HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA. CỨU LẤY CHÍNH TƯƠNG LAI CHÚNG TA

Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Băng tan với tốc độ khủng khiếp ở Bắc Cực
TTO - Hiện tượng Trái đất ấm dần lên khiến lượng băng khổng lồ ở Bắc Cực đang tan nhanh với tốc độ khủng khiếp.
eYBGSMJL.jpg
Băng trên biển tại Bắc Cực - Ảnh: AP
Theo thống kê của Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia Mỹ (NSIDC) tại Boulder, Colorado, tốc độ tan chảy băng ở Bắc Cực trong 1 ngày lên đến 119.140 km2 băng. Nếu cứ tan chảy khủng khiếp như thế này đến cuối tháng 7-2011 thì năm nay sẽ là năm băng tan nhiều nhất, kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 1979.
Trước đây tốc độ băng tan nhanh nhất là trong năm 2007.
Theo thống kê, cách đây một tuần lượng băng trên biển tại Bắc Cực là 7,56 triệu km2 nhưng tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 2,24 triệu km2, thấp hơn độ bao phủ trung bình trong khoảng thời gian 1979-2000.
Các nhà khoa học sau khi tiến hành khảo sát ở vùng biển Chukchi, gần Alaska, Barents, Kara và biển Laptev, gần Phần Lan và Nga, cho biết dấu hiệu bắt đầu tan chảy băng trong năm nay diễn ra sớm hơn bình thường 2 tuần đến 2 tháng. Đó chính là lời cảnh báo cho các nhà khoa học về tốc độ tan chảy băng khủng khiếp ở Bắc Cực năm nay.
Các nhà khoa học còn cho rằng khí hậu trong những ngày cuối tháng 7 này sẽ lạnh hơn, có thể sẽ làm giảm đi tốc độ tan chảy băng. Nhưng hiện nay còn quá sớm để kết luận điều đó.
TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Nóng lên toàn cầu và hệ lụy khủng khiếp mà con người phải đối mặt
Hành tinh của chúng ta đang ấm dần lên, từ Bắc Cực cho tới Nam Cực. Kể từ năm 1906, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 0,9 độ C, kể cả ở những vùng cực lạnh giá. Tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu giờ đã không còn là tương lai gần hay xa mà đang xuất hiện ở khắp mọi nơi vào thời điểm hiện tại.
Trái đất nóng lên làm tan chảy sông băng, băng biển, làm thay đổi mô hình mưa và khiến động vật phải di cư vì mất nơi cư ngụ.
 Dấu hiệu nóng lên toàn đang được quan sát thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: WWF)
© Được VTC cung cấp Dấu hiệu nóng lên toàn đang được quan sát thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: WWF)
Cụ thể, băng đang tan trên toàn thế giới, đặc biệt là các cực của Trái đất, bao gồm sông băng trên núi, các dải băng bao phủ Tây Nam Cực và Greenland và băng biển Bắc Cực. Trong Công viên Quốc gia Glacier của Montana, số lượng sông băng giảm xuống dưới 30 so với hơn 150 vào năm 1910.
Hiện tượng tan băng góp phần làm tăng mực nước biển. Mực nước biển toàn cầu tăng 3,2 mm mỗi năm. Tốc độ này đang được đẩy nhanh hơn trong những năm gần đây.
Nhiệt độ Trái đất tăng ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật. Băng tan đe dọa môi trương sống của chim cánh cụt, gấu Bắc cực, tuần lộc. Một số loài bướm, cáo phải di cư xa hơn về các vùng phía Bắc hoặc các khu vực có nhiệt độ cao hơn, mát mẻ hơn.
Một số vùng rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ cháy rừng, mất mùa và thiếu nước. Đơn cử ở Australia, báo cáo của Cơ quan Khí tượng nước này cho biết cho phần lớn các khu vực của Australia đều có lượng mưa thấp hơn trung bình và đây là mùa Xuân khô nhất trong lịch sử.
Nguồn nước ở một số nơi xuống mức cạn kiệt, buộc chính quyền địa phương phải đưa ra các quy định khắt khe về việc sử dụng nước. Tại Sydney, nguồn cung nước giảm dưới 50% vào đầu năm nay và đang trên đà xuống dưới 40% vào đầu năm 2020. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng khiến nhiều khu vực ở Australia phải trải qua nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng.
Nóng lên toàn cầu cũng làm một số loại côn trùng như muỗi, ve, sâu có hại cho cây trồng phát triển mạnh. Chẳng hạn, quần thể bọ cánh cứng đang gặm nhấm hàng triệu ha cây trồng ở Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo đây mới chỉ là các dấu hiệu ban ban đầu.
Và nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục và không có sự can thiệp, mực nước biển dự kiến sẽ tăng từ 26 đến 82 cm hoặc cao hơn vào cuối thế kỷ này. Các cơn bão trở nên mạnh hơn và thường xuyên ghé thăm hơn.
Lũ lụt và hạn hán cũng sẽ trở nên phổ biến hơn. Nước ngọt sẽ ít hơn vì các sông băng lưu trữ 3/4 lượng nước ngọt trên thế giới.
Một số bệnh tật cũng sẽ lây lan, như sốt rét. Hệ sinh thái sẽ tiếp tục thay đổi. Một số loài có thể di chuyển xa hơn về phía Bắc, một số loài khác như gấu Bắc Cực đừng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các đợt nóng kỷ lục cũng sẽ được ghi nhận nhiều hơn với nhiệt độ năm nay lại cao hơn nhiệt độ năm trước.
Băng tan trên đỉnh Everest làm lộ ra hàng trăm thi thể

© Được VTC cung cấp Băng tan trên đỉnh Everest làm lộ ra hàng trăm thi thể
Băng tan trên đỉnh Everest làm lộ ra hàng trăm thi thể của các nhà leo núi bỏ mạng trong quá trình chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới.
Khí hậu nóng lên 4 độ C mỗi năm có thể dẫn đến chiến tranh thế giới

© Được VTC cung cấp Khí hậu nóng lên 4 độ C mỗi năm có thể dẫn đến chiến tranh thế giới
Khí hậu nóng lên 4 độ C mỗi năm có thể dẫn đến chiến tranh thế giới
Giới khoa học cảnh báo việc trái đất nóng lên sẽ đẩy các quốc gia tham gia vào xung đột vũ trang giành nguồn tài nguyên còn lại.
 

Attachments

  • 1606443810888.webp
    1606443810888.webp
    72 bytes · Lượt xem: 2
  • 1606443839990.webp
    1606443839990.webp
    72 bytes · Lượt xem: 2
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Biến đổi khí hậu đã tác động khắp Việt Nam
Thời tiết diễn biến khôn lường, phức tạp, song nhiều người còn thờ ơ cho rằng tác động của biến đổi khí hậu còn lâu mới chạm đến chúng ta, giáo sư Đặng Hùng Võ cảnh báo.

Dưới đây là nội dung trao đổi giữa ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt vừa qua, và yêu cầu cần cảnh giác hơn với biến đổi khí hậu.

- Ông có cho rằng thủy điện là một nguyên nhân khiến lũ lớn vừa qua ở miền Trung?

- Có 2 yếu tố khiến tình trạng mưa lớn dồn dập, tạo bão thường xuyên trong thời gian vừa qua. Trong đó nguyên nhân chính là do BĐKH, còn tác động của con người chỉ là một yếu tố khiến lũ càng thêm mạnh. Ví dụ, nếu rừng không bị tàn phá, lượng nước về chậm hơn. Nhưng do tàn phá rừng, lượng nước đổ về nhanh và mạnh hơn. Hoặc nếu điều tiết xả lũ tốt sẽ hạn chế dòng chảy nước lũ.

Có tác động của hai yếu tố, thiên tai và nhân tai, sức phá hoại lũ lụt mạnh hơn.

- Cụ thể hơn, việc xả lũ từ các nhà máy thủy điện Sông Hinh, sông Ba Hạ gây tác động như thế nào?

Công tác quy hoạch nói chung, mà cụ thể là quy hoạch mạng lưới thủy điện hiện nay chưa tốt. Khi tiếp nhận và cho phép dự án đầu tư, chúng ta chưa nhìn thấy cái ngữ cảnh ở trạng thái cực đại. Đó là tác động của lũ từ tự nhiên và đợt xả lũ từ các nhà máy thủy điện để bảo vệ đập. Như thế, trong trạng thái lũ đã mạnh một sẽ tăng sức tàn phá lên gấp hai đến ba lần.

Việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ rất có ý nghĩa, tận dụng lượng nước ở các nơi giải quyết vấn đề năng lượng. Quan trọng nhất là tính toán sao cho không xảy ra cộng hưởng về nước xả lũ từ hồ thủy điện đồng thời với lũ tự nhiên. Bài toán cộng hưởng này phải nằm trong bài toán quy hoạch chung.

Mưa lớn, lũ lụt vừa rồi ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ mới đây đang là minh chứng rõ nhất. Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thủy điện xả lũ cùng một lúc với nước lũ tự nhiên về tạo thành cường độ lũ to hơn nhiều và người dân chịu đựng quá sức của mình.

1-1349237437.jpg

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ. Ảnh: H.T

- Nghĩa là Việt Nam chưa có quy hoạch hay nghiên cứu về tính cộng hưởng của lũ trong quá trình tính toán xây dựng các nhà máy thủy điện?


- Để lập quy hoạch mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ tại một khu vực, cần tiến hành thiết lập hệ thống thông tin địa lý chi tiết thông báo chính xác khu vực ấy, sau đó săp xếp các nhà máy thủy điện vào hệ thống thông tin địa lý. Đưa ra bài toán phân tích lũ giả định như: hồ này xả ra một lượng nước, hồ kia xả ra một lượng nước thì lũ cộng hưởng ra sao. Từ đây, mới biết sắp đặt nhà máy thủy điện, và khi nào có thể xả lũ.

Tại Việt Nam, tôi tin chắc 100% không làm điều này. Chúng ta xem xét nhiều mặt trong quy hoạch nhưng ở góc độ khác như tận dụng nước về mùa lũ thế nào, có tàn phá gì về môi trường hay không, liệu có gây tổn hại gì đến thiên nhiên, đa dạng sinh học…chứ không phải từ góc độ thảm họa về lũ có thể gây ra, hay vấn đề cộng hưởng nước lũ cũng chưa được xem xét tới.

- Như vậy, liệu có nên bỏ việc xây dựng các nhà máy thủy điện hiện nay không?

- Xung quanh vấn đề thủy điện các nhà khoa học thế giới đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng nó là năng lượng sạch, không phát thải. Cũng có người nói, những chất thải dưới lòng hồ thông qua phân hủy cây cối thực vật còn gây hại nhiều hơn nhiệt điện, gây hiệu ứng nhà kính lớn, nên đừng nói thủy điện là năng lượng sạch. Vì vậy, nhiều nước khuyến cao không nên làm thủy điện.

Ở Việt Nam, nên nhìn nhận thêm để có kế hoạch tổng thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét tác động xấu của thủy điện tới phát triển đất nước, vùng nào nên xây thủy điện, vùng nào không, phát triển thủy điện đi đôi với bền vững, hiệu quả thủy điện nên làm ở nơi nào, xem xét thủy điện đóng góp bao nhiêu phần trăm để giải quyết vấn đề năng lượng.

2-1349237437.jpg

Nhiều tuyến đường thành phố Quy Nhơn bị ngập. Ảnh: Minh Thảo

- Thời gian gần đây, Việt Nam đối diện với nhiều biến động dữ dội của thời tiết. Điều này có liên quan như thế nào đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu?


- Vấn đề BĐKH, Việt nam đã nghĩ tới nhưng chưa thật sâu sắc. Nhiều người nghĩ BĐKH chỉ là nước biển dâng. Thậm chí, còn tỏ ra chủ quan, thờ ơ là mỗi năm nước dâng lên 1cm thì còn lâu mới đến “nhà ta”; rồi những dự báo mãi đến 2050 mới tác động đến ĐBSCL. Đó đều là những luồng tư duy coi thường BĐKH.

Trên thực tế thì khác hẳn, BĐKH đã tác động khắp nơi ở nước ta. Đó là sự bất thường và cường độ ngày càng lớn về bão lũ, là thủy triều bị thay đổi chế độ làm cho TP.HCM ứ nước sông, gây ngập lụt. Bắc Trung Bộ vừa lụt, Nam Trung Bộ lại lụt. Nguy cơ dự báo Trung Trung Bộ cũng đang bị đe dọa bởi mưa lớn trong thời gian tới. Trong lịch sử từ trước tới nay, hiện tượng lũ lớn và liên tục ít xảy ra. Những năm trước, tại khu vực miền Trung, mỗi năm chỉ một đến hai tỉnh bị ngập nặng như Huế hay Đà Nẵng. Nhưng đến thời điểm hiện nay, bão hình thành nhiều, liên tục cùng sức tàn phá lớn hơn khắp miền Trung. Tình trạng hạn hán kéo ở dài chưa từng có ở miền Bắc vừa qua. Tất cả là hệ quả của BĐKH.

- Đang có nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi kịch bản BĐKH ở Việt Nam?

Đúng là vậy. Thời tiết đang diễn biến phức tạp, khôn lường, và nhanh hơn cái chúng ta dự kiến. Như đã nói ở trên, ai cũng nghĩ những điều dự đoán sẽ chưa đến, nhưng thực tế thì những dấu hiệu của BĐKH đã đến rất nhanh và mạnh. Tôi Theo thông tin từ Trung tâm KTTV, đợt lũ còn chưa chấm dứt hẳn trong năm nay mà còn tiếp tục nữa. Lúc này Việt Nam cần có hành động chung với thế giới, đưa ra những giải pháp để thích nghi giảm thiếu tác động BĐKH.

- Về lâu dài, theo ông, cần làm gì để giảm nhẹ thiên tai?

BĐKH xảy ra ngoài ý muốn chúng ta. Những bất thường về mưa, chế độ mưa, bão rất khó chống lại, mà chỉ có thể ngĩ đến phương án giảm thiểu mà thôi.

Cụ thể, muốn chống lại phải đi từ việc phát thải khí nhà kính, vận động trên toàn cầu về phát triển công nghiệp nhưng không gây hại, nhưng điều này đòi hỏi thời gian dài.

Đồng thời, con người cần học cách thích nghi, làm mọi việc tốt nhất trong phạm vi có thể làm như quy hoạch hồ thủy điện thủy lợi hợp lý, xả lũ theo trình tự thống nhất để đừng làm dòng nước cộng hưởng với nhau, không chặt phá rừng, lũ sẽ về chậm hơn. Cần có ý tưởng phòng tránh cao nhất tác động của lũ.

