Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế

Ngôi sao đc viết tiếp theo

  • Rio Ferdinand

    Votes: 1 11.1%
  • Nemanja Vidic

    Votes: 2 22.2%
  • Andrew Cole

    Votes: 1 11.1%
  • Dwight Yoke

    Votes: 1 11.1%
  • Ole

    Votes: 2 22.2%
  • Peter Schmeichel

    Votes: 3 33.3%
  • Van Der Sar

    Votes: 2 22.2%
  • Dimitar Berbatov

    Votes: 2 22.2%
  • Ruud Van Nistelrooy

    Votes: 3 33.3%
  • Mikael Silvestre

    Votes: 1 11.1%

  • Total voters
    9
  • Poll closed .
Nếu viết về Rio Ferdinand mà không viết về Nemanja Vidic thì lại quá thiếu sót , Rio và Vidic, là hai mẫu trung vệ hoàn toàn trái ngược trên hầu như tất cả các khía cạnh nhưng lại là một sự kết hợp hoàn hảo khi họ ở bên nhau.
Bình thản và mạnh mẽ. Kiểm soát và chiến đấu. Tinh anh và máu lửa. Rio – Vidic đã tạo thành một cặp đôi phòng ngự xuất sắc và hiếm thấy bậc nhất, không chỉ trong lịch sử United hay Premier League mà còn ở tầm vóc Thế giới. Hôm nay chúng ta hãy nói về Vidic

Nemanja Vidic, MU vẫn nợ anh một lời cảm ơn

Với các mancunian, những gì gắn với Vidic sẽ không bao giờ bị lãng quên. Họ vẫn nợ anh một lời cảm ơn từ tận đáy lòng. Chào nhé, người thủ lĩnh!

Cựu đội trưởng MU, Nemanja Vidic đã giã từ bóng đá. Trung vệ đã trải qua 8 mùa rưỡi đẹp nhất sự nghiệp ở Old Trafford quyết định treo giày sau những ngày bị dày vò bởi các chấn thương. Bức tường thép tuy chưa nguội lạnh khát khao chiến đấu, nhưng bất lực để ra sân một lần nữa. Ở tuổi 34, anh đã buông tay.
Biểu trưng cao nhất của tinh thần United
Chắc chắn có một sự hẫng hụt lớn đối với các mancunian. Với họ, Vidic là người khổng lồ thực sự, nhắc nhở họ về quá khứ vinh quang - cái không thể tìm lại trong những ngày điêu tàn này.
Ngày 30/1/2006, trung vệ người Serbia xuất hiện ở Carrington. Đó là thành quả tuyệt vời của Sir Alex Ferguson, khi ông tranh thủ thời gian Fiorentina phải chờ đợi để hoàn thành việc ký kết vì hết suất ngoài EU và nhảy vào, chồng đủ 7 triệu bảng cho Spartak Moscow. Đây là một trong những quyết định mà chính Sir Alex cũng phải thừa nhận là một trong những quyết định sáng suốt nhất của mình .

View attachment 91185

Để hiểu rõ hơn , chúng ta hãy đi sâu vào chuyển nhượng của mùa 2005-2006 , mùa chuyển nhượng thành công bậc nhất của Sir Alex ,Khi đó MU đang trong giai đoạn tái thiết sau 2 mùa giải bị Arsenal và nhất là túi tiền của tỷ phú Abramovich áp đảo. Hai mùa giải liên tiếp MU thất bại tại Premier League, một việc chưa từng xảy ra trong lịch sử, chính 4 cái tên mà Sir Alex đem về trong kì chuyển nhượng này , đã tiếp tục kéo dài kỉ nguyên thống trị của MU , đó là Patrice Evra với giá 8 triệu Euro , Edwin Van Der Sar lúc đó đã 34 tuổi với giá 4 triệu Euro , Park Ji Sung với giá 7,3 triêu Euro và cuối cùng là Nemanja Vidic với giá 10.5 triệu Euro chưa bằng một mình Shaun Wright-Phillips (31.5m euro) được Chelsea chiêu mộ cùng năm đó .

View attachment 91204

Để rồi điều gì đã xảy ra? Van Der Sar trở thành biểu tượng số 1 ở khung gỗ của Quỷ đỏ, thậm chí được đánh giá xuất sắc hơn cả Peter Schmeichel. Park Ji Sung trở thành một người không phổi, một chiến binh bất diệt mang dòng máu quỷ đỏ. Còn với Evra hay Vidic, những người bị coi là vô danh lại trở thành một phần của lịch sử. 2 người đội trưởng mẫu mực, xuất sắc bậc nhất của Old Trafford. Họ cùng Ferdinand và Neville tạo nên bộ tứ vệ trứ danh Ngoại hạng Anh.

Nếu như Ferdinand gần giống một trung vệ quét có phong cách thanh lịch, lướt theo tiền đạo đối phương và đoạt bóng một cách nhẹ nhàng thì Vidic gợi nhớ tới Harry Gregg, Peter Schmeichel hay Steve Bruce trong quá khứ, anh là mẫu cầu thủ gieo vào tâm trí các đồng đội sự an tâm tuyệt đối. Với vóc dáng cao lớn, vẻ mặt cau có, đôi mày nhăn tít và ánh mắt rực sáng, anh như một nhà lãnh đạo, là biểu tượng của kỷ luật và không cho phép bất cứ ai trượt ra khỏi tiêu chuẩn đặt ra. Còn các đối thủ, họ khó tránh được cảm giác sợ hãi và đứng trước Vidic, tất cả đều cảm thấy nhỏ bé và kiêng dè.

“Nemanja, anh đến từ Serbia và anh sẽ giết người”, những tiếng la hét đầy phấn khích từ người hâm mộ không mang tính văn học cho lắm, nhưng nó khái quát được sự tôn kính mà họ dành cho Vida. Tất cả đã nhìn thấy tinh thần chiến đấu rực lửa và không bao giờ lùi bước hay từ bỏ. Nói cách khác, anh là biểu trưng cao nhất của tinh thần United, một chiến binh mang dòng máu Quỷ.

Không ai có thể quên được hình ảnh một Vidic đẫm máu ở các trận gặp Chelsea (2008), gặp Newcastle (2009), gặp Arsenal (2013) và ở những ngày cuối cùng trong màu áo MU, khi gặp Southampton, anh cũng đổ máu mũi sau pha va chạm với Rickie Lambert. Chưa bao giờ, cho đến khi chứng kiến Vida chơi bóng, người ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa của cụm từ: bóng đá quan trọng hơn sự sống và cái chết.
View attachment 91207

Lòng dũng cảm của Vida có lẽ được tôi luyện sau những năm tháng lớn lên ở Uzice, một thị trấn cách Belgrade khoảng một trăm dặm, nơi là mục tiêu trong những cuộc không kích của Mỹ và NATO. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải câu chuyện được yêu thích nhất ở Old Trafford.

Đến bây giờ, người ta còn kể cho nhau nghe về một Vidic đầy ấm áp, ẩn sau dáng vẻ dữ dằn trên sân cỏ. Anh và người bạn thân Vladimir Dimitrijevic đã lớn lên cùng nhau và chia sẻ ước mơ bóng đá. Người bạn này mất vì cơn đau tim ở tuổi 20. Vidic đã thay thế Dimitrijevic chăm sóc gia đình, tặng cha của bạn tài khoản trị giá 126.000 euro để mua một căn hộ và trang trải các nỗi lo về tài chính.

Sự nghiệp đỉnh cao của Nemanja Vidic thật sự chỉ gói gọn trong 8 năm ở Manchester United. Bắt đầu từ một ngày mùa đông năm 2016. Khi Sir Alex Fegurson mang anh về với quỷ đỏ thành Manchester bằng một quyết định chớp nhoáng. Trước khi nhận được cuộc gọi từ Sir Alex, Vidic đã có cuộc trò chuyện ngắn ngủi với… Rafa Benitez, huấn luyện viên của Liverpool lúc bấy giờ. Sau cuộc gọi, Benitez lặng im suốt mấy tuần, thế là tới lượt Alex Ferguson. “ Ông ấy nói rất thích tôi, đã xem tôi thi đấu, và đã chọn một vị trí cho riêng tôi rồi. So với sự mập mờ của Liverpool, thì sự rõ ràng của Fergie là một thông điệp chắc chắn hơn rất nhiều, cuối cùng mọi thứ được gút lại trong 3 ngày “

Ba ngày ngắn ngủi đó là ba ngày để tạo nên một trong những bản hợp đồng thành công nhất lịch sử đội bóng thành Manchester. Khi chàng trai 25 tuổi khi đó trở thành một trong những huyền thoại của câu lạc bộ. Nhưng nếu ai đó nghĩ rằng thành công chỉ tự đến với Vidic, đó chắc chắn là một sự nhầm lẫn lớn. Đến quỷ đỏ từ một giải bóng đá ít cạnh tranh hơn rất nhiều ( Anh chuyển đến từ Spartak Moskva) chưa bao giờ là một điều dễ dàng, nhất là khi anh lại đến ở kỳ chuyển nhượng mùa đông, khi mọi chuyện đã bắt đầu từ 6 tháng trước.

