[NSFW] Topic thảo luận, sưu tầm tình hình căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan

Chuyên gia Nhật Bản: Eo biển Đài Loan đã thành cuộc chiến của cá nhân ông Tập

Hôm 25/10, trên Facebook của ông Akio Yaita – Giám đốc chi nhánh Đài Bắc tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) – đã phân tích tình hình ở eo biển Đài Loan sau Đại hội 20 Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ).


Đại hội 20 của ĐCSTQ mới kết thúc, ngoài vấn đề phe Đoàn Thanh niên do cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào đứng đầu bị ‘quét sạch’ thì ông Tập Cận Bình còn lập ‘kỳ tích’ khi có lần thứ 3 làm Tổng Bí thư. Về vấn đề Đài Loan, ông Tập nhấn mạnh “không bao giờ hứa từ bỏ vũ lực”…

Chuyên gia truyền thông Akio Yaita đã đăng phân tích trên Facebook: “Sau Đại hội 20 khi ông Tập Cận Bình loại bỏ hết phe cải cách và những người thuộc xu hướng ôn hòa trong ứng xử quốc tế, thì cuộc chiến ở eo biển Đài Loan đã trở thành cuộc chiến của cá nhân ông Tập Cận Bình. Việc dùng vũ lực quân sự với Đài Loan chỉ còn phụ thuộc tâm trạng của ông Tập, và tâm trạng này khó có thể lường được”.

Lấy tuyên bố của ông Tổng thống Nga Putin về cuộc xâm lược Ukraine làm ví dụ, ông Akio Yaita cho rằng ngay cả khi đó là “một cuộc chiến hứa hẹn thảm bại”, thì nhà độc tài trong sự vây quanh của nhóm nô tài xu nịnh luôn chỉ có thể đưa ra những đánh giá sai lầm nghiêm trọng về chiến lược.

Chuyên gia Nhật Bản này đã tổng kết vấn đề ĐCSTQ xâm lược Đài Loan trong 12 từ: “Động lực mạnh mẽ, năng lực không đủ, hậu quả nghiêm trọng”. Ông phân tích rằng trong 70 năm kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền Trung Quốc và hai bờ eo biển tách biệt về thể chế, thì ĐCSTQ đã có nhiều đánh giá tính toán trong việc xâm chiếm đảo Đài Loan, tuy nhiên vì họ nhận thức được “lợi bất cập hại” nên dẫn đến việc cho đến nay không sử dụng vũ lực.

Ông nói thêm rằng “tình hình đó sẽ không thay đổi nhiều” trong 5 – 10 năm tới trước khi ông Tập Cận Bình bước sang tuổi 80.

Về chiến lược quân sự thống nhất Đài Loan của ĐCSTQ, chuyên gia Akio Yaita cho rằng ý tưởng của ông Tập phải là “đánh nhanh thắng nhanh”. Nhưng xét về sức mạnh quân sự của ĐCSTQ, vấn đề muốn trong thời gian ngắn đưa được hàng trăm ngàn quân qua eo biển Đài Loan đồng thời lại chịu chống trả quyết liệt từ quân đội Đài Loan, thì khả năng đổ bộ lên bãi biển thành công là rất khó.

Ngay cả khi một bộ phận nhỏ đổ bộ lên bãi biển thành công, thì cũng còn đó vấn đề nghiêm trọng về tiếp viện. Ngoài ra, khả năng không nhỏ là ĐCSTQ phải hứng chịu khốn đốn về kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến bị trì hoãn thành cuộc chiến kéo dài và các biện pháp ngừng mọi hoạt động giao thương từ nhiều nước.

Ông Akio Yaita cũng cảnh báo rằng trong bối cảnh hiện nay, Đài Loan cần nỗ lực tránh “biểu hiện nhạy cảm” có thể khiến ông Tập Cận Bình gây chiến. Ông đề cập rằng một số người ở Đài Loan hiện đang kêu gọi thỏa hiệp với ĐCSTQ, hô vang khẩu hiệu “yêu hòa bình và phản đối chiến tranh”…. Đó là động thái nguy hiểm rất có thể “khiến ông Tập Cận Bình đưa ra những đánh giá sai lầm về mặt chiến lược”.

Theo ông, điều Đài Loan cần làm bây giờ là bày tỏ với cộng đồng quốc tế và ĐCSTQ ý chí rõ ràng ‘không bao giờ nhượng bộ’, vừa để giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế lại đồng thời cho ông Tập biết những rủi ro và chi phí khi tấn công Đài Loan.

Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), ngày 26/10 Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu (Ngô Chiêu Nhiếp) đã chỉ ra trong báo cáo về ngoại giao trước Viện Lập pháp rằng hiện tại, trong việc đối ngoại Đài Loan gặp phải 3 thách thức chính: Sức ép gia tăng từ ĐCSTQ, xu thế dân chủ bị đe dọa trước xu thế độc tài, và vấn đề toàn cầu tổng hợp nhiều thách thức phức tạp đan xen lẫn nhau.

Báo cáo dự đoán rằng sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, các mối đe dọa an ninh và áp lực ngoại giao đối với Đài Loan sẽ chỉ gia tăng, và Đài Loan có thể phải đối mặt với nhiều áp lực từ ĐCSTQ hơn trước.

Ngoài ra, ông Joseph Wu cũng đề cập rằng sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, cộng đồng quốc tế cũng cảnh giác hơn về nhà cầm quyền này. Tình hình này cũng là cơ hội để Đài Loan thiết lập mối quan hệ bạn bè quốc tế, Đài Loan cần tận dụng thời cơ này mở rộng thêm xu thế quan hệ quốc tế hỗ trợ Đài Loan.
 
Tổng kết
1. 4 năm tới TQ ko chiếm TS làm qué gì.