Ngoài ra, có thể đào hồ chứa dọc đường để chứa lũ, tránh cường độ lũ quá mạnh đến dân cư, hoặc bố trí hồ thủy điện thủy lợi có thể trữ được nước. Một biện pháp khoa học nữa, nhưng yêu cầu đầu tư lớn hơn, đó là xây dựng các trạm thông báo về lũ, luồng, phân tích địa hình lũ hay đi theo đường nào.

Hương Thu
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất
Theo Dân trí-Thứ ba, ngày 09/10/2018 18:04 GMT+7
VTV.vn - Khí hậu thay đổi đang khiến mực nước biển tăng thêm 20cm kể từ năm 1880.
Nếu con người không có những thay đổi tích cực, con số này sẽ là 1,2 mét vào năm 2100, cao hơn cả khi Nam cực tan chảy. Biển sẽ bị xói mòn, ngập lụt, nước mặn xâm lấn nước ngọt và có thể biến mất hoàn toàn. Và rất có thể, những bãi biển đẹp nhất thế giới sẽ không còn nữa.
1. Koh Tachai, Thái Lan
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 1.

Thái Lan nổi tiếng với những bãi biển đẹp nhất thế giới. Bất kì du khách nào cũng có thể tìm được một bãi biển yêu thích của mình ở đây. Nhưng một số bãi biển đã trở nên quá tải. Năm ngoái, chính phủ Thái Lan đã cấm du lịch ở đảo Koh Tachai do vấn đề san hô bị tẩy trắng và suy thoái bờ biển do lượng du khách quá đông. Đối mặt giữa việc phải đóng cửa hoặc mất vĩnh viễn biển, quyết định của chính phủ là một điểm nhấn cho phát triển du lịch thân thiện với môi trường.
2. Saint Lucia
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 2.

Mực nước biển tăng lên và những cơn bão thường xuyên đang tác động đến rất nhiều mặt của vùng biển Caribbean vốn phụ thuộc rất nhiều vào du lịch, ảnh hưởng đến lượng dân cư nghèo nhất và dễ tổn thương nhất của vùng. Khi biển bị xói mòn, nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn: gần 2 thập kỉ trước, đội quản lý rủi ro thiên tai của Ngân hàng Thế giới đã làm việc với chính phủ Saint Lucia để chống lại xói mòn và cải tạo bãi biển đang trong nguy cơ bị biến mất bằng cách xây dựng các công trình ngoài khơi để phá sóng và giữ cát. Sáng kiến này đã được coi là mô hình cho các quốc gia Caribbean khác trong cuộc chiến chống xói mòn bờ biển.
3. Big Sur, California
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 3.

Du khách ít ỏi và người dân địa phương phải đi một đường vòng xa vào đầu năm 2017 sau một trận lở đất kinh hoàng gây ra bởi trận mưa lớn làm rung chuyển dải bờ biển California. Một phần của đường cao tốc ven biển Pacific bao gồm cả một cây cầu đã bị đóng cửa, ngăn cắt Big Sur với phần còn lại của bang.
Đây không phải trận lở đất đầu tiên khiến khu vực này bị cô lập, một khu vực khác nằm về phía Nam nửa giờ đã bị đóng cửa ít nhất một năm. Mặc dù không du khách nào bị thương, nhiều phòng của các khách sạn địa phương đã bị hư hỏng và họ buộc phải sa thải bớt nhân công. Cho đến nay, tương lai chưa rõ ràng nhưng tổn hại về kinh tế là hoàn toàn nhìn thấy được.
4. Rio de Janeiro, Brazil
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 4.

Các chuyên gia thời tiết dự đoán rằng Rio sẽ là thành phố Nam Mỹ bị ảnh hưởng nhất bởi thay đổi khí hậu. Nhiệt độ đại dương ấm lên và mực nước biển tăng, cùng với phần lớn dân số thu nhập thấp của thành phố đang sống trong các ngôi nhà dễ bị ngập sẽ gánh chịu thảm họa này. Bệnh dịch, tình trạng thiếu nước ngọt, lở đất và mất biển đều là những vấn đề đáng ngại.
Rio đang cố gắng bảo vệ và thích nghi trong lúc chính phủ yêu cầu các nhà lãnh đạo toàn cầu cũng có hành động tích cực. Trong lễ khai mạc thế vận hội vào năm 2016, chủ nhà Brazil đã tuyên bố rằng, dân số thế giới phải làm những gì có thể để ngăn cản sự thay đổi khí hậu.
5. The Maldives
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 5.

Bộ phim tài liệu Hòn đảo Tổng thống đã ghi lại câu chuyện về vị chủ tịch của Maldives khi ông chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu ở quốc gia thấp nhất trên thế giới. Maldives gồm hơn 1.100 hòn đảo nằm ở Ấn Độ Dương, trên mực nước biển khoảng 1,3 mét. Nếu biển tăng thêm 1 mét, bán đảo Ấn Độ Dương vốn nổi tiếng với màu nước xanh ngọc lam này sẽ không thể sinh sống được. Đất nước này đã phải chứng kiến ảnh hưởng của xói mòn và ngập lụt. Nó đang phải sử dụng những đồng tiền thu được từ du lịch để trả cho các nỗ lực bảo tồn cần thiết.
6. Tacloban, Philippines
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 6.

Nằm trong số 10 cơn bão chết người kinh khủng nhất của lịch sử Philippines diễn ra từ năm 2006 là bão Haiyan năm 2013 - một trong những cơn bão mạnh nhất đổ vào đất liền, và bão Nina (Giáng sinh năm 2016). Những cơn bão này được cho là có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu, đã gây chết người, mất nhà, san phẳng thành phố, phá hủy các rặng san hô, tốn một số tiền khổng lồ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền du lịch - nguồn thu chính của rất nhiều địa phương.
Chỉ số nguy hiểm khí hậu toàn cầu năm 2015 đã xếp hạng Philippines là đất nước bị ảnh hưởng mạnh nhất do địa hình của nó. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn, Tacloban, địa phương gần như bị phá hủy hoàn toàn trong cơn bão Haiyan, đã được khôi phục; các vùng san hô cũng đang được trồng lại.
7. Kiritimati, Kiribati
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 7.

Các nhà khoa học nói Kiribati - một quốc đảo nhỏ nằm giữa Hawaii vài Úc ở Thái Bình Dương - đang bị chìm. Với 33 hòn đảo thấp nằm cách biệt và đảo san hô với độ cao trung bình thấp hơn 2,1 mét, một số khu dân cư đã được di chuyển lên vùng cao hơn theo kế hoạch của chính phủ. Ngư dân được dạy thêm một số kĩ năng để vẫn có thể làm việc nếu phải tản cư và toàn bộ quốc gia có thể sẽ di chuyển sang Fiji nếu cần thiết (chính phủ Kribati đã mua một phần đất ở đây vào năm 2014).
Vào năm 2016, rặng san hô quanh Kiritimati, hòn đảo san hô lớn nhất thế giới, đã chết hàng loạt do nhiệt độ ấm lên bất thường của nước biển. Các nhà nghiên cứu nói rằng khoảng 80% san hô đã chết - một trong những vụ tẩy trắng san hộ tồi tệ nhất thế giới.
8. Miami Beach, Florida
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 8.

Có một vài cư dân ở Florida và chính trị gia nói rằng thay đổi khí hậu chỉ là một trò bịp, bất chấp sự thật rằng mực nước biển dâng lên ở Nam Florida đã tăng gấp 3 lần trong thập kỉ vừa qua. Ở Miami, đại lộ Collins thường xuyên bị ngập khi triều cường nhưng thành phố này vẫn không cho rằng thủy triều là nguyên nhân. Thay vào đó, chính quyền bỏ rất nhiều tiền để nâng đường và đê chắn sóng và bổ sung các trạm bơm.
9. Đảo Sylt, Đức
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 9.

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, người châu Âu tìm kiếm các giải pháp mát mẻ hơn cho các điểm đến Địa Trung Hải yêu thích. Đó là một phần lý do Sylt ở biển Bắc đang trở nên phổ biến. Ở đây có những bãi biển cát kéo dài, sân golf, khu spa, các môn thể thao dưới nước, nhà hàng Michelin và khu bảo tồn thiên nhiên.
Vùng biển Wadden bao quanh thậm chí còn là một di sản thế giới của UNESCO. Nhưng không điều nào có thể khiến nó miễn nhiễm với khí hậu và các cơn bão tiến vào đây đang xảy ra ngày càng nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Năm 2015, một cơn bão đã quét sạch một phần biển phía nam và san phẳng các đụn cát cao bất chất các rào chắn bê tông bảo vệ.
Các nhà khoa học đang nỗ lực làm việc để giữ múi phía nam của hòn đảo không bị biến mất hoàn toàn.
10. Đảo Torres Strait, Úc
10 bãi biển tuyệt đẹp có nguy cơ biến mất - Ảnh 10.

Hòn đảo đang mất đi sự quyến rũ của nó khi thủy triều thường xuyên gây ra ngập lụt. Thời tiết khắc nghiệt và xói mòn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là ở các vùng đảo nằm thấp như Saibai, Masig, Boigu, Iama và Warraber. Các biện pháp bảo vệ rất đắt đỏ trong khi ngân sách của hòn đảo lại hạn chế. Các cư dân của hòn đảo Thái Bình Dương khác như chuỗi đảo Torres của Vanuatu đã buộc phải di chuyển lên vùng đất cao hơn.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Nhiều loài động vật có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu
TTO - Nhiều loài chim lưỡng cư và san hô hiện chưa bị đe dọa có khả năng sẽ biến mất vì biến đổi khí hậu và không được đưa vào các kế hoạch bảo tồn cần thiết, một nghiên cứu quốc tế cho biết ngày 13-6.
UAXHvnQd.jpg
Chim cánh cụt hoàng đế nằm trong số những loài có thể bị đe dọa nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu - Ảnh: nationalgeographic.com
Rừng Amazon là một trong những khu vực nơi rất nhiều loài chim và lưỡng cư có thể bị đe dọa khi nhiệt độ tăng lên. Các loài san hô phổ biến ngoài khơi Indonesia cũng có thể biến mất. Tính tổng cộng, 41% các loài chim, 29% các loài lưỡng cư và 22% san hô “rất dễ tổn thương với biến đổi khí hậu dù hiện giờ chúng chưa bị đe dọa”, nhóm khoa học gia quốc tế viết trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành Plos One.
“Đây là một ngạc nhiên”, Wendy Foden, thuộc chương trình các loài toàn cầu của Liên đoàn thế giới bảo tồn thiên nhiên (IUCN), cũng là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết. Các chuyên gia ban đầu nghĩ các loài sẽ bị đe dọa vì biến đổi khí hậu sẽ giống với phần lớn loài đang bị đe dọa hiện giờ.
Các nhà khoa học do đó cho rằng những ưu tiên bảo tồn nên được xem xét lại, tính toán thêm những nguy cơ biến đổi khí hậu. “Hiện giờ thì biến đổi khí hậu chưa phải là đe dọa lớn nhất” - Reuters dẫn lời Foden. Hiện giờ, các đe dọa lớn hơn là tự nhiên biến mất vì dân số con người tăng, tình trạng khai thác quá mức và các loài ngoại lai.

Nghiên cứu này tập hợp các nghiên cứu của hơn 100 nhà khoa học. IUCN là tổ chức tập hợp các chính phủ, nhà khoa học cũng như các nhóm bảo vệ môi trường. Các loài chim bao gồm chim cánh cụt hoàng đế và loài cú nhỏ, còn các loài lưỡng cư có ếch rừng và thằn lằn đổi màu, hiện đều không bị đe dọa, nhưng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ tăng lên.
Nghiên cứu tập trung vào các loài chim, lưỡng cư và san hô vì mới đây IUCN đã đăng một đánh giá toàn cầu về mỗi loại này. Các nhà khoa học sử dụng một cách thức mới để đánh giá tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu, dựa trên sự tiếp xúc của mỗi loài với biến đổi khí hậu, sự nhạy cảm với biến đổi và khả năng thích nghi.
Chris Thomas, giáo sư sinh học ở Đại học York, Anh, không có trong nghiên cứu, hoan nghênh nỗ lực đánh giá rủi ro với biến đổi khí hậu, nhưng nói còn nhiều điểm chưa chắc chắn. Một nhóm khoa học gia của Liên Hiệp Quốc từng ước tính 20-30% các loài trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ tăng thêm hai hay ba độ C so với mức thời tiền công nghiệp.
HẢI MINH
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Nguy cơ tài nguyên cạn kiệt: Con người sẽ sống ra sao?
03/08/2017 7:07:10 PM (moitruong.com.vn) Thống kê ước tính đến năm 2010, trung bình mỗi công dân trên hành tinh đã tiêu thụ một lượng tài nguyên gấp 1,25 lần so với mức cần thiết. Một kịch bản là đến năm 2023, con người sẽ phải đối mặt với việc không còn đất đai màu mỡ và nước để canh tác nông nghiệp nữa. Cuộc sống của nhân loại khi đó sẽ thay đổi hoàn toàn, hoặc sẽ bị hủy diệt.

Nhân loại đã dùng hết lượng tài nguyên

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tính đến ngày 2/8, nhân loại đã sử dụng hết lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể tái tạo trong 1 năm.

cankiettainguyenconnguoisesongsao.jpg

Đến năm 2023, loài người sẽ vượt qua ranh giới đỏ - ngưỡng mà kể từ đó, môi trường sẽ không thể phục hồi lại được nữa.


Như vậy, từ nay cho đến 31/12, người dân trên hành tinh sẽ phải “lạm quỹ” thiên nhiên để đáp ứng các nhu cầu sống của mình, đó là thông tin từ tổ chức phi chính phủ mang tên Global Footprint Network (Mỹ) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) công bố ngày 1/8.

Các tính toán của Global Footprint và WWF xem xét lượng đến lượng khí thải carbon, nguồn tài nguyên tiêu thụ trong các lĩnh vực như thủy sản, chăn nuôi gia súc, cây trồng, xây dựng và sử dụng nước.

Năm ngoái, thời điểm nhân loại dùng hết lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể đáp ứng cho cả năm là ngày 3/8. Mặc dù tốc độ sử dụng tài nguyên đã có xu hướng chậm lại từ 6 năm nay, thời điểm mang tính biểu tượng này - ngày đánh dấu các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của nhân loại đã vượt quá những gì Trái Đất có thể phục hồi trong một năm, "vẫn tiếp tục tịnh tiến xa hơn so với mốc ngày 31/12".

