Ký ức về bong bóng 2008

Ký ức bong bóng 2008

Nếu bạn đã sống qua thời đó thì có lẽ bây giờ đã 30-40 tuổi rồi. Mình cũng vậy. Cho nên xin kể lại những gì đã trải qua để thế hệ trẻ bây giờ biết chút về lịch sử kinh tế Việt Nam.

Trước tiên, chúng ta cần biết chút ít về bối cảnh thời bấy giờ.

Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995.
Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2007.
Tuy tiêu đề là về năm 2008 nhưng thực chất là những năm trước và sau đỉnh điểm đó.

Nghĩa là khi bong bóng nhà đất và chứng khoán xảy ra, đa số người dân Việt Nam chưa hề biết kinh tế tư bản và thị trường chứng khoán là gì. Đợt đó là lần đầu tiên người Việt va chạm với biến động thị trường sau một khoảng thời gian dài sống trong bao cấp.

Vậy lúc đó chuyện gì xảy ra?

Tô phở 10,000đ, ổ bánh mì vài ngàn. Cầm tờ 500k là đủ cho nhóm ăn tối chứ không mất giá như bây giờ.
Sốt đất khắp nơi và nhiều người trở thành đại gia nhờ bán đất. Giá cả nhảy điên loạn, nhân 2 nhân 3 chỉ trong thời gian ngắn.
Nhiều anh chị Việt kiều thấy giá đất lên. Ham quá nên nhờ người thân đứng tên mua. Rồi hàng tá vụ tranh chấp xảy ra khi lòng tham làm thay đổi con người.
Những Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt và Đà Nẵng phất lên nhờ trúng đất. Huyền thoại về tăng trưởng kinh tế từ đó mà ra.
Ở nhiều sàn bất động sản, bạn chỉ cần cọc tiền, tháng sau quay lại là bán có lời.
Ngành tài chính ngân hàng được coi là hot nhất, thu hút thí sinh giỏi nhất và điểm chuẩn cũng cao tương đương. Muốn vào một khóa ở trường top thì điểm ít nhất là 21, lúc chưa bị lạm phát điểm số như hiện nay.
Các vị trí trong ngân hàng được coi là cực phẩm. Dẫn đến cơn sốt “lót tiền để chạy việc.” Bây giờ thì đỡ rồi.
Lãi suất tiết kiệm lên 19%. Người dân ham quá nên gửi vô. Nhưng ít ai biết rằng tiền mất giá cao hơn.
Lãi suất cho vay thì 22-27%, tùy ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh toát mồ hôi vì lãi ăn sạch lợi nhuận.
Tiền mất giá siêu nhanh. Các hộ kinh doanh phải thay đổi bảng giá sau vài tháng vì chi phí đầu vào tăng không trần.
Người chơi chứng khoán đa số tới sàn ngồi, coi bảng giá rồi mua bán. Lúc đó iPhone chưa thịnh hành. Cũng không có những app như Anfin để mua cổ phiếu từ 10,000 đ. Cũng không có những fintech như Finhay, Infina hay Fmarket.
Báo chí liên tục đưa tin về những sinh viên phù thủy chứng khoán. Ai cũng coi mình là thiên tài.
Khi ra quán cà phê, bạn sẽ thấy người ta mở laptop và bàn tán về chứng khoán. Người giàu, nghèo, già và trẻ đều sốt chứng khoán. Vì chỉ cần mua là lời, khỏi cần tài năng hay suy nghĩ gì. Kiếm tiền quá dễ.

Rồi 1-2-3 chứng khoán giảm từ từ và dẫn đến chuỗi ngày đỏ suốt mất năm. Những người đã trải qua giai đoạn đó mất cũng không ít tiền nhưng nhận ra bài học là chụp giật không bao giờ bền. Nhiều người sợ chứng khoán Việt Nam là vì vậy.

Bây giờ sau 14 năm, mọi thứ được lặp lại. Phần lớn các bạn trẻ lúc đó còn học cấp 1-2 nên chưa trải qua. Sóng nào cũng tạo ra người thắng và nạn nhân.

Cho nên không quá khó hiểu vì sao chỉ 6% dân số Việt Nam chơi chứng khoán. Không phải vì họ ngu ngốc mà vì trải nghiệm đầu tiên đã làm cháy túi họ rồi.