“Tôi không đủ thể lực, tôi không đủ nhanh, đủ khỏe để có thể bắt đầu ngay lập tức với đội bóng, đó là những ngày khó khăn”. Nhưng với một người như Vidic, làm sao khó khăn có thể ngăn cản anh vươn lên được. Anh từ từ tiến vào đội hình chính thức của quỷ đỏ, cùng với Patrice Evra ( người đến MU cùng lúc với anh). Để rồi không bao giờ nhìn lại phía sau nữa.

Thời kỳ đỉnh cao, Vidic được xem như là một trong những trung vệ xuất sắc nhất thế giới. Cùng với Rio Ferdinand, chiến binh đến từ Serbia này đã tạo thành một bức tường vững chãi để bảo vệ mành lưới của MU. Sự mạnh mẽ, kiên định và máu lửa của Vidic kết hợp với lối đá bọc lót, đầu óc của Rio luôn khiến cho các Manucians cảm thấy an tâm dù cho đối phương có là ai. Vóc dáng cao lớn, đôi mắt luôn rực sáng như muốn nuốt chửng đối phương, cùng với phong thái lãnh đạo của Vidic không những khiến đội nhà an tâm mà còn khiến đối phương luôn phải khiếp sợ khi đối mặt với MU và chính anh.

Hơn 8 năm ở Old Trafford, Nemanja Vidic có tất thảy 15 danh hiệu lớn nhỏ. Trước khi anh đến. quỷ đỏ có 3 năm trắng tay ở giải ngoại hạng Anh. Sau khi anh đến, MU có ba chức vô địch liên tiếp, và khi anh đi, anh rời Manchester với 5 Premier League trong tay.

Manchester United những ngày đó thật đẹp, ở hàng phòng ngự họ có Edwin Van Der Sar trong khung gỗ, Vidic cùng Rio án ngữ ở phía trên. Đôi cánh Neville và Evra. Phía trên là Paul Scholes, Carrick cùng với bộ ba nguyên tử Ronaldo, Rooney và Carlos Tevez. Đỉnh cao của đội hình này là mùa giải 2007-2008 lịch sử. Khi MU giành được cả chức vô địch ngoại hạng Anh lẫn Champions League. Sau đó là một chiếc cúp nữa ở World Cup các câu lạc bộ.

View attachment 91210

Đã trải qua những gì khủng khiếp nhất của chiến tranh, nên những gì mạnh mẽ nhất gần như tồn tại trong chính con người của Vidic. Lần gần nhất các Mancunians thấy một cầu thủ của quỷ đỏ đổ máu là bao lâu? Thật khó để có câu trả lời. Với họ, hình ảnh người cựu đội trưởng đầu bê bết máu, sau những pha lao đầu vào chiếm lĩnh những khoảng không, xông thẳng vào đối thủ dù có ra sao đi nữa mãi là những ký ức thật đẹp. Không phải ngẫu nhiên mà Sir Alex lại giao tấm băng đội trưởng MU cho Vidic từ Gary Neville, khi trong đội hình vẫn còn đó những Rio, Giggs, Scholes... Ông nhìn thấy phẩm chất chiến binh từ trong chàng trai ấy, người có thể quên cả thân mình để bảo vệ cả đội bóng, chắc chắn phải là người xứng đáng nhất. Nếu ai nói với Vidic về sự sợ hãi, anh sẽ đáp lại “ không bao giờ”.

Không ai có thể nhớ hết những lần mà Vidic đã đổ máu vì đội bóng thành Manchester, cũng như trong suốt sự nghiệp của mình, máu đổ chưa bao giờ là vấn đề quá lớn đới với anh. “Tôi sống ở Belgrade, chúng tôi được thông báo bom sẽ nổ một ngày trước chiến tranh, chúng tôi ở dưới đường hầm suốt một đêm, tiếng còi báo động và tiếng vang của những vụ nổ thật chẳng dễ chịu chút nào” Vidic chia sẻ về những ngày ở Belgrade. Đối với một người đã trải qua những thời khắc chiến tranh kinh hoàng như thế, thì máu đổ vì đội bóng có xá là gì đâu.

Bóng đá Serbia, trong thế hệ của Vidic, ai cũng cảm nhận được những mất mát mà chiến tranh đã gây ra, nên đối với họ, được chơi bóng với niềm đam mê đã là một đặc ân. Điều đó đã tạo ra những chàng trai Serbia rất riêng, hãy nhìn những Vidic, Aleksandar Koralov, Branislav Ivanovic…bạn sẽ thấy ở họ những điểm chung, đó là chẳng bao giờ biết đầu hàng, một tinh thần máu lửa luôn thường trực trên đôi chân họ.
View attachment 91212

Năm 2009, khi đội tuyển Serbia tập trung ở Kosovo, khi Fergie có vẻ lo lắng về chuyến đi của cậu hậu vệ con cưng, Vidic chỉ đáp gọn lõi “Tôi sẽ đi đến đó, vì đó là nhiệm vụ, Serbia là đất nước tôi” . Vidic luôn là thế, nơi mà kẻ khác còn không dám nhìn vào, anh sẽ đến đó với một cái đầu ngẩng cao.

Ẩn sâu bên trong con người của Vidic là một trái tim ấm áp, khác với cái vẻ bề ngoài bặm trợn máu lửa trên sân. Là thủ quân của Sao Đỏ khi chỉ mới 21 tuổi, và giành được tất cả các danh hiệu quốc nội với đội bóng quê hương, Vidic không bao giờ quên về những gì ở đó, đặc biệt là với Vladimir Dimitrijevic, người bạn thân từ thuở thiếu thời của anh. “Cậu ấy với tôi thân thiết như anh em, hai đứa đều xa nhà cùng san sẻ mọi thứ với nhau, cùng một ước mơ và cùng chung một màu áo. Ngày chiếc xe cứu thương đưa cậu ấy đi sau cơn trụy tim và không bao giở trở lại, trái tim tôi gần như vỡ tan”.

Cho đến tận bây giờ Vidic vẫn giữ mối liên hệ với bố mẹ Vladimir, lập cho họ một sổ tiết kiệm 126.000 Euro, chăm sóc họ và chia sẻ những vấn đề tài chính. Thế giới mấy ai được như Vidic, khi những giá trị tình cảm là bền vững, tiền bạc có là vấn đề gì đâu.

Những giá trị không thể đo đếm

Vào tháng 2/2014, David Moyes tuyên bố Vidic sẽ rời khỏi MU vào cuối mùa giải. Ông ta nói rằng đó là quyết định tốt cho cả CLB và Vidic. Nhiều người không đồng ý với điều này.

Giá trị của Vidic không gói gọn trong 300 trận đã chơi, 21 bàn thắng và 15 danh hiệu. Như đã thấy, các giá trị tốt đẹp đã rời bỏ MU sau khi Vida bước ra khỏi cánh cửa Nhà hát. Bây giờ, không ai còn nhìn thấy sự kiêu hãnh, dám thách thức và không sợ hãi, thái độ chiến đấu đến chết để bảo vệ sự tôn nghiêm của màu áo đỏ. Điều quan trọng nữa, MU bây giờ chơi để tồn tại, không phải để giành thắng lợi, như Vidic và các đồng đội của anh đã từng.

View attachment 91208


Video nhé :

View attachment 91215
Vidic ng đội trưởng mẫu mực rồi. Tao vẫn nhớ quả nó đưa đầu ra đuổi theo bóng. Nhìn ám ảnh vđ. Vidic thì chỉ sợ Torres thời đỉnh cao thôi. Thế đéo nào bị bắt vía hay sao mà cứ gặp nó là lỗi tùn lum. :))
 
Ok , tao cũng ấn tượng với Carrick , thâm chí với tao Carrick còn có vị trí cao hơn so vs tiền nhiệm số 16 là Roy Kean , vì tuy là rất nhẹ nhàng , thanh thoát , tuy không hào hoa nhưng hiệu quả , gánh team nhiều nhưng không cần vinh danh , và nên nhớ là trước khi về MU , Carrick là tiền vệ tấn công được đánh giá là triển vọng nhất NHA tương đương vs mấy dạng như là David Silva , hay là bây giờ là Kevin de Bruyne hay dạng như Son Heung-min của Tot vì Carrick cũng từ Tot chuyển qua , thâm chí , theo tao còn hay hơn Son Heung-min , nhưng rồi lui về thay Roy Kean và xây dựng huyền thoại ở vị trí đó , phải nói là cố gắng như nào , còn đời sống khỏi nói đi , đền h xem MU toàn tiếc
Carrick là quý ông lịch lãm cả trong và ngoài sân cỏ.
 
Với huynh thì cặp Rio-Vida là số 1 ở Nhà hát. Sự bù đắp hỗ trợ nhau để trở thành hoàn hảo. Mùa 07/08 cũng là mùa giải có đội hình ấn tượng nhất, mạnh mẽ nhất, toàn diện nhất. Nhìn quá khứ mới thấy có lẽ để có một đội hình chất lượng giàu tính khao khát chiến đấu vì màu áo quỷ đỏ sẽ còn lâu lắm.
 