Các tổ chức này cảnh báo để đáp ứng như cầu của nhân loại, mỗi năm loài người cần tiêu thụ lượng tài nguyên gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của Trái Đất và đi kèm với thực tế này là rất nhiều hậu quả như tình trạng thiếu nước, sa mạc hoá, xói mòn đất, suy giảm năng suất nông nghiệp, suy giảm nguồn dự trữ hải sản, rừng cạn kiệt, nhiều loài động vật biến mất.

Global Footprint và WWF cũng cho biết "các dấu hiệu đáng khích lệ" chỉ ra rằng nhân loại có thể đảo ngược xu hướng lạm dụng tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù nền kinh tế thế giới ghi nhận tăng trưởng, "lượng khí thải CO2 gắn với tiêu thụ năng lượng không tăng lên vào năm 2016 và đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp như vậy,” điều này có thể được giải thích phần nào bởi sự phát triển đáng kể các loại năng lượng tái tạo trong sản xuất điện.

Cần đến 3 trái đất để phục vụ nhu cầu con người

Nhóm tác giả cuốn sách bao gồm các nhà kinh tế học, xã hội học và sinh thái học tính toán rằng, đến năm 2023, loài người sẽ cần một lượng tài nguyên gấp 3 lần mức cung cấp tối đa của trái đất hiện nay mới đủ tiêu dùng. Nói một cách hình ảnh, phải cần thêm… 3 Trái đất nữa cho các nhu cầu của con người.

Kinh tế ngày càng phát triển làm người ta có điều kiện hưởng thụ nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa là lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cũng tăng lên.

Theo thống kê, tính đến năm 2010, trung bình mỗi công dân trên hành tinh đã tiêu thụ một lượng tài nguyên gấp 1,25 lần so với mức cần thiết. Riêng với người Phần Lan, tỷ lệ này là một con số cực cao: 4 lần.

Đơn cử như, để sản xuất ra một lít sữa phải mất tới 140 lít nước. Một bánh hamburger cần 2.385 lít nước còn 1kg thịt bò mất 22.000 lít nước. Cứ với đà này, thảm họa về sinh thái chắc chắn sẽ sớm xảy ra, và cái giá mà loài người phải trả sẽ không hề rẻ chút nào, một khi vượt qua điểm không thể trở lại.

Thật đáng quan ngại là dường như trái đất đang tiến ngày càng gần hơn đến giờ G này. Lượng khí thải công nghiệp xả vào bầu khí quyển không ngừng tăng trong nhiều thập kỷ qua, bất chấp mọi lời kêu gọi cắt giảm. Mức độ cho phép tối đa của khí carbon dioxide trong khí quyển là 450ppm (phần triệu).

Một thế kỷ trước, thông số này mới ở mức 280 ppm, còn bây giờ nó đang là 380 ppm. Những thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, mưa lớn và các thiên tai khác chính là sự báo động rõ nét nhất của thiên nhiên gửi tới con người.

Theo sau đó là nạn đói. Hàng tỷ người trên trái đất đang lâm vào tình trạng thiếu ăn đến đói ăn. Đến năm 2023, con người sẽ phải đối mặt với việc không còn đất đai màu mỡ và nước để canh tác nông nghiệp nữa. Cuộc sống của nhân loại khi đó sẽ thay đổi hoàn toàn, hoặc sẽ bị hủy diệt.

Kịch bản đáng lo ngại

Theo các nhà nghiên cứu Phần Lan, kịch bản có xác suất cao nhất cũng lại là kịch bản tồi tệ nhất: Năm 2023, hệ sinh thái thế giới cơ bản đã bị tàn phá hoàn toàn bởi các trận cháy rừng khổng lồ thiêu đốt cả một khu vực rộng lớn. Lũ lụt tàn phá các khu vực ven biển, các cơn bão khủng khiếp xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Nước tinh khiết trở thành một thứ của hiếm. Người nghèo phải chịu hậu quả đầu tiên khi buộc phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm. Nhưng người giàu cũng không khá hơn là bao, bởi khi đã khan hiếm thì dẫu có tiền cũng không mua được nước sạch. Nền sản xuất công nghiệp toàn cầu bị xóa sổ do không còn tư liệu sản xuất. Nông nghiệp cố gắng khai thác các vùng đất canh tác còn lại để tạo ra lương thực nuôi sống con người.

Nhiều người sẽ bị chết đói, chết khát, chết vì bệnh tật. Không còn những chiếc xe hơi lăn bánh trên đường, hay những chuyến bay trên bầu trời, bởi dầu mỏ đã cạn kiệt. Dân số thế giới giảm mạnh và loài người quay về nền kinh tế nông nghiệp để duy trì sự sống.

Kịch bản thứ hai sáng sủa hơn một chút. Những gì đã nêu ở kịch bản đầu tiên vẫn không thể tránh khỏi, nhưng mức độ có giảm nhẹ đi. Con người có xu hướng sống tản mát ra khắp nơi để tìm kiếm những gì còn sót lại, hòng duy trì cuộc sống. Không còn ranh giới quốc gia, các chính phủ cũng tan rã.

Tất cả các tôn giáo của thế giới sẽ hợp nhất thành một phong trào xã hội với mục tiêu chung là cứu lấy sự sống trên hành tinh. Từng nhóm cư dân tự quản lấy cuộc sống của mình. Mọi người sẽ chuyển sang ăn chay. Môi trường dần được phục hồi.

Cuốn sách cảnh báo của các nhà khoa học Phần Lan sau khi ra mắt đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận quốc tế. Tuy viễn cảnh đối mặt với thảm họa diệt vong mà nhóm tác giả dự báo vào năm 2023 bị cho là quá sớm, nhưng tất cả giới khoa học đều đồng ý rằng, chúng rất có thể sẽ xảy ra.

Những nỗ lực hiện nay của con người trong việc bảo vệ trái đất ngôi nhà chung của nhân loại là chưa đủ. Nếu không hành động kiên quyết hơn nữa, dự báo trên sẽ trở thành hiện thực.

Trái lại, vẫn có một số người cho rằng, trái đất sẽ biết cách tự cân bằng, và chúng ta chẳng việc gì phải lo lắng cả(?!).

Họ dường như đã quên mất rằng, loài người đang quá tham lam khi tác động thô bạo mang tính hủy diệt môi trường. Một khi hệ sinh thái mất đi, sẽ không có gì giúp phục hồi lại được. Và thảm họa diệt vong của loài người khi đó chắc sẽ không hẳn là một câu chuyện khôi hài.

Anh Tuấn (moitruong.com.vn)
 
Sửa lần cuối:
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt
Những tài nguyên thiên nhiên vô cùng cần thiết cho con người như đất, rừng, nước, dầu mỏ, than đá,... sẽ sớm cạn kiệt trong tương lai, theo Exploredia.Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 1.
Theo thông tin từ exploredia.com. nhiều tài nguyên thiên nhiên vô cùng cần thiết cho sự sống còn của con người như đất, rừng, nước, không khí, khoáng sản... sẽ sớm cạn kiệt nếu không được con người bảo vệ.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 2.
Dù gần 70% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 2,5% lượng nước đó là nước tinh khiết phù hợp cho tiêu dùng. Nguồn nước sạch đang trở nên kham hiếm, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc cảnh báo, đến năm 2025, khoảng 1,8 tỷ người sẽ không được dùng nước uống sạch.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 3.
Ô nhiễm không khí là rủi ro lớn nhất có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và động thực vật. Cách tốt nhất để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên này là sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, năng lượng thân thiện với môi trường, và tăng cường tái chế...
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 4.
Than đá là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng rộng rãi nhưng lại không thể tái tạo được trên Trái Đất. Dự báo, than sẽ trở thành một loại nhiên liệu khan hiếm trong tương lai.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 5.
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Với tốc độ tiêu thụ hiện nay, lượng dự trữ dầu trên toàn thế giới sẽ tiếp tục giảm và các nguồn dầu có thể chỉ đủ trong vài thập kỷ tới.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 6.

Khí tự nhiên cũng có thể không tồn tại lâu do nhu cầu sử dụng của con người ngày càng cao.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 7.
Phốt pho là nguồn chính để phát triển tất cả các mặt hàng thực phẩm, và là thành phần cốt lõi trong phân bón hóa học để trồng cây lương thực và thực phẩm. Tuổi thọ ước tính của phốt pho là khoảng 100 năm, do đó cần tìm ra các sản phẩm thay thế mới trước khi nguồn tài nguyên này cạn kiệt.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 8.
Thạch cao, Bauxite, Mica, Titan, zirconi và phosphate là một số khoáng chất thiết yếu có thể được tìm thấy dưới đáy biển. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ cao các nguồn lực này sẽ dẫn đến sự khan hiếm trong những năm tới.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 9.
Do nhu cầu lớn trong các ngành công nghiệp hiện đại, trữ lượng tự nhiên của các loại quặng đang dần cạn kiệt vì bị khai thác quá mức.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 10.
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng giúp cây phát triển. Đã có những cảnh báo về rủi ro liên quan đến xói mòn đất cùng với biến đổi khí hậu trên Trái Đất trong tương lai. Canh tác và trồng trọt đã phá vỡ tỷ lệ cacbon trong đất trong vài năm qua, điều này có khả năng giảm thiểu tác động lâu dài của phát thải khí nhà kính do đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Những tài nguyên thiên nhiên hàng đầu sẽ sớm cạn kiệt - Ảnh 11.
Rừng cung cấp lương thực, nơi trú ẩn, nhiên liệu, vật tư y tế, gỗ, giấy.... Rừng cũng tạo môi trường sống tự nhiên cho các loài sinh vật. Sự suy giảm tài nguyên rừng có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến khí hậu, bảo tồn đất và đa dạng sinh học.../.
Thị trường ngày 20/9: Giá dầu tiếp tục tăng gần 2%, giá sữa toàn cầu thấp nhất gần 2 năm
Theo Trần Ngọc
VOV
 
Sửa lần cuối:
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
30 chiến dịch quảng cáo về môi trường gây chấn động dư luận
Thông thường, chúng ta không cảm nhận rõ sự chuyển biến về tuổi tác khi nhìn mình trong gương mỗi ngày. Chúng ta già đi rất nhanh khi sống trong áp lực. Thiên nhiên cũng vậy. Nó không tự nhiên tàn phai theo năm tháng, nhưng chúng ta đang ngày một vắt kiệt sự sống của nó; chúng ta đang tra tấn thiên nhiên để đổi lấy những vật chất tầm thường. Suy cho cùng, loài người đã quên mất sự tồn tại của mình đều do thiên nhiên ban tặng.
Trước thực trạng không mấy khả quan này, chúng ta cần nhìn nhận và hành động nhiều hơn vì hành tinh này. 30 prind ads ấn tượng cùng thông điệp mạnh mẽ dưới đây về môi trường sẽ phần nào thức tỉnh mỗi cá nhân về những gì thiên nhiên đang phải gánh chịu.
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_1.jpg

Những ai giúp đỡ thiên nhiên cũng là đang giúp đỡ chính mình.
© Agency: JWT, Sao Paulo, Brazil ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_2.jpg

Mọi thứ bạn vứt bỏ sớm muộn gì cũng quay về với bạn.
© Agency: Legambiente, Ý ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_3.jpg

Hãy cùng chúng tôi chống lại tác động từ việc thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật.
© Agency: Lowe Pirella Fronzoni, Milano, Ý ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_4.jpg

Rủi ro thay, bãi biển không thể tự mình dọn vệ sinh.
© Agency: Y&R, Pháp ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_5.jpg

Hành tinh phải trả giá đắt cho việc chặt phá rừng.
© Agency: DDB COSTA RICA ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_6.jpg

Kỳ quan khủng nhất của đại dương đó là RÁC VẪN TỒN TẠI.
© Agency: Lowe, Thụy Điển ©Bao bì nhựa là con dao hai lưỡi. © Left, agency: BBDO Malaysia, Kuala-Lumpur, Malaysia. Right,
© Agency: Duval Guillaume, Bỉ. ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_8.jpg

Thiên nhiên dần mất đi tổ ấm.
© www.wwf.org ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_10.jpg

Sa mạc hóa đang lấy đi sinh mạng của 6000 giống loài mỗi năm.
© Agency: Contrapunto BBDO, Madrid, Tây Ban Nha ©
idesign-prindads-moi-truong.jpg

Cứ mỗi 60 giây, một giống loài tuyệt chủng.
© Agency: Scholz & Friends, Berlin, Đức ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_12.jpg

Trái đất đang nóng lên từng giờ.
© Agency: VVL BBDO, Bỉ ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_13.jpg

Có bao nhiêu con vật phải hi sinh vì mỹ phẩm?
© Agency: Leo Burnett, Brussels, Bỉ ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_14.jpg

Nói không với xiếc thú!
© Agency: Partners Lisboa, Bồ Đào Nha ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_15.jpg

Khi bạn quên tắt đèn, không chỉ mình bạn phải trả giá.
© Agency: Ogilvy & Mather, Ukraina ©
 
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_16.jpg

Mua quà lưu niệm làm từ da động vật là một tội ác.
© Agency: LOWE GGK, Warsaw, Ba Lan ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_17.jpg

Nếu bạn không nhặt rác, những con vật khác sẽ nhặt hộ.
© Agency: TBWA\Hunt\Lascaris, Johannesburg, Nam Phi ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_18.jpg

Biến đổi khí hậu cướp đi mái ấm của nhiều sinh vật vô tội.
© Agency: DRAFTFCB + IDB, Chile ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_19.jpg
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_20.jpg

Ngừng bạo hành động vật.
© Agency: Lowe Bull, Cape Town, Nam Phi ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_21.jpg

Tiết kiệm giấy là kéo dài sự sống.
© Agency: Saatchi & Saatchi, Copenhagen, Đan Mạch
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_22.jpg

Xe hư có thể sửa nhưng nạn tuyệt chủng thì không.
© Agency: BBDO, Tây Ban Nha
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_23.jpg

Trong mắt chúng, bạn là tất cả. Hãy nhận nuôi khi còn có thể!
© Agency: DDB, Manila, Philippines ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_24.jpg

Tái chế rác, đừng cố làm mới thiên nhiên!
© Agency: Ogilvy & Mather, Roumanie ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_25.jpg

Dừng lại trước khi quá muộn.
© Agency: TBWA, Paris, Pháp ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_26.jpg

Hãy cứu lấy thế giới hoang dã.
© Agency: Saatchi & Saatchi Geneva, Thụy Điển ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_27.jpg

Cầu vừa đủ xài thôi.
© Agency: Denver Water, Mỹ ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_28.jpg

Nếu tôi là gấu trúc, bạn sẽ quan tâm hơn đến sự tồn tại của tôi chứ?
© Agency: Ogilvy, Pháp ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_29.jpg

15 km2 rừng “bốc hơi” từng phút.
© Agency: Uncle Grey, Đan Mạch ©
idesign_30-chien-dich-quang-cao-ve-moi-truong-gay-chan-dong-du-luan_30.jpg

Ngăn chặn biến đổi khí hậu trước khi nó thay đổi bạn.
© Agency: Germaine, Bỉ
Nguồn: Brightside
Người dịch: Mingboong
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Khi tài nguyên Trái đất dần cạn kiệt - Thế giới đang “nợ sinh thái”
Thứ Năm, 18/11/2010 22:36
Bài 1: Thế giới đang “nợ sinh thái”
Dân số thế giới tăng nhanh cộng với chủ nghĩa tiêu dùng đang đẩy hành tinh chúng ta vào tình trạng “nợ sinh thái” ngày càng trầm trọng. Không chỉ rừng, năng lượng, đến cả nguồn tài nguyên nước cũng đang dần cạn kiệt. Kết thúc Hội nghị về đa dạng sinh học tại Nhật Bản vừa qua, các nhà nghiên cứu khẳng định, chúng ta chỉ còn cách tìm một hành tinh khác để sinh sống.