2. Nếu tụi nó chơi, VN ko đủ sức và Đ ko cần thiết giữ đảo.
3. Vậy nên đáp trả ngoài mạnh trong yếu, với mục đích đối nội.
4. Kết quả ko giữ đc con khỉ gì hết, trừ chỗ để.
5. Sự tồn tại của Đ là vật cản lớn nhất cho VN trong mọi vấn đề.
6. Đ chính là vấn đề.
7. Tôi đoán mò đấy thưa anh @thangloi1990
Tao thấy nó không cần chiếm, vì chiếm làm cho mệt. Cơ bản chính bản thân nó đã kiểm soát 2 quần đảo ở Biển Đông.
Nếu có mang quân chiếm, tức dùng vũ lực, thì chả khác nào nó tự cách ly nó và ăn thêm vài cấm vận, đẩy xung đột lên cao. Nó là thằng mệt.
 
Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng + sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng + sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe.

Cảnh tượng diễn ra trước các phương tiện truyền thông và máy quay nước ngoài đã vô tình cho thế giới chứng kiến những kịch tính của chính trường Trung Quốc, vốn dĩ thường xảy ra ở hậu trường – sâu bên trong khu Trung Nam Hải ở trung tâm Bắc Kinh, nơi đặt văn phòng của các quan chức Trung Quốc.

Chuyện gì đã thực sự xảy ra? Một nguồn tin có quan hệ chính trị đã chia sẻ một vài thông tin mật từ những người trong cuộc, bất chấp việc kiểm duyệt thông tin chặt chẽ ở Trung Quốc.

Vào thứ Bảy, ngày bế mạc đại hội đảng, tất cả các nhà lãnh đạo ngồi trên sân khấu chính của Đại Lễ đường Nhân dân đều cố gắng tránh giao tiếp bằng mắt với Hồ, nguồn tin cho biết.

Điều mà mọi người lo sợ là họ sẽ bị Hồ chặn lại và bắt phải nghe quan điểm của ông. Dù lập luận của Hồ là gì, đó cũng không phải là điều họ muốn nghe. Trên thực tế, nếu bị bắt gặp nói chuyện với Hồ, và có phản ứng ‘sai’, người ta có thể phải đối mặt với rủi ro chính trị đáng kể. Ai nấy đều rất dè chừng.

Mọi người đều biết rõ điều đang ở trong đầu Hồ: sự thất vọng dồn nén với Tập.

Nhưng có gì đó không ổn. ĐCSTQ vốn được biết đến với kỷ luật nghiêm khắc. Trong những hoàn cảnh bình thường, Hồ, cựu lãnh đạo đảng, chắc chắn sẽ không phá hỏng thời khắc quan trọng của Tập bằng cách công khai bày tỏ sự không hài lòng của mình.

Nói đúng hơn, những đảng viên lão thành đã nghỉ hưu không thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Ngay cả trong những lúc riêng tư, họ cũng cư xử theo cách không làm tổn hại đến quyền lực của nhà lãnh đạo đương nhiệm.

Tuy nhiên, nhiều khả năng chuyện gì đó bất thường đã xảy ra.

Có lẽ đúng là Hồ không được khỏe trong lễ bế mạc đại hội toàn quốc. Nhưng chính vì không khỏe nên ông có thể hành động không đúng như dự định.

Manh mối nằm trong lời giải thích sau đó được đăng trên tài khoản Twitter tiếng Anh của Tân Hoa Xã, về lý do tại sao Hồ bị hộ tống ra ngoài.

“Phóng viên Liu Jiawen của Tân Hoa Xã được biết rằng Hồ Cẩm Đào nhất quyết tham dự phiên bế mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng, bất chấp việc ông ấy đang dành thời gian để phục hồi sức khỏe.”

“Vì ông đã cảm thấy không khỏe trong suốt phiên họp, nhân viên của ông, vì lý do bảo vệ sức khỏe cho ông, đã đưa ông đến một căn phòng cạnh hội trường để nghỉ ngơi. Hiện ông đã khỏe hơn nhiều.” – Dòng tweet thứ hai cho biết.

Liu Jiawen là một nhân vật có ảnh hưởng, giữ cương vị phó chủ tịch Tân Hoa Xã.



Trong lễ bế mạc, Hồ Cẩm Đào ngồi cạnh Tập và Lật Chiến Thư, vị chủ tịch 72 tuổi của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc.

Liệu Hồ có nói với Tập và Lật rằng ông muốn phát biểu tại buổi lễ hay không? Một số người tin rằng ông có thể đã làm vậy, dù không thể xác minh tin đồn. Chưa kể nó cũng có thể đã bị phóng đại.

Nhưng dòng tweet của Tân Hoa Xã đã gợi ý theo hướng này. Trong khi hầu hết các nhà quan sát tập trung vào vế sau của dòng tweet – rằng Hồ rời đi vì lý do sức khỏe – thì vế đầu lại chứa đựng một tiết lộ bất ngờ.

Nó ngụ ý rằng Hồ đáng lẽ không tham dự phiên bế mạc vì lý do sức khỏe, nhưng ông vẫn tham dự, và đi ngược lại mong muốn của Tập. Tại sao Hồ nhất quyết muốn tham dự lễ bế mạc?

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F0%252F0%252F1%252F8%252F42788100-1-eng-GB%252FHNTS2802%2520%25E3%2581%25AE%25E3%2582%25B3%25E3%2583%2594%25E3%2583%25BC.jpg
Các thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ nhiệm kỳ mới: Tập Cận Bình (trái), Lý Cường, Triệc Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường, và Lý Hi xuất hiện trước truyền thông sau đại hội đảng vào ngày 23/10. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Dù sự thật sẽ mãi là bí ẩn, nhưng có một điều chắc chắn. Trên sân khấu hôm ấy, Tập rất tự hào về chiến thắng chính trị của mình. Ngồi bên cạnh, Hồ chắc hẳn đã phiền lòng vì không bảo vệ được những người mà ông bảo trợ.

Tập tài liệu màu đỏ nằm trước mặt Hồ chứa danh sách các nhà lãnh đạo mới của đảng – điều mà ông thậm chí không muốn xem.

Ban Thường vụ mới không bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, người chỉ mới 67 tuổi, vẫn chưa đến tuổi nghỉ hưu. Nó cũng không bao gồm Uông Dương, người cùng tuổi với Lý. Cả hai người đều có liên hệ với Đoàn phái do Hồ đứng đầu.