Vẫn đéo hiểu sao moy lại bắt rio vs vidic xem video phòng ngự của một ông hậu vệ xoàng như jalgeka :))
 
Vẫn đéo hiểu sao moy lại bắt rio vs vidic xem video phòng ngự của một ông hậu vệ xoàng như jalgeka :))
Vì lúc đó đối vs moy đó là chuẩn , và hơi thiếu kinh nghiệm ứng biến , cầm đội bóng lớn :sweat:
 
Đúng mày ạ. GIờ kiếm thằng nào trung thành đá vì tình yêu khó quá. Đợt này thằng Bruno về lương có hơn 100k với thằng Ighalo chấp nhận giảm lương về clb tao ưng cái bụng. Xem chúng nó đá nhiệt huyết khác bọt ngay. Thằng Pogba hay thì hay thật nhưng tao là Ole chắc tao cho next thôi. Đợt nó chấn thương này Man đang ổn cơ cấu rõ ràng. Sợ nó trở lại lúc ấy lại phá tan hoang thì bỏ mẹ.
PS: mày viết về Brown đi. Nó cũng 2C1 với boss đấy. Đa năng ít phàn nàn, đá luôn ở mức khá tuy nhiều khi vẫn bóp dái. Có những trận cần toả sáng thì sáng vl luôn. Cả OShea nữa. Viết ngôi sao thì dễ viết mấy cầu thủ kiểu này khó hơn mày ạ. Mấy cầu thủ này cũng cực kỳ cần thiết trong thành công của đội bóng.
Gần như dàn cầu thủ qua tay Sir đều có lòng trung thành và tinh thần nhiệt huyết về CLB....Nói chung hai cái tên kia tao ứng, nói về trình độ ở mức trung bình khá và khá....Nhưng nói về tuân thủ chiến thuật và nhiệt huyết thì khỏi nói....Vì hai yếu tố này nên các cầu thủ của MU đều bước vào trận với tâm thế là người chiến thắng

Mày còn nhớ trận Pháo thủ khi Sir tung vào hình như là 8 hậu vệ....Đội hình Mu toàn kiểu vậy, nhưng tinh thần chiến đấu thì khỏi bàn....Thích xem MU vì yếu tố này.

Tao tiếc nhất là Teves.....thằng này nhiệt huyết và trình độ khỏi bàn....Ăn quả C1 cũng có công của nó không nhỏ...Nhưng Sir hồi đó chọn Bông hồng Bungari mà không chọn nó....trong khi cái gì hình như năm đó là 25 triệu bảng mua đứt....Thằng này mà đá cho CLB thì nhiệt huyết vô cùng.
 
Đúng mày ạ. GIờ kiếm thằng nào trung thành đá vì tình yêu khó quá. Đợt này thằng Bruno về lương có hơn 100k với thằng Ighalo chấp nhận giảm lương về clb tao ưng cái bụng. Xem chúng nó đá nhiệt huyết khác bọt ngay. Thằng Pogba hay thì hay thật nhưng tao là Ole chắc tao cho next thôi. Đợt nó chấn thương này Man đang ổn cơ cấu rõ ràng. Sợ nó trở lại lúc ấy lại phá tan hoang thì bỏ mẹ.

Thời buổi kim tiền này trung thành chỉ có gà nhà phát triển từ học viện lên thôi mong chờ giờ những thằng lính đánh thuê , nhưng xứ Ănglê nó bảo thủ với truyền thông tâng bốc kinh quá nên tuyển Anh ra các giải lớn có làm ra trò chống gì đâu đâm ra MU cũng chịu thiệt theo.

Pogba nó cũng chán vì MU mất định hướng , chậm chạp trên thị trường , thiếu tham vọng . Một thằng như Pogba đang vào độ chín nhất sự nghiệp như nó phải uống C2 ko được cạnh tranh môi trường đẳng cấp nhất có thể gần nhất thách thức danh hiệu nó nản là phải.Hè này có thể khác nếu MU có vé C1 mùa tới và hốt được Sancho và có thêm một vài mảnh ghép , ko thì Pogba sẽ là một món hời cho bất kì câu lạc bộ nào , tranh thủ lúc MU đang lùm xùm , MU bán nó cho Real dễ dàng thì muôn đời làm cửa sau thôi .Pogba do thằng đại diện của nó đứng sau bọn Juve , Real giật dây thôi cũng như Ibra đánh thuê ko biết bao nhiêu clb.Nó mà ko muốn ở thì đành chịu chứ kiếm được thằng chất lượng tương đương , tiệm cận nó ko rẻ ít nhất 100 củ với giá ảo như bây giờ , có khi các thêm tiền

Ko nghĩ Pogba nó sẽ trở lại sẽ phá mày nên nhớ cạnh tranh bao giờ cũng tốt , vấn đề nó có hòa hợp với Bruno ở hàng tiền vệ ko thôi . Nên nhớ trước khi Bruno về Pogba luôn là cầu thủ gánh hàng tiền vệ mà phải chơi Braxin Fake Perreira , Lingardinho , Matic thì bị đì , Fred chưa bắt nhập đang trên ghế dự bị .Khi Bruno về thì Fred đă bắt nhập do Pogba , McTomi chấn thương , Matic đã ra sân tìm lại được phong độ , chất thủ lĩnh Bruno khác Pogba vì từng là đội trưởng Sporting .Pogba chơi mớ hỗn độn mà chỉ số sau mỗi mùa đều cao , thậm chí năm ngoái nó là cầu thủ duy nhất MU được bầu nằm trong danh sách đội hình của năm .
 
Sửa lần cuối:
Gần như dàn cầu thủ qua tay Sir đều có lòng trung thành và tinh thần nhiệt huyết về CLB....Nói chung hai cái tên kia tao ứng, nói về trình độ ở mức trung bình khá và khá....Nhưng nói về tuân thủ chiến thuật và nhiệt huyết thì khỏi nói....Vì hai yếu tố này nên các cầu thủ của MU đều bước vào trận với tâm thế là người chiến thắng

Mày còn nhớ trận Pháo thủ khi Sir tung vào hình như là 8 hậu vệ....Đội hình Mu toàn kiểu vậy, nhưng tinh thần chiến đấu thì khỏi bàn....Thích xem MU vì yếu tố này.

Tao tiếc nhất là Teves.....thằng này nhiệt huyết và trình độ khỏi bàn....Ăn quả C1 cũng có công của nó không nhỏ...Nhưng Sir hồi đó chọn Bông hồng Bungari mà không chọn nó....trong khi cái gì hình như năm đó là 25 triệu bảng mua đứt....Thằng này mà đá cho CLB thì nhiệt huyết vô cùng.
Hình như là 35 Triệu , t nhớ kì đó Tevez đang có phong độ hơi k ổn định , còn trong tự truyện thì Sir nói là , ông có xem Berbatov đá cho Tot , và ông tin là sự điềm tĩnh , và sát thủ vòng cấm của Berbatov là cần thiết , nhưng mà đúng là Berbatov k nhiệt bằng Tevez , đến h Sir vẫn còn tiếc mà
 
Sửa lần cuối:
nhìn MU bây giờ, ước biết bao giờ cho đến ngày xưa.
 
Sửa lần cuối:
Gần như dàn cầu thủ qua tay Sir đều có lòng trung thành và tinh thần nhiệt huyết về CLB....Nói chung hai cái tên kia tao ứng, nói về trình độ ở mức trung bình khá và khá....Nhưng nói về tuân thủ chiến thuật và nhiệt huyết thì khỏi nói....Vì hai yếu tố này nên các cầu thủ của MU đều bước vào trận với tâm thế là người chiến thắng

Mày còn nhớ trận Pháo thủ khi Sir tung vào hình như là 8 hậu vệ....Đội hình Mu toàn kiểu vậy, nhưng tinh thần chiến đấu thì khỏi bàn....Thích xem MU vì yếu tố này.

Tao tiếc nhất là Teves.....thằng này nhiệt huyết và trình độ khỏi bàn....Ăn quả C1 cũng có công của nó không nhỏ...Nhưng Sir hồi đó chọn Bông hồng Bungari mà không chọn nó....trong khi cái gì hình như năm đó là 25 triệu bảng mua đứt....Thằng này mà đá cho CLB thì nhiệt huyết vô cùng.
Thực ra bây giờ chữ nếu nó vô cùng lắm m ạ. Sir cũng có cái lý của Sir. Lúc ấy Manutd đá 4-6-0 với 3 tiền đạo ảo hoán chuyển linh hoạt là Ronaldo, Rooney, Teves bắt đầu bị các đội bắt bài khi đá thấp đội hình rồi. Đội hình này đá phản công thì vô cùng lợi hại nhưng với đội hình lùi sâu thì rất khó đá vì lúc ấy Manutd ở tâm thế của nhà vô địch nó khác. Nên Sir cần 1 tiền đạo mục tiêu có thể bình tĩnh xử lý bóng để đấu với đội hình này.