Nguồn : fb
M có cửa làm ăn gì ko? Hé tí cho t chấm mút với
 
Ko siết đc,dân châu Âu,Mỹ khác châu Á về văn hóa lắm,chưa nói tới trình độ công nghệ,công nghiệp. Đa số tỷ phú châu Âu là công nghệ nhé,từ Bill Gates, Elon Musk...Vn mày có kinh doanh mua bán gì cũng phải có mặt bằng cả.. thêm cái quan niệm tài sản phải có bđs nữa. Dạng đôi ba chục tỷ tao k nói,chứ vài trăm đến vài ngàn tỷ thì quá bán tài sản họ đổ vào bđs cả. Thêm nữa rào cản về luật pháp,quy định rườm rà, quan liêu,ra làm doanh nghiệp mới hiểu. Đụ mẹ từ thằng phường xã,đến quản lí thị trường, thuế má toàn thằng ăn bẩn cả. Nếu là dn nhỏ,mà k đc tạo điều kiện kinh doanh thông suốt,thì sẽ ko phát triển đc đâu,mà chỉ lo đối phó. Nên bđs vẫn là kênh trú ẩn xuyên suốt.
Tới đây với mỗi người một mã định danh rồi, nó click chuột cái là biết mày có bao nhiêu đất đai, theo đó mà áp thuế, chạy lên trời với kiểu án tại hồ sơ như này.
Siết ở đây là ko để nó tăng giá quá nhanh như thời gian rồi, x2,3 qua hàng năm. Mà mỗi năm chỉ tăng 10-15% thôi, như các nước phát triền khác.
Mà giờ đi chung chi sai phạm với chính quyền, tụi nó nhát bỏ mẹ so với các năm trước. Nhiều việc bé xíu mà tốn đồng tiền, có khi tụi nó không nhận
 
Tới đây với mỗi người một mã định danh rồi, nó click chuột cái là biết mày có bao nhiêu đất đai, theo đó mà áp thuế, chạy lên trời với kiểu án tại hồ sơ như này.
Siết ở đây là ko để nó tăng giá quá nhanh như thời gian rồi, x2,3 qua hàng năm. Mà mỗi năm chỉ tăng 10-15% thôi, như các nước phát triền khác.
Mà giờ đi chung chi sai phạm với chính quyền, tụi nó nhát bỏ mẹ so với các năm trước. Nhiều việc bé xíu mà tốn đồng tiền, có khi tụi nó không nhận
Đóng thuế đàng hoàng sợ con cặc gì. Nói thật tao k ngại đóng thuế,chỉ ghét mấy thằng ăn bẩn.mà chưa chắc nhé,đang kì đốt lò,cụ xuống có ng khác lên,bộ sậu mới thì nó lại ăn. Ngại gì
 
Đnag mày mò cafe vs cây xanh thôi. Do tao có cổ tức mảng vận tải biển vs chung cư,mấy cái phòng trọ cho thuê nên nghiệm ra rằng kiếm cái nào nhẹ đầu,thu nhập thụ động mà nghiên cứu .
M thế này tầm tay to mẹ rồi. Có biến động thế nào m cũng đéo chết được
 
M thế này tầm tay to mẹ rồi. Có biến động thế nào m cũng đéo chết được
Nhiều thằng kiếm tiền rất giỏi mảng nào ý. Nhưng lại dở chỗ phân bổ danh mục đầu tư. Tao ví dụ nhé : cash bao nhiêu % tỷ trọng. Rồi tới đầu tư,đầu cơ lại phải phân ra tài sản, trong tài sản lại phân ra, tài sản ngắn hạn,tài sản dài hạn,tài sản tạo ra dòng tiền, mỗi thứ chiếm bao nhiêu %. Tiếp theo là dòng tiền đều của mỗi đứa so với đòn bẩy tài chính nó có cân đối hay ko,có rủi ro hay ko. Nhiều tay to tài sản rất nhiều nhưng do họ quá tham dùng đòn bẩy nên bị phát mãi tài sản,do kinh doanh thất bát k có tiền trả lãi + đáo hạn,thậm chí lâm vào phá sản. Tao vẫn đầu cơ như thường,nhưng sau mỗi nhịp ổn lại cash out vô trú vào bđs ( đặc biệt mấy cái có thể khai thác dòng tiền trên nó như chuỗi trọ,cho thuê nhà xưởng ), hoặc tái đầu tư vô mô hình tạo ra dòng tiền đều. Ts tăng bao nhiêu thì dòng tiền thu nhập nên tương ứng. Vậy nó mới bền vs nhẹ đầu.
 