Một đòn trời giáng khác đối với Hồ Cẩm Đào là việc Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa, người được mệnh danh là “Tiểu Hồ”, không những mất suất trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, mà còn bị đẩy ra khỏi Bộ Chính trị ngay ngày hôm sau, dù ông còn khá trẻ – chỉ mới 59 tuổi.

Sang ngày Chủ nhật, Tập bước vào nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí thư của đảng và chính thức giới thiệu sáu thành viên còn lại của Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, gồm toàn những phụ tá thân cận của ông.

Giây phút kịch tính khi Hồ Cẩm Đào rời khỏi hội trường là đỉnh điểm của cuộc đấu tranh chính trị kéo dài suốt một thập niên qua.

Tại lễ bế mạc, một phó chủ nhiệm của Văn phòng Trung ương Đảng + sản Trung Quốc, cơ quan đóng vai trò như ban thư kí cho Tập, đã đưa Hồ đến lối ra.

Dường như, hành động đó là trái với ý muốn của Hồ. Hai lần, vị cựu lãnh đạo cố gắng quay về chỗ ngồi của mình. Nếu xét ẩn ý từ lời giải thích của Tân Hoa Xã, Hồ đã không muốn rời sân khấu vào thời điểm đó – khi chưa hoàn thành nhiệm vụ ông đặt ra cho mình, bất kể điều đó là gì.

Sau khi nói vài lời với Tập, Hồ vỗ vai Lý Khắc Cường như để an ủi vị thủ tướng bị buộc phải nghỉ hưu.

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F8%252F9%252F6%252F0%252F42790698-1-eng-GB%252Fphoto_SXM2020110400025800%2520%25E3%2581%25AE%25E3%2582%25B3%25E3%2583%2594%25E3%2583%25BC.jpg
Hồ Cẩm Đào đứng bên phải Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở Bắc Kinh năm 2015. (Ảnh của Takaki Kashiwabara)
Theo lời một chuyên gia y tế đã xem đoạn phim Hồ rời khỏi sân khấu, ông có các dấu hiệu của một triệu chứng thường có của bệnh Parkinson, ông đã đi nhanh về phía lối ra trong khi hơi nghiêng người về phía trước.

Cách đây bảy năm, công chúng đã biết được tình trạng sức khỏe của Hồ khi ông đứng trên khán đài ở Thiên An Môn trong một cuộc duyệt binh. Hình ảnh từ camera truyền hình cho thấy các đầu ngón tay trái của ông liên tục run lên. Đó là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh Parkinson.

Khi nghe Hồ nói chuyện trước khi rời đi, Tập đã tỏ thái độ khá lạnh lùng và thiếu thân thiện. Ông thậm chí không quay người về phía Hồ mà chỉ khẽ gật đầu, quay mặt về phía trước.

Ở phía cuối dãy ghế, Hồ Xuân Hoa chẳng buồn che giấu sự bất mãn của mình. Ông khoanh tay một cách bất thường, với nét mặt tỏ rõ sự cau có. Ông hẳn đã biết về việc mình bị giáng chức.

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F9%252F4%252F7%252F0%252F42790749-3-eng-GB%252Fphoto_SXM2022102500009241%2520%25E3%2581%25AE%25E3%2582%25B3%25E3%2583%2594%25E3%2583%25BC.jpg
Hồ Xuân Hoa (giữa) đã không hề rục rịch khi Hồ Cẩm Đào rời sân khấu vào ngày 22/10. Ngôn ngữ cơ thể của ông đã tiết lộ về số phận của ông, điều sẽ được công bố vào ngày hôm sau. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Dù nhục nhã nhưng Hồ Xuân Hoa vẫn phải nở nụ cười một ngày sau đó, ngày Chủ nhật, khi Tập đi ngay bên cạnh ông trong một buổi lễ khác, đánh dấu việc kết thúc đại hội.

Tại đại hội toàn quốc năm 2002, Giang Trạch Dân đã trao lại chức vụ Tổng Bí thư cho Hồ Cẩm Đào, nhưng không từ bỏ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Trái ngược với Giang, Hồ Cẩm Đào đã nghỉ hưu một cách bình thường tại đại hội toàn quốc năm 2012 và để Tập lên kế nhiệm mình. Người ta nói rằng bằng cách nghỉ hưu hoàn toàn, Hồ đã cố gắng làm cho Tập cảm thấy mắc nợ ông.

Nhưng một nguồn tin chính trị ở Bắc Kinh chỉ ra rằng, vào thời điểm đó, sức khỏe của Hồ đã giảm sút, và ông không còn đủ sức để chơi các trò chơi quyền lực.

Chiến thắng áp đảo của Tập trong việc bổ nhiệm nhân sự có liên quan một phần không nhỏ đến sức khỏe sa sút của Hồ và sự suy yếu quyền lực chính trị sau đó của ông.

Tập đã chớp thời cơ, còn Hồ không thể phòng thủ hiệu quả. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng không thể làm được gì nhiều về mặt chính trị, vì còn bị nhấn chìm trong các công việc của một thủ tướng.

Nếu Hồ còn khỏe mạnh, kết quả có lẽ đã khác. Có thể đã có một con đường cho cả Lý Khắc Cường và Hồ Xuân Hoa tiếp tục sự nghiệp.

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F0%252F0%252F8%252F0%252F42790800-1-eng-GB%252Fphoto_SXM2022102500008683%2520%25E3%2581%25AE%25E3%2582%25B3%25E3%2583%2594%25E3%2583%25BC.jpg
Khi Hồ Cẩm Đào rời đi, Lý Cường đang mỉm cười nói chuyện với phó thủ tướng Tôn Xuân Lan. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Trong khi đó, ngồi bàn đầu trong lễ bế mạc là Lý Cường, 63 tuổi, Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Trong lúc Hồ Cẩm Đào được dẫn ra khỏi hội trường, Lý Cường đã mỉm cười khi đang nói chuyện với phó thủ tướng Tôn Xuân Lan.

Ngày hôm sau, Lý Cường trở thành tâm điểm chú ý khi trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, xếp thứ hai sau Tập trong hệ thống thứ bậc của đảng.

