[NSFW] Topic thảo luận, sưu tầm tình hình căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan

Nội dung cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức Scholz và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Hôm thứ Sáu (4/11) Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 1 ngày và đã gặp lãnh đạo Đảng ******** Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.


Chuyến thăm của ông Scholz đã gây nhiều chú ý và chỉ trích từ công luận vì những những vấn đề liên quan ĐCSTQ như: Ngầm hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine, tình trạng phụ thuộc của Đức vào Trung Quốc trong hoạt động thương mại, và vấn đề Bắc Kinh vi phạm nhân quyền.

Ông Scholz đi cùng một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã được ông Tập Cận Bình chào đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở trung tâm Bắc Kinh. Ông Scholz là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên gặp ông Tập Cận Bình kể từ khi ông Tập tại nhiệm nhiệm kỳ thứ ba, cũng là nhà lãnh đạo G7 đầu tiên thăm Trung Quốc kể từ đại dịch COVID-19.

Chuyến đi của ông Scholz đến Trung Quốc diễn ra vào thời điểm mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan lên cao điểm. Gần đây Bắc Kinh cũng đã khiến Mỹ và các đồng minh tức giận khi tuyên bố sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ với Nga và nhắc lại rằng NATO phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine.

Mặt khác, với nền kinh tế Đức đang trên bờ vực suy thoái do chi phí năng lượng tăng cao và xuất khẩu giảm, Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng đối với ngành sản xuất của Đức.

Đức đã chịu nhiều áp lực vì quá phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga trong những năm gần đây. Các nhà phê bình lo ngại rằng việc Berlin phụ thuộc vào Trung Quốc như nền móng trong sản xuất và đối tác kinh doanh có thể tái diễn sai lầm.

Chuyến đi của ông Scholz được tháp tùng bởi hơn chục lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Đức, bao gồm các giám đốc điều hành hàng đầu của các tập đoàn lớn như Volkswagen, BMW, BASF, Bayer và Deutsche Bank… hầu hết đều có hoạt động đáng kể tại Trung Quốc. Tại Bắc Kinh ông Scholz cũng gặp một số đại diện doanh nghiệp Đức khác.

Một số nhà quan sát đặt câu hỏi liệu Đức có đang trở nên quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giống như từng quá phụ thuộc vào Nga về nguồn cung năng lượng.

Chuyên gia Bonnie Glaser về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức nói với Washington Post (link): “Cả châu Âu hơi lo ngại (vì chuyến thăm của Scholz đến Trung Quốc), cảm tưởng như chuyến đi phù hợp ý định chia cắt châu Âu của ĐCSTQ”.

Bà nói thêm: “Washington cũng có những lo ngại, vì Mỹ cảm thấy đây là thời điểm mà tất cả chúng ta cần đồng lòng hơn bao giờ hết”.

Khi họ gặp nhau, ông Tập chỉ ra rằng chuyến thăm của ông Scholz trùng với dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Đức. Ông Tập Cận Bình nói: “Tình hình quốc tế hiện rất phức tạp và nhiều biến động. Là hai cường quốc có ảnh hưởng, Trung Quốc và Đức nên hợp tác với nhau nhiều hơn nữa trong thời kỳ thay đổi và hỗn loạn để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và phát triển thế giới”.

Theo hãng tin Đức DPA, trong bài phát biểu ông Scholz đã đề cập trực tiếp đến cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gây hệ quả làm hàng triệu người tị nạn và làm hỗn loạn thị trường thực phẩm và năng lượng thế giới, ông nói: “Chúng ta đang gặp nhau ở thời điểm rất căng thẳng”.

“Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh cuộc chiến Nga-Ukraine, cuộc chiến đã tạo ra nhiều vấn đề cho trật tự thế giới dựa trên luật lệ của chúng tôi”, ông Scholz nói.

DPA lưu ý rằng ông Scholz cũng nhắc “các vấn đề quan trọng” như nạn đói toàn cầu, biến đổi khí hậu và nợ của các nước đang phát triển.

Sau bữa trưa, ông Scholz và phái đoàn đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trên danh nghĩa còn là người đang phụ trách kinh tế của Trung Quốc.

Vì ĐCSTQ vẫn đang áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với COVID-19 nên phái đoàn Đức phải chịu kiểm tra virus và không qua đêm ở Bắc Kinh. Toàn bộ chuyến thăm chỉ kéo dài 11 giờ, là chuyến thăm Trung Quốc ngắn nhất từng thấy của một nhà lãnh đạo Đức.

Trước chuyến đi đến Trung Quốc, Chính phủ Scholz đã cho phép Công ty Vận tải Biển Trung Quốc (COSCO) đầu tư lớn vào Cảng Hamburg, điều này cũng làm dấy lên tranh luận trong nội bộ Đức.

Tháng trước, 6 cơ quan Chính phủ Đức phản đối việc cho phép COSCO mua cổ phần của nhà ga hàng hóa Cảng Hamburg. Người đứng đầu cơ quan tình báo Đức cũng đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của nước này.

Thomas Haldenwang, người đứng đầu cơ quan tình báo Đức cho biết: “Nga là một cơn bão, nhưng Trung Quốc (ĐCSTQ) là biến đổi khí hậu”.

Thỏa thuận từ phía Trung Quốc đã gây chia rẽ trong liên minh cầm quyền của Đức, nhưng cuối cùng nội các Đức đã chấp thuận việc COSCO mua 24,9% cổ phần, thay vì 35% theo kế hoạch ban đầu.

Ngay dịp chuyến công du tới Bắc Kinh, ông Scholz đã viết trong một bài báo hôm thứ Năm rằng Berlin phải thay đổi cách đối phó khi Trung Quốc quay trở lại con đường chính trị “theo chủ nghĩa Marx-Lenin”. Ông cho rằng “Đức không muốn tách rời Trung Quốc, nhưng cũng không thể phụ thuộc quá nhiều”.

Bài báo này đã được đăng trên tạp chí POLITICO và Frankfurter Allgemeine Zeitung ở Đức. Trong bài báo, ông Scholz đã biện minh cho chuyến đi đến Trung Quốc.

Nhưng ông vẫn nhấn mạnh rằng các công ty Đức cần phải thực hiện các bước để giảm “sự phụ thuộc vào rủi ro” trong chuỗi cung ứng công nghiệp, đặc biệt là trong các công nghệ tiên tiến. Ông Scholz nhấn mạnh vào năm 2020 ông Tập Cận Bình đã đề xuất một chiến lược kinh tế “thúc đẩy tăng cường phụ thuộc của các chuỗi công nghiệp quốc tế vào Trung Quốc”, đồng thời “củng cố hệ thống sản xuất và cung ứng trong nước” để đảm bảo nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể hoạt động trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.

Tuy ông Scholz đã cảnh báo cần thận trọng về vấn đề Trung Quốc, nhưng ông vẫn có vẻ không muốn đưa Đức chuyển hướng tách khỏi con đường cùng Trung Quốc. Thực tế đó phần nào cho thấy Scholz có thể lặp lại quan điểm của cựu Thủ tướng Angela Merkel không muốn bị Mỹ kéo vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống lại Bắc Kinh.