Trái đất đang bị suy thoái với tốc độ nghiêm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người tăng vọt, cao hơn 50% so với khả năng Trái đất có thể chịu được. Theo Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), tính từ năm 1990 đến nay, mỗi năm thế giới mất đi mất 13 triệu ha rừng do nạn chặt phá rừng tràn lan. Diện tích rừng nguyên sinh hiện chỉ còn 36%, nhưng cũng đang bị đe dọa vì hàng năm có khoảng 6 triệu ha rừng có nguy cơ bị xóa sổ. Hiện có 76 nước trên thế giới không còn rừng nguyên sinh.
Áp lực tăng dân số, bất ổn chính trị, sự cướp bóc, khai thác gỗ, khoáng chất và đá quý đã khiến các nước châu Phi dường như bị xẻ nhỏ để dễ lợi dụng. Phát hiện mới đây của Cơ quan Điều tra môi trường và Nhân chứng toàn cầu (EIA) làm không ít người bàng hoàng khi có những chiếc giường được bán với giá 1 triệu USD tại Trung Quốc. Những chiếc giường này làm từ gỗ hồng sắc quý hiếm, loại gỗ chỉ có ở Công viên quốc gia Masoala của Madagascar.
Công viên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhưng nay cũng được xếp vào danh sách di sản gặp nguy hiểm. Nhu cầu về đồ gỗ tăng vọt của Trung Quốc, các nước châu Âu và tình trạng chính trị bất ổn ở Madagascar đã góp phần gia tăng tình trạng khai thác gỗ quý ở quốc đảo châu Phi này. Vì mối lợi khổng lồ: mua một cây gỗ hồng sắc chỉ với giá 10 USD nhưng xuất khẩu với giá vài ngàn USD, các tay lâm tặc đã phá rừng quốc gia này không thương tiếc.
Các nhà môi trường cảnh báo nước sông Hằng (tiểu lục địa Ấn Độ) bây giờ không thể dùng để ăn uống hay tắm giặt vì đã bị ô nhiễm.
Ngoài châu Phi, khai thác gỗ lậu còn gây tang thương cho các khu rừng sinh thái ở Mexico, Indonesia, vùng Amazone. Nếu như nạn phá rừng ở Mexico còn khiến đất đai bị xói mòn, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa trên diện rộng, nạn phá rừng ở Indonesia còn gây thêm ô nhiễm môi trường đến các nước láng giềng vì những vụ cháy rừng do khai thác trong thời gian gần đây. Những quốc gia có tỷ lệ tàn phá rừng cao nhất thế giới hiện nay là Honduras (37%), Nigeria (36%), Philippines (32%), Benin (31%), Ghana (28%), Indonesia (26%)...
Theo thống kê, nhu cầu sử dụng gỗ bất hợp pháp hiện nay vẫn tiếp tục tăng cao, tập trung chủ yếu tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan và đặc biệt Trung Quốc. Đáng chú ý hơn ở Trung Quốc, nơi được xem thị trường nhập khẩu và chế biến gỗ bất hợp pháp lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 98%.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Chatham House, 1/5 lượng gỗ nhập khẩu của quốc gia này có nguồn gốc bất hợp pháp. Đa phần gỗ lậu được sơ chế trước khi nhập vào Trung Quốc, sau đó được chế biến lại để xuất sang các quốc gia khác.
Ai cũng biết, một khi nguồn tài nguyên thiên nhiên tích lũy hàng tỷ năm cạn kiệt thì không cách nào tái tạo được, đặc biệt nguồn năng lượng hóa thạch. Thế giới đang đứng trước nỗi lo một khi các mỏ dầu, mỏ khí đốt tự nhiên, than đá cạn kiệt, nhân loại sẽ xoay xở ra sao để duy trì cuộc sống.
Nếu như dầu mỏ và khí đốt từng là con át chủ bài của khu vực Arab, mang lại sự thịnh vượng cho khu vực thì hiện nay, các mỏ dầu này cũng đang ở trong tình trạng ngày càng khó khai thác vì đã khai thác quá lâu, từ hơn nửa thế kỷ qua. Một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kết luận: sản lượng dầu lửa toàn cầu rất có thể đạt 96 triệu thùng/ngày vào năm 2012, nhưng khó thể vượt quá con số này vì rất ít những giếng dầu mới được phát hiện.
Nga chiếm hơn 10% trữ lượng dầu mỏ, 20% trữ lượng than của thế giới, 7% trữ lượng khí thiên nhiên... Với trữ lượng như vậy, hiện Nga đứng đầu thế giới về khí đốt thiên nhiên, đứng thứ hai về dầu mỏ và là nguồn cung cấp than và urani quan trọng cho thế giới. Dù vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia, khoảng 20-30 năm nữa, tài nguyên thiên nhiên ở Nga sẽ chẳng còn lại bao nhiêu. Hiện tỷ lệ khai thác dầu của Nga đã vượt quá 60%, việc tìm kiếm những mỏ mới thay thế ngày càng khó, 50 năm qua việc phát hiện những mỏ mới giảm 10 lần.
Đó cũng là tình hình chung của các nước có nguồn tài nguyên. Thời kỳ hoàng kim năng lượng của các quốc gia dầu lửa sẽ nhanh chóng biến mất và đối diện với thời kỳ cạn kiệt tài nguyên. Các mỏ than cũng không tránh khỏi số phận tương tự trong một hai thập kỷ nữa. Khi đó, muốn khai thác, con người càng phải đào sâu vào lòng đất. Nhưng càng đào sâu, càng nguy hiểm và càng ngốn nhiều tiền của hơn. Tình trạng khan hiếm nhiên liệu, năng lượng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, trong đó không thể không đau đáu trước nguồn tài nguyên nước đang khô cạn. Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước.
Cụ thể hơn, 80% nguồn nước ngọt và 2/3 trong tổng số các con sông trên thế giới đang dần cạn nước. Những đợt hạn đang xuất hiện ở châu Âu, tiểu lục địa Ấn Độ, miền Đông Trung Quốc, phía Nam Mexico và khu vực phía Đông dãy Rocky ở Mỹ. Rất nhiều con sông hay hồ nước dần khô cạn vì con người dùng nước để tưới tiêu trong trồng trọt và sản xuất các sản phẩm công nghiệp mà nhờ đó đảm bảo cho cuộc sống. Đó là một nghịch lý vì để duy trì sự sống trước mắt, con người đang hủy hoại tương lai của chính mình.
Theo thống kê của các nhà khoa học, nhu cầu nước trên toàn thế giới sẽ tăng tới 45% trong khi nguồn nước đang cạn kiệt ở mức báo động và ngày càng hiếm dần. Dự báo đến trước năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hiện tại trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ người (khoảng 1/4 dân số toàn cầu) không có nước sạch và hơn 2 tỷ người không đủ điều kiện vệ sinh, an toàn. Hàng năm, 3,6 triệu người chết vì các căn bệnh do nước ô nhiễm gây ra.
Khi nguồn nước bên trên đã cạn, tất yếu con người sẽ nghĩ ngay đến việc khai thác trữ lượng nước ngầm sâu dưới lòng đất. Song khi dùng hết lượng nước ngầm dự trữ trong lòng đất sẽ làm tăng thêm sự ô nhiễm nước, vì phân bón hóa học trong canh nông, các chất thải của con người và động vật cùng các hóa chất lại thẩm thấu vô lòng đất. Chính vì vậy, Tổ chức Quốc tế Khí tượng toàn cầu từng cảnh báo: “Sự ô nhiễm xâm nhập từ từ là trái bom nổ chậm đang de dọa toàn thể nhân loại”.
Hiện tượng “cầu vượt cung” khiến nhiều nơi trên thế giới, các tập đoàn kinh tế giành cung cấp nước cho cộng đồng. Những công ty tư nhân cho rằng nước còn quan trọng hơn dầu lửa và họ đang kiếm lời song song với việc củng cố quyền lực trong các vấn đề liên quan đến nước sạch (có nghĩa là liên quan đến an sinh của người dân). FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước. Cho nên không phải ngẫu nhiên các nhà môi trường đưa ra lời cảnh báo thế giới sắp bước vào một cuộc xung đột tranh giành nguồn nước.
HẠNH CHI - THANH HẰNG - ĐỖ VĂN
(Theo Illegal-logging.info, BBC, Global Post)


Bài 2: Thiên nhiên cuồng nộ

UNEP (Chương trình môi trường LHQ) cho rằng, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem như một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh, phát triển toàn cầu trong cả thế kỷ 21. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây và đặc biệt trong 10 tháng đầu năm 2010, thế giới đã phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân trên toàn cầu. Và chính biến đổi khí hậu khởi nguồn từ tình trạng khai thác cạn kiệt và sử dụng vô lối nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất.

Trận lụt kinh hoàng ở Pakistan đã nhấn chìm nhiều ngôi làng trong biển nước
 
Hạn hán và bão lũ
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Sience ngày 19-10, hạn hán sẽ tác động đến phần lớn toàn cầu trong vài thập kỷ nữa nếu các nước không thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu, phần lớn châu Á, Nam Âu, châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông cũng như các vùng giáp Địa Trung Hải là những khu vực có nguy cơ đối mặt với hạn hán nghiêm trọng trong vòng 30 năm tới. Nhiệt độ bề mặt Trái đất đang nóng dần lên, từ năm 1850 đến nay, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,74oC, dự báo có thể tăng thêm 1,1 - 6,4oC vào năm 2100, mức tăng chưa từng có trong lịch sử 1.000 năm qua
Gần đây, do lượng mưa ngày càng thấp, tại Niger, Chad, Lybia, Sudan, toàn bộ mùa màng bị thiêu cháy, gia súc chết la liệt vì không có nước và thức ăn. Hàng trăm ngàn người buộc phải di cư sang các nước khác trong châu lục để xin ăn, tìm việc làm kiếm sống qua ngày. Tại châu Á, tình hình hạn hán đang diễn ra tại Ấn Độ, Pakistan, khiến đất đai nứt nẻ và sông ngòi trơ đáy. Hạn hán nghiêm trọng cũng khiến mực nước sông Mê Công giảm xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm qua, làm đình trệ các hoạt động giao thông trên tuyến đường thủy quan trọng này của châu Á, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của 65 triệu người ở 6 quốc gia dòng sông này chảy qua. Còn tại Nam Mỹ, dòng sông Amazon chảy qua Brazil đã khô hạn mức kỷ lục kể từ khi tiến hành đo đạc (vào năm 1902) chỉ với 13,63m. Các nhà khoa học cho rằng có thể Brazil đang đối mặt với đợt hạn hán nặng nề nhất kể từ năm 1963.
Vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua, nhiều quốc gia trải dài từ Âu sang Á đã hứng chịu những đợt nắng nóng cao, gây cháy rừng nghiêm trọng, nhắc nhớ tới đợt nắng nóng ở châu Âu năm 2003, làm thiệt mạng khoảng 35.000 người. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với năm 2000, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Vừa thoát khỏi đợt nắng nóng, châu Á lại bị bão lũ tấn công dồn dập. Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất cũng đang ở mức kỷ lục: Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2010, lũ lụt và lở đất ở Trung Quốc đã giết chết hơn 3.000 người và 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Trận lụt kinh hoàng nhất, kể từ năm 1929, ở Pakistan do những cơn mưa dữ dội cuối tháng 7 đã nhấn chìm một vùng lãnh thổ rộng lớn, khiến ít nhất 1.600 người thiệt mạng, hơn 2 triệu người mất nhà ở và khoảng 20 triệu người chịu ảnh hưởng. Trước những tác động lớn của thiên tai, các nhà khí hậu học cho rằng hiện tượng xảy ra rất đúng với những gì Nhóm liên Chính phủ các chuyên gia về biến đổi khí hậu của LHQ đã kết luận cách đây 10 năm, họ cho rằng khí hậu Trái đất đã bị xáo trộn bởi khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Mất đa dạng sinh học, dịch bệnh, nước biển dâng
Tại Hội nghị đa dạng sinh học quốc tế diễn ra tại Nhật Bản cuối tháng 10, nhiều nhà khoa học nhận định, toàn thế giới đang thất bại trong nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học trên trái đất, nhiều hệ sinh thái đang bị phá hủy khiến nhiều loại động vật rơi vào nguy cơ tuyệt chủng khi nhiệt độ Trái đất ngày càng cao như hiện nay. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4°C nữa. Sự mất mát này chính do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Hệ sinh thái bị hủy hoại cũng góp phần dẫn tới làn sóng di cư tại nhiều nơi trên thế giới và những bất ổn chính trị, xung đột vũ trang. Vụ xung đột tại Sudan từ 2003 là một ví dụ. Hạn hán nghiêm trọng kéo dài khiến nguồn nước bị thiếu hụt, dẫn đến sự giao tranh giữa các bộ lạc tại Sudan khiến 300.000 người thiệt mạng và 1,5 triệu người buộc phải rời bỏ đất nước.
Một trong những vấn đề đang làm đau đầu nhiều quốc gia có đường bờ biển dài là sự cảnh báo về mực nước biển dâng đang xuất hiện ngày càng nhiều. Các nhà khoa học ở Đại học Colorado, Mỹ, vừa công bố công trình nghiên cứu cho thấy sự ấm lên của một vùng nước biển rộng lớn trải dài từ bờ biển phía Đông của Tây Phi tới Thái Bình Dương đóng vai trò chính khiến nước biển dâng lên, vì nó làm tan băng ở các vùng cực. Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương dễ bị tổn thương nhất trong biến đổi khí hậu. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan, nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ biến mất hoàn toàn.
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt, hạn hán, động đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột… sinh sôi nảy nở, truyền bệnh gây nguy hại đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh, giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 200.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy khi điều kiện sinh hoạt kém do thiên tai. Dự kiến, con số này tiếp tục tăng sau năm 2010.
Thiệt hại kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỷ USD, ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Theo thống kê của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong năm 2009, 6/10 quốc gia có số thương vong và thiệt hại GDP nhiều nhất là ở châu Á. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống ở các quốc gia này. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, các chính phủ đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ cũng tăng theo cấp số nhân.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo, mức thiệt hại trung bình do biến đổi khí hậu gây ra đối với 5 nước gồm Indonesia, Philippines, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam, có thể tương đương 6,7% tổng giá trị GDP hằng năm của các nước này vào năm 2100, tức gấp đôi mức thiệt hại trung bình trên thế giới. Về tổn thất kinh tế, báo cáo dự đoán, thiệt hại của biến đổi khí hậu sẽ tăng từ 125 tỷ USD trong giai đoạn hiện nay, lên khoảng 300 tỷ USD trong vòng hai thập kỷ tới.
HẠNH CHI - THANH HẰNG - ĐỖ VĂN (Theo Illegal-logging.info, BBC, Global Post)


