Thằng Đức lợn ngu như heo nên bị Nga nó đấm không trượt phát nào, nhìn sang Pháp lạm phát có 6.5% kìa.Tao nghĩ diễn đàn xàm này toàn bọp thủ, mày có thể xưng hô theo cách nói tiêu chuẩn của xàm là tao-mày/tml hoặc lịch sự thì anh-tôi. Mày chưa chắc hơn tuổi tml kia mà gọi nó là chú, tao thấy kiểu khệnh khạng lên mặt, không nên.
Về vấn đề lạm phát mày nói, tao không rõ cách tính của bọn nó khi lấy giỏ hàng hoá xác định CPI như thế nào. Có sự khác biệt gì giữa cách bọn Nga và bọn PT lấy giỏ hàng hoá, hoặc có sự khác biệt nào giữa việc thằng Nga lấy giỏ hàng hoá cho chính nó và bọn PT lấy để tính cho bọn Nga hay không. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tương quan trực tiếp đến lạm phát, nói cách khác là sức mua của đồng tiền. Tao muốn phân tích 4 ý:
(1) Lạm phát trong một số trường hợp phản ánh sự khó khăn về kinh tế vĩ mô, nhưng không hẳn là khó khăn trong đời sống dân chúng. Cấu thành của giỏ hàng sẽ bao gồm các hàng hoá liên quan đến nhu cầu cơ bản ăn mặc ở đi lại giáo dục, khám chữa bệnh, tiền hotelvân vân…cho đến máy móc, thiết bị dân sinh, xa xỉ phẩm. Nếu cấu thành nên giỏ hàng hoá đó tỉ lệ máy móc, thiết bị dân sinh, xa xỉ phẩm cao thì CPI cao, dẫn đến lạm phát cao đối với thằng Nga về mặt thống kê, vì thiết bị điện tử, máy móc cần linh kiện nhiều thằng Nga ko thể ko phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do phong toả tài khoản và cấm vận dẫn đến thiếu nguồn cung của một số lớn linh kiện thiết bị, chi phí đầu vào cho ngành sản xuất đó sẽ tăng cao dẫn đến hàng đó tăng cao. Đấy là chưa kể có những thứ phải nhập nguyên chiếc. Còn xa xỉ phẩm như hàng thời trang, đồ hiệu, nước hoa…thì phần lớn nhà cung ứng là thuộc PT rồi nên giá tăng không phải nghĩ. Nhưng ngược lại những thứ về nhu cầu cơ bản như ăn mặc ở đi lại giáo dục y tế… thì với nền tảng phát triển khoa học cơ bản của nó cộng thêm tự chủ giá đầu vào của các tài nguyên chiến lược là dầu/khí, ngũ cốc, phân bón, vải… thì có khi chẳng tăng lên bao nhiêu đâu. Dân ở một nước bị cấm vận sẽ khổ hơn so với khi được làm ăn tự do là rõ rồi, nhưng với Nga thì dân nó có thể ừ đéo mua đồ điện tử mới, cố dùng đt cũ, không mua hàng hiệu…được vì những thứ đó không có cũng đéo chết, chỉ cần mấy cái cơ bản kia ổn là sống được bình thường rồi. Nếu đặt giả thiết con số 17% lạm phát kia được quy đổi từ cái CPI với giỏ hàng hoá mà thành phần máy móc, thiết bị dân sinh, xa xỉ phẩm chiếm tỉ trọng cao, thì chưa chắc nó phản ánh mức độ khó khăn trong sinh hoạt của người dân. Có cái quan trọng tao nghĩ ảnh hưởng lớn đó là vì cấm vận mà nhiều công ty/tập đoàn nước ngoài sẽ rút đi nên sẽ gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, nhưng cái này lại đéo có con số thống kê nên rất khó nói.
(2) CPI không đồng đều nhau với tất cả các mặt hàng. Tao lấy ví dụ, xe tao đi là con thùng tôn Suzuki Swift đời 2016 đợt tao mua lăn bánh là 650 tr. Thời điểm 2021 con 2020 all new Swift cũng lăn bánh tầm 650-660 (Biển HN). Mày thấy đó, trong khi rất nhiều hàng hoá tăng trong khoảng thgian 5 năm 2016-2021 nhưng giá bán cái xe ô tô không tăng. Trên thực tế có những mặt hàng tăng rất chậm hoặc gần như đứng yên. Xét trên bối cảnh của thằng Nga thì những thứ nó tự chủ hoàn toàn sẽ là những mặt hàng như vậy. Những thứ tăng chỉ là những thứ mà phải nhập khẩu mới có thôi, và có rất nhiều thứ nó ko nhập dc từ Tây thì có thể nhập từ Tàu, mấy thằng còn lại trong BRICS. Có chăng là cần thời gian để chuyển đổi từ provider Tây sang provider khác thôi, cũng như cách bọn tây giảm khí Nga thì mua LNG.
(3) Nền kinh tế chỉ huy của Nga: trước bối cảnh bị cấm vận và lạm phát cao thì bọn cầm quyền Nga hoàn toàn có thể dựa vào mệnh lệnh hành chính để kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào của những ngành thiết yếu để đảm bảo công tác dân sinh, như bên ta gọi là “bình ổn giá”. Bọn nó làm cái này sẽ còn dễ hơn Việt Nam vì bọn nó là thằng chuyên xuất tài nguyên, nguyên liệu cơ bản chứ không phải như mình là nước nông nghiệp mà phân bón với con giống cũng phải nhập khẩu. Nền kinh tế tự do của PT sẽ phát huy tác dụng mang lại sự phồn vinh khi để thị trường tự nảy nở tự điều tiết nhưng đấy là trong bối cảnh bt thôi, còn bối cảnh khủng hoảng thì các nhà nước PT không có khả năng can thiệp hành chính kiểu đó được ngoài biện pháp vung tiền trợ giá. Mà vung tiền trợ giá thì lại tăng lạm phát.
(4) lạm phát PT là do yếu tố tăng giá đầu vào của nguyên liệu cơ bản như dầu/khí, ngũ cốc.. vân vân. Dẫn đến giá các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt bt của người dân tăng lên. Khi mà người ta đổ xăng đắt hơn, mua đồ ăn đắt hơn thì tất họ sẽ giảm nhu cầu đi chơi, ăn nhà hàng, mua đồ hiệu…mà chúng mày chắc đều rõ rằng tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ ở PT rất cao. Lạm phát mặc dù tính ra con số chỉ 7-8% nhưng nó là lạm phát bắt nguồn từ những thứ thiết yếu nhất, ảnh hưởng sâu rộng lắm đấy.
Trên đây là ngu ý của tao. Có thể tao sai hoặc không đúng hoàn toàn. Nhưng ý của tao là nhìn vào chỉ số lạm phát mà khẳng định rằng người dân ở các nước Pháp-Đức-Ý có thể chịu đựng tốt hơn dân Nga trong cuộc khủng hoảng này là hơi lạc quan rồi đấy.

Này thì đốt gas đóng cửa nhà máy điện hạt nhân này.

Quân đội thì dặt dẹo. Đáng buồn cho một thằng đã từng đánh đông dẹp bắc.