Ông viết: “Nước Đức đã phải trải qua một trải nghiệm đau thương về sự chia rẽ trong Chiến tranh Lạnh nên không muốn chứng kiến thế giới hình thành một khối mới”.

Ông Scholz cho biết ông sẽ cố gắng giải quyết “các vấn đề gai góc” như nhân quyền của các dân tộc thiểu số ở Tân Cương – những người mà Mỹ và nhiều nước cho rằng đang bị ĐCSTQ giam giữ với số lượng lớn gây nạn diệt chủng.

Thủ tướng Đức cũng tìm cách phản bác những lời chỉ trích rằng chuyến đi của ông làm suy yếu hành động chung của châu Âu trong kiềm chế ĐCSTQ. Ông viết: “Chính sách Trung Quốc của Đức chỉ có thể thành công nếu nó được tích hợp vào chính sách Trung Quốc của Châu Âu. Vì vậy, trước chuyến thăm của tôi, chúng tôi đã liên hệ chặt chẽ với các đối tác châu Âu, bao gồm Tổng thống Macron (của Pháp), cũng như những người bạn xuyên Đại Tây Dương của chúng tôi”. Đồng thời, ông cảnh báo ĐCSTQ không nên theo đuổi “bá quyền” và “trật tự thế giới lấy Trung Quốc làm trung tâm”.
 
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Ông Tập chưa quyết định thống nhất Đài Loan

Mới đây, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Colin Kahl cho biết ông không tin rằng Trung Quốc có ý định xâm lược Đài Loan trong tương lai gần.


Theo báo cáo của VOA, ngày 4/11, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về Chính sách, ông Colin Kahl, cho biết về Chiến lược Quốc phòng Hoa Kỳ vừa được công bố tại cuộc họp của Viện Brookings với các chuyên gia rằng: “Dù phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Pelosi tới Đài Loan rất quyết liệt, nhưng tôi không nghĩ Trung Quốc có ý định xâm lược Đài Loan sớm.”

“Trung Quốc chỉ muốn gây áp lực mang tính cưỡng chế đối với Đài Loan, muốn thiết lập một bình thường mới xung quanh Đài Loan, và gây áp lực để cộng đồng quốc tế phải chấp nhận chính sách Đài Loan của Trung Quốc.”

Nhưng ông Kahl cũng lo ngại rằng “trong vài năm tới, có thể xảy ra sự cố”. Ông nói rằng hải quân và không quân Trung Quốc đang ngày càng có những hành vi rất nguy hiểm trong không phận và hải phận quốc tế. Việc theo dõi, bám sát, thậm chí quấy rối máy bay và tàu quân sự của Hoa Kỳ, Úc và các nước khác ở cự ly gần đều có thể dẫn đến sự cố.

Thứ trưởng Kahl nói thêm rằng ông có suy đoán sơ bộ về việc liệu Trung Quốc có áp dụng các biện pháp cứng rắn như “thống trị bằng vũ lực” hay không. Ông tin rằng ông Tập Cận Bình vẫn chưa đưa ra quyết định về việc này.

Ông dự đoán rằng quyết định cuối cùng của ông Tập sớm nhất cũng phải đến năm 2027 mới được đưa ra, giai đoạn này hiện còn quá sớm.

Ông nhắc lại rằng chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan luôn tuân theo chính sách một Trung Quốc, và phản đối bất kỳ bên nào đơn phương thay đổi hiện trạng và theo đuổi “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”. Hoa Kỳ cũng sẽ tiếp tục cung cấp cho Đài Loan các khả năng tự vệ, và duy trì khả năng bảo vệ hòa bình của Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan.

Ông Kahl nhấn mạnh rằng xung đột xuyên eo biển không chỉ tác động sâu sắc đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, mà còn ảnh hưởng đến thế giới. “Hậu quả kinh tế của một cuộc chiến ở eo biển Đài Loan là thảm khốc đối với cộng đồng quốc tế, tránh xung đột ở eo biển Đài Loan có lợi cho tất cả mọi người.”

Nhận xét của ông Kahl hơi khác so với nhận xét của các quan chức Hoa Kỳ khác. Hôm 17/10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết Trung Quốc đang “tăng tốc đáng kể” kế hoạch thôn tính Đài Loan.

Ngày 19/10, Tham mưu trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Michael Gilday, cũng cảnh báo Bắc Kinh có thể xâm lược Đài Loan bằng vũ lực trước năm 2024.

Theo các báo cáo, Chiến lược Quốc phòng được công bố gần đây của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xác định Trung Quốc là mối đe dọa số 1. Ông Kahl cho biết điều này phản ánh thực tế rằng Trung Quốc là “quốc gia duy nhất có ý định và khả năng thiết lập lại trật tự chính trị quốc tế, và thách thức Hoa Kỳ về mặt quân sự, công nghệ, kinh tế và ngoại giao.”

Ông nhấn mạnh không nên đánh giá thấp thực tế là Bắc Kinh muốn thống trị các đỉnh cao chỉ huy công nghệ ảnh hưởng đến thế kỷ này. “Họ cũng muốn thống trị cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho các công nghệ này, chuỗi cung ứng liên quan đến các công nghệ này, cũng như các tiêu chuẩn và quy tắc đồng bộ,” ông nói.
 
Kết quả bầu cử giữa kỳ sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ Mỹ – Đài Loan?

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều đạt được thống nhất rộng rãi về lập trường trong vấn đề Đài Loan. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ như thế nào, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan sẽ không thay đổi đáng kể.


1-1-2ROC109-2-600x400-1.jpg

Hình ảnh cờ của Trung Hoa Dân Quốc và Mỹ trên Khu Phố Tàu ở Boston.

Nhưng các chuyên gia cho rằng Đảng Dân chủ có thể nghiêng về việc duy trì hiện trạng nếu họ giữ được đa số ghế như hiện tại ở Quốc hội; trong khi đó, nếu Hạ viện và Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, thì có thể thấy lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và lập trường ủng hộ Đài Loan hơn.

Một tiền lệ là vào năm 1994, chính quyền Clinton đã cố gắng nâng cao quan hệ Mỹ – Đài Loan, nhưng vẫn hạn chế các quan chức cấp cao của Chính phủ Đài Loan xin thị thực Mỹ. Năm 1994, khi Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich nói rõ rằng không chỉ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc có thể đến thăm Mỹ, mà bản thân Trung Hoa Dân Quốc phải có một ghế tại Liên Hiệp Quốc, buộc chính quyền Clinton nhượng bộ.

Đảng Dân chủ muốn giữ nguyên hiện trạng
Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới của Mỹ, vì kết quả sẽ xác định hướng chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Bởi vì kết quả này có thể có tác động đối với Đài Loan và các mối quan hệ xuyên eo biển.