Bài 3: Kỷ nguyên tìm kiếm năng lượng thay thế
Thế giới đang điên đảo với bài toán cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Làm thế nào để vừa có nguồn năng lượng phục vụ cho nền sản xuất mà không làm cạn kiện nguồn nhiên liệu hóa thạch? Thế kỷ 21 chắc chắn là thế kỷ của sự tìm tòi, khám phá những nguồn năng lượng thay thế, những vật liệu xanh mới để “bầu sữa” tài nguyên Mẹ Trái đất không bị tận diệt.
Mặt trời nhân tạo

Bên cạnh năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, các nhà khoa học đang nghiên cứu năng lượng sinh ra từ phản ứng nhiệt hạch vì đây được xem như nguồn năng lượng vô hạn trong tương lai và các nhà khoa học gọi dự án này là “Mặt trời nhân tạo”. Hydro sử dụng trong phản ứng nhiệt hạch có thể lấy được ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Chỉ 1g hydro có thể tạo ra năng lượng tương đương với hàng ngàn lít dầu. Ngoài Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc gần đây cũng thành công trong phản ứng tổng hợp hạt nhân hydro nặng. Công trình nghiên cứu thiết bị phản ứng tổng hợp hạt nhân siêu dẫn thế hệ mới của Hàn Quốc được viết tắt KSTAR.

Toàn cảnh lò phản ứng KSTAR của Hàn Quốc.
Cứ mỗi giây, Mặt trời lại tạo ra một nguồn năng lượng cực lớn nhờ phản ứng nhiệt hạch xảy ra liên tục. Nhưng hành tinh Trái đất lại không tồn tại môi trường có nhiệt độ và áp suất cao như vậy, vì thế đòi hỏi phải tạo ra một môi trường nhân tạo mô phỏng theo Mặt Trời. Để thực hiện được điều đó, Hàn Quốc đã xây dựng một lò KSTAR vào tháng 7 - 2008 và đã thành công trong việc tạo ra thể plasma - một trạng thái tồn tại khác của vật chất sau thể rắn, lỏng, khí. Đến nay, KSTAR đã tạo ra được loại plasma nóng đến 2 triệu độ C và duy trì được phản ứng nhiệt hạch trong vài giây. Đặc biệt, các neutron tìm thấy trong phản ứng nhiệt hạch gần đây nhất được xem như một bước ngoặt lớn trên con đường nghiên cứu tạo ra Mặt trời nhân tạo.
Một kế hoạch gồm 4 giai đoạn đến năm 2025 đã được vạch ra. Giai đoạn đầu hoàn thành vào năm 2012, sẽ đạt đến những tính năng cơ bản. Tới năm 2017, dự kiến tăng thời gian hoạt động của phản ứng nhiệt hạch lên 300 giây và thực hiện các nghiên cứu bước đầu cho Dự án lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER). Giai đoạn 3 sẽ tiếp tục tới năm 2022. Khi đó, các nhà khoa học sẽ lên kế hoạch hoàn thành các nghiên cứu về thể plasma hiệu suất lớn. Trong giai đoạn cuối, họ sẽ bắt tay vào thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về công trình phát triển năng lượng tổng hợp hạt nhân. Kế hoạch 4 giai đoạn của Hàn Quốc đi từ cơ bản đến mục tiêu tạo ra một thể plasma nóng tới 3 triệu độ C và thời gian hoạt động lên tới 300 giây để đưa vào thương mại hóa trên thị trường.
Tất nhiên, Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách trước khi đưa năng lượng nhiệt hạch vào sử dụng trong thực tế. Nhưng các nhà khoa học Hàn Quốc đang nỗ lực không ngừng để có những bước tiến quan trọng trong công trình nghiên cứu đầy ý nghĩa này nhằm tạo ra nguồn năng lượng xanh mới cho tương lai, góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trên toàn cầu.
Đại dương, nguồn điện năng khổng lồ
Nhân loại hiện cũng hướng đến đại dương như một nguồn năng lượng mới. Các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm nhiều cách để khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên. Họ nhận thấy đại dương có thể trở thành phương tiện giúp phát triển nền kinh tế thân thiện môi trường hay nền kinh tế “xanh”.
Theo Ủy ban Năng lượng quốc tế (IEA), năng lượng tiềm năng của đại dương vào khoảng 93.000 TWh/năm, gấp 5 lần điện năng toàn cầu/năm (17.000 TWh). Con số này thấp hơn so với năng lượng Mặt trời nhưng có thể cung cấp đủ năng lượng loài người cần để tồn tại. Năng lượng biển vô tận và được xem nguồn năng lượng thân thiện với môi trường khi ít thải ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nhà máy năng lượng Mặt trời cần khoảng không gian rộng lớn để sản xuất năng lượng. Các nhà máy phong năng với tiếng ồn lớn và xây dựng tại những khu vực biệt lập như vùng núi non. Trong khi đó, đại dương lại không có sự hiện diện của con người và không bị những hạn chế về môi trường.
Khi các máy phát được lắp đặt tại nơi có sóng to, có thể sản xuất được điện bằng việc tận dụng năng lượng gắn liền với chuyển động lên, xuống của con sóng. Biển sẽ cung cấp một nguồn năng lượng vô tận. Nhà máy năng lượng thủy triều đầu tiên được xây dựng từ năm 1966, nhưng đến nay nguồn năng lượng này chưa được phổ biến vì nhiều lý do: giá thành cao, phải có những thiết bị đặc biệt để đưa điện được sản xuất tại biển về đất liền và phải giải quyết nhiều vấn đề về địa-sinh học để có thể sử dụng được nguồn năng lượng thay thế này.
Những vật liệu thân thiện môi trường
Bên cạnh việc tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh, các nhà khoa học cũng đang dốc sức nghiên cứu những vật liệu tổng hợp dùng trong cuộc sống hàng ngày. Tháng 9 vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bath, Anh, thông báo họ đã xây dựng thành công một ngôi nhà làm từ cây gai dầu và vôi. Ngoài việc sử dụng để làm giấy, quần áo và thân xe hơi, cây gai dầu cũng có thể dùng làm vật liệu xây nhà thân thiện với môi trường trong tương lai. Ngôi nhà xanh trên có tên HemPod. Ngôi nhà một tầng này gồm nhiều bức tường được làm từ lõi gỗ cắt nhỏ từ cây gai dầu công nghiệp trộn với một chất kết dính vôi đặc biệt.
Tiến sĩ Mike Lawrence, thuộc Trường Đại học Bath, cho biết: “Các bức tường hoạt động như một hệ thống điều hòa không khí thụ động, độ ẩm bên trong được giữ ổn định và chất lượng không khí trong ngôi nhà rất tốt. Do cấu trúc vượt trội của lõi gỗ dầu gai kết hợp với đặc tính của các chất vôi kết dính, các bức tường này cũng có tính chịu nhiệt và chống cháy cao”. HemPod sẽ được giám sát chặt chẽ trong 18 tháng để xem xét tính bền vững của loại vật liệu xây dựng tương lai này. Cây gai dầu phát triển rất nhanh, dễ trồng và hầu như tất cả bộ phận của loại cây này đều sử dụng được. Còn vôi sống đã được sử dụng trong ngành xây dựng ở thiên niên kỷ này. Sự kết hợp của 2 loại nguyên liệu là một bước phát triển quan trọng trong nỗ lực tạo vật liệu xây dựng bền vững hơn.
Công nghệ sử dụng sợi dừa thay thế sợi polyester tổng hợp trong vật liệu composite dùng để sản xuất ván sàn, cửa ô tô... cũng được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Một nhóm các nhà nghiên cứu Trường ĐH Baylor, Mỹ đang phát triển dự án này. Nhóm nghiên cứu cho biết, các đặc tính cơ học của sợi dừa tốt hơn cả sợi polyester và sợi nhân tạo khi dùng để sản xuất các chi tiết ô tô. Sợi dừa có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sợi tổng hợp và thân thiện với môi trường, nếu không tận dụng, sơ dừa sẽ bị vứt bỏ. Rồi các loại túi thân thiện môi trường thay túi nylon, vải quần áo được sản xuất từ sợi bông nhân tạo..., tất cả đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên, ý thức con người trong việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên mới thực sự quan trọng nhất. Trong khi các nhà nghiên cứu đang vất vả tìm cách cứu Trái đất thì nhiều nước vẫn vô tư bóc lột tài nguyên không thương tiếc, tàn phá môi trường. Điều này được thấy rõ qua sự bế tắc của vòng đàm phán mới nhất về biến đổi khí hậu của LHQ tại Thiên Tân, Trung Quốc hồi đầu tháng 10 vừa qua. Cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ, hai quốc gia thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, về trách nhiệm trước sự nóng lên toàn cầu vẫn chưa có hồi kết. Các quốc gia vẫn chưa thể thống nhất một cam kết chung, để cùng nhau chia sẻ trách nhiệm cắt giảm khí thải gây ô nhiễm, chủ yếu bằng việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
HẠNH CHI - THANH HẰNG - ĐỖ VĂN
(Theo Illegal-logging.info, BBC, Global Post)
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Cây thiêng trăm năm của Senegal chết dần trong thời hiện đại
Cây bao báp, biểu tượng văn hóa gắn bó mật thiết với người dân quốc gia châu Phi Senegal, đang phải đối mặt với đe dọa từ biến đổi khí hậu, đô thị hóa và sự gia tăng dân số.
cay bao bap o chau Phi anh 1
Tại thành phố Dakar bận rộn ở đất nước Tây Phi Senegal, không người dân nào cảm thấy xa lạ với những cây bao báp to, hình thù đồ sộ sừng sững lẫn trong khung cảnh thành phố. Tài xế taxi rửa xe ngay bên dưới tán cây khổng lồ gần đường cao tốc. Những chiếc xe rỉ sét với mui xe mở nằm tại cửa hàng sửa chữa gần một cây khác. Trong lúc đó, thân cây trở thành bảng thông báo của người dân địa phương, dán đầy những quảng cáo tuyển thợ máy và cho thuê căn hộ.

cay bao bap o chau Phi anh 2
Những cây bao báp khổng lồ, một số đã trên 500 tuổi, tồn tại khắp Senegal. Gỗ của chúng quá giòn và xốp để có thể khai thác làm đồ nội thất, nhưng bao báp tồn tại trong mọi mặt đời sống. Lá bao báp thường được trộn ăn với cơm couscous, vỏ cây tước làm dây thừng, còn hạt và quả có thể chế biến thành đồ uống hoặc chiết xuất dầu. “Tất cả mọi thứ của cây bao báp đều đẹp, từ lá đến rễ”, Selbe Dione nói.

cay bao bap o chau Phi anh 3
“Đây là niềm tự hào của vùng”, Adama Dieme ngước cổ nhìn lên những nhánh cây tỏa rộng gần nhà. Dẫu vậy, bao báp, giống như các loài cây khác trong khu vực, đang bị đe dọa bởi chính những yếu tố làm đảo lộn mọi mặt xã hội - đó là biến đổi khí hậu, đô thị hóa và sự gia tăng dân số. Khu vực Tây Phi đang mất dần những tài nguyên thiên nhiên từng gắn bó mật thiết với bản sắc văn hóa. Nạn săn trộm cũng đã cướp đi hầu hết động vật hoang dã ở đây. Sư tử, hươu cao cổ và voi đều đang bị đe dọa.

cay bao bap o chau Phi anh 4
Những vạt rừng lớn bị san bằng để có chỗ cho các đồn điền cacao và dầu cọ. Rừng đước bị xóa sổ vì ô nhiễm. Ngay cả những cây keo mảnh mai cũng bị chặt để làm củi nhóm lửa khi dân số tăng. Theo nghiên cứu gần đây, biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân cái chết của một số cây bao báp lớn và già nhất châu Phi. Tại Senegal, các nhà nghiên cứu địa phương ước tính nước này đã mất một nửa số cây bao báp trong vòng 50 năm qua vì hạn hán và quá trình phát triển.

cay bao bap o chau Phi anh 5
Gần đây, mùa mưa bắt đầu muộn và lượng mưa ngày càng ít. Hạn hán trở thành một phần cuộc sống mới và mọi người tụ tập quanh cây bao báp để cầu mưa. Tại Diock, ngôi làng cách thủ đô 3 giờ chạy xe, mùa mưa giờ đáng lẽ đã phải đạt đỉnh nhưng tới tháng 8, làng mới chỉ đón 4 cơn mưa. Những cây kê ở ruộng chỉ cao tới mắt cá chân. “Chúng tôi xem trên TV về những gì xảy ra ở châu Âu và toàn thế giới. Chúng tôi biết điều gì sắp tới”, trưởng làng Mamadou Diop giãi bày. Để chống chọi biến đổi khí hậu, cư dân đang cố sử dụng ít máy móc tốn xăng và ngừng chặt cây để lấy củi. Tuy nhiên, mùa thu hoạch nghèo nàn tới mức nhiều người trong số 600 dân làng đã từ bỏ làm nông và chuyển đến thành phố.