Ronaldo là ko thể đụng vào, Rooney và Teves có lối đá tương đồng nhau nên Sir quyết định loại Teves (ng đang lùm xùm vụ chuyển nhượng) theo tao thấy là hợp lý và dễ hiểu. Sir luôn đặt lợi ích clb lên hàng đầu nên ko muốn vì những lùm xùm sau hậu trường của Teves làm ảnh hưởng hình ảnh clb.

Mọi chuyện đã xảy ra rồi thì ai cũng nói đc và mang tiếc nuối vì đơn giản con cá ko câu được luôn là con cá to.
 
Gần như dàn cầu thủ qua tay Sir đều có lòng trung thành và tinh thần nhiệt huyết về CLB....Nói chung hai cái tên kia tao ứng, nói về trình độ ở mức trung bình khá và khá....Nhưng nói về tuân thủ chiến thuật và nhiệt huyết thì khỏi nói....Vì hai yếu tố này nên các cầu thủ của MU đều bước vào trận với tâm thế là người chiến thắng

Mày còn nhớ trận Pháo thủ khi Sir tung vào hình như là 8 hậu vệ....Đội hình Mu toàn kiểu vậy, nhưng tinh thần chiến đấu thì khỏi bàn....Thích xem MU vì yếu tố này.

Tao tiếc nhất là Teves.....thằng này nhiệt huyết và trình độ khỏi bàn....Ăn quả C1 cũng có công của nó không nhỏ...Nhưng Sir hồi đó chọn Bông hồng Bungari mà không chọn nó....trong khi cái gì hình như năm đó là 25 triệu bảng mua đứt....Thằng này mà đá cho CLB thì nhiệt huyết vô cùng.
Lúc đó nghe nói do Teves dùng dằng và đòi lót tay cao hay sao ý. Mà thằng cò (đại diện) của Taves còn làm màu nữa mà.
Tính Sir thì tụi mày biết rồi, như Pogba thôi, làm màu là biến.
Mua Bebatov về nhìn anh ấy chán quá. Nhiều trái tuy hay nhưng phần lớn là 1 cuộc dạo chơi, éo máu như Teves hay Forlan....Forlan là 1 trò hề....móa
 
Hình như là 35 Triệu , t nhớ kì đó Tevez đang có phong độ hơi k ổn định , còn trong tự truyện thì Sir nói là , ông có xem Berbatov đá cho Tot , và ông tin là sự điềm tĩnh , và sát thủ vòng cấm của Berbatov là cần thiết , nhưng mà đúng là Berbatov k nhiệt bằng Tevez , đến h Sir vẫn còn tiếc mà
Tao đánh giá một cách công bằng thì hợp đồng với Berbatov là một hợp đồng được, không đến mức thất bại như báo chí chém gió.....Ít nhiều ông này cũng đóng góp vào thành công CLB, có năm vua phá lưới ( tao không chắc ).....Nói chung là xứng đáng đồng tiền CLB bỏ ra.

Tao nhớ có trận đá với LIV....ông này ghi 4 bàn.
 
Lúc đó nghe nói do Teves dùng dằng và đòi lót tay cao hay sao ý. Mà thằng cò (đại diện) của Taves còn làm màu nữa mà.
Tính Sir thì tụi mày biết rồi, như Pogba thôi, làm màu là biến.
Mua Bebatov về nhìn anh ấy chán quá. Nhiều trái tuy hay nhưng phần lớn là 1 cuộc dạo chơi, éo máu như Teves hay Forlan....Forlan là 1 trò hề....móa
Tao nhớ hình như hợp đồng mượn là 10 củ....nếu mua dứt thì chồng thêm 25 củ nữa...Nhưng Sir tiếc tiền không bỏ, và bỏ ra mấy chục củ mua Berbatov.....Tao nghĩ vấn đề là ở lối chơi, Sir thích thằng kia hơn....Thế thôi.
 
Tao nhớ hình như hợp đồng mượn là 10 củ....nếu mua dứt thì chồng thêm 25 củ nữa...Nhưng Sir tiếc tiền không bỏ, và bỏ ra mấy chục củ mua Berbatov.....Tao nghĩ vấn đề là ở lối chơi, Sir thích thằng kia hơn....Thế thôi.
Con người ý mày, ổng có lần lên báo mắng Teves để cho thằng môi giới làm tiền hay sao ý, tao nhớ thế.
Mà lúc ấy ổng nhớ Van Nistelrooy quá nên chọn ông Ber...phong cách khá giống nhưng điểm số kém hơn 1 bậc, mà Ber lúc đá Tot hay thế, về MU không đạt 80% nữa...
 
Thời buổi kim tiền này trung thành chỉ có gà nhà phát triển từ học viện lên thôi mong chờ giờ những thằng lính đánh thuê , nhưng xứ Ănglê nó bảo thủ với truyền thông tâng bốc kinh quá nên tuyển Anh ra các giải lớn có làm ra trò chống gì đâu đâm ra MU cũng chịu thiệt theo.

Pogba nó cũng chán vì MU mất định hướng , chậm chạp trên thị trường , thiếu tham vọng . Một thằng như Pogba đang vào độ chín nhất sự nghiệp như nó phải uống C2 ko được cạnh tranh môi trường đẳng cấp nhất có thể gần nhất thách thức danh hiệu nó nản là phải.Hè này có thể khác nếu MU có vé C1 mùa tới và hốt được Sancho và có thêm một vài mảnh ghép , ko thì Pogba sẽ là một món hời cho bất kì câu lạc bộ nào , tranh thủ lúc MU đang lùm xùm , MU bán nó cho Real dễ dàng thì muôn đời làm cửa sau thôi .Pogba do thằng đại diện của nó đứng sau bọn Juve , Real giật dây thôi cũng như Ibra đánh thuê ko biết bao nhiêu clb.Nó mà ko muốn ở thì đành chịu chứ kiếm được thằng chất lượng tương đương , tiệm cận nó ko rẻ ít nhất 100 củ với giá ảo như bây giờ , có khi các thêm tiền

Ko nghĩ Pogba nó sẽ trở lại sẽ phá mày nên nhớ cạnh tranh bao giờ cũng tốt , vấn đề nó có hòa hợp với Bruno ở hàng tiền vệ ko thôi . Nên nhớ trước khi Bruno về Pogba luôn là cầu thủ gánh hàng tiền vệ mà phải chơi Braxin Fake Perreira , Lingardinho , Matic thì bị đì , Fred chưa bắt nhập đang trên ghế dự bị .Khi Bruno về thì Fred đă bắt nhập do Pogba , McTomi chấn thương , Matic đã ra sân tìm lại được phong độ , chất thủ lĩnh Bruno khác Pogba vì từng là đội trưởng Sporting .Pogba chơi mớ hỗn độn mà chỉ số sau mỗi mùa đều cao , thậm chí năm ngoái nó là cầu thủ duy nhất MU được bầu nằm trong danh sách đội hình của năm .
Thực ra những gì mày nói ae ai cũng biết cả. Pogba nó đẳng cấp thế giới ko ai phủ nhận. Manutd mất phương hướng từ lãnh đạo đến cầu thủ ko sai. Nhưng ý tao ở đây là nó và tay đại diện lên lên báo phát biểu nọ kia về tương lai rồi Juve là nhà Real là mơ ước. Kiểu ấy ko khác gì hành động khuấy vụng nước đã đục lại càng thêm đục. Làm tình hình càng trở lên tồi tệ hơn. Đấy ko phải là hành động của một cầu thủ nên làm. Nó nhìn gương DeGea ấy. Cũng muốn đi nhưng cư xử khác. Đến khi ko đi đc vì lý do nọ kia Fan có ai trách cứ đâu.
 
Hôm nay tao viết về ai , đây là vị trí tao suy nghĩ nhiều nhất vì vị trí này , cả 2 người đều là huyền thoại , gắn liền với 2 giai đoạn thành công của Sir Alex đó là vị trí thủ môn , nhiều người nói tao nên viết về Peter Schmeichel , nhưng Edwin Van Der Sar cũng chính là một huyền thoại , Peter gắn với MU 8 năm từ 1991-1999 , nhưng Van Der Sar cũng gắn với MU hơn 6 năm từ 2005-2011 , và thực ra cả 2 đến vs MU khá muôn Peter là năm 27 tuổi , còn Edwin tận khi 34 tuổi , khi người ta tưởng anh đã ở phần cuối của sự nghiệp , để rồi tỏa sáng rực rỡ và là một trong những người góp công lớn nhất trong giai đoạn tái thiết của Sir từ năm 2005 nhưng cuối cùng tao quyết định viết về Peter Schmeichel vì có 2 sự kiện khiến tao có sự ấn tượng rất lớn đó là năm 1991 sau khi đã về MU hụt 1 lần năm 1990 thì Peter cũng cập bến MU với giá trị chuyển nhượng là 505.000 bảng Anh và vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng và thời gian quá lâu , tiền bạc trượt giá nhưng nên nhớ lương của Tuấn Hưng Chi Lê Alexis Sanchez , hưởng lương cao nhất Mu bây giờ dù không đá cho MU , mà đang lưu lạc tại Inter dưới dạng hợp đồng cho mượn là 600.000 bảng /1 tuần bao gồm cả tiền bản quyền truyền hình và phụ phí.
để cà khịa nhẹ về độ hớ siêu dã man của Tuấn Hưng Chi Lê , ngoài ra còn 1 sự kiện nữa đó là để thay thế cho Peter Schmeichel , Sir Alex đã đưa về 1 bản hợp đồng sánh ngang vs Bebe , Eric Djemba-Djemba hay Kleberson , đó chính là Massimo Taibi với Kỷ niệm đáng nhớ nhất của các CĐV là cú để bóng đi lọt giữa hai chân rồi từ từ chui vào lưới sau cú đá vô thưởng vô phạt của Matt Le Tissier (Southampton). Trong số 4 lần ra sân ít ỏi của mình, Taibi mắc lỗi lớn ở trận thua 0-5 của MU trước Chelsea , là thất bại dc cho là nặng nề nhất dưới thời Sir Alex .
Mà thôi , giới thiệu sơ sơ thôi , vô luôn đi

Peter Schmeichel: Người lính chì và câu chuyện cổ tích thời hiện đại
“Khả năng nhìn thấy những khả năng là vô cùng quan trọng.” – Sir Alex Ferguson. Đúng như vậy, ông đã đem về Old Trafford vô vàn những tài năng, trong số đó có những con người rất đặc biệt và Peter Schmeichel – “Người lính chì” Đan Mạch – nằm trong số đó.