Ông Sean King, phó chủ tịch hãng vận động hành lang Park Strategies của Mỹ, cho biết: “Tôi nghĩ Bắc Kinh có thể hơi cảnh giác với sự thống trị của Đảng Cộng hòa đối với Hạ viện, bởi vì họ nghĩ rằng Đảng Cộng hòa sẽ thúc đẩy Nhà Trắng, làm những điều có thể khiến Bắc Kinh tức giận, chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ, vấn đề Biển Đông, hoặc các lĩnh vực khác.”

Ông Sean King nói với Channel NewsAsia (CNA): “Nhưng ở chính vấn đề Đài Loan, (Bắc Kinh) biết rằng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa nói chung có quan điểm đồng thuận. Vì vậy, tôi không nghĩ sẽ thấy bất kỳ sự khác biệt nào.”

Nếu Đảng Dân chủ có thể nắm giữ cả hai viện của Quốc hội, chính sách Đài Loan của chính quyền Biden sẽ có tính liên tục, tức là nó sẽ có xu hướng duy trì hiện trạng.

Ông Kwei-Bo Huang tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan cho biết, “Đảng Dân chủ có thể muốn bảo vệ Đài Loan, nhưng họ sẽ không sử dụng Đài Loan như một quân cờ để khiêu khích Trung Quốc (Đảng ******** Trung Quốc, ĐCSTQ).”

Theo yêu cầu của Nhà Trắng, trong Đạo luật Chính sách Đài Loan gần đây nhất, Thượng viện do Đảng Dân chủ kiểm soát, đã loại bỏ ngôn từ có thể khiến Bắc Kinh tức giận, ông King nói. Ví dụ, nguyên văn yêu cầu đổi tên “Văn phòng Đại diện kinh tế và văn hóa Đài Bắc” của các cơ quan ngoại giao ở Mỹ là “Văn phòng Đại diện Đài Loan” và “Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan” được đổi tên thành “Văn phòng đại diện Mỹ”; nguyên văn trao cho Đài Loan địa vị “đồng minh chính ngoài NATO” (major non-NATO ally), sau khi hiệu đính lại thì sửa thành coi Đài Loan là một “đồng minh chính ngoài NATO” về chuyển giao vũ khí, v.v. để đối đãi với Đài Loan.

Nhưng dự luật vẫn giữ lại một loạt các chương trình, chẳng hạn như bán vũ khí cho Đài Loan và tài trợ quân sự. Các chuyên gia dự đoán rằng dự luật có thể được đưa vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng vào cuối năm nay, được đánh dấu là viện trợ quân sự 6,5 tỷ USD cho Đài Loan, và yêu cầu đưa Đài Loan vào “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương” (IPEF).

Nhưng nếu Đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát, họ có thể không muốn bỏ những ngôn từ đó, ông King nói thêm. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jim Risch đã chỉ trích chính quyền Biden vì can thiệp vào lập pháp. “Nhà Trắng đã gây đủ ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách Đài Loan, và hiện giờ vẫn đang tiếp diễn … Họ không nên can thiệp vào quy trình lập pháp.”

Một số nhà quan sát cho rằng lập trường chống cộng của Đảng Cộng hòa gây được tiếng vang lớn hơn với cử tri. Ông Tobita Chow, giám đốc của Justice Is Global, nói với South China Morning Post rằng khi Đảng Dân chủ thúc đẩy cử tri suy nghĩ nhiều hơn về Trung Quốc, nghĩa là khi họ cố gắng cạnh tranh với Đảng Cộng hòa về việc ai có thể đối phó tốt hơn với mối đe dọa từ Trung Quốc, “rất nhiều khi, họ (cử tri) sau đó chuyển sang cánh hữu, bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa.”

Đảng Cộng hòa nhấn mạnh sự phản đối ý thức hệ ********
Mặc dù Đảng Cộng hòa không có khả năng thực hiện những thay đổi quy mô lớn đối với chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhưng các nhà phân tích cho biết họ mong đợi sẽ làm việc chăm chỉ hơn trong một số vấn đề, chẳng hạn như bớt mơ hồ hơn và cung cấp cho Đài Loan nhiều vũ khí hơn.

Ông Kwei-Bo Huang nói rằng Đảng Cộng hòa ủng hộ việc có lập trường cứng rắn hơn chống lại ĐCSTQ. “Nếu Đảng Cộng hòa thắng, chắc chắn họ sẽ đưa ra một đề xuất tại Thượng viện có thể khác với chính sách hiện tại của ông Biden.”

Bà Sheena Chestnut Greitens, một giáo sư tại phân hiệu Austin của Đại học Texas, nói với U.S. News & World Report rằng “phần lớn trọng tâm trong Quốc hội là tập trung vào các vấn đề như mơ hồ về chiến lược đối với Đài Loan v.v.).

Cái gọi là “mơ hồ chiến lược” có nghĩa là Mỹ không chỉ rõ cho Bắc Kinh biết họ sẽ phản ứng như thế nào trước cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ. “Trong Quốc hội khóa tới, tôi kỳ vọng trọng tâm sẽ chuyển sang một số vấn đề thực tế rất hóc búa về khái niệm phòng ngự của Đài Loan nên như thế nào và liệu Mỹ có thể cung cấp một số năng lực và thiết bị cần thiết hay không.”

Nếu Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, ông Michael McCaul sẽ trở thành chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, điều này có thể gây áp lực lên chính quyền Biden để nhắc lại lập trường của mình đối với Đài Loan, nói rõ rằng nếu Đài Loan bị tấn công, Washington sẽ bảo vệ Đài Loan.

Vào tháng 9 năm nay, phiên bản của “Đạo luật Chính sách Đài Loan” do Hạ viện Cộng hòa Mỹ đề xuất, ngoài việc tăng cường khả năng quân sự của Đài Loan, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan phải “rõ ràng về mặt chiến lược.”

Đảng Cộng hòa cũng sẽ xem xét việc tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan. Đầu năm 2020, Đảng Cộng hòa đã thành lập “Nhóm công tác về các vấn đề Trung Quốc” để hợp tác chặt chẽ với văn phòng đối ngoại của Đài Loan nhằm thúc đẩy việc cung cấp thêm vũ khí của Mỹ cho Đài Bắc với tốc độ nhanh hơn. Ông McCall cho biết, việc bán vũ khí cho Đài Loan, mà ông đã ký 3 năm trước với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, vẫn chưa được giao cho Đài Loan.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa hầu hết ủng hộ mạnh mẽ chuyến đi vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan, Lãnh đạo Hạ viện Kevin McCarthy của Đảng Cộng hòa cho biết ông sẽ thực hiện một chuyến đi tương tự nếu trở thành Chủ tịch Hạ viện.

Các nhà quan sát cũng nhận thấy rằng triết lý ngoại giao của Đảng Cộng hòa khác biệt đáng kể so với Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa tin rằng Mỹ là ngọn hải đăng của tự do và cốt lõi của ngoại giao Mỹ là bảo vệ các quyền vốn có của người dân, vì vậy họ không hề che đậy việc chống lại hệ tư tưởng ******** của ĐCSTQ. Những người nổi bật là ông Pompeo và ông Marco Rubio.