cay bao bap o chau Phi anh 6
Một trong những khu vực phát triển nhất tại Senegal là ngoại ô Dakar, nơi Tổng thống Macky Sall ra lệnh xây cả một thành phố mới giữa khu rừng bao báp với cam kết của giới chức là sẽ trồng lại số cây họ đốn chặt.

cay bao bap o chau Phi anh 7
Ở vùng rìa phát triển, công nhân xây nhà mới trong khi xác cây bao báp đổ nằm trên mặt đất. Mùi mốc vương vẩn quanh thân cây rỗng. Những dấu tích của chiếc rìu chặt sắc ngọt để lại sẹo trên thân cây. Gần đó, nhiều thân gỗ cháy đen nằm chỏng chơ. Một người cho biết các cây đó bị đốt bằng xăng. “Mỗi khi thấy cây bao báp nằm rạp, bạn sẽ rất buồn. Đó là biểu tượng của đất nước chúng tôi. Nhưng việc xây nhà để ở phải được ưu tiên”, công nhân Gorgui Kebbe nói.

cay bao bap o chau Phi anh 8
Tại Senegal, hình bao báp được khắc trên con dấu của tổng thống và vẽ trên các bức tường hay bảng hiệu. Cây bao báp được cho là 850 tuổi với chu vi thân 30 m là một địa điểm thu hút khách du lịch. Bạn có thể ngủ trong khách sạn nhà trên cây hoặc đi xe cáp để chiêm ngưỡng các cây bao báp trong khu vực. Senegal có ít sông ngòi, hầu như không có núi nên bao báp mọc lên ở cả những nơi cằn cỗi chủ yếu cây bụi và trở thành tọa độ điểm dừng chân oai vệ. Xuyên suốt lịch sử, mọi cộng đồng đều hình thành xung quanh những cây này.

cay bao bap o chau Phi anh 9
Bao báp như tòa thị chính, nơi các quyết định quan trọng được đưa ra, các em bé được đặt tên và những mâu thuẫn được giải quyết ổn thỏa. Bộ rễ nổi phình trên mặt đất như những con trăn là chỗ nghỉ ngơi lấy sức, còn tán cây là nơi trú nóng cho người dân. Một số thân cây treo đầy chân gà và vòng tay để cầu may. Người hành hương tìm đến Ile de Madeleine, một đảo nhỏ ngoài khơi Dakar, để đặt tiền vào khe trên thân cây bao báp hoặc để lại lời cầu nguyện. Nhiều cây còn đánh dấu nơi chôn cất người đã khuất. Tại Kaolack, 49 nhà vua thuộc triều đại Guelewar được chôn dưới một cây bao báp. Người dân địa phương coi những cái cây là nơi thiêng liêng, quý giá và có linh hồn.

cay bao bap o chau Phi anh 10
Ở các thị trấn và làng mạc thôn quê, mỗi cộng đồng đều có truyền thống độc đáo liên quan tới cây bao báp. Tại Diock, cô dâu và chú rể phải đi quanh cây 7 lần sau khi cưới. Tại Fadiouth, đảo nằm ở bờ biển phía tây nam, lễ đưa tang thường tạm dừng khi tới được cây bao báp, trước khi tiếp tục đến đền thờ hoặc nghĩa trang. Seydou Kane, làm việc ở Bộ Văn hóa Senegal, được thực hiện nghi lễ tẩy rửa dưới tán cây bao báp ở thành phố Thiès khi lên 4 tuổi. Cầm con dao trên tay, Kane 4 tuổi thu hết dũng cảm chạy tới khứa một nhát lên thân cây. “Giờ con là một người đàn ông. Con không phải sợ bất cứ thứ gì”, ông nhớ lại lời của người lớn lúc đó. Nhưng, cách đây không lâu, ông đi qua chỗ cái cây và phát hiện nó đã chết.

cay bao bap o chau Phi anh 11
Aminita Ba, 72 tuổi, làm nghề chăn dê ở khu vực nông thôn Samba Dia, nơi chỉ có duy nhất một cây bao báp khổng lồ sừng sững như tòa tháp. Khi đến khu nông trại này 50 năm trước, bà xây một ngôi nhà nhỏ gần cái cây vì biết rằng nó sẽ trở thành cột mốc chỉ đường cho du khách. “Tôi rất tự hào vì cây bao báp lớn này. Nhìn từ xa bạn có thể thấy nó và cạnh đó là một ngôi nhà, nhà của tôi”, bà chia sẻ. Những cây bao báp được giữ gìn tới ngày nay một phần nhờ vào sự trân quý của người dân.
 
Sửa lần cuối:
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm, quá trình canh tác trồng trọt, khai thác mỏ, hay chỉ đơn giản như thói quen sinh hoạt hàng ngày… đều đã và đang làm biến dạng bề mặt hành tinh. Chính lòng tham của con người sẽ hủy diệt tất cả.

Mặt trái của những đập thủy điện

anh1.jpg
Các công trình công cộng không phải lúc nào cũng hữu ích đối với công chúng. Điển hình như các dự án đập thủy điện của Trung Quốc. Với mục tiêu sản xuất năng lượng sạch, các con đập đồ sộ lại gây lụt lội ở các vùng xung quanh, hủy hoại môi trường sinh thái…

Năm 2007, Trung Quốc hoàn thành công trình đập thủy điện lớn nhất thế giới – đập Tam Hiệp. Công trình này đã choán nơi sinh sống của 1,2 triệu người, làm ngập lụt 13 thành phố chính, 140 thị trấn và 1.350 ngôi làng. Hàng trăm nhà máy, hầm mỏ, bãi rác và khu công nghiệp bị nhấn chìm trong nước, làm cho nước trong 1 hồ chứa nước dự trữ gần đó bị ô nhiễm nặng nề. Công trình này đã làm biến đổi một con sông hùng vĩ một thời trở thành một cái ao tĩnh lặng và bức tử hàng ngàn loài thủy sinh vật nơi đây.

Các nhà khoa học cũng liên hệ các con đập với những trận động đất. Đập Tam Hiệp được xây dựng phía trên 2 đường đứt gãy chính, và kể từ khi nó được xây dựng đã có có hàng trăm cơn chấn động nhẹ xảy ra. Họ còn cho rằng trận động đất thảm khốc ở Tứ Xuyên hồi năm 2008 làm 80.000 người chết cũng một phần là do lượng nước dồn về đập Zipingpu nằm ở rất gần đường đứt gãy gây ra trận động đất.

Đánh bắt thủy hải sản quá mức
anh2.jpg
Các món hải sản ngon miệng được nhiều người yêu thích đang ngày một rút ruột các đại dương. Theo Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), nhu cầu về hải sản của con người cao hơn gấp 2,5 lần so với khả năng cung ứng của biển. Các loài hải sản càng được ưa thích thì càng bị đánh bắt cạn kiệt. Các tàu đánh bắt cá hiện đại là thủ phạm chính. Chúng là những nhà máy chế biến hải sản di động, được trang bị các thiết bị dò tìm hiện đại. Khi phát hiện mục tiêu, một tấm lưới khổng lồ có kích thước bằng 3 sân bóng sẽ được thả xuống, tóm gọn cả bầy cá lớn chỉ trong vài phút. Các chuyên gia dự đoán rằng, nếu không có biện pháp can thiệp, nhiều loài hải sản quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của con người sẽ biến mất khỏi đại dương trong 40 năm tới.

Những cuộc di dân và những kẻ xâm chiếm
anh3.jpg
Khi con người di chuyển đến nơi sinh sống mới, họ thường đem theo những con vật hoặc cây cỏ ở quê mình đến trồng ở vùng đất mới. Việc làm này đã vô tình làm xáo trộn quần thể động thực vật bản địa, là một trong những nguyên nhân gây tàn phá môi trường khốc liệt nhất.

Những kẻ xâm chiếm mới này sẽ tranh giành môi trường sống và thức ăn, đẩy “dân địa phương” đến bước đường diệt vong. Một ví dụ điển hình là loài chim cưu (sống ở đảo quốc Mauritius nằm phía Tây Nam Ấn Độ Dương), nay đã bị tuyệt chủng do những sinh vật “ngoại lai” như mèo, chuột … được những thủy thủ Châu Âu mang đến đã phá hoại tổ và ăn trứng của chúng.

Các hoạt động khai thác than và khoáng sản
anh4.jpg
Than đá là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, nhưng kèm theo quá trình sản xuất điện từ than đá là lượng khí thải CO2 khổng lồ đang phá hủy bầu khí quyển. Hậu quả của nó là sự biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Thêm một vấn nạn của ngành công nghiệp khai thác than là rác thải như đất đá, cây cối bị đào lên trong quá trình khai thác sẽ bị đổ đống xuống các thung lũng lân cận, bóp nghẹt các dòng suối, phá hủy môi trường sống của các sinh vật, làm kiệt quệ dòng nước chảy ra các con sông; thêm vào đó, chất thải công nghiệp bị rửa trôi vào các dòng sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tai họa từ sơ suất của con người
anh5.jpg
Đôi khi, chỉ một sơ suất nhỏ của con người cũng gây ra hậu quả thảm khốc khó lường.

Thảm họa tràn dầu từng làm chấn động nước Mỹ của công ty Exxon Valdez năm 1989, ngoài việc cướp đi kế mưu sinh của hàng chục ngàn ngư dân, còn bức tử hàng triệu sinh vật biển khác ở vùng biển Alaska.

Mới đây nhất là vụ tràn dầu của công ty BP xảy ra ở vịnh Mexico hồi tháng 4/2010 thậm chí gây hậu quả còn nghiêm trọng hơn vụ Exxo, được đánh giá là thảm họa tràn dầu kinh hoàng nhất lịch sử. Cho đến hiện tại, vẫn còn quá sớm để ước lượng mức độ ảnh hưởng cũng như thiệt hại do sự cố này gây ra, nhưng chắc chắn người dân và hệ sinh thái trong khu vực này sẽ chịu thiệt hại hết sức nặng nề.

Phương tiện giao thông
anh6.jpg
Mỗi năm 1 chiếc xe hơi hoạt động sẽ thải ra khoảng 5,4 tấn CO2 dưới dạng khí thải. Ngoài tác hại lâu dài đến tầng ozone, gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, các loại khí thải này cũng gây tác hại tức thời đến con người thông qua các bệnh về đường hô hấp ngày càng phổ biến. Hơn nữa, ngành công nghiệp khai thác và cung cấp nhiên liệu (xăng dầu) cho các loại phương tiện giao thông hoạt động cũng để lại nhiều hậu quả xấu cho môi trường.

Các hoạt động nông nghiệp không bền vững
anh7.jpg
Các hoạt động nông nghiệp không an toàn là nguyên chính gây ô nhiễm đất và các nguồn nước. Lấy ví dụ, ở Mỹ, 70% nguồn nước như sông suối bị nhiễm hóa chất do phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi từ các cánh đồng.

Ngoài ra, ngành công nghiệp chăn nuôi quy mô lớn với hàng trăm ngàn con gia súc đang thải ra một lượng khổng lồ các loại khí thải chưa qua xử lý từ phân của chúng. Các khí này cũng “góp công” trong việc làm Trái đất nóng lên.

Nạn phá rừng
anh8.jpg
Các khu rừng đang bị teo nhỏ hoặc biến mất hàng ngày, đặc biệt là các khu rừng mưa nhiệt đới. Với đà phá rừng như hiện tại, các nhà khoa học ước tính khoảng 100 năm nữa, toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất.

Mất rừng cũng như mất đi lá phổi; không còn đủ cây xanh để chuyển hấp thụ và chuyển hóa các khí nhà kính. Không còn rừng cũng đồng nghĩa với việt mất đi hàng rào che chắn và bảo vệ, dẫn đến các thảm họa xói mòn và lũ lụt ngày một nghiêm trọng.

Bùng nổ dân số
anh9.jpg
Các nhà nghiên cứu dân số nói rằng, nếu chúng ta không tự kiềm chế dân số một cách ôn hòa thông qua các chương trình kế hoạch hóa gia đình, thì thiên nhiên sẽ làm giúp việc này nhưng với các biện pháp hết sức tàn khốc như bệnh dịch và đói kém.

Chỉ trong vòng 40 năm, dân số thế giới đã tăng từ 3 tỷ lên gần 7 tỷ người. Mỗi năm lại có thêm 75 triệu người – tương đương dân số của nước Đức – được sinh ra trên hành tinh. Ước tính đến năm 2050, dân số trái đất sẽ vượt mốc 9 tỷ người.

Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về thực phẩm tăng, lượng rác thải cũng theo đó tăng lên. Các ngành công nghiệp hoạt động hết công suất để phục vụ con người. Tài nguyên bị rút cạn. Trái đất dần kiệt quệ.

