệu tấn mía, tương đương 2.800 MW.
Như vậy, nếu tận dụng được nguồn nguyên liệu từ bã mía, ngành mía đường có thể đảm nhận khoảng 10% sản lượng điện quốc gia, giải quyết các vấn đề môi trường, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua bã mía của nông dân với giá tốt hơn.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, hiện Việt Nam có 41 nhà máy đường. Mỗi năm các nhà máy đường ép trên 15 triệu tấn mía, tương đương 4,5 triệu tấn bã mía. Nếu lượng bã này được sử dụng và khai thác hiệu quả để phát điện sẽ tạo ra lượng điện tương đương 1,2 – 1,4 tỷ kWh.
Có thể thấy điện sản xuất từ bã mía là nguồn năng lượng tái tạo nhiều tiềm năng. Sử dụng nguồn điện từ bã mía có thể giúp giảm áp lực cho các nhà máy thủy điện khi thiếu nước vào mùa khô, lại an toàn, tiết kiệm được nguồn năng lượng hóa thạch.
Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Ông Phạm Hồng Dương, Giám đốc nhà máy đường Bourbon, nay là Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Đường TTC Biên Hòa, từng chia sẻ sản xuất điện từ bã mía là công nghệ hiện đại và hiệu quả. Năng lượng điện phát ra từ nguồn nhiên liệu bã mía có ưu điểm là không gây hiệu ứng nhà kính do sử dụng lò hơi công nghệ hiện đại; không ảnh hưởng đến môi trường do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không phải ngăn dòng chảy sông ngòi gây mất cân bằng sinh thái; lại có thể sẽ không cạn kiệt như dầu mỏ hay nguy hiểm như điện hạt nhân.
Tại Hội nghị mía đường quốc tế TTC, ông Dương cũng đưa ra con số về mức chênh lệch lớn về giá điện từ bã mía giữa Việt Nam, Thái Lan, Philippines. Tại Việt Nam, giá điện từ bã mía là 1.220 đồng/kwh, còn ở Thái Lan và Philippines, các con số này lần lượt là 2.660 đồng/kwh và 2.996 đồng/kwh.

Như vậy, giá điện sinh khối từ bã mía tại nước ta còn rất thấp so với các quốc gia trong khu vực mạnh về mía đường và thấp hơn ngay với các giá điện từ các nhà máy chạy dầu. Do đó, theo nhiều chuyên gia, các nhà máy chưa bỏ muốn bỏ tiền ra đầu tư do giá bán ra thấp nên nhiều doanh nghiệp còn chần chừ.
Phụ phẩm từ cây mía này có thể đóng góp lớn vào nguồn điện năng thân thiện môi trường nhưng dường như vẫn còn bỏ ngỏ!
Theo Thế Trần
Trí Thức Trẻ
 
Sửa lần cuối:

Có thể bạn quan tâm

Top