Trong bài phát biểu nổi tiếng “Trung Quốc ******** và Tương lai của Thế giới Tự do”, ông Pompeo nói: “Chính quyền ĐCSTQ là một chính quyền theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin, và Tổng Bí thư Tập Cận Bình là người thực sự tin tưởng vào một hệ tư tưởng độc tài toàn trị đã phá sản.” “Mỹ không thể tiếp tục phớt lờ những khác biệt cơ bản về chính trị và hệ tư tưởng giữa hai nước chúng ta, cũng như ĐCSTQ chưa bao giờ bỏ qua chúng.”

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio là một tiếng nói quan trọng khác trong Quốc hội. Ngay từ năm 2020, khi COVID-19 tàn phá Florida, ông đã đề xuất “Đạo luật Tăng cường Quan hệ Đài Loan”. Ngôn từ của ông Rubio đánh thẳng vào các điểm mấu chốt về ý thức hệ của ĐCSTQ, vào tháng 2/2022, ông kêu gọi đổi lại tên thành “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc”.

Mặt khác, các đảng viên Đảng Dân chủ tin rằng Mỹ là một quốc gia có thiếu sót, phân biệt chủng tộc, và do đó luôn cảnh giác, ngôn từ nhu hòa, và sợ bị coi là phân biệt chủng tộc.

Trong khi cũng có những thành viên Đảng Dân chủ nổi tiếng như Thượng nghị sĩ Bob Menendez, Thượng nghị sĩ Ted Kennedy hay Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, công khai kêu gọi Đài Loan có vị trí xứng đáng trên toàn cầu và không bao giờ keo kiệt khi khen ngợi nền dân chủ của Đài Loan. Nhưng họ có xu hướng làm nhạt tư tưởng chống cộng và không cung cấp lập pháp đầy đủ để ủng hộ.

Đảng Cộng hòa có lịch sử kiên quyết hơn trong việc chống lại ĐCSTQ
Trong những năm qua, Đảng Cộng hòa đã liên tục ca ngợi các giá trị chung của Mỹ và Đài Loan, có xu hướng chuyển tư tưởng chống ĐCSTQ sang các chính sách thân Đài Loan.

Nhìn lại lịch sử, bước ngoặt quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ – Đài là chính sách thân Đài Loan được đưa ra dưới sự lãnh đạo của ông Trump sau khi ông đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Năm 2018, ông Trump “vui vẻ” ký “Đạo luật Du lịch Đài Loan”; năm 2020, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley đề xuất “Dự luật luật Phòng thủ Đài Loan” (TDA); cùng năm, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz công nhận Quốc khánh Đài Loan và đề xuất “Dự luật Chủ quyền tượng trưng Đài Loan” (Taiwan SOS).

Trong chính quyền Obama, việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan thường bị trì hoãn hoặc bị hủy bỏ do lo ngại về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng chính quyền Trump đã bán vũ khí cho Đài Loan nhiều hơn bất kỳ chính quyền nào trong 4 thập kỷ qua. Trong những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo khi đó đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với quan hệ Mỹ – Đài Loan, cho phép Chính phủ Mỹ tiếp xúc với Đài Loan.

Ngay cả trong thời kỳ hậu Trump, Đảng Cộng hòa dường như vẫn không hề ngừng thân Đài Loan. Vào tháng 4/2021, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Curtis đề xuất Dự luật Đoàn kết Quốc tế Đài Loan (Taiwan International Solidarity Act) nhằm chống lại việc ĐCSTQ bẻ cong ngôn ngữ, chính sách và thủ tục của các tổ chức quốc tế để liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng Đảng Cộng hòa trong lịch sử thân Đài Loan, và sự ủng hộ quân sự của họ đối với Đài Loan hiện nay có thể và sẽ bị chi phối bởi những người Cộng hòa bảo thủ. Họ là những người theo tư tưởng chống cộng và coi trọng sức mạnh quân sự để tăng cường an ninh và hòa bình.
 
Người sáng lập Sitong Group: Ông Tập Cận Bình chuẩn bị cho chiến tranh

Ông Vạn Nhuận Nam (Wan Runnan), người sáng lập doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc Sitong Group, nói rằng ông Tập Cận Bình đang thành lập nội các thời chiến và “chuẩn bị cho chiến tranh”, điều này sẽ đưa Trung Quốc vào thời khắc đen tối.


0.webp

Thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới của ĐCSTQ ra mắt ngày 23/10/2022. (Ảnh cắt từ video CCTV)

Trước Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Bành Tái Chu (Peng Zaizhou tên thật là Bành Lập Phát (Peng Lifa)), người giăng khẩu hiệu chống ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh (cây cầu này do Sitong Group quyên góp xây dựng), đã có một cương lĩnh chính sách liên quan đến việc xúi giục nổi dậy, chống lại các quan chức quân sự hàng đầu.

Người sáng lập Sitong Group Vạn Nhuận Nam nói về kết quả nhân sự của Đại hội 20: Ông Tập “chuẩn bị cho chiến tranh”

Vào ngày 5/11, trang web tiếng Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đã đăng một bài phỏng vấn độc quyền với ông Vạn Nhuận Nam (76 tuổi, quê ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), là một doanh nhân và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng trong thời kỳ cải cách và mở cửa của Trung Quốc.

Năm 1984, ông Vạn Nhuận Nam thành lập Công ty Sitong, và vào năm 1989, ông lưu vong ở nước ngoài do Sự kiện ngày 4/6 (sự kiện Thảm sát Thiên An Môn hay Sự kiện Lục Tứ). Ông đã thành lập Mặt trận Dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại, làm tổng thư ký và chủ tịch, hiện ông sống ở Pháp.

Vào ngày 23/10, thông tin chính thức của Đại hội 20 của ĐCSTQ cho thấy ông Tập Cận Bình đã tái đắc cử, và 4 người thân cận của ông Tập là ông Lý Cường (Li Qiang), Thái Kỳ (Cai Qi), Lý Hy (Li Xi) và Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang), đều được bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ. Trong khi ông Lý Khắc Cường, Uông Dương và Hồ Xuân Hoa, không có tên trong danh sách Bộ Chính trị; phe Giang Trạch Dân chỉ còn lại ông Vương Hỗ Ninh và ông Triệu Lạc Tế ở lại Ủy ban Thường ủy Bộ Chính trị.

Trong Quân ủy Trung ương, ông Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia – 72 tuổi), một thái tử đảng thân Tập vẫn tại vị. Ông Trương từng tham gia chiến tranh biên giới Việt Nam; một Phó Chủ tịch Quân ủy mới nhậm chức là Hà Vệ Đông (He Weidong), từng là Tư lệnh viên Chiến khu Đông Bộ phụ trách cuộc chiến chống Đài Loan, cũng là một người bạn cũ của ông Tập trong những năm đầu công tác ở Phúc Kiến. Các thành viên của Quân ủy bao gồm ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Lưu Chấn Lập (Liu Zhenli), Miêu Hoa (Miao Hua) và Trương Thăng Dân (Zhang Shengmin). Trong đó có Thượng tướng Hải quân Miêu Hoa cũng là bạn cũ của ông Tập khi ông còn ở Phúc Kiến; Thượng tướng Lục quân Lưu Chấn Lập cũng từng tham gia chiến tranh Việt Nam.