Nói một cách ngắn gọn, dân cư càng đông đúc thì càng sinh nhiều vấn đề phức tạp và nan giải.
Theo Việt báo, Discovery
 
Bọn mày đi cứu tụi mày trước đi, lo đéo gì cho Trái Đất.
Cùng lắm thì siêu núi lửa + động đất là cùng, thằng nào khôn thì sống, thằng nào ngu thì chết.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Con người đang hủy hoại trái đất thế nào?
Môi trường sống của hơn 7 tỷ người trên trái đất đang rơi vào trạng thái nguy hiểm vì ô nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài, loài người sẽ sớm bước vào thời kỳ diệt vong.
2_1.jpg
Khí thải của một nhà máy sản xuất điện từ than đá tại Anh bốc lên thành những cột khói lớn gây ô nhiễm trên diện rộng.
11FoulWaterBoatsPuttingOutFire1431379271_1.jpg
Vụ nổ lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, năm 2011, làm phát tán một lượng lớn phóng xạ ra môi trường. Hàng trăm nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa để lánh nạn. Đây cũng là lời cảnh báo về những rủi ro của điện hạt nhân.
3025622_environmentalproblemspollution17__880.jpg
Công nhân vớt cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
chay_rung.jpg
Hình ảnh các loài động vật di tản trong trận cháy rừng nhiệt đới Amazon. Số vụ cháy rừng gia tăng chủ yếu do nạn phá rừng, hạn hán và biến đổi khí hậu.
hai_cau.jpg
Hình ảnh hải cẩu đau đớn, mắc kẹt trong lưới đánh cá. Tình trạng săn bắt trái phép trên biển đã gây thiệt hại lớn về số lượng và ảnh hưởng tới môi trường sống của hàng trăm nghìn loại sinh vật sống dưới lòng đại dương.
no_gian_khoan.jpg
Vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon tại Mexico năm 2010 đã thiêu cháy toàn bộ cơ sở hạ tầng và khiến dầu tràn khắp vịnh Mexico. Đây được coi là vụ tràn dầu trên biển lớn nhất thế giới.
Screen_Shot_20150516_at_94124_AM.png
Gấu trắng chết vì kiệt sức trên đường đi về hướng bắc, tìm kiếm nguồn thức ăn. Bức ảnh chụp tại vùng vịnh phía Tây Svalbard, Na Uy. Tình trạng đóng băng kéo dài tại đây khiến số lượng nhiều loài động vật giảm mạnh do không thích nghi được với môi trường, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Screen_Shot_20150516_at_94244_AM.png
Mạng lưới các khu công nghiệp dày đặc tại thành phố Kansas, Mỹ.
Screen_Shot_20150516_at_94155_AM.png
Chăn nuôi công nghiệp tại Brazil. Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp càng trở nên cần thiết và cấp bách.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Trái Đất sẽ trở thành nhà kính khổng lồ 'trong vài chục năm nữa'
Các nhà khoa học cảnh báo các nước cần cấp tốc chuyển sang nền kinh tế xanh bởi ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch sẽ đẩy Trái Đất vào nguy hiểm về lâu dài.
Nếu băng ở các cực tiếp tục tan, rừng bị chặt phá và khí nhà kính gia tăng sau mỗi năm như hiện nay, Trái Đất sẽ chuyển tiếp sang một giai đoạn mới.
“Khí hậu sẽ nóng hơn 4-5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và mực nước biển dâng cao 10-60 m so với hiện nay”, các nhà khoa học cảnh báo vào ngày 6/8. Điều đó “sẽ tới chỉ trong vòng vài chục năm nữa”, các nhà khoa học nhận định.
Báo cáo được công bố trong lúc nắng nóng kinh hoàng đang hoành hành tại châu Âu và nhiều nơi trên thế giới. Nắng nóng dẫn đến cháy rừng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ... làm tan chảy sông băng trên dãy núi Kebnekaise, Thụy Điển.
Ảnh chụp từ vệ tinh Copernicus cho thấy đợt nắng nóng thiêu đốt mùa hè 2018 làm biến đổi thảm thực vật châu Âu giữa tháng 6 và tháng 7.
Trở thành nhà kính
Trạng thái nhà kính là hiện tượng Trái đất nóng lên do giữ nhiệt từ Mặt Trời thay vì phân tán nhiệt trở lại không gian bên ngoài, tương tự với nhà kính trồng cây.
“Trái Đất trong trạng thái nhà kính là không thể kiểm soát được và gây nguy hiểm tới nhiều người”, theo nghiên cứu của Đại học Copenhagen, Đại học Quốc gia Australia và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam tại Đức.
Nước ở các hệ thống sông ngòi dâng cao, bão hoành hành tại vùng ven biển và những rặng san hô đối diện với nguy cơ biến mất. Tất cả những điều này có thể diễn ra vào cuối thế kỷ 21 hoặc thậm chí có thể sớm hơn.
Trai Dat tro thanh nha kinh anh 1
Tảng băng trôi 11 triệu tấn đe dọa ngôi làng tại Greenland. Ảnh: CNN.

Cũng theo nghiên cứu này, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ vượt mọi mức nhiệt của thời kỳ gian băng trong 1,2 triệu năm qua. Gian băng là thời kỳ xen giữa các Kỷ Băng Hà khi nhiệt độ Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các cực.
Băng tan dẫn đến nước biển dâng cao đột ngột, làm ngập lụt vùng duyên hải và ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người đang sống tại những khu vực này.
“Nhiều nơi trên Trái Đất sẽ không thể sinh sống được nếu 'Nhà kính Trái Đất' trở thành hiện thực”, đồng tác giả Johan Rockstrom, giám đốc điều hành Trung tâm Phục hồi Stockholm, khẳng định.
Ngưỡng cực hạn của Trái Đất tới đâu?
Giới nghiên cứu cho biết ngưỡng thay đổi sẽ đến khi nhiệt độ Trái Đất cao hơn 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Hiện tại, mức nhiệt toàn cầu đã tăng 1 độ C và hành tinh này sẽ tiếp tục nóng lên với tốc độ tăng 0,17 độ/thập kỷ.
“Sự nóng lên 2 độ C có thể sẽ kích hoạt các yếu tố quan trọng, khiến nhiệt độ có thể tăng cao hơn nữa và tiếp tục gây ra nhiều sự thay đổi khác. Giống như hiệu ứng domino, điều này sẽ khiến cho Trái Đất ngày càng nóng hơn”, các nhà khoa học viết trong báo cáo.
Từng đợt nối tiếp nhau như vậy “có thể sẽ đưa Trái Đất sang một trạng thái mới”, đồng tác giả Hans Joachim Schellnhuber, giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, dự báo.
Các chuyên gia lo ngại những hiện tượng như cháy rừng sẽ xảy ra tràn lan do Trái Đất nóng, khô hạn. Điều này có thể sẽ làm gia tăng khối lượng CO2 tích tụ, tiếp tục dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
Trai Dat tro thanh nha kinh anh 2
Nhân viên cứu hỏa trong trận cháy dữ dội gần thủ đô Athens, Hy Lạp vào ngày 23/7. Ảnh: Reuters.

Con đường tìm ra điểm cực hạn của Trái Đất
Nghiên cứu mang tên Perspective (Viễn cảnh) được tiến hành dựa trên các nghiên cứu trước đây về ngưỡng giới hạn của Trái Đất.
Các nhà khoa học nghiên cứu điều kiện môi trường trong quá khứ, chẳng hạn như trong kỷ Pliocene cách đây 5 triệu năm, mật độ khí CO2 là 400 ppm, tương tự hiện nay. Trong thời kỳ khủng long thống trị Cretaceous cách đây 100 triệu năm, mức độ CO2 thậm chí còn cao hơn, đạt 1.000 ppm, chủ yếu do hoạt động của núi lửa.
Các tác giả nghiên cứu “đối chiếu những ý tưởng, lý thuyết từng được công bố trước đây để trình bày cơ chế của điểm cực hạn”, Martin Siegert, đồng giám đốc Viện Grantham thuộc Học viện Hoàng gia London không tham gia vào nghiên cứu, cho biết.
Siegert cũng đánh giá việc cho rằng 2 độ C là ngưỡng cực hạn "một đi không trở lại" của Trái Đất là điểm mới của nghiên cứu này.
Ngừng thải khí nhà kính, Trái Đất vẫn nóng lên
Theo các nhà nghiên cứu, con người cần ngay lập tức thay đổi lối sống để có thể trở thành những chủ nhân tốt hơn của Trái Đất.
Trai Dat tro thanh nha kinh anh 3
Gần 40% diện tích thành phố Jakarta, Indonesia hiện nằm dưới mực nước biển. Ảnh: Reuters.

Nhiên liệu hóa thạch cần phải được thay thế bằng các nguồn năng lượng không phát thải khí nhà kính hoặc chỉ thải ra một lượng thấp. Con người cần nghĩ các biện pháp để hấp thụ lượng carbon thải ra, cụ thể như trồng nhiều cây hơn và ngăn chặn phá rừng.
Phương pháp canh tác, quản lý đất hiệu quả, bảo tồn đất liền và bờ biển, đồng thời tận dụng các công nghệ thu nạp carbon cũng là những điều con người có thể làm.
Tuy nhiên, xu hướng ấm lên hiện tại sẽ tiếp tục gây ra các sự thay đổi như tan băng ở cực và mất rừng. Lượng tuyết bao phủ Bắc bán cầu cũng sẽ biến mất. Nói cách khác, kể cả nếu chúng ta ngừng phát thải khí nhà kính, sự nóng lên toàn cầu vẫn tiếp diễn.
Trong bối cảnh đó, các nhà nghiên cứu cảnh báo Trái Đất chưa chắc có thể duy trì sự ổn định.
“Điều chúng tôi chưa biết là liệu hệ khí hậu có thể an toàn ‘hạ cánh’ ở gần mức tăng nhiệt 2 độ C so với thời tiền công nghiệp như Thỏa thuận Paris đã vạch ra hay không”, ông Schellnhuber nói.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Trái Đất thay đổi nhanh chóng qua ảnh vệ tinh của NASA
Tuyết Mai
Thứ ba, 6/12/2016 13:43 (GMT+7)
Khi so sánh các bức ảnh chụp lại bề mặt Trái Đất của NASA, có thể dễ dàng nhận thấy con người đã thay đổi diện mạo của thế giới một cách đáng kinh ngạc theo năm tháng.
anh ve tinh anh 1
anh ve tinh anh 2

Sông băng Pedersen, Alaska, hè 1917 và hè 2005 (88 năm sau). Các sông băng ở Vườn Quốc gia Kenai Fjords, gần Seward, Alaska, Mỹ, đã suy giảm nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu. Từ các cao nguyên, băng đá tan chảy xuống các hồ nước khiến chúng ngày càng mở rộng.


anh ve tinh anh 3
anh ve tinh anh 4

Biển Aral, Trung Á, tháng 8/2000 và tháng 8/2014. Biển Aral từng là hồ nước lớn thứ 4 trên thế giới. Các công trình thủy lợi được xây dựng ở đây đã giúp trồng trọt phát triển nhưng lại tàn phá biển Aral. Hồ nước mặn này không ngừng co hẹp và bốc hơi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của khu vực.


anh ve tinh anh 5
anh ve tinh anh 6

Hồ Oroville, California, tháng 7/2010 và tháng 8/2016. Hồ Oroville được tạo thành bởi đập Oroville ngăn sông Feather, phía bắc California, Mỹ. Hồ chứa nước này đã bị cạn khô trong năm ngoái, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cấp nước của khu vực.


anh ve tinh anh 7
anh ve tinh anh 8

Hồ Powell, bang Arizona và Utah, Mỹ, tháng 3/1999 và tháng 5/2014. Hồ Powell nằm ở ranh giới giữa Arizona và Utah, tạo thành sau khi đập Glen Canyon được xây dựng dọc sông Colorado. Con đập được xây dựng đã khiến các hẻm núi, suối nước và môi trường sống của động vật hoang dã bị dòng nước nuốt chửng. Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm giải trí nhưng mực nước xuống thấp cũng gây tổn hại tới du lịch.


anh ve tinh anh 9
anh ve tinh anh 10

Sông băng Bear, Alaska, Mỹ, tháng 7/1909 và tháng 8/2005 (96 năm sau). Giống như sông băng Pedersen, sông băng Bear ở vùng băng đá Harding, Vườn Quốc gia Kenai Fjords, đã tan chảy xuống phía dưới. Trong vài thập kỷ qua, sông băng Bear đã bị bào mòn khoảng 0,75 m mỗi năm.
 
Sửa lần cuối:
anh ve tinh anh 11
anh ve tinh anh 12


Quần thể rừng ở Rondonia, Brazil, tháng 6/1975 và tháng 8/2009 (34 năm sau). Sự biến đổi các cánh rừng nhiệt đới thành đồng cỏ, đất canh tác đang diễn ra nhanh chóng khiến chúng ngày càng trở nên cằn cỗi.


anh ve tinh anh 13
anh ve tinh anh 14


Đỉnh Matterhorn ở dãy Alps, nằm giữa biên giới Thụy Sĩ và Italy, tháng 8/1960 và tháng 8/2005 (45 năm sau). Đỉnh núi cao và nổi tiếng hàng đầu ở châu Âu này đang bị sụt giảm do biến đổi khí hậu.


anh ve tinh anh 15
anh ve tinh anh 16


Rừng Mabira, Uganda, tháng 11/2001 và tháng 1/2006. Diện tích rừng ở Uganda đang bị mất dần do phát triển kinh tế, gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và cuộc sống của người dân địa phương.


anh ve tinh anh 17
anh ve tinh anh 18


Sông nhân tạo, Libya, tháng 4/1987 và tháng 4/2010. Đây là một trong những dự án phát triển dân sự lớn nhất mà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã tiến hành. Mục đích của dự án là cung cấp nước sạch cho mọi người, biến sa mạc trở nên xanh tươi và giúp Libya có thể tự cấp về thực phẩm. Công trình kĩ thuật vĩ đại này bao gồm mạng lưới đường ống ngầm dẫn nước ngọt từ các tầng chứa nước nằm sâu dưới sa mạc tới các thành phố của Libya.


anh ve tinh anh 19
anh ve tinh anh 20


Sông băng Qori Kalis, Peru, tháng 7/1978 và tháng 7/2011 (33 năm sau). Những sông băng được tạo thành do tuyết rơi nén thành các khối băng trong nhiều thế kỷ có thể bị tan chảy chỉ trong vài chục năm, do chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu của khu vực và toàn cầu.


anh ve tinh anh 21
anh ve tinh anh 22


Hồ Mar Chiquita, Argentina, tháng 7/1998 và tháng 9/2011. Hồ nước muối tự nhiên lớn nhất Nam Mỹ này bị thu nhỏ lại do hoạt động thủy lợi và hạn hán.


anh ve tinh anh 23
anh ve tinh anh 24


Quần thể rừng ở Uruguay, tháng 3/1945 và tháng 2/2009 (34 năm sau). Uruguay đã mở rộng diện tích rừng từ 45.000 ha lên 900.000 ha. Tuy nhiên, điều này đã gây suy giảm đa dạng sinh học của khu vực rừng.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Vấn đề nóng của máy lạnh
Phạm Vi An Thứ Bảy | 06/10/2018 10:42
image_61042210.jpg