Lý Cường tỏ ra không quan tâm đến việc vị cựu chủ tịch nước đang đi phía sau mình.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Lý Cường, một trong những phụ tá thân cận nhất của Tập, lúc ấy đã biết trước tương lai chính trị tươi sáng của mình. Ông được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị một ngày sau đó, với tư cách là ứng viên thay thế Lý Khắc Cường làm thủ tướng vào mùa xuân năm sau.

Thái độ của Lý Cường trái ngược hoàn toàn với thái độ của Hồ Xuân Hoa, người đã ngồi yên khoanh tay khi Hồ rời sân khấu. Tại thời điểm này, đã rõ ai là kẻ thắng người thua. Và đó chính là kết cục của cuộc tranh giành quyền lực nội bộ đảng.

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
 
Vị thế toàn cầu của Trung Quốc giảm mạnh

Các cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy “Uy tín quốc tế” của Trung Quốc đã xấu đi nhanh chóng trong 4 năm qua, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tại đại đa số các quốc gia, nhiều người đã chọn Hoa Kỳ là siêu cường ưa thích của họ hơn là chọn Trung Quốc, khiến hy vọng trở thành lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh tan biến.

Khảo sát: Vị thế toàn cầu của Trung Quốc giảm mạnh

Hãng The Guardian của Anh đưa tin, cuộc thăm dò “Dự án Chủ nghĩa toàn cầu YouGov-Cambridge” do nhà thăm dò ý kiến trực tuyến toàn cầu “YouGov” và “Dự án Chủ nghĩa Toàn cầu Cambridge” (Cambridge Globalism Project) cho thấy kể từ cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 2019, vị thế toàn cầu của Trung Quốc Đại Lục đã giảm mạnh. Tỷ lệ số người tin rằng Trung Quốc đóng vai trò tích cực trên thế giới đã giảm xuống “gần một nửa”.

Tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc đã giảm trong 4 năm qua, như Ba Lan từ 46% xuống 24%, Pháp từ 36% xuống 17%, Đức từ 30% xuống 13%, Đan Mạch từ 32% xuống 11%, Ý từ 41% xuống 24 %, Vương quốc Anh từ 35% xuống 11%, Ấn Độ từ 44% xuống 23% và Hoa Kỳ từ 27% xuống 18%.

Quan điểm về Trung Quốc trở nên tiêu cực hơn một phần do đợt bùng phát COVID-19 (virus viêm phổi Vũ Hán). Hơn 80% số người được hỏi tin rằng dịch bùng phát ở Trung Quốc, một tỷ lệ đáng kể (ít nhất 40% ở nhiều quốc gia) nghi ngờ virus có nguồn gốc, hoặc được tạo ra từ phòng thí nghiệm.

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc cũng trở thành tiêu điểm thu hút sự chú ý của công luận, như Pháp (từ 39% lên 45%), Đức (từ 46% lên 53%), Đan Mạch (từ 45% lên 53%), Tây Ban Nha (từ 21% lên 30%) và Hy Lạp (từ 18% lên 29%).

Gần đây, Chính sách mới của Hiệp hội Cấy ghép Tim Phổi Quốc tế (ISHLT) đã cấm hoàn toàn việc xuất bản các tài liệu nghiên cứu về cấy ghép nội tạng từ Trung Quốc.

Tuyên bố gần đây từ ISHLT cho biết: “Những bằng chứng đầy đủ cho thấy, Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộm sản Trung Quốc – ĐCSTQ) vẫn đang tiếp tục hỗ trợ việc thu hoạch nội tạng từ các tử tù một cách độc lập và có hệ thống.”

Ngày 24/10 trước Hạ viện Quốc hội ở Tokyo, luật sư nhân quyền người Canada David Matas chỉ ra rằng học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là nạn nhân chính của việc mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ người tin rằng chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đã “giam giữ hàng trăm nghìn công dân Trung Quốc trong các trại tập trung, mà không có các thủ tục pháp lý công bằng và thỏa đáng” trong năm nay cao hơn năm trước.

Trước đó, Daily Mail từng đưa tin, tại Tân Cương, cực tây của Trung Quốc, chính quyền ĐCSTQ xây dựng 347 cơ sở lớn tương tự như trại giam giữ. Các cơ sở này có sức chứa 1.014.883 tù nhân. Con số này tương đương với cứ mỗi 25 người ở khu vực này thì có 1 người bị giam giữ.

Cuộc khảo sát cho biết, tại đại đa số các quốc gia, nhiều người chọn Mỹ hơn Trung Quốc, là siêu cường ưa thích của họ, khiến hy vọng trở thành lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh tan biến.

Ở Nigeria, 77% người được hỏi chọn Hoa Kỳ là siêu cường, trong khi chỉ 15% chọn Trung Quốc. Khoảng cách này là 69% so với 9% tại Ấn Độ, 48% so với 23% tại Mexico, 59% so với 11% tại Brazil, và 45% so với 19% tại Hy Lạp.

Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ cũng được chào đón hơn đáng kể. 62% người Đức được hỏi bày tỏ họ ưa thích Hoa Kỳ hơn so với Trung Quốc cho vị thế bá chủ chính trị thế giới trong năm 2022, năm 2019 tỷ lệ này là 43%. Số người được hỏi giữ quan điểm này ở Anh tăng từ 52% lên 67%.

Nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, nhiều quốc gia sẵn sàng ủng hộ Đài Loan
Về vấn đề eo biển Đài Loan, trong cuộc khảo sát này, khoảng một nửa số quốc gia được khảo sát tin rằng “nếu Trung Quốc (ĐCSTQ) thôn tính Đài Loan bằng vũ lực, các quốc gia khác cần hỗ trợ Đài Loan”, như Vương quốc Anh (51%), Úc (62 %), Hoa Kỳ (52%), Thụy Điển (55%), Đan Mạch (51%), Ấn Độ (51%), Nhật Bản (55%), Kenya (63%) và Nigeria (60%).