Ông Vương Nhuận Nam nói với RFA rằng kết quả sau Đại hội 20 là kết quả tồi tệ nhất. Ông Tập không chỉ tái đắc cử, mà còn có thể vẫn sẽ tiếp tục tái đắc cử, hơn nữa toàn bộ êkip lãnh đạo đều là thân tín của ông Tập, phe của ông Tập tạo thành thiên hạ của Tập. Kết quả này sẽ đưa Trung Quốc đến thời điểm đen tối nhất.

Ông Vạn Nhuận Phát nói rằng trong lịch sử của ĐCSTQ, ngay cả trong thời kỳ Mao Trạch Đông, cũng cần phải tạo ra sự cân bằng. “Thống nhất thiên hạ như ông Tập Cận Bình làm như thế này là điều hiếm gặp, theo một nghĩa nào đó thì đây cũng là nguy hiểm nhất. Nhưng tại sao ông ấy lại làm thế? Chính là bốn chữ: Chuẩn bị chiến tranh.”

Theo quan điểm của Vạn Nhuận Nam, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay là một nội các thời chiến hoàn toàn nghiêng về một bên, và không cho phép những tiếng nói bất đồng. “Tại sao ông Tập cần lập một nội các thời chiến? Ông ấy cảm thấy rằng chắc chắn sẽ có một cuộc xung đột trực diện với Mỹ.”

Ông nói rằng quân đội Mỹ và các tổ chức nghiên cứu tư vấn cũng đang thảo luận rằng có thể có một trận quyết chiến với ĐCSTQ trong 10 năm tới. Chiến lược an ninh quốc gia mới nhất của Mỹ tuyên bố rằng Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới hiện có.

Ông Vạn Nhuận Nam tin rằng trận quyết chiến giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, vì không có chỗ cho sự thỏa hiệp trong xung đột giá trị quan và xung đột chế độ. “Bây giờ khi nói đến việc phân tách, các biện pháp trừng phạt chip và trừng phạt công nghệ cao được đưa ra, từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh chính trị đã bắt đầu, quân sự là sự tiếp nối của chính trị, chưa kể là có một điểm ngoặt, và điểm ngoặt này là vấn đề Đài Loan.”

Ông phân tích rằng những gì ông Tập Cận Bình đang làm bây giờ là phong tỏa và zero COVID, thành lập các hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ, v.v., đều là thực hiện kinh tế thời chiến, và ông đang xem xét làm thế nào để kiểm soát xã hội trong thời chiến.

Nhưng ông Vạn Nhuận Nam nói rằng ĐCSTQ đang gặp khó khăn cả trong và ngoài nước, nền kinh tế trong nước đang trì trệ. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ; ĐCSTQ cũng khá cô lập trên trường quốc tế, và cuộc đối đầu với Mỹ là nghiêm trọng đến mức chưa từng thấy trong hàng chục năm qua. “Tương lai của Trung Quốc rất đen tối.”

Ông dự đoán rằng ĐCSTQ sẽ phát hành một phiên bản mới của đồng nhân dân tệ để thay thế đồng tiền cũ, và thực hiện số hóa đồng nhân dân tệ, giám sát toàn diện dòng tiền và hầu như quét sạch tất cả số tiền đáng xấu hổ được các quan chức tham nhũng che giấu.

“Xóa sổ dịch bệnh, xóa bỏ tiền tệ cũ, xóa sổ phe phản đối, xóa sổ phe đoàn thanh niên, xóa sổ ‘hồng nhị đại’. Thế hệ đỏ thứ hai được xóa, tất cả mọi thứ từ chính trị, kinh tế, tiền tệ và tài chính được làm sạch, vì sao lại làm thế, là chuẩn bị cho chiến tranh,” ông Vạn Nhuận Nam nói.

Sự thay đổi nhân sự của ĐCSTQ đã khiến vấn đề khủng hoảng eo biển Đài Loan nóng lên
Trong báo cáo tại Đại hội 20, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng ông sẽ không từ bỏ dùng vũ lực thống nhất Đài Loan. Gần đây, cũng có nhiều phân tích về khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Ông David Sacks, một thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cho biết trong một cuộc hội thảo video về diễn giải Đại hội 20 được tổ chức bởi cơ quan này vào ngày 26/10, rằng xét về lâu dài, nội dung về Đài Loan tại Đại hội 20 là “một điềm báo không tốt”, nhưng ĐCSTQ có lẽ không có thời gian biểu cho “thống nhất một cách hòa bình” hoặc “thống nhất” Đài Loan.

Ông Steve Tsang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi (School of Oriental and African Studies) Đại học London, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian, rằng việc bố trí nhân sự tại Đại hội 20 của ĐCSTQ làm tăng nguy cơ ĐCSTQ sử dụng vũ lực trong vấn đề Đài Loan.

Ông Steve Tsang nói rằng trong ban lãnh đạo (của ĐCSTQ) trước đây, đã không có nhiều người sẵn sàng đưa ra ý kiến phản đối, hiện nay trong đảng và quân đội, ông Tập đã thay thế các lực lượng không trung thành trước đây bằng những người thân cận và trung thành với mình, để đảm bảo không ai có thể phản đối. Và “một người đưa ra những phán đoán tồi, thì nguy cơ phát động chiến tranh lớn hơn sơ với một nhóm người.”

Tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, tổ chức vào ngày 25/10, ông Bonny Lin, Giám đốc Chương trình Sức mạnh Trung Quốc của trung tâm này, nói rằng mặc dù báo cáo của ông Tập Cận Bình tại Đại hội 20 không nêu tên Mỹ, nhưng những thay đổi trong nhân sự hàng đầu của ĐCSTQ cho thấy một quỹ đạo thách thức hơn trong mối quan hệ Trung – Mỹ.

Truyền thông Đài Loan: Sự cố cầu Tứ Thông chạm vào lo lắng của ông Tập
Có ý kiến cho rằng ông Tập Cận Bình có thể không yên tâm với quân đội, và nỗi lo của ông là lo lắng về sự nổi dậy của các tướng lĩnh trong quân đội.

Ngày 2/11, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã đăng một bài viết về quan điểm của quân đội “Kiên quyết duy trì bảo vệ nòng cốt, kiên quyết nghe theo mệnh lệnh”. Cùng ngày, Quân ủy Trung ương đã ban hành “Một số ý kiến về việc quán triệt thực hiện sâu sắc thêm hệ thống Trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy”, nhấn mạnh sự cần thiết của quân đội để đạt được “nghe Chủ tịch Tập chỉ huy, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tập, để Chủ tịch Tập yên tâm”, đồng thời đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với “tất cả các cấp của quân đội, nhất là các cấp đảng ủy và cán bộ cấp cao”.