Hệ thống điều hòa không khí cần phải được cải tiến về mặt công nghệ, nếu không muốn cả thế giới phải trả giá quá đắt.
Máy điều hòa không khí đem lại sự mát mẻ, dễ chịu cho các ngôi nhà nhưng khiến cả thế giới phải trả giá đắt.
Biện pháp nào hiệu quả nhất giúp giảm lượng khí thải nhà kính? Trở thành người ăn chay? Trồng lại rừng cho Amazon? Đạp xe tới sở làm? Không có giải pháp nào trên đây là hiệu quả nhất cả. Câu trả lời là hãy cải tiến máy điều hòa trong nhà.
Theo một phép tính, thay thế các loại tủ lạnh làm nguy hại bầu không khí sẽ giảm tổng lượng khí thải nhà kính tới tương đương 90 tỉ tấn CO2 vào năm 2050. Làm cho các thiết bị này tiết kiệm điện năng hơn có thể tăng gấp đôi con số trên. Ngược lại, nếu phân nửa dân số của thế giới từ bỏ ăn thịt sẽ giảm được 66 tỉ tấn khí CO2. Trồng lại rừng cho 2/3 các khu rừng nhiệt đới bị suy kiệt sẽ giảm được 61 tỉ tấn. Trong khi đó, tăng 1/3 chặng đường chạy xe đạp trên toàn cầu có thể giảm được 2,3 tỉ tấn khí CO2.
Van de nong cua may lanh
Điều hòa không khí là một trong những ngành bị bỏ lơ nhất trên thế giới. Ô tô và hệ thống điều hòa không khí được phát minh gần như cùng một thời điểm và cả hai đều có tác động lớn đến môi trường sống cũng như nơi làm việc của chúng ta.
Tuy nhiên, không giống ô tô, hệ thống điều hòa hầu như không bị chỉ trích vì tiêu thụ điện năng quá lớn, gây những tác động xã hội, hay lượng khí mà chúng thải ra. Hầu hết các quốc gia có khí hậu nóng bức không có các quy định quản lý sử dụng điện năng của máy điều hòa.
Không thể phủ nhận hệ thống điều hòa không khí đã mang lại nhiều lợi ích cho con người. Ông Lý Quang Diệu, vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã gọi máy điều hòa “có lẽ là một trong những phát minh đáng chú ý nhất trong lịch sử”.
Van de nong cua may lanh
Nó đã giải phóng năng suất sản xuất ở các vùng nhiệt đới và đã đưa miền Nam Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới. Tại châu Âu, máy điều hòa đã làm giảm tỉ lệ tử vong do nhiệt độ quá cao tới gấp 10 lần kể từ năm 2003. Đối với trẻ con, các ký túc xá và lớp học có trang bị máy điều hòa gắn liền với điểm số cao hơn tại trường.
Dẫu vậy, các nhà hoạt động môi trường lại gọi máy điều hòa “là một sự xa xỉ mà chúng ta không thể kham nổi” và họ có lý do để nói như vậy. Trong 10 năm tiếp theo, có nhiều máy điều hòa hơn được lắp đặt trên khắp thế giới bằng với giai đoạn 1902-2005 (máy điều hòa được phát minh vào năm 1902).
Van de nong cua may lanh
Chỉ đến khi nào điện năng được sản xuất ra mà không thải khí carbon, nếu không những chiếc máy điều hòa sẽ vẫn tiếp tục làm cả thế giới nóng lên. Bởi vậy, vào lúc này, máy điều hòa đã và đang tạo ra một vòng luẩn quẩn: Trái đất càng nóng lên thì càng có nhiều người cần máy điều hòa. Nhưng càng có nhiều máy điều hòa, Trái đất sẽ càng nóng lên.
Để giảm những tác động tiêu cực của máy điều hòa, chúng ta cần một số điều kiện. Thứ nhất, máy điều hòa phải ngày càng tiêu thụ ít điện năng hơn. Các mẫu máy điều hòa tiết kiệm năng lượng nhất trên thị trường hiện nay tiêu thụ chỉ bằng khoảng 1/3 lượng điện năng so với các máy điều hòa trung bình. Các tiêu chuẩn sử dụng điện năng tối thiểu cần phải được nâng lên hoặc được ban hành tại các quốc gia mà thiếu các tiêu chuẩn này, nhằm đưa hiệu suất sử dụng điện năng trung bình tiến gần hơn với tiêu chuẩn cao nhất.
Thứ 2, các nhà sản xuất nên ngừng sử dụng các tủ lạnh gây hại cho môi trường. Bởi lẽ, hydrofluorocarbon, một loại hợp chất hữu cơ có chứa các nguyên tử flo và hydro thường được sử dụng trong ngành điều hòa không khí, lại độc hại gấp hơn 1.000 lần so với khí CO2. Một thỏa thuận quốc tế nhằm loại trừ dần các chất gây ô nhiễm này, gọi là Hiệp định Kigali, sẽ có hiệu lực vào năm 2019. Đây là một tín hiệu lạc quan.
Van de nong cua may lanh
Thứ 3, chúng ta có thể thiết kế các văn phòng, trung tâm thương mại, thậm chí các thành phố sao cho không cần phải lắp đặt quá nhiều máy điều hòa.
Sẽ có nhiều tòa nhà hơn được xây dựng có mái che nhô ra ngoài hoặc có ban công tạo bóng mát hoặc được trang bị hệ thống thông gió tự nhiên. Một cách đơn giản là chúng ta hãy sơn mái nhà màu trắng để có thể giúp giữ nhiệt độ xuống thấp.
Trên hết, hệ thống điều hòa không khí cần phải được cải tiến về mặt công nghệ, nếu không muốn cả thế giới phải trả giá quá đắt. Rõ ràng, việc có được sự mát mẻ dễ chịu nhờ vào máy điều hòa không nhất thiết phải trả giá đại giới là làm cho Trái đất ngày càng nóng hơn.
 
Sửa lần cuối:
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
"Biến đổi khí hậu sẽ tàn phá chúng ta nhiều hơn tất cả những cuộc chiến trong lịch sử gộp lại" - Elon Musk
Đó là phát biểu của CEO công ty Tesla - Elon Musk. Nếu chúng ta không thay đổi ngay từ bây giờ, tương lai sẽ cực kỳ đen tối.
Theo như Elon Musk - CEO của Tesla - trình bày vào hôm thứ Tư tuần này tại Đại học Paris-Sorbonne (Pháp), sự biến đổi khí hậu có thể tàn phá Trái Đất hơn tất cả những trận chiến tranh trong lịch sử gộp lại nếu chính phủ vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ). Vì vậy ông tin rằng việc đổi sang năng lượng tái tạo là điều "tất lẽ dĩ ngẫu phải xảy ra".
"Nếu chúng ta chờ đợi và chậm trễ thay đổi, trường hợp khả quan nhất đơn giản là tạm thời ngưng quá trình chuyển đổi bắt buộc này. Đấy là trường hợp tươi sáng nhất, nếu không hành động ngay. Còn trường hợp tồi tệ nhất, đó là sự hủy diệt tàn khốc còn hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong lịch sử gộp lại. Trường hợp bi thảm nhất và khả quan nhất là như vậy, đó là lý do vì sao tôi gọi nó là cuộc thử nghiệm ngu ngốc nhất lịch sử".
Ông nói rằng việc sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế nhiên liệu hoá thạch chắc chắn xảy ra trong tương lai vì sớm hay muộn gì thì nó cũng sẽ cạn kiệt.
 Elon Musk phát biểu tại Đại học Paris-Sorbonne
Elon Musk phát biểu tại Đại học Paris-Sorbonne
Nếu không thực hiện ngay điều này, rất có khả năng 5-10% diện tích đất đai trên Trái Đất sẽ bị chìm trong biển nước. Có thể con số này trông nhỏ, nhưng hiện đang có khoảng 1/3 dân số (khoảng hơn 2 tỉ người) đang sống trong phạm vi 100km sát bờ biển và vùng đất thấp. Musk chia sẻ: "Sẽ có khoảng 2 tỉ người dân mất nhà cửa và bị di dời, thậm chí đất nước của họ cũng sẽ biến mất. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên hành động."
Bài diễn thuyết của ông Musk diễn ra vào dịp các nhà lãnh đạo toàn cầu đang tham dự Hội nghị Biến đổi Khí hậu Thế giới tại Paris nhằm kí kết các hiệp định về giảm thiểu khí thải hiệu ứng nhà kính. Ông mong rằng chính phủ các nước sẽ đồng ý kí kết hiệp định chung này và nhấn mạnh rằng sự biến đổi khí hậu là vấn đề của chính phủ các nước.
Ông Musk nói rằng lí do của việc các nguồn nhiên liệu sạch như mặt trời, gió và địa nhiệt tiến triển chậm chạp là vì các hoạt động sản sinh ra khí carbon vẫn được hỗ trợ và trợ cấp chi phí, nếu chính phủ đánh thuế các hoạt động này thì mọi người sẽ chuyển qua sử dụng nguồn nhiên liệu sạch.
"Chính phủ các nước phải rõ ràng trong chuyện này, bởi vì vấn đề ở đây là đa số chính sách mỗi quốc gia đều khuyến khích người dân sản sinh ra carbon. Thật điên rồ. Nếu chúng ta được khuyến khích thì chúng ta sẽ cứ làm theo. Đó là lí do hiếm ai thấy tác hại của việc này. Chính phủ là người đặt ra luật, và chúng ta đang sống trong thế giới mà ở đó những thói quen xấu được khuyến khích." - Ông Musk chia sẻ.
Tham khảo TechInsider
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Phát hiện gây sốc trong cuộc thám hiểm nơi sâu nhất đại dương
Hà Lan
Thứ ba, 14/5/2019 11:40 (GMT+7)
Sĩ quan hải quân Mỹ nghỉ hưu đã lặn xuống rãnh đại dương sâu nhất Trái Đất ở độ sâu gần 11.000 m và đã phát hiện một vật thể đáng lo ngại: rác nhựa.
View attachment Phát hiện gây sốc trong cuộc thám hiểm nơi sâu nhất đại dương - Thế giới - ZINGNEWS.VN.mp4
Vật thể khó ngờ nơi sâu nhất đại dương Các thợ lặn đã thực hiện chuyến lặn sâu nhất tại rãnh Mariana của Thái Bình Dương và tin rằng họ đã tìm thấy rác thải nhựa, ngay cả ở độ sâu khoảng 10.912 m dưới nước.
Theo Guardian, đây là chuyến lặn sâu nhất được con người thực hiện trong một chiếc tàu ngầm.
Victor Vescovo, sĩ quan hải quân nghỉ hưu, người đồng sáng lập Tập đoàn Insight Equity có trụ sở tại Dallas, đã thực hiện hành trình khám phá đầy mạo hiểm khi lặn xuống độ sâu 10.927 mét tại rãnh Mariana - rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất.
Rãnh Mariana nằm ở tây bắc Thái Bình Dương, phía đông quần đảo Mariana và kéo dài tới gần Nhật Bản.
lan xuong ranh dai duong sau nhat Trai Dat anh 1
Nhà thám hiểm Victor Vescovo điều khiển tàu ngầm ở rãnh Mariana của Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters.
Đoàn thám hiểm của cựu sĩ quan Vescovo đã công bố chuyến đi nói trên ngày 13/5. Chuyến lặn lần này sâu hơn 16 mét so với lần lặn sâu nhất xuống rãnh Mariana vào năm 1960.
Trong chuyến lặn của mình, ông Vescovo đã phát hiện vật liệu nhân tạo dưới đáy đại dương và đang cố gắng xác nhận rằng đó là nhựa, Stephanie Fitzherbert, phát ngôn viên đoàn thám hiểm Five Deeps của Vescovo cho biết.
Theo Liên Hợp Quốc, rác thải nhựa đang trở thành "đại dịch bệnh đại dương" với ước tính khoảng 100 triệu tấn được tìm thấy ở các đại dương trên thế giới.
Trong 3 tuần qua, đoàn thám hiểm Five Deeps đã thực hiện 4 lần lặn xuống rãnh Mariana bằng tàu ngầm của mình ở điểm giới hạn DSV và thu thập được các mẫu sinh vật và đá.
Theo CBS, ngoài các sinh vật, đoàn thám hiểm đã phát hiện một số thứ mà các chuyến thám hiểm trước đó chưa thấy: đó là ô nhiễm. Họ cũng nhận ra tác động của con người đã vươn tới những phần sâu thẳm nhất của đáy biển.
lan xuong ranh dai duong sau nhat Trai Dat anh 2
Đội của Vescovo tin rằng họ đã tìm ra những sinh vật mới dưới đáy rãnh Mariana, nhưng họ cũng phát hiện cả sự ô nhiễm. Ảnh: CBS.
Đây cũng là lần thứ ba con người lặn xuống điểm sâu nhất trong đại dương, được gọi là Vực thẳm Challenger. Nhà sản xuất phim người Canada James Cameron là người cuối cùng ghé thăm vào năm 2012 ở độ sâu 10.908 mét, cũng với chiếc tàu ngầm của ông. Vực thẳm Challenger nằm ở cuối rãnh Mariana về phía nam.
Trước đó, chuyến thám hiểm đầu tiên đến Vực thẳm Challenger được Hải quân Mỹ thực hiện vào năm 1960, đạt độ sâu 10.912 mét.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Trời nắng nóng tới mức tan chảy, biến dạng cả ôtô
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều quốc gia không chỉ đe dọa tính mạng con người và vật nuôi mà còn tàn phá nhiều phương tiện giao thông trên đường.
oto tan chay duoi troi nang anh 1
Bánh một chiếc container phủ đầy nhựa đường dưới nắng nóng kỷ lục tại Queensland, Australia năm ngoái. Hơn 50 chủ xe đã được đền bù thiệt hại do xe hỏng. Ảnh: Sun.
oto tan chay duoi troi nang anh 2
Nhựa đường tan chảy làm hỏng lốp và các bộ phận khác của xe. Ở nhiệt độ cao, bề mặt đường nhựa sẽ tan chảy rồi cuốn vào lốp xe. Ảnh: Sun.
oto tan chay duoi troi nang anh 3
Tất nhiên, những xe gặp tình trạng này không thể di chuyển an toàn trên đường, chưa kể xe dễ bị hỏng hóc. Ảnh: Sun.
oto tan chay duoi troi nang anh 4
Một chiếc Renault biến dạng ngoài trời nắng tại bãi biển Caorle, gần Venice (Italy). Hông xe và cản sau tan chảy khi chiếc xe bị bỏ ngoài trời nắng vài ngày. Ảnh: dailymail.
oto tan chay duoi troi nang anh 5
Nắng nóng kỷ lục tại Arizona (Mỹ) tháng 7/2018 đã làm rất nhiều ôtô biến dạng. Nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 51 độ C dường như làm mọi thứ tan chảy. Ảnh: express.co.
oto tan chay duoi troi nang anh 6
Bảng táplô của xe tan chảy dưới nắng nóng tại Queensland, Australia. Ảnh: Sun.
oto tan chay duoi troi nang anh 7
Một chiếc xe tan chảy dưới trời nắng khủng khiếp tại Dubai. Ảnh: dubaiblogs.
oto tan chay duoi troi nang anh 8
Lính cứu hỏa phải phun dung dịch chống cháy vào một chiếc sedan đang tan chảy tại Anh. Ảnh: bbc.
oto tan chay duoi troi nang anh 9
Gương xe sang bị biến dạng dưới nắng nóng tại Anh. Ảnh: bbc.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Tác hại không ngờ của điều hòa với môi trường
View attachment Tác hại không ngờ của điều hòa với môi trường - Sức khỏe - ZINGNEWS.VN.mp4
 
Sửa lần cuối:

Có thể bạn quan tâm

Top