Tại các quốc gia khác có số người ủng hộ ít hơn một nửa, hầu hết cũng đều nghiêng về việc ủng hộ hỗ trợ Đài Loan. Tỷ lệ ủng hộ việc hỗ trợ Đài Loan so với tỷ lệ không tán thành tại Pháp là 38% so với 22 %, tại Đức là 43% so với 27%, tại Tây Ban Nha là 38% so với 22% và tại Ba Lan là 40% so với 15%.

Tỷ lệ ủng hộ liên minh do Mỹ đứng đầu cung cấp vũ khí hạng nặng hoặc binh lính cho Đài Loan nhìn chung là thấp. Nhưng trong số 13 quốc gia phương Tây được khảo sát, ít nhất 40% số người được hỏi ở 10 quốc gia, ủng hộ việc cung cấp thông tin tình báo, hoặc cố vấn quân sự, và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đối với Trung Quốc.

Ông Rogers de Waal, Giám đốc học thuật của YouGov, nói rằng dư luận này phản ánh 2 trạng thái cảm xúc, một là không muốn đối đầu trực diện với Trung Quốc, hai là ủng hộ ý tưởng muốn bảo vệ Đài Loan.

Theo một cuộc thăm dò 14 quốc gia trong khu vực xuyên Đại Tây Dương do Quỹ Marshall của Đức và Quỹ Bertelsmann công bố gần đây, hầu hết những người được hỏi đều tin rằng một khi ĐCSTQ tấn công Đài Loan bằng vũ lực, tất cả các nước nên có hành động ngoại giao hoặc trừng phạt; nhưng tỷ lệ ủng hộ đối với viện trợ quân sự cho Đài Loan tương đối thấp.

Theo báo cáo, gần 1/4 số người được hỏi ở 13 quốc gia khác, ngoại trừ Hoa Kỳ, cho biết họ không thể đánh giá liệu Trung Quốc là đối tác, đối thủ cạnh tranh hay kẻ địch của quốc gia mình.

Trong đó tại Đức, 43% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, 23% cho rằng đây là đối thủ, 22% cho rằng họ không thể đánh giá, và chỉ 12% cho rằng Trung Quốc là đối tác. Tại Hoa Kỳ, 34% người được hỏi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, và 32% coi Trung Quốc là đối thủ.

Về chính sách, nhiều người được hỏi ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng muốn hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực công nghệ mới. Pháp là quốc gia có thái độ diều hâu cứng rắn rõ ràng nhất đối với Trung Quốc, với 66% số người được hỏi bày tỏ sự ủng hộ, tiếp theo là Canada và Hà Lan, cả hai đều ở mức 62%.
 
Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tập trung vào nguy cơ Trung Quốc

Được cho phép của Quốc hội Mỹ, ngày 27/10 Bộ Quốc phòng Mỹ công bố Chiến lược quốc phòng mới xem Đảng + sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là nguy cơ lớn nhất đối với an ninh Mỹ, qua đó đề xuất thúc đẩy trong vài thập kỷ tới cần tăng cường hơn nữa năng lực quân sự.


Sau khi vào đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, lần này Chiến lược quốc phòng Mỹ (cứ 4 năm một lần lại có cập nhật) đưa ra nhấn mạnh Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ. “Trung Quốc sẽ vẫn là đối thủ cạnh tranh chiến lược quan trọng nhất của chúng tôi trong nhiều thập kỷ tới”, Bộ trưởng Quốc phòng Austin viết trong phần giới thiệu chiến lược. “Tôi rút ra kết luận này dựa trên cơ sở những nỗ lực của ĐCSTQ liên quan thúc đẩy uy quyền độc tài trong định hình lại Ấn Độ Dương và hệ thống quốc tế, đồng thời nhận thức sâu sắc về những ý định được thể hiện rõ ràng của họ trong hiện đại hóa và mở rộng quân sự nhanh chóng.”

Hồ sơ chiến lược của Mỹ cảnh báo ĐCSTQ đang tìm cách phá hoại các liên minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, đang tiến hành các hoạt động cưỡng chế đối với Đài Loan và gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho nước Mỹ thông qua các cuộc tấn công mạng vào các cơ sở và hệ thống công nghiệp của Mỹ.

Nguồn tin từ tờ WSJ cho hay, Chiến lược quốc phòng Mỹ được phát hành 4 năm một lần và tài liệu được công bố với 2 bài bình luận kèm theo: Một bài về học thuyết và kế hoạch hạt nhân của Mỹ, bài còn lại về việc bảo vệ lãnh thổ và lực lượng của Mỹ đối với các cuộc tấn công bằng tên lửa của địch thủ.

Tài liệu chỉ ra khả năng chiến tranh mạng và không gian của ĐCSTQ và Nga có thể đe dọa căn cứ công nghiệp quốc phòng, hệ thống động viên quân sự và công nghệ định vị toàn cầu, gây nguy cơ nghiêm trọng cho Mỹ hơn nhiều những thế lực khủng bố nước ngoài khác.

Chiến lược phòng thủ của chính quyền Mỹ thời ông Trump được công bố vào tháng 1/2018 cũng liệt kê ĐCSTQ và Nga là hai mối đe dọa lớn. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền đương nhiệm Biden cho biết tài liệu chiến lược mới được xây dựng dựa trên chiến lược thời Trump nhưng nhấn mạnh hơn vào tham vọng của ĐCSTQ.

Một số cựu quan chức và nhà lập pháp lưỡng Đảng đã đặt câu hỏi liệu các hành động của Lầu Năm Góc có đủ nhanh để chuẩn bị cho quân đội Mỹ phát triển khả năng hay không. Các cựu quan chức và chuyên gia quân sự của Lầu Năm Góc cũng đã nêu quan ngại về khả năng trong 5 năm tới ngăn chặn xâm lược của Trung Quốc [đối với Đài Loan].

“Vẫn còn thiếu phần then chốt của nan đề răn đe: Trọng tâm của Bộ Quốc phòng để tăng tốc đáng kể và mở rộng việc triển khai các khả năng mới cần thiết để răn đe ĐCSTQ trong 5 năm tới”, hai cựu quan chức hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ là Michèle Flournoy và Michael A. Brown vào tháng trước đã viết trên tờ Foreign Affairs. “Lầu Năm Góc đang phát triển các khả năng tấn công và phòng thủ mà để thiết kế, chế tạo và triển khai điều này sẽ mất nhiều thập niên, trong khi các công nghệ mới nổi đang thay đổi bản chất của chiến tranh nhanh hơn thế.”

