vào đây đọc tao tôn trọng từng ý kiến cá nhân, vì thể hiện tư duy, hiểu biết, cũng như nhạy cảm của thị trường kèm chính trị.
Nhưng tao khác, tao ko cho là vậy, vì nhiều thứ.
Nếu nói bđs sẽ có khả năng hồi sinh bật tăng lần cuối thì tao ko tin, cái ko tin là vì nguồn lực. Thời điểm 2000 đến 2008-2012 thì rất rõ ràng nguồn lực được dồn vào vì lí do mở cửa. Chính sách mới, nguồn tiền mới, FDI hăm hở lao vào đầu tư thị trường với nguồn tiền dồi dào và thị trường còn hoang sơ nhưng đầy tiềm năng, với dân số trẻ, chịu tiếp thu, và lao động giá rẻ, song song với đó, người nào đó từ xứ sở sát nguồn nước vodka trở về, và bài học bđs từ đó bắt đầu, rầm rộ, đầy ma mãnh, lừa lọc. Năm đó tuy nổ bong bóng, nhưng trời thương, chúng ta vẫn còn nội lực để gượng dậy, các chính sách, các kênh tài chính, các bài học nhanh chóng được áp dụng, biểu đồ lên rồi xuống, rồi lại lên.
Nhưng thời điểm này, nó lại khác. Không thể nào lạc quan khi tình hình vô cùng bất lợi như khi ông già 80 tuổi đột quỵ được. Không còn sức trẻ- tiền bị thâu tóm bởi các gương mặt đại diện cho nhóm lợi ích, không còn gì để thu hút các dòng tiền mới đổ vào, để đầu tư, và hơn hết là phát triển. Nói thẳng ra là ko còn gì để mua - bán với các nước giàu có với khối tích luỹ khổng lồ, hết sạch.
Khi bước vào sân chơi mới, sân chơi quốc tế; chấp nhận đá theo luật đã được định ra vì sinh sau đẻ muộn, hơn hết là thằng còi cọc, yếu nhược ko có tiếng nói - VN đã phải tuân theo lối chơi mà họ định ra, bằng những cam kết, thoả thuận. Họ chơi cũng đẹp, khi dẹp hết những điều ko vui trong quá khứ, mà rót tiền vào thông qua các nguồn ODA để giúp VN phát triển, thuận lợi cho các thương vụ mua - bán, những món đầu tư được an toàn.
Đó là những năm 2000 khi kinh tế phát triển từng ngày từng giờ. Nhưng thời điểm này là thời điểm cuối, họ muốn thấy được những cam kết và thoả thuận mà VN đã hứa với họ. Một sân chơi văn minh thì ko thể tồn tại thứ khôn lỏi này được, và VN đã thể hiện điều ngược lại - là một quốc gia không đáng tin.
Bds tăng hay xuống giá, đều xuất phát từ cơ bản đó là nhìn thấu được sự phát triển trong tương lai ngắn và trung hạn. Cái đó là kết quả của sự đầu tư, có thể là khu công nghiệp, hay khu du lịch, giải trí, có thể là khu phức hợp dịch vụ,.... Đó là niềm tin nhà đầu tư vào thị trường.
Nhưng nhìn, bđs VN phát triển theo chiều hướng lạ lùng. Cò đi thành đội, bơm thổi giá, ăn đẫm rồi lướt đi. Các quan thầy địa phương tiền nhét túi nhắm mắt làm ngơ, ngân hàng thì cứ có lợi mà làm. Những khu đất hoang chó ỉa, hay những nơi đồi núi xa dân cư, cũng được thổi tới tốc cả váy.
Vay rồi thì phải trả. Chôn vốn ? Mất đi cơ hội, hằng tháng gắng gồng trả lãi mẹ lãi con, nhưng ăn xổi mà, làm biết bao giờ mới trả nổi ?
Các ông lớn thì tranh nhau đất vàng đất kim cương, ngân hàng thì xin tô nước lèo khi các ông lớn hết sạch tài sản đảm bảo thì lại chơi tiếp trò trái phiếu, ngân hàng nhanh trí phát hành, ăn hoa hồng thơm phức, lừa được đống thằng.
Thế là chơi chiêu xị khất, đôi năm nữa tụi em trả cả vốn cả lãi. Đó là nói suôn. Lấy gì trả ? Chơi chiêu nói cho xong việc à ? Câu giờ à ?
Bề ngoài là một đống nợ, nợ đó là tiền kiếm được ở tương lai, giờ lấy xài trước cho đỡ vã. Nhưng đó là trời thương cứ làm ra tiền đều đều. Thế, bây giờ tới tương lai ko làm ra xu nào thì sao ? Ô, thế hoá ra là đéo trả được à ? Thì hiện tại và thì tương lai đéo có tiền ? Còn đất thì ngân hàng nắm ??? Ngân hàng nắm tiền chứ nắm đất cát làm gì ? Vòng lập.
Muốn có vay thì phải có làm, mà ko làm được thì coi như toi mạng.
Động lực cạn kiệt, niềm tin ko còn. Tao hay dạo dạo ở các phòng công chứng thì thấy toàn ngồi cafe, vì chả có ma nào công chứng. Các ngành hàng mang lại đô la thì đang có đà giảm, mới khởi đầu suy thoái mà giảm đôi chục %, thế thời gian nữa thì còn bao nhiêu ?
Nếu phá ra chia lại ván mới ??? Thôi, đéo dám nghĩ, khác chó gì ăn cướp.
Nhưng khổ, ko dám cho vỡ, vì vỡ là đổ bể kinh tế luôn, chưa kể các quan chưa thoát hết hàng. Anh em mình làm gì nghe nhịp thở bằng các quan được, số má, giấy tờ, báo cáo, chuyên gia các quan nắm hết, các quan đang rầm rập tuồn tiền đi tư bẩn cả rồi, chừng nào xong thì sẽ cho kết thúc màn bi kịch này. Còn giờ đến cuối năm, sẽ dùng mọi biện pháp đưa dòng tiền vào lưu thông. Nhưng, bằng cách nào ? Cho vay ? Ai vay ? Vay lấy gì trả ? Ngân hàng nó cũng phải tính chứ. Chưa kể gồng hạ lãi suất đi ngược với FED, chưa biết tới chừng nào mới rách cơ.
Báo cáo trên mồm thì tăng đấy, chứng khoán xanh mướt đấy, úp bô phát cuối rồi qua tư bẩn, kệ mẹ.