Peter Schmeichel là một huyền thoại của tuyển Đan Mạch và Manchester United, hai lần được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất năm, nhân tố quan trọng của câu chuyện cổ tích thời hiện đại của “Những chú lính chì” tại Euro 1992, một người thủ lĩnh xuất sắc dẫn dắt “Quỷ Đỏ” đến cú ăn ba lịch sử 1999. Một tài năng đặc biệt, một thủ thành đặc biệt, người có cá tính mạnh mẽ, miệng luôn thét ra lửa, luôn thi đấu hết mình trên sân cỏ và tin tưởng tuyệt đối vào đồng đội. Ông được người hâm mộ bình chọn vào top 10 thủ thành vĩ đại nhất thế kỷ 20, chỉ đứng sau huyền thoại Liên Xô Lev Yashin – thủ môn duy nhất giành được “Quả bóng vàng” và Gordon Banks – chủ nhân của “Pha cứu thua thế kỷ 20”.

a.webp

Peter Schmeichel sinh ngày 18 tháng 11 năm 1963 tại Gladsaxe, khu đô thị nằm gần thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, trong gia đình có mẹ là y tá còn bố là một nhạc sĩ nhạc jazz gốc Ba Lan , mẹ Peter không cho rằng bóng đá là một cách hay để thoát nghèo.Bà nhiều lần ngăn cản cậu con trai cao lớn chơi bóng. Vậy nên dù bắt đầu lậm vào chuyện bóng bánh từ năm 8 tuổi, nhưng sự nghiệp chơi bóng của Schmeichel nhiều lần đứt đoạn. Trước khi quyết tâm trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, chàng thủ thành tội nghiệp này đã phải làm qua rất nhiều nghề.
Anh làm công nhân trong một xưởng dệt, quét dọn nhà cửa giúp người già, thậm chí trở thành thư ký cho Quỹ bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của công ty sản xuất sàn gỗ và cuối cùng là nhân viên của công ty quảng cáo. Kết thúc nghề tay trái cuối cùng, Schmeichel gia nhập CLB Brondby và bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp từ năm 1987. Khi đó, Schmeichel đã 23 tuổi.

2.webp


Manchester United giai đoạn những năm đầu thập niên 90 có sự chuyển mình mạnh mẽ dưới thời của chiến lược gia người Scotland – Alex Ferguson. Ban lãnh đạo đội bóng luôn ủng hộ và tin tưởng vào tài dụng nhân của ông bằng những hành động cụ thể. Năm 1991, Manchester United chi 505.000 bảng Anh để đưa Peter Schmeichel về Old Trafford sau khi theo dõi màn trình diễn của thủ thành tài năng này tại sân chơi quốc tế. Đây cũng chỉ là một trong vô số minh chứng về cái tầm nhìn người vĩ đại của Sir, và báo chí gọi thương vụ này của ông là ‘một cuộc thương thảo thế kỷ’.

Tuy chỉ gắn bó với “Nhà hát của những giấc mơ” 8 năm, nhưng Peter Schmeichel đã cùng đội bóng vươn lên khỏi rừng cây của nước Anh mà hứng lấy toàn bộ thành công rực rỡ nhất. Với Premier League, Peter Schmeichel là một cái tên khá xa lạ, nhưng với tập thể của M.U, ai cũng ‘biết’ anh bởi đơn giản rằng Schmeichel được phát hiện bởi ông thầy đáng kính, và thế là không có chỗ cho trà dư tửu hậu trong phòng thay đồ của “Quỷ Đỏ”. Mùa giải 1992/93, Peter Schmeichel chứng tỏ giá trị của mình bằng thành tích 22 trận giữ sạch lưới, góp công lớn đưa Manchester United đến chức vô địch Premier League đầu tiên sau 26 năm. Đầu mùa giải 1993/94, Schmeichel có mâu thuẫn với người-không-ai-dám-mâu-thuẫn tại đội bóng nhưng sau đó mọi chuyện được thu xếp êm đẹp.

3.webp

ùa giải 1993/94, Peter Schmeichel giành được cú đúp danh hiệu FA Cup và Premier League cùng đội bóng, và ông lập lại thành tích tương tự vào mùa giải 1995/96. Tại thời điểm này, trong đội hình của Manchester United là một dàn ‘vũ khí hạt nhân’ có ‘sức răn đe’ mạnh mẽ như Roy Keane, Ryan Giggs, Paul Scholes, Andy Cole, ….

Và hẳn không một CĐV Quỷ đỏ nào có thể quên hình ảnh chàng thủ môn này xông lên tấn công khi thời gian thi đấu của trận chung kết C1 mùa 1998/1999 đã gần hết và M.U thì đang bị Bayern dẫn 1-0. Từ chấm phạt góc, David Beckham tâm sự rằng, anh đã nhắm tới vị trí của chính Schmeichel, và cho dù thủ thành này không trực tiếp ghi bàn, nhưng anh đã giúp Teddy Sheringham ghi được bàn gỡ và sau đó ít phút, Ole Gunnar Solskjær ghi bàn tạo nên cuộc lội ngược dòng khó quên nhất trong lịch sử Champions League. Schmeichel hoàn toàn mãn nguyện vì được sống trong khoảnh khắc đó.

4.webp

Sau thành công lịch sử đó, Alex Ferguson được phong tước hiệp sĩ và trao danh hiệu “Người Tự Do của Glasgow”, còn Manchester United trở thành câu lạc bộ giàu nhất thế giới, sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, Peter Schmeichel tuyên bố quyết đinh rời Old Trafford khi mùa giải kết thúc, khép lại 8 năm ngắn ngủi nhưng đầy vinh quang cùng câu lạc bộ. Manchester United, một kẻ giàu sụ, liên tục đem những thủ thành có tên tuổi như Mark Bosnich, Fabien Barthez, Tim Howard, Roy Carroll về Old Trafford nhưng không có ai đủ tầm thay thế Schmeichel cho đến khi Sir Alex Ferguson tìm được người xứng đáng Edwin van der Sar khi đó đang lạc trôi tại thành Turin.

Peter Schmeichel gia nhập Sporting CP Hè năm 1999, sau đó chuyển đến Aston Villa năm 2001, cập bến Etihad của Manchester City một năm sau và ‘treo găng’ vào cuối mùa 2002/03. Dù vậy, thành công của thủ thành huyền thoại này vẫn là câu chuyện riêng gắn liền với sự thành công của Manchester United, nơi ông giành lấy hầu hết mọi danh hiệu cao quý nhất cấp câu lạc bộ. Schmeichel thi đấu cho “Quỷ Đỏ” tổng cộng 339 trận, giành được 5 Premier League, 3 FA Cup, 3 Siêu Cúp nước Anh, 1 Cúp Liên đoàn và 1 Champion League.

5.webp

Quay trở về với câu chuyện cổ tích Euro 1992 của Đan Mạch, Peter Schmeichel đã cùng những người đồng đội của mình bước lên đỉnh cao châu Âu theo cách không thể ngưỡng mộ hơn. Những “chú lính chì” Schmeichel, Henrik Larsen, Brain Laudrup hay Lars Elstrup đã trở thành người hùng thực sự của người dân Đan Mạch, viết nên một câu chuyện được kể đi kể lại vào những ngày hội bóng đá quốc tế. Đan Mạch loại Anh, Pháp, Hà Lan và Đức trước khi đường hoàng tiến đến nâng cao chiếc cúp vô địch châu Âu cao quý. Và khi đó, với nhiều người đó là một câu chuyện “hi hữu”!