Các quan chức quốc phòng Mỹ đã bác bỏ những chỉ trích đó trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (27/10), nói rằng việc Lầu Năm Góc chi hàng tỷ đô la cho vũ khí cho thấy họ đang tập trung vào nhu cầu “quản lý rủi ro trong ngắn hạn”.

Ngoài ra, đánh giá tư thế vũ khí hạt nhân đã làm dấy lên cuộc tranh luận trong cộng đồng quốc phòng Mỹ. Nhìn chung, đánh giá biểu dương nỗ lực hiện đại hóa của bộ 3 hạt nhân Lục quân, Hải quân và Không quân Mỹ. Đánh giá tư thế hạt nhân lặp lại quan điểm của chính quyền Mỹ thời Tổng thống Obama rằng vai trò cơ bản của vũ khí hạt nhân là răn đe tấn công hạt nhân và Washington sẽ chỉ xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân trong những trường hợp cực đoan nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh.

Một điểm gây tranh luận là quyết định từ bỏ kế hoạch chế tạo tên lửa hành trình phóng từ biển được trang bị vũ khí hạt nhân, dự kiến được triển khai vào năm 2035. Phe ủng hộ cho rằng kế hoạch đó sẽ cung cấp cho Mỹ giải pháp thay thế là một cuộc tấn công hạt nhân nhẹ hơn.

Về vấn đề này, Ủy viên Mike Rogers của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện lưu ý rằng các quan chức quân đội ủng hộ kế hoạch này, ông cho biết các nhà lập pháp sẽ thúc đẩy tài trợ. Ông nói: “Đất nước chúng ta phải đối mặt với mối đe dọa hạt nhân chưa từng có từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên”.

Trong khi đó Bộ trưởng Austin cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng Mỹ đã có một kho vũ khí hạt nhân khá lớn nên không cần một loại vũ khí như vậy.

Ngoài ra, một báo cáo riêng về đánh giá phòng thủ tên lửa cũng đã được công bố hôm thứ Năm (28/10). Việc ĐCSTQ phát triển tên lửa siêu thanh và việc Nga sử dụng rộng rãi tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái ở Ukraine đã gây chú ý mới đến vai trò tiềm năng của hệ thống phòng thủ.

Từ tháng Ba, cơ quan chức năng Mỹ đã có phiên bản tuyệt mật của Chiến lược quốc phòng mới được lưu hành nội bộ Lầu Năm Góc cho mục đích lập kế hoạch và ngân sách, sau đó phiên bản này được chia sẻ với Quốc hội. Phiên bản đã được giữ kín cho đến khi Nhà Trắng công khai chiến lược an ninh quốc gia.
 
Lầu Năm Góc cảnh báo Kim Jong Un sẽ không sống sót nếu sử dụng vũ khí hạt nhân

Trong bối cảnh leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ được đưa ra dưới thời Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm đã cảnh báo Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un rằng chính phủ của ông sẽ không “tồn tại” nếu sử dụng vũ khí hạt nhân.


Lầu Năm Góc đã cùng công bố vào hôm thứ Năm ba tài liệu chính sách lớn, Chiến lược Quốc phòng Quốc gia, Đánh giá Tình thế Hạt nhân và Đánh giá Phòng thủ Tên lửa. Các báo cáo nêu ra một loạt các biện pháp mà Hoa Kỳ đã thực hiện để răn đe và phòng thủ trước các thách thức trên thế giới, bao gồm cả những thách thức do Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên đặt ra.

Nếu như trong Chiến lược An ninh Quốc gia hồi đầu tháng này chỉ đề cập ngắn gọn đến Triều Tiên, các quan chức Mỹ đã đưa ra lời đe dọa trực tiếp và rõ ràng hơn đối với Bình Nhưỡng.

“Chiến lược của chúng tôi đối với Triều Tiên thừa nhận mối đe dọa gây ra bởi các khả năng hạt nhân, hóa học, tên lửa và vũ khí thông thường của họ, và đặc biệt là cần phải nói rõ với chế độ Kim về hậu quả nghiêm trọng nếu họ sử dụng vũ khí hạt nhân”, tài liệu Đánh giá Tình thế Hạt nhân nêu rõ.

“Bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ hoặc các Đồng minh và đối tác của họ là không thể chấp nhận được và sẽ dẫn đến sự kết thúc của chế độ đó”, tài liệu nêu rõ. “Không có kịch bản nào mà chế độ Kim có thể sử dụng vũ khí hạt nhân mà tồn tại.”

Ngôn ngữ cứng rắn trong tài liệu này là một trong những tuyên bố rõ ràng nhất từ Mỹ, khi căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng tăng lên mức chưa từng thấy kể từ năm 2017.

Trong khi các nhà lãnh đạo mới ở Washington và Seoul tuyên bố cần có một liên minh quân sự mạnh mẽ hơn và bắt đầu tổ chức nhiều cuộc tập trận chung, Bình Nhưỡng đã tăng cường các hoạt động quân sự, thử nghiệm các tên lửa tầm xa và tiên tiến hơn được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Những tuần gần đây cũng chứng kiến sự gia tăng các cảnh báo ở biên giới, bao gồm cả máy bay và tàu thuyền của Triều Tiên tiếp cận ranh giới tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên, trong đó có một vụ việc hồi đầu tuần dẫn đến việc cả hai bên bắn cảnh cáo lẫn nhau.

Ngay cả khi không xảy ra các cuộc tấn công hạt nhân, báo cáo của Mỹ cũng cảnh báo rằng “Triều Tiên cũng có thể tiến hành các cuộc tấn công chiến lược nhanh chóng ở Đông Á” và những cuộc tấn công này cũng sẽ bị ngăn chặn thông qua kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

“Các vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy,” tài liệu nói thêm. “Hơn nữa, chúng tôi sẽ bắt chế độ này phải chịu trách nhiệm về mọi chuyển giao công nghệ, vật liệu hoặc chuyên môn vũ khí hạt nhân cho bất kỳ tổ chức nhà nước hoặc phi nhà nước nào.”