Vào ngày 5/11, tờ Up Media tại Đài Loan đã đăng một bài viết với tựa đề “Dũng sĩ cầu Tứ Thông động chạm đến tâm bệnh nắm quân đội của ông Tập Cận Bình”. Bài viết cho rằng ông Tập nắm quyền tại Đại hội 20, nhưng sau đó 10 ngày, ông ấy yêu cầu lãnh đạo cao tầng của quân đội chọn phe, bày tỏ thái độ để cho bản thân ông ấy yên tâm. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về điều mà ông lo lắng hiện nay.

Công ty Sitong do ông Vạn Nhuận Nam thành lập, trước đây đã quyên góp để xây dựng cây cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. Sáng ngày 13/10, trước thềm Đại hội 20, trên cây cầu này đã xuất hiện một sự kiện kháng nghị hiếm có. Người kháng nghị giăng biểu ngữ trên cầu Tứ Thông, phản đối chính sách phong tỏa kiểm soát dịch, đòi dân quyền và kêu gọi bãi miễn Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Video liên quan đến sự kiện này đã nhanh chóng lan truyền trên khắp internet và gây chấn động trên quốc tế.

Người kháng nghị là ông Bành Tái Chu, đã bị bắt. Ông này từng gửi trước các tài liệu về cương lĩnh chính trị của mình lên các trang web ở nước ngoài, bao gồm cả kêu gọi quân đội nổi dậy. Đánh dấu trọng điểm là để quân nhân, cảnh sát, cảnh sát vũ trang và quan chức chính phủ nhận được thông tin, hy vọng xuất hiện hiện “hộ quốc tướng quân” giống như Thái Ngạc. Cương lĩnh chính trị cũng đề cập đến quốc gia hóa quân đội.

Bài viết của Up Media nói rằng thông tin về sự kiện Bành Tái Chu đã được lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc thông qua các kênh khác nhau, tin rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm cả quân đội, đã biết rõ hơn về nó. Khi ông Tập Cận Bình lên kế hoạch thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, hành động của ông Bành Tái Chu hiển nhiên đã chạm đến tâm bệnh nắm quân đội của ông Tập Cận Bình.

1.webp

Biểu ngữ phản đối ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh trước Đại hội 20 ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)
 
Bà Thái Anh Văn: “Nhiệm vụ trong đời của tôi là đảm bảo Đài Loan thuộc về người dân”

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Bảy (12/11) cho biết nhiệm vụ trong đời của bà là đảm bảo hòn đảo tiếp tục thuộc về người dân và sự tồn tại của Đài Loan không tạo ra sự khiêu khích đối với bất cứ ai.


Tuyên bố của bà Thái được đưa ra như một lời khẳng định với Trung Quốc trước cuộc bầu cử địa phương của Đài Loan, diễn ra vào 26/11.

Bà Thái nói với hàng ngàn người ủng hộ cổ vũ tại một cuộc vận động ở trung tâm Đài Bắc rằng bà đã không “khuất phục” trước đề xuất “một quốc gia, hai hệ thống” của ông Tập về quyền tự trị dưới chủ quyền của Trung Quốc và rằng dưới sự lãnh đạo của bà, ngày càng có nhiều quốc gia coi nền dân chủ và an ninh của Đài Loan là chìa khóa cho hòa bình.

“Tôi muốn nói với mọi người rằng sự tồn tại của Đài Loan và sự kiên định của người dân Đài Loan đối với tự do và dân chủ không phải là một sự khiêu khích đối với bất kỳ ai”, bà nói tại cuộc mít-tinh cho Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền.

“Với tư cách là Tổng thống, tôi kêu gọi nỗ lực hết sức để Đài Loan vẫn là Đài Loan của người dân Đài Loan.”

Trung Quốc đã tổ chức các trò chơi chiến tranh gần Đài Loan vào tháng 8 sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thăm Đài Bắc, và kể từ đó tiếp tục các hoạt động quân sự gần kề, bao gồm việc điều máy bay chiến đấu gần như hàng ngày băng qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan.

Theo Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp ông Tập vào tuần tới, và vấn đề Đài Loan nằm trong chương trình nghị sự.

Trong khi bà Thái và đảng DPP áp đảo tại các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội năm 2020, thì đảng đối lập chính là Quốc dân đảng (KMT) cũng đã đạt được những thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử địa phương cuối cùng vào năm 2018.

Cuộc bầu cử trong hai tuần tới sẽ là bài kiểm tra cho cả hai đảng trước cuộc bỏ phiếu Tổng thống và Quốc hội tiếp theo của Đài Loan, vào đầu năm 2024.

Quốc Dân Đảng, tổ chức cai trị Trung Quốc trước khi chạy sang Đài Loan vào cuối cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949, theo truyền thống ủng hộ quan hệ thân thiết với Bắc Kinh. Trước đó, đảng DPP cáo buộc KMT sẽ bán hòn đảo cho Đảng ******** Trung Quốc. Dù KMT phủ nhận điều này nhưng không thể làm lung lay những cáo buộc trước cuộc bầu cử năm 2020, dẫn đến sự thắng lợi của DPP.

Phát biểu tại một cuộc biểu tình bầu cử Quốc dân đảng ở Tân Đài Bắc vào thứ Bảy, chủ tịch KMT Eric Chu cho biết nhiệm vụ của họ là bảo vệ tự do và dân chủ của Đài Loan.

Ông nói: “Mục tiêu quan trọng nhất là mọi người đều có thể có một tương lai hòa bình và ổn định.”

(theo Reuters)
 
Ông Tập ra lệnh chuẩn bị cho chiến tranh là để ổn định quốc nội?

Mới thành công bảo vệ vị trí lãnh đạo tối cao, ông Tập Cận Bình đã lệnh quân đội tập trung chuẩn bị cho chiến tranh. Đây là lần đầu tiên. Theo các chuyên gia phân tích, ổn định chính trị quốc nội có thể là một trong những lý do, nhất là hiện nay khi Trung Quốc không hề có nguy cơ bị tấn công vũ trang từ bên ngoài.


p3241221a889161637.webp

Ông Tập Cận Bình thăm Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Liên hợp ĐCSTQ. (Ảnh chụp màn hình CCTV)

Như hàng loạt truyền thông của chính phủ Trung Quốc đưa tin, ông Tập đã phát biểu tại Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Liên hợp Quân ủy vào ngày 8/11 rằng toàn bộ quân đội ĐCSTQ cần “tập trung tất cả sức lực vào việc chuẩn bị cho chiến tranh, và nỗ lực làm việc để chuẩn bị cho chiến tranh, tăng nhanh tốc độ cải thiện khả năng chiến thắng, để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.”

Ông tuyên bố rằng chuyến thăm của ông là để thể hiện quyết tâm của quân ủy mới của ông trong việc tăng cường toàn diện công tác huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh.

Ông Li Zhengxiu, một chuyên gia quân sự tại Tổ chức Chính sách Quốc gia Đài Loan, nói với Epoch Times hôm 9/11 rằng thông thường thì không quốc gia nào cố tình ầm ỹ trong việc chuẩn bị cho chiến tranh của mình cả.