Tuy nhiên, thời gian đã cho chúng ta cơ hội nhìn nhân lại sự thiếu xót trong nhận thức, Thụy Điển 1992 và câu chuyện của Đan Mạch không phải là sự hi hữu! Mười hai năm sau chiến tích của Peter Schmeichel và đồng đội, “ngựa ô” Hy Lạp trở thành nhà vô địch châu Âu, thêm mười hai năm nữa, người Bồ theo gót Hy Lạp viết tiếp câu chuyện thần kỳ trên đất Pháp. Vậy, Thụy Điển 1992 và câu chuyện cổ tích thời hiện đại của Đan Mạch không phải là hi hữu! Bài học ở đây nói về những khả năng sẽ trở thành thực tế khi người ta không ngừng phấn đấu, và mỗi một chủ thế chứa đựng trong mình hạt giống cho sự vĩ đại.

6.webp

Video nhé :

 
Hôm nay tao viết về ai , đây là vị trí tao suy nghĩ nhiều nhất vì vị trí này , cả 2 người đều là huyền thoại , gắn liền với 2 giai đoạn thành công của Sir Alex đó là vị trí thủ môn , nhiều người nói tao nên viết về Peter Schmeichel , nhưng Edwin Van Der Sar cũng chính là một huyền thoại , Peter gắn với MU 8 năm từ 1991-1999 , nhưng Van Der Sar cũng gắn với MU hơn 6 năm từ 2005-2011 , và thực ra cả 2 đến vs MU khá muôn Peter là năm 27 tuổi , còn Edwin tận khi 34 tuổi , khi người ta tưởng anh đã ở phần cuối của sự nghiệp , để rồi tỏa sáng rực rỡ và là một trong những người góp công lớn nhất trong giai đoạn tái thiết của Sir từ năm 2005 nhưng cuối cùng tao quyết định viết về Peter Schmeichel vì có 2 sự kiện khiến tao có sự ấn tượng rất lớn đó là năm 1991 sau khi đã về MU hụt 1 lần năm 1990 thì Peter cũng cập bến MU với giá trị chuyển nhượng là 505.000 bảng Anh và vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng và thời gian quá lâu , tiền bạc trượt giá nhưng nên nhớ lương của Tuấn Hưng Chi Lê Alexis Sanchez , hưởng lương cao nhất Mu bây giờ dù không đá cho MU , mà đang lưu lạc tại Inter dưới dạng hợp đồng cho mượn là 600.000 bảng /1 tuần bao gồm cả tiền bản quyền truyền hình và phụ phí.
để cà khịa nhẹ về độ hớ siêu dã man của Tuấn Hưng Chi Lê , ngoài ra còn 1 sự kiện nữa đó là để thay thế cho Peter Schmeichel , Sir Alex đã đưa về 1 bản hợp đồng sánh ngang vs Bebe , Eric Djemba-Djemba hay Kleberson , đó chính là Massimo Taibi với Kỷ niệm đáng nhớ nhất của các CĐV là cú để bóng đi lọt giữa hai chân rồi từ từ chui vào lưới sau cú đá vô thưởng vô phạt của Matt Le Tissier (Southampton). Trong số 4 lần ra sân ít ỏi của mình, Taibi mắc lỗi lớn ở trận thua 0-5 của MU trước Chelsea , là thất bại dc cho là nặng nề nhất dưới thời Sir Alex .
Mà thôi , giới thiệu sơ sơ thôi , vô luôn đi

Peter Schmeichel: Người lính chì và câu chuyện cổ tích thời hiện đại
“Khả năng nhìn thấy những khả năng là vô cùng quan trọng.” – Sir Alex Ferguson. Đúng như vậy, ông đã đem về Old Trafford vô vàn những tài năng, trong số đó có những con người rất đặc biệt và Peter Schmeichel – “Người lính chì” Đan Mạch – nằm trong số đó.

Peter Schmeichel là một huyền thoại của tuyển Đan Mạch và Manchester United, hai lần được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất năm, nhân tố quan trọng của câu chuyện cổ tích thời hiện đại của “Những chú lính chì” tại Euro 1992, một người thủ lĩnh xuất sắc dẫn dắt “Quỷ Đỏ” đến cú ăn ba lịch sử 1999. Một tài năng đặc biệt, một thủ thành đặc biệt, người có cá tính mạnh mẽ, miệng luôn thét ra lửa, luôn thi đấu hết mình trên sân cỏ và tin tưởng tuyệt đối vào đồng đội. Ông được người hâm mộ bình chọn vào top 10 thủ thành vĩ đại nhất thế kỷ 20, chỉ đứng sau huyền thoại Liên Xô Lev Yashin – thủ môn duy nhất giành được “Quả bóng vàng” và Gordon Banks – chủ nhân của “Pha cứu thua thế kỷ 20”.

View attachment 92030

Peter Schmeichel sinh ngày 18 tháng 11 năm 1963 tại Gladsaxe, khu đô thị nằm gần thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, trong gia đình có mẹ là y tá còn bố là một nhạc sĩ nhạc jazz gốc Ba Lan , mẹ Peter không cho rằng bóng đá là một cách hay để thoát nghèo.Bà nhiều lần ngăn cản cậu con trai cao lớn chơi bóng. Vậy nên dù bắt đầu lậm vào chuyện bóng bánh từ năm 8 tuổi, nhưng sự nghiệp chơi bóng của Schmeichel nhiều lần đứt đoạn. Trước khi quyết tâm trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, chàng thủ thành tội nghiệp này đã phải làm qua rất nhiều nghề.
Anh làm công nhân trong một xưởng dệt, quét dọn nhà cửa giúp người già, thậm chí trở thành thư ký cho Quỹ bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của công ty sản xuất sàn gỗ và cuối cùng là nhân viên của công ty quảng cáo. Kết thúc nghề tay trái cuối cùng, Schmeichel gia nhập CLB Brondby và bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp từ năm 1987. Khi đó, Schmeichel đã 23 tuổi.

View attachment 92031


Manchester United giai đoạn những năm đầu thập niên 90 có sự chuyển mình mạnh mẽ dưới thời của chiến lược gia người Scotland – Alex Ferguson. Ban lãnh đạo đội bóng luôn ủng hộ và tin tưởng vào tài dụng nhân của ông bằng những hành động cụ thể. Năm 1991, Manchester United chi 505.000 bảng Anh để đưa Peter Schmeichel về Old Trafford sau khi theo dõi màn trình diễn của thủ thành tài năng này tại sân chơi quốc tế. Đây cũng chỉ là một trong vô số minh chứng về cái tầm nhìn người vĩ đại của Sir, và báo chí gọi thương vụ này của ông là ‘một cuộc thương thảo thế kỷ’.

Tuy chỉ gắn bó với “Nhà hát của những giấc mơ” 8 năm, nhưng Peter Schmeichel đã cùng đội bóng vươn lên khỏi rừng cây của nước Anh mà hứng lấy toàn bộ thành công rực rỡ nhất. Với Premier League, Peter Schmeichel là một cái tên khá xa lạ, nhưng với tập thể của M.U, ai cũng ‘biết’ anh bởi đơn giản rằng Schmeichel được phát hiện bởi ông thầy đáng kính, và thế là không có chỗ cho trà dư tửu hậu trong phòng thay đồ của “Quỷ Đỏ”. Mùa giải 1992/93, Peter Schmeichel chứng tỏ giá trị của mình bằng thành tích 22 trận giữ sạch lưới, góp công lớn đưa Manchester United đến chức vô địch Premier League đầu tiên sau 26 năm. Đầu mùa giải 1993/94, Schmeichel có mâu thuẫn với người-không-ai-dám-mâu-thuẫn tại đội bóng nhưng sau đó mọi chuyện được thu xếp êm đẹp.

View attachment 92032

ùa giải 1993/94, Peter Schmeichel giành được cú đúp danh hiệu FA Cup và Premier League cùng đội bóng, và ông lập lại thành tích tương tự vào mùa giải 1995/96. Tại thời điểm này, trong đội hình của Manchester United là một dàn ‘vũ khí hạt nhân’ có ‘sức răn đe’ mạnh mẽ như Roy Keane, Ryan Giggs, Paul Scholes, Andy Cole, ….

Và hẳn không một CĐV Quỷ đỏ nào có thể quên hình ảnh chàng thủ môn này xông lên tấn công khi thời gian thi đấu của trận chung kết C1 mùa 1998/1999 đã gần hết và M.U thì đang bị Bayern dẫn 1-0. Từ chấm phạt góc, David Beckham tâm sự rằng, anh đã nhắm tới vị trí của chính Schmeichel, và cho dù thủ thành này không trực tiếp ghi bàn, nhưng anh đã giúp Teddy Sheringham ghi được bàn gỡ và sau đó ít phút, Ole Gunnar Solskjær ghi bàn tạo nên cuộc lội ngược dòng khó quên nhất trong lịch sử Champions League. Schmeichel hoàn toàn mãn nguyện vì được sống trong khoảnh khắc đó.

View attachment 92035

Sau thành công lịch sử đó, Alex Ferguson được phong tước hiệp sĩ và trao danh hiệu “Người Tự Do của Glasgow”, còn Manchester United trở thành câu lạc bộ giàu nhất thế giới, sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, Peter Schmeichel tuyên bố quyết đinh rời Old Trafford khi mùa giải kết thúc, khép lại 8 năm ngắn ngủi nhưng đầy vinh quang cùng câu lạc bộ. Manchester United, một kẻ giàu sụ, liên tục đem những thủ thành có tên tuổi như Mark Bosnich, Fabien Barthez, Tim Howard, Roy Carroll về Old Trafford nhưng không có ai đủ tầm thay thế Schmeichel cho đến khi Sir Alex Ferguson tìm được người xứng đáng Edwin van der Sar khi đó đang lạc trôi tại thành Turin.