Tài liệu cũng đề cập đến việc chính quyền Biden đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán với Triều Tiên, một chính sách mà báo cáo cho rằng “kêu gọi một cách tiếp cận ngoại giao được hiệu chỉnh để đảm bảo tiến bộ thực tế nhằm tăng cường an ninh của Hoa Kỳ, các Đồng minh và đối tác của chúng tôi cũng như các lực lượng triển khai.”

Báo cáo cho biết thêm: “Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc ép Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các nghị quyết khác nhau của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và quay trở lại đàm phán để loại bỏ chương trình hạt nhân của nước này”. “Đối với việc giảm bớt hoặc loại bỏ mối đe dọa từ Triều Tiên, mục tiêu của chúng tôi vẫn là phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng được trên Bán đảo Triều Tiên.”

Triều Tiên cũng được đề cập trong hai tài liệu khác được công bố đồng thời hôm thứ Năm, thể hiện sự tập trung vào chiến lược quân sự của chính quyền Biden.

Chiến lược Quốc phòng cho biết Triều Tiên tiếp tục mở rộng khả năng hạt nhân và tên lửa để đe dọa Hoa Kỳ, các lực lượng Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cách tiếp cận của Lầu Năm Góc, theo báo cáo, sẽ là “tiếp tục ngăn chặn các cuộc tấn công thông qua tình thế phía trước; phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp; phối hợp chặt chẽ và khả năng tương tác với Đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi; răn đe hạt nhân; các sáng kiến về khả năng đáp trả; và khả năng của các phương án về chi phí liên quan đến Lực lượng chung có thể triển khai trên toàn cầu.”

(theo Newsweek)
 
Triều Tiên bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn xuống biển

Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) ngoài khơi bờ biển phía đông của mình vào thứ Sáu (28/10), đồng thời kết thúc gần hai tuần diễn tập lớn nhằm răn đe nước láng giềng.


Đây là vụ phóng mới nhất của Triều Tiên trong một năm nước này có con số kỷ lục các vụ thử nghiệm tên lửa, bao gồm tên lửa tầm ngắn, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và các loại khác. Vụ phóng cũng diễn ra vào thời điểm gia tăng lo ngại rằng Triều Tiên đang sẵn sàng cho vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.

Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết các SRBM đã được bắn từ khu vực Tongcheon, tỉnh Gangwon, trên bờ biển phía đông của Triều Tiên, chỉ 4 ngày sau khi hai miền Triều Tiên bắn cảnh cáo lẫn nhau ngoài khơi bờ biển phía tây.

“Quân đội của chúng tôi đang duy trì tư thế hoàn toàn sẵn sàng”, JCS cho biết trong một tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã tăng cường giám sát và an ninh trong khi phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ.

Quân đội Hàn Quốc hôm thứ Sáu sẽ kết thúc cuộc tập trận thực địa Hoguk 22 kéo dài 12 ngày, bao gồm một số cuộc tập trận với quân đội Mỹ, trong khi các máy bay của Hàn Quốc và Mỹ sẽ bắt đầu các cuộc tập trận lớn vào thứ Hai.

Triều Tiên cho biết các vụ phóng tên lửa gần đây của họ là để phản đối các cuộc tập trận chung của Mỹ – Hàn, mà họ cho là khiêu khích và diễn tập cho một cuộc xâm lược.

Hàn Quốc và Mỹ nói rằng các cuộc tập trận mang tính chất phòng thủ và cần thiết để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Mỹ và các đồng minh tin rằng Triều Tiên có thể sắp tiếp tục thử nghiệm bom hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết Triều Tiên đã hoàn thành tất cả các bước chuẩn bị kỹ thuật cần thiết cho một vụ nổ ngầm tại bãi thử Punggye-ri, vốn đã chính thức đóng cửa từ năm 2018.

Triều Tiên đã tổ chức sáu vụ thử hạt nhân ở đó từ năm 2006 đến năm 2017.

Hàn Quốc đã cảnh báo rằng việc Triều Tiên nối lại vụ thử hạt nhân sẽ phải vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các đồng minh, nhưng cả Mỹ và Mỹ đều không đưa ra thông tin chi tiết.

(theo Reuters)
 

Các chuyên gia Trung Quốc nói họ đang chế tạo tên lửa đối hạm có thể bay cao như máy bay và lặn sâu như tàu ngầm​

Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng họ đang chế tạo một vũ khí siêu nhanh vừa ở dạng tên lửa và ngư lôi. Loại vũ khí này sẽ bay với tốc độ siêu thanh và sử dụng công nghệ “bong bóng” (supercavitation) để đạt đến tốc độ cao dưới nước. Tên lửa sẽ dài 4,8m có khả năng du hành gấp 2.5 lần tốc độ âm thanh với độ cao 11,582m, khi đến gần kẻ địch gần 6 dặm tên lửa sẽ chuyển thành ngư lôi di chuyển dưới nước lên đến 100m trên giây. Những nỗ lực trước đây nhằm phát triển những vũ khí như vậy đã thất bại hoặc sản xuất ra vũ khí với hiệu suất hạn chế.

Trương Hựu Hiệp, đồng minh thân cận 72 tuổi của ông Tập Cận Bình, đảm nhiệm vị trí chỉ huy PLA lớn hơn​

Ba tướng lĩnh PLA hơn 68 tuổi không có mặt trong danh sách Ban chấp hành Trung ương. Ngoại lệ được dành cho Trương Hựu Hiệp, người vẫn tiếp tục ở lại dù đã qua tuổi 68. Ông Hiệp sẽ trở thành Phó chủ tịch thứ nhất Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Trương Hựu Hiệp là cánh tay mặt của chính sách cải cách quân sự của ông Tập vì là người được kính trọng khắp năm nhánh binh chủng và bộ chỉ huy.