Cuối cùng thì, chỉ có lao động mới là vinh quang, thanh niên Việt Nam cũng chỉ có con đường cách mạng, và mỗi người chỉ cần sống, chiến đấu và học tập theo gương Uncle Ho vĩ đại. Mấy cái vĩ mô để lãnh đạo lo.
học theo làm cách mạng cướp chính quyền phải ko ạ?
 
Lâu nhỉ. Thật ra 2k8 vỡ ở mẽo chưa lan đến dzịt mạnh mẽ đâu. Sốt đất lãi suất ầm ầm. Phải 2-3 năm sau đL mới thấm đòn sau pha kích hoạt từ vinaline vinashin. Chứ ck lắm đổi đời từ nó lắm
 
Hồi đó tao học lớp 9 thôi nhưng cũng đã có chút kí ức về cái bong bóng bđs + chứng khoán khi bà già đâm vào cả 2, hậu quả sau đợt đó là năm 2011 bay mẹ cái nhà ở HN + nợ thêm vài tỏi. Đang từ cậu ấm, ăn ngủ nghỉ đ phải nghĩ ngợi đéo gì thì đùng cái hôm nào ngồi từ trên cầu thang hóng xuống trong căn nhà đã không còn là nhà của mình, tao cũng thấy chủ nợ đến đòi tiền. Tao nhớ mãi câu ông cậu ruột tao nói với tao lúc đó:" Giờ cháu phải cố tự bơi thôi, còn đời bố mẹ cháu coi như hỏng r :sweat:"
 
Hồi đó tao học lớp 9 thôi nhưng cũng đã có chút kí ức về cái bong bóng bđs + chứng khoán khi bà già đâm vào cả 2, hậu quả sau đợt đó là năm 2011 bay mẹ cái nhà ở HN + nợ thêm vài tỏi. Đang từ cậu ấm, ăn ngủ nghỉ đ phải nghĩ ngợi đéo gì thì đùng cái hôm nào ngồi từ trên cầu thang hóng xuống trong căn nhà đã không còn là nhà của mình, tao cũng thấy chủ nợ đến đòi tiền. Tao nhớ mãi câu ông cậu ruột tao nói với tao lúc đó:" Giờ cháu phải cố tự bơi thôi, còn đời bố mẹ cháu coi như hỏng r :sweat:"
Rồi bây giờ cuộc đời mày ntn rồi ?
 
Quận 9. Đĩa cơm sv tăng từ 5k - 7k - 9k - 12k - 15k trong vòng vài tháng. Thằng nào từng đi học hay mới ra trường thời gian đó sẽ hiểu rõ vảm giác nhịn đói như thế nào
Hiểu. Hồi đó tôi đi học, có ngày nhịn đói cả ngày chỉ được ăn tối, có ngày chỉ ăn trưa với 1 gói mì. Bài hát gì mà "bạn tôi sáng đạp xe hơn 2 chục cây số", bài đó đúng ắ.
 
Rồi bây giờ cuộc đời mày ntn rồi ?
À trộm vía hồi đấy chỉ chán thôi chứ cũng k quá suy sụp hay gì, vẫn học hành đỗ đạt rồi có việc làm ổn định. Gia đình thì trộm vía cũng êm, cày cuốc trả nợ thôi, dù giờ chưa hết nhưng cũng hòm hòm rồi, cả nhà chui lên căn chung cư ở. Giờ chỉ áp lực là sau lấy vợ thì phải tích cóp tự mua lấy cái nhà thôi, nói chung khổ đi 1 tí, nghèo đi nhiều tí chứ gia đình vẫn cùng nhau vượt qua đc sau đợt đó :pudency:
 
2008 tao 23t thấy rất nhiều người vỡ nợ. Bán nhà khắp nơi nhưng 2010 nhà đất mới sốt cơ nhé. Lúc 2009 mẹ tao mua cái nhà 1 tỷ giờ giá là 10 tỷ
 
tao chỉ nhớ thời 2006-2007 đĩa cơm full topping của tao chỉ có giá 5-6k, tự nhiên giá lên từ từ xong tới 2010-2011 toàn 15-20k :vozvn (7):
 
Mãi sau này tận 3x tuổi tao mới được biết đến cuộc khủng hoảng này. Ngày trước không có truyền thông nhiều & cũng không nghe ba mẹ nói nên cứ ỷ y ăn xài vô tư vô lo. Tội lỗi ghê. Biết đâu lúc đó ba mẹ tụi mình đang chật vật mỗi ngày mà mình không biết. :too_sad: :too_sad: :too_sad:
 
Sửa lần cuối:
Top