“Kỳ thực ông Tập quá minh bạch rằng hiện nay không một quốc gia nào sẽ chủ động tấn công Trung Quốc Đại Lục, kể cả Hoa Kỳ. Cho nên, một mệnh lệnh như vậy trong chuyến thị sát Quân ủy Trung ương của ông Tập, thì chỉ có thể là vì ông ta đang muốn dùng mọi biện pháp duy trì sự thống trị và sự ổn định của ĐCSTQ ở Trung Quốc Đại Lục. Trong phát biểu của mình, ông Tập cũng không chỉ ra điều gì liên quan trực tiếp đến quốc gia khác,” ông Li nói.

Ông Tập cường điệu vấn đề chiến tranh như vậy ngay không lâu sau khi ông thành công giữ được vị trí tối cao tại Đại hội 20 của ĐCSTQ, theo ông Li phân tích, rất có thể chính là để đưa ra một thông điệp nhắc nhở mạnh mẽ về địa vị tối cao của ông trong Đảng, cảnh cáo bất kỳ ai hay nguy cơ nào dám thách thức uy quyền của ông.

Ông Hu Ping (Hồ Bình), tổng biên tập của “Mùa xuân Bắc Kinh”, nói với Epoch Times hôm 9/11 rằng những lời nói của ông Tập là “chủ yếu dành cho giới chính trị trong nước. Nhắc nhở mọi người rằng quân đội hiện đang trong tay ông Tập. Tất nhiên, nó cũng bao gồm cả việc cân nhắc thật sự chuẩn bị cho chiến tranh.”

Su Tzu-Yun, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh ở Đài Loan, cũng nói với Epoch Times rằng lệnh chuẩn bị chiến tranh của ông Tập là “chủ yếu là do nhu cầu chính trị, vì ý tứ chung của ông không vượt quá những gì ông đã nói trong quá khứ, chẳng hạn vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia.”

“Chúng ta nên thận trọng, nhưng không cần đào sâu vào bài phát biểu đó,” ông nói.

Khả năng xâm lược Đài Loan
Ông Tập đã nhắc lại tại Đại hội Đảng vừa qua rằng ông sẽ không loại trừ phương án dùng vũ lực quân sự với Đài Loan, và đã thêm nội dung “kiên quyết phản đối và kiềm chế vấn đề độc lập của Đài Loan” vào Báo cáo Đảng. Trong khi đó, thế giới bên ngoài đang phân tích khả năng ĐCSTQ sẽ tiến hành xâm lược quân sự vào Đài Loan.

Những tuyên bố sẵn sàng chiến tranh của ông Tập chỉ là thủ đoạn tung hỏa mù, ông Li phân tích, “bởi vì một khi cuộc chiến toàn diện thực sự nổ ra, thì chỉ bằng sức mạnh và kinh nghiệm hiện tại của quân đội ĐCSTQ, sẽ rất khó cạnh tranh nổi với quân đội Hoa Kỳ, vốn có kinh nghiệm chiến đấu thực tế.”

Còn ông Su nói rằng trong thời gian ngắn ĐCSTQ cực kỳ hiếm có khả năng tiến hành quân sự tấn công Đài Loan “vì ông Tập mới bước vào nhiệm kỳ thứ ba trong bối cảnh nội chính bất ổn, mà xác suất có thể ngã ngựa trong chiến tranh xâm lược là rất cao.”

“Tuy nhiên, chính vì nội bộ bất ổn nghiêm trọng, nên ông Tập muốn lăng-xê chủ đề xâm lược Đài Loan, để làm thủ đoạn đoàn kết ĐCSTQ,” ông Su nhận định.
 
Dư Mậu Xuân: Không có chuyện Mỹ mơ hồ chiến lược về Đài Loan

Ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), cựu cố vấn về chính sách Trung Quốc của Chính phủ Mỹ, gần đây đã có bài viết chỉ ra rằng Đảng ******** Trung Quốc (ĐCSTQ) không bao giờ tin Mỹ sẽ làm ngơ nếu họ xâm lược Đài Loan. Điều này đủ cho thấy quan điểm Mỹ mơ hồ chiến lược về Đài Loan là không đúng.


Miles_Yu_Photo_with_S_s878x785-600x536-e1625700494357.webp

Ông Dư Mậu Xuân (phải) của Viện Hudson Mỹ từng là cố vấn chính sách Trung Quốc của cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)

“Thực ra, rất khó để tìm thấy những nhân vật có ảnh hưởng trong Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) tin việc Mỹ mơ hồ trong chiến lược Đài Loan”, ông Dư Mậu Xuân cho hay trong bài báo trên tờ Taiwan Times tiếng Anh.

Ông Dư Mậu Xuân liệt kê rằng tất cả các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình, đều tin tưởng chắc chắn rằng Mỹ sẽ đưa quân đến can thiệp khi quân đội ĐCSTQ xâm lược Đài Loan. Do chiến lược toàn cầu của Mỹ xem Đài Loan là “hàng không mẫu hạm không thể bị nước nhấn chìm”, nên Mỹ sẽ không bao giờ cho phép một nước ******** như Trung Quốc chiếm được Đài Loan. Nếu quân đội ĐCSTQ xâm lược Đài Loan thì chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp bằng quân sự.

Ông nói rằng ĐCSTQ cũng đưa ra kế hoạch mở rộng quân sự quy mô lớn trên cơ sở xác định rõ chiến lược của Mỹ. Trong kế hoạch về Đài Loan, ĐCSTQ cũng đặt Mỹ vào nguy cơ của họ. Dư Mậu Xuân nói: “Lý thuyết chiến thắng của quân đội Trung Quốc – điều quyết định các hành động và chiến thuật của họ – coi việc đánh bại quân đội Mỹ là điều kiện tiên quyết để chiếm Đài Loan. Vấn đề này ĐCSTQ không bao giờ nghi ngờ gì”.

Ông nói rằng ĐCSTQ là một chế độ theo chủ nghĩa xét lại, đã có những xung đột về lãnh thổ và lãnh hải dữ dội với nhiều nước láng giềng. ĐCSTQ cũng đang chuẩn bị phát động một loạt các hành động bành trướng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mà trong đó Đài Loan là mắt xích đầu tiên.

“Chúng ta không lạ gì với kiểu xâm lược này, như trước đây loạt hành vi xâm lược của Đức Quốc xã bắt đầu bằng việc sáp nhập Sudetenland vào Tiệp Khắc, hay như sự bành trướng kéo dài của Đế quốc Nhật Bản bắt đầu với việc chiếm đóng Mãn Châu (ngày 18/9), những bài học lịch sử đó chưa xa”, ông Dư Mậu Xuân viết. “Đài Loan là Sudetenland của Trung Quốc. ĐCSTQ không mơ hồ về điều này. Do đó chúng ta cũng nên tránh tái diễn ‘chiến lược mơ hồ’ nguy hiểm và tai hại của Munich năm 1938”.