Peter Schmeichel gia nhập Sporting CP Hè năm 1999, sau đó chuyển đến Aston Villa năm 2001, cập bến Etihad của Manchester City một năm sau và ‘treo găng’ vào cuối mùa 2002/03. Dù vậy, thành công của thủ thành huyền thoại này vẫn là câu chuyện riêng gắn liền với sự thành công của Manchester United, nơi ông giành lấy hầu hết mọi danh hiệu cao quý nhất cấp câu lạc bộ. Schmeichel thi đấu cho “Quỷ Đỏ” tổng cộng 339 trận, giành được 5 Premier League, 3 FA Cup, 3 Siêu Cúp nước Anh, 1 Cúp Liên đoàn và 1 Champion League.

View attachment 92036

Quay trở về với câu chuyện cổ tích Euro 1992 của Đan Mạch, Peter Schmeichel đã cùng những người đồng đội của mình bước lên đỉnh cao châu Âu theo cách không thể ngưỡng mộ hơn. Những “chú lính chì” Schmeichel, Henrik Larsen, Brain Laudrup hay Lars Elstrup đã trở thành người hùng thực sự của người dân Đan Mạch, viết nên một câu chuyện được kể đi kể lại vào những ngày hội bóng đá quốc tế. Đan Mạch loại Anh, Pháp, Hà Lan và Đức trước khi đường hoàng tiến đến nâng cao chiếc cúp vô địch châu Âu cao quý. Và khi đó, với nhiều người đó là một câu chuyện “hi hữu”!

Tuy nhiên, thời gian đã cho chúng ta cơ hội nhìn nhân lại sự thiếu xót trong nhận thức, Thụy Điển 1992 và câu chuyện của Đan Mạch không phải là sự hi hữu! Mười hai năm sau chiến tích của Peter Schmeichel và đồng đội, “ngựa ô” Hy Lạp trở thành nhà vô địch châu Âu, thêm mười hai năm nữa, người Bồ theo gót Hy Lạp viết tiếp câu chuyện thần kỳ trên đất Pháp. Vậy, Thụy Điển 1992 và câu chuyện cổ tích thời hiện đại của Đan Mạch không phải là hi hữu! Bài học ở đây nói về những khả năng sẽ trở thành thực tế khi người ta không ngừng phấn đấu, và mỗi một chủ thế chứa đựng trong mình hạt giống cho sự vĩ đại.

View attachment 92037

Video nhé :


Idol của tao. Chụt chụt chụt.
 
Hôm nay tao viết về ai , đây là vị trí tao suy nghĩ nhiều nhất vì vị trí này , cả 2 người đều là huyền thoại , gắn liền với 2 giai đoạn thành công của Sir Alex đó là vị trí thủ môn , nhiều người nói tao nên viết về Peter Schmeichel , nhưng Edwin Van Der Sar cũng chính là một huyền thoại , Peter gắn với MU 8 năm từ 1991-1999 , nhưng Van Der Sar cũng gắn với MU hơn 6 năm từ 2005-2011 , và thực ra cả 2 đến vs MU khá muôn Peter là năm 27 tuổi , còn Edwin tận khi 34 tuổi , khi người ta tưởng anh đã ở phần cuối của sự nghiệp , để rồi tỏa sáng rực rỡ và là một trong những người góp công lớn nhất trong giai đoạn tái thiết của Sir từ năm 2005 nhưng cuối cùng tao quyết định viết về Peter Schmeichel vì có 2 sự kiện khiến tao có sự ấn tượng rất lớn đó là năm 1991 sau khi đã về MU hụt 1 lần năm 1990 thì Peter cũng cập bến MU với giá trị chuyển nhượng là 505.000 bảng Anh và vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng và thời gian quá lâu , tiền bạc trượt giá nhưng nên nhớ lương của Tuấn Hưng Chi Lê Alexis Sanchez , hưởng lương cao nhất Mu bây giờ dù không đá cho MU , mà đang lưu lạc tại Inter dưới dạng hợp đồng cho mượn là 600.000 bảng /1 tuần bao gồm cả tiền bản quyền truyền hình và phụ phí.
để cà khịa nhẹ về độ hớ siêu dã man của Tuấn Hưng Chi Lê , ngoài ra còn 1 sự kiện nữa đó là để thay thế cho Peter Schmeichel , Sir Alex đã đưa về 1 bản hợp đồng sánh ngang vs Bebe , Eric Djemba-Djemba hay Kleberson , đó chính là Massimo Taibi với Kỷ niệm đáng nhớ nhất của các CĐV là cú để bóng đi lọt giữa hai chân rồi từ từ chui vào lưới sau cú đá vô thưởng vô phạt của Matt Le Tissier (Southampton). Trong số 4 lần ra sân ít ỏi của mình, Taibi mắc lỗi lớn ở trận thua 0-5 của MU trước Chelsea , là thất bại dc cho là nặng nề nhất dưới thời Sir Alex .
Mà thôi , giới thiệu sơ sơ thôi , vô luôn đi

Peter Schmeichel: Người lính chì và câu chuyện cổ tích thời hiện đại
“Khả năng nhìn thấy những khả năng là vô cùng quan trọng.” – Sir Alex Ferguson. Đúng như vậy, ông đã đem về Old Trafford vô vàn những tài năng, trong số đó có những con người rất đặc biệt và Peter Schmeichel – “Người lính chì” Đan Mạch – nằm trong số đó.

Peter Schmeichel là một huyền thoại của tuyển Đan Mạch và Manchester United, hai lần được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất năm, nhân tố quan trọng của câu chuyện cổ tích thời hiện đại của “Những chú lính chì” tại Euro 1992, một người thủ lĩnh xuất sắc dẫn dắt “Quỷ Đỏ” đến cú ăn ba lịch sử 1999. Một tài năng đặc biệt, một thủ thành đặc biệt, người có cá tính mạnh mẽ, miệng luôn thét ra lửa, luôn thi đấu hết mình trên sân cỏ và tin tưởng tuyệt đối vào đồng đội. Ông được người hâm mộ bình chọn vào top 10 thủ thành vĩ đại nhất thế kỷ 20, chỉ đứng sau huyền thoại Liên Xô Lev Yashin – thủ môn duy nhất giành được “Quả bóng vàng” và Gordon Banks – chủ nhân của “Pha cứu thua thế kỷ 20”.

View attachment 92030

Peter Schmeichel sinh ngày 18 tháng 11 năm 1963 tại Gladsaxe, khu đô thị nằm gần thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, trong gia đình có mẹ là y tá còn bố là một nhạc sĩ nhạc jazz gốc Ba Lan , mẹ Peter không cho rằng bóng đá là một cách hay để thoát nghèo.Bà nhiều lần ngăn cản cậu con trai cao lớn chơi bóng. Vậy nên dù bắt đầu lậm vào chuyện bóng bánh từ năm 8 tuổi, nhưng sự nghiệp chơi bóng của Schmeichel nhiều lần đứt đoạn. Trước khi quyết tâm trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, chàng thủ thành tội nghiệp này đã phải làm qua rất nhiều nghề.
Anh làm công nhân trong một xưởng dệt, quét dọn nhà cửa giúp người già, thậm chí trở thành thư ký cho Quỹ bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của công ty sản xuất sàn gỗ và cuối cùng là nhân viên của công ty quảng cáo. Kết thúc nghề tay trái cuối cùng, Schmeichel gia nhập CLB Brondby và bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp từ năm 1987. Khi đó, Schmeichel đã 23 tuổi.

View attachment 92031


Manchester United giai đoạn những năm đầu thập niên 90 có sự chuyển mình mạnh mẽ dưới thời của chiến lược gia người Scotland – Alex Ferguson. Ban lãnh đạo đội bóng luôn ủng hộ và tin tưởng vào tài dụng nhân của ông bằng những hành động cụ thể. Năm 1991, Manchester United chi 505.000 bảng Anh để đưa Peter Schmeichel về Old Trafford sau khi theo dõi màn trình diễn của thủ thành tài năng này tại sân chơi quốc tế. Đây cũng chỉ là một trong vô số minh chứng về cái tầm nhìn người vĩ đại của Sir, và báo chí gọi thương vụ này của ông là ‘một cuộc thương thảo thế kỷ’.