“Chiến lược mơ hồ” tự mâu thuẫn
Dư Mậu Xuân nói rằng do “chiến lược mơ hồ” đối với Đài Loan vốn không được đưa vào các nguyên tắc chiến lược của Mỹ, nhưng điều này hiện được các nhà hoạch định chính sách và các nhân vật có thẩm quyền ở Washington thường xuyên nhắc đến như thể đó là vấn đề thực sự tồn tại.

Ông viết: “Tuy nhiên, chuyện không thật dù có thường xuyên đề cập cũng không thành thực tế được. Chiến lược bảo vệ Đài Loan của Mỹ đã là rõ ràng trong suốt 70 năm qua. Mơ hồ về chiến lược thường là cái cớ rẻ tiền cho sự lười biếng trong suy nghĩ chính sách Trung Quốc của Mỹ”.

Ông giới thiệu rằng ý tưởng về “chiến lược mơ hồ” bắt đầu từ giữa những năm 1990, theo đó những người theo quan điểm này tin rằng sự mơ hồ chiến lược có thể được sử dụng như một phương tiện để xoa dịu Bắc Kinh và là một cách để Washington xây dựng quan hệ với Bắc Kinh mà không khiến ĐCSTQ tức giận để rồi phá hoại “mối quan hệ song phương quan trọng trên thế giới này”.

Ông Dư Mậu Xuân nói rằng “chiến lược mơ hồ” là tự mâu thuẫn về mặt khái niệm, vấn đề làm hòa trộn hai khác biệt cơ bản giữa “ý định chiến lược” và “hành động chiến thuật”. Mỹ luôn duy trì các chính sách và hành động rõ ràng về mặt chiến lược liên quan đến “ý định chiến lược” đối với Đài Loan. Kể từ Harry Truman đến các tổng thống kế nhiệm của Mỹ luôn ngầm tuyên bố ý định can thiệp nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan. Tuy nhiên, trong “hành động chiến thuật” giống như các kế hoạch quân sự nên thường cho thấy mơ hồ.

Do đó, cân nhắc ứng phó của Mỹ hiện nay đối với khả năng xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ là vấn đề can dự quân sự như thế nào chứ không phải là vấn đề có can dự quân sự hay không.

Nhất quán và rõ ràng qua các đời tổng thống Mỹ
Trong bài báo, ông đã liệt kê chi tiết chính sách chiến lược rõ ràng của Mỹ đối với Đài Loan, qua đó xác minh rằng quan điểm của Mỹ về vấn đề sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan là nhất quán và rõ ràng.

Vào ngày 25/6/1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên được sự hỗ trợ của ĐCSTQ đã phát động Chiến tranh Triều Tiên. Cùng ngày, Tổng thống Truman khi đó đã điều động Hạm đội 7 đến eo biển Đài Loan để bảo vệ Đài Loan, qua đó cũng trung lập hóa khu vực này.

Năm 1955, Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ký Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ Trung-Mỹ. Văn hóa chiến lược phòng thủ rõ ràng của Mỹ đối với Đài Loan đã kéo dài gần 30 năm. Ngày 1/1/1980, Tổng thống Jimmy Carter đơn phương chấm dứt “Hiệp ước phòng thủ chung Trung-Mỹ”, nhưng ngay cả với sự thay đổi này thì Mỹ vẫn không từ bỏ ý định chiến lược trong bảo vệ Đài Loan.

Kể từ những năm 1980, kỷ nguyên Carter-Reagan bắt đầu một giai đoạn phát triển dần dần “rõ ràng chiến lược” (strategic translucency), bao gồm việc năm 1979 thông qua “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act) mang tính bước ngoặt và “6 đảm bảo” của Tổng thống Reagan. Sau đó, thời Tổng thống George H. W. Bush đã đưa ra định hướng mới trong chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan, bằng cách thông qua việc bán cho Đài Loan một số lượng lớn chưa từng có máy bay chiến đấu F-16 tinh nhuệ.

Đặc biệt phải kể trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 3 năm 1995-1996, Tổng thống Bill Clinton khi đó đã điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đến vùng biển gần eo biển Đài Loan để đáp trả việc quân đội ĐCSTQ phóng tên lửa uy hiếp vùng biển Đài Loan.

Đến năm 2001, thời Tổng thống Bush (George W. Bush) cũng tuyên bố rõ rằng ông sẽ “làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ Đài Loan”. Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump sau đó thì mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan đã phát triển mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc tăng mạnh doanh số bán vũ khí chủ chốt cho Đài Loan và các chuyến thăm Đài Loan thường xuyên hơn của các quan chức cấp cao Mỹ.

Nhất quán và rõ ràng qua các cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan
“Trong 6 năm qua, Mỹ đã liên tục củng cố sự rõ ràng chiến lược đối với Đài Loan cho dù là Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ nắm quyền”, ông Dư Mậu Xuân nói. “Vấn đề rõ ràng chiến lược của Mỹ xuyên suốt mọi thời khắc khủng hoảng và khiêu khích mà ĐCSTQ tung ra đối với Đài Loan”.

Ví dụ, các tàu chiến của Mỹ đã nhiều lần vi phạm cái gọi là “lằn ranh đỏ” của ĐCSTQ khi tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan. Tần suất của các hoạt động này so với trước đây đã tăng hơn 10 lần, về cơ bản đã quốc tế hóa eo biển Đài Loan – con đường thủy quan trọng đối với quốc phòng của Đài Loan.

Quốc hội Mỹ cũng đạt được đồng thuận lưỡng đảng về tầm quan trọng của việc bảo vệ Đài Loan.

Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ cũng thường nhắc chiến lược rõ ràng đối với Đài Loan. Ví dụ Đô đốc Samuel J Paparo, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chịu trách nhiệm thực hiện các sứ mệnh quân sự của Mỹ nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan, cho hay vào ngày 19/10 rằng “Mỹ sẽ ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm lược nào vào Đài Loan và bất kỳ nỗ lực nào giải quyết vấn đề bằng vũ lực, không có chỗ cho sự mơ hồ”.

Lập trường của Nhà Trắng cũng rõ ràng không kém. Kể từ tháng 10/2021 Tổng thống Joe Biden đã ít nhất 4 lần tuyên bố trước truyền thông rằng Mỹ sẽ can thiệp quân sự nếu Bắc Kinh xâm lược Đài Loan.

Ông Dư Mậu Xuân cho hay việc Nhà Trắng thường khẳng định không thay đổi trong “chính sách một Trung Quốc” là không mâu thuẫn với chiến lược rõ ràng bảo vệ Đài Loan của Mỹ. Trái lại, những tuyên bố đó càng khẳng định sự rõ ràng về mặt chiến lược: Việc nhất quán “Chính sách Một Trung Quốc” của Mỹ là thể hiện chiến lược rõ ràng của Mỹ, bởi vì một trong những yếu tố cơ bản của “Chính sách Một Trung Quốc” là Mỹ luôn chống lại sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào để giải quyết vấn đề Đài Loan. Như các thời chính quyền Mỹ kể từ Nixon đã nhiều lần tuyên bố, lập trường này không hề có chút nào mơ hồ!
 

Có thể bạn quan tâm

Top