Tuy chỉ gắn bó với “Nhà hát của những giấc mơ” 8 năm, nhưng Peter Schmeichel đã cùng đội bóng vươn lên khỏi rừng cây của nước Anh mà hứng lấy toàn bộ thành công rực rỡ nhất. Với Premier League, Peter Schmeichel là một cái tên khá xa lạ, nhưng với tập thể của M.U, ai cũng ‘biết’ anh bởi đơn giản rằng Schmeichel được phát hiện bởi ông thầy đáng kính, và thế là không có chỗ cho trà dư tửu hậu trong phòng thay đồ của “Quỷ Đỏ”. Mùa giải 1992/93, Peter Schmeichel chứng tỏ giá trị của mình bằng thành tích 22 trận giữ sạch lưới, góp công lớn đưa Manchester United đến chức vô địch Premier League đầu tiên sau 26 năm. Đầu mùa giải 1993/94, Schmeichel có mâu thuẫn với người-không-ai-dám-mâu-thuẫn tại đội bóng nhưng sau đó mọi chuyện được thu xếp êm đẹp.

View attachment 92032

ùa giải 1993/94, Peter Schmeichel giành được cú đúp danh hiệu FA Cup và Premier League cùng đội bóng, và ông lập lại thành tích tương tự vào mùa giải 1995/96. Tại thời điểm này, trong đội hình của Manchester United là một dàn ‘vũ khí hạt nhân’ có ‘sức răn đe’ mạnh mẽ như Roy Keane, Ryan Giggs, Paul Scholes, Andy Cole, ….

Và hẳn không một CĐV Quỷ đỏ nào có thể quên hình ảnh chàng thủ môn này xông lên tấn công khi thời gian thi đấu của trận chung kết C1 mùa 1998/1999 đã gần hết và M.U thì đang bị Bayern dẫn 1-0. Từ chấm phạt góc, David Beckham tâm sự rằng, anh đã nhắm tới vị trí của chính Schmeichel, và cho dù thủ thành này không trực tiếp ghi bàn, nhưng anh đã giúp Teddy Sheringham ghi được bàn gỡ và sau đó ít phút, Ole Gunnar Solskjær ghi bàn tạo nên cuộc lội ngược dòng khó quên nhất trong lịch sử Champions League. Schmeichel hoàn toàn mãn nguyện vì được sống trong khoảnh khắc đó.

View attachment 92035

Sau thành công lịch sử đó, Alex Ferguson được phong tước hiệp sĩ và trao danh hiệu “Người Tự Do của Glasgow”, còn Manchester United trở thành câu lạc bộ giàu nhất thế giới, sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, Peter Schmeichel tuyên bố quyết đinh rời Old Trafford khi mùa giải kết thúc, khép lại 8 năm ngắn ngủi nhưng đầy vinh quang cùng câu lạc bộ. Manchester United, một kẻ giàu sụ, liên tục đem những thủ thành có tên tuổi như Mark Bosnich, Fabien Barthez, Tim Howard, Roy Carroll về Old Trafford nhưng không có ai đủ tầm thay thế Schmeichel cho đến khi Sir Alex Ferguson tìm được người xứng đáng Edwin van der Sar khi đó đang lạc trôi tại thành Turin.

Peter Schmeichel gia nhập Sporting CP Hè năm 1999, sau đó chuyển đến Aston Villa năm 2001, cập bến Etihad của Manchester City một năm sau và ‘treo găng’ vào cuối mùa 2002/03. Dù vậy, thành công của thủ thành huyền thoại này vẫn là câu chuyện riêng gắn liền với sự thành công của Manchester United, nơi ông giành lấy hầu hết mọi danh hiệu cao quý nhất cấp câu lạc bộ. Schmeichel thi đấu cho “Quỷ Đỏ” tổng cộng 339 trận, giành được 5 Premier League, 3 FA Cup, 3 Siêu Cúp nước Anh, 1 Cúp Liên đoàn và 1 Champion League.

View attachment 92036

Quay trở về với câu chuyện cổ tích Euro 1992 của Đan Mạch, Peter Schmeichel đã cùng những người đồng đội của mình bước lên đỉnh cao châu Âu theo cách không thể ngưỡng mộ hơn. Những “chú lính chì” Schmeichel, Henrik Larsen, Brain Laudrup hay Lars Elstrup đã trở thành người hùng thực sự của người dân Đan Mạch, viết nên một câu chuyện được kể đi kể lại vào những ngày hội bóng đá quốc tế. Đan Mạch loại Anh, Pháp, Hà Lan và Đức trước khi đường hoàng tiến đến nâng cao chiếc cúp vô địch châu Âu cao quý. Và khi đó, với nhiều người đó là một câu chuyện “hi hữu”!

Tuy nhiên, thời gian đã cho chúng ta cơ hội nhìn nhân lại sự thiếu xót trong nhận thức, Thụy Điển 1992 và câu chuyện của Đan Mạch không phải là sự hi hữu! Mười hai năm sau chiến tích của Peter Schmeichel và đồng đội, “ngựa ô” Hy Lạp trở thành nhà vô địch châu Âu, thêm mười hai năm nữa, người Bồ theo gót Hy Lạp viết tiếp câu chuyện thần kỳ trên đất Pháp. Vậy, Thụy Điển 1992 và câu chuyện cổ tích thời hiện đại của Đan Mạch không phải là hi hữu! Bài học ở đây nói về những khả năng sẽ trở thành thực tế khi người ta không ngừng phấn đấu, và mỗi một chủ thế chứa đựng trong mình hạt giống cho sự vĩ đại.

View attachment 92037

Video nhé :


Schmeichel và Van Der Sả 2 huyền thoại đứng cùng một vị trí trong lòng của huynh, ko ai hơn ai cả. Nhưng về chuyên môn thì huynh lại ấn tượng De Gea nhiều hơn với phản xạ thần sầu nhanh như thánh Tôn vậy. Nếu đặt De Gea vào đội hình của 1 trong 2 thời kỳ hoàng kim đó khả năng MU sẽ còn khủng khiếp hơn. Mà Schmeichel có ông con chuyên môn giỏi ko kém ông bố đệ nhỉ.
 
Schmeichel và Van Der Sả 2 huyền thoại đứng cùng một vị trí trong lòng của huynh, ko ai hơn ai cả. Nhưng về chuyên môn thì huynh lại ấn tượng De Gea nhiều hơn với phản xạ thần sầu nhanh như thánh Tôn vậy. Nếu đặt De Gea vào đội hình của 1 trong 2 thời kỳ hoàng kim đó khả năng MU sẽ còn khủng khiếp hơn. Mà Schmeichel có ông con chuyên môn giỏi ko kém ông bố đệ nhỉ.
De Gea không có cái uy của Schmeichel, cái sải tay và tài chỉ huy hậu vệ của Van, phản xạ và phán đoán bù lại.
Schmeichel con thì lại giống cha 1 tý (nên làm đội trưởng) nhưng về chuyên môn thì dựa vào phản xạ nhiều hơn là đánh chặn và chỉ huy hậu vệ (ý là hướng khác Schmeichel cha 1 tý)
 
Schmeichel và Van Der Sả 2 huyền thoại đứng cùng một vị trí trong lòng của huynh, ko ai hơn ai cả. Nhưng về chuyên môn thì huynh lại ấn tượng De Gea nhiều hơn với phản xạ thần sầu nhanh như thánh Tôn vậy. Nếu đặt De Gea vào đội hình của 1 trong 2 thời kỳ hoàng kim đó khả năng MU sẽ còn khủng khiếp hơn. Mà Schmeichel có ông con chuyên môn giỏi ko kém ông bố đệ nhỉ.
Kaper Schmeichel cũng cứng lắm , nói chung k thua cha , nhưng em thì lại k thích De Gea lắm , do độ ổn định k cao , hơi nặng về tiền bạc
 
De Gea không có cái uy của Schmeichel, cái sải tay và tài chỉ huy hậu vệ của Van, phản xạ và phán đoán bù lại.
Schmeichel con thì lại giống cha 1 tý (nên làm đội trưởng) nhưng về chuyên môn thì dựa vào phản xạ nhiều hơn là đánh chặn và chỉ huy hậu vệ (ý là hướng khác Schmeichel cha 1 tý)
Tao lại nghĩ khác chút mày ạ. De Gea về lúc còn quá trẻ và đứng trong đội hình có hàng hậu vệ ko tốt bằng thời trước. Lại chưa được Sir chỉ dạy nhiều thì Sir nghỉ rồi. Nếu đổi về thời kỳ có cặp F5-ViDa thời đỉnh cao kia, được bàn tay Sir chăm chút thì sao nhỉ?
Van Der Sar về MU khi đã kinh qua bao năm trận mạc. Schmeichel về MU vào thời điểm chín nhất của sự nghiệp và đứng trong đội hình rất chất lượng.
 
Kaper Schmeichel cũng cứng lắm , nói chung k thua cha , nhưng em thì lại k thích De Gea lắm , do độ ổn định k cao , hơi nặng về tiền bạc
Huynh set trên khía cạnh tài năng đệ à. Độ ổn định ko cao là ko công bằng cho De Gea khi những năm hậu Sir cậu ta đã gánh cho hàng hậu vệ rất nhiều. HLV mới ko nâng tầm thêm cho cậu ta được. Vấn đề tiền bạc khi Sir ra đi là chuyện của toàn đội hình mất rồi đâu chỉ riêng thánh Tôn này. Thời đại kim tiền nên khó đòi hỏi việc đó. R10 còn nặng tiền bạc mà đệ.
 

Có thể bạn quan tâm

Top