Trung Quốc muốn ‘tăng tốc’ quá trình chiếm lấy Đài Loan của nước này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói.​

Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc Bắc Kinh phá hoại hiện trạng của hòn đảo, và sử dụng hành vi cưỡng bức để gây áp lực thống nhất đất nước. “Điều đã thay đổi là điều này – một quyết định của chính phủ Bắc Kinh rằng hiện trạng đó không còn được chấp nhận, rằng họ muốn đẩy nhanh quá trình theo đuổi sự thống nhất”, ông Blinken nói hôm thứ Tư trong một bài phỏng vấn tại văn phòng tờ Bloomberg ở Washington. Chỉ trích mới nhất của ông Blinken được đưa ra ngay sau khi Trung Quốc kết thúc đại hội Đảng ********, nơi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực của mình.

Triều Tiên và Hàn Quốc bắn phát súng cảnh cáo qua lại gần biên giới biển trong bối cảnh căng thẳng quân sự​

Cả hai nước bắn các phát súng cảnh cáo qua lại ngoài khơi bờ tây hôm thứ hai vừa qua, cáo buộc lẫn nhau xâm phạm ranh giới biển giữa lúc căng thẳng quân sự đang leo thang. Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) nói rằng cơ quan này đã phát đi lời cảnh báo và khai hỏa các phát bắn nhằm ngăn một tàu thương lái Triều Tiên vượt qua Đường Hạn chế phía Bắc (NLL). Căng thẳng diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên triển khai tên lửa đạn đạo tầm ngắn và hàng loạt đạn pháo ngoài khơi bờ đông và tây của nước này nhằm phản đối các hoạt động quân sự của Hàn Quốc.

Mỹ, Nhật, Hàn cảnh báo về phản ứng ‘chưa từng có’ nếu Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân​

Ba nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cảnh báo hôm thứ Tư rằng một phản ứng với quy mô “chưa từng có” sẽ được đảm bảo nếu Triều Tiên thực hiện thử nghiệm bom hạt nhân lần thứ bảy. Washington và các đồng minh của nước này tin Triều Tiên có khả năng tiếp tục thử nghiệm bom hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017. “Chúng tôi đồng tình rằng một phản ứng với quy mô chưa từng có sẽ rất cần thiết nếu Triều Tiên tiếp tục thực hiện thử nghiệm hạt nhân lần thứ bảy”, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Hyun-dong nói trong một cuộc họp báo tại Tokyo.

Philippines mua máy bay trực thăng Mỹ sau khi đơn hàng với Nga bị hủy​

Manila sẽ tìm cách có được ít nhất một số khoản tiền hoàn lại trị giá 32 triệu đô từ Moscow cho đơn hàng máy bay trực thăng bị hủy. Tổng thống Philippines Marcos Jr nói rằng Philippines sẽ mua máy bay trực thăng quân sự từ Mỹ sau khi hủy bỏ đơn hàng trị giá 215 triệu đô cho 16 chiếc trực thăng vận chuyển hạng nặng do lo sợ lệnh trừng phạt. Chính quyền tiền nhiệm Duterte ký hợp đồng với Nga từ tháng 11/2021 nhưng rút lui sau khi Nga xâm lược Ukraine và lệnh trừng phạt Nga lan rộng.

Về phía Moscow, đại sứ Nga tại Philippines Marat Pavlov nói rằng Nga sẽ thực hiện cam kết của mình trong hợp đồng và mong muốn Manila cũng sẽ làm điều tương tự. Moscow nói rằng chính phủ Philippines nên tôn trọng thỏa thuận. Đại sứ Pavlov nói với phóng viên tại Manila đêm thứ Tư rằng chính phủ Philippines vẫn chưa chính thức thông báo cho Moscow về quyết định hủy bỏ thanh toán hợp đồng.
 

Bài phát biểu tại đại hội toàn quốc ĐCSTQ của ông Tập ngụ ý sự thúc đẩy lớn đối với việc trí năng hóa (intelligenisation) quân sự​

Bài phát biểu tại đại hội lần thứ 20 của ông Tập biểu lộ rõ cảm tưởng của ông về cuộc khủng hoảng môi trường quốc tế đang xấu đi, lấy ví dụ việc gợi nhắc đến “những nỗ lực bên ngoài nhằm ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc” mà “có thể leo thang bất kỳ lúc nào”.

Cùng với cảm tưởng về cuộc khủng hoảng, vị lãnh đạo này cũng nhận thấy các cơ hội chiến lược trong lĩnh vực công nghệ. Bài phát biểu cũng làm rõ ý định đưa Trung Quốc nắm lấy các cơ hội này bằng cách thống lĩnh ở các lĩnh vực chủ chốt mà ông gọi là “các ngành công nghiệp chiến lược nổi bật” như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới, trang bị cao cấp, và công nghiệp xanh.

Về quốc phòng, báo cáo đại hội đảng năm 2017 đưa ra kế hoạch cải cách và hiện đại hóa quân đội đến năm 2035. Tuy nhiên, phần quân sự của báo cáo tuần này đưa ra một bản đánh giá về các biện pháp cải cách được thực hiện trong thập kỷ qua. Báo cáo nhấn mạnh tính liên tục hơn là sự thay đổi, điều đó nói lên rằng ông Tập trình bày rõ ràng các mục tiêu đặt ra để đạt được trước lễ kỷ niệm một trăm năm Quân Giải phóng Nhân dân vào năm 2027.

Về chiến lược quân sự, ông Tập kêu gọi thực hiện “chiến lược quân sự cho thời đại mới” (military strategy for the new era). Chiến lược quân sự cho thời đại mới định nghĩa các nguyên tắc chiến tranh tổng thể từ trung đến dài hạn. Bản báo cáo của đại hội lần thứ 20 cụ thể hơn về các xu hướng chủ chốt như việc phát triển khả năng trí năng hóa hoạt động không người lái (unmanned intelligentised operational capabilities). Xu hướng này có liên hệ với những nỗ lực quan trọng của chính phủ Trung Quốc nhằm huấn luyện phi công máy bay không người lái (drone) nhằm mở rộng việc sử dụng drone để phát động chiến tranh.

Báo cáo đại hội lần thứ 20 gợi ý rằng một xu hướng quan trọng hướng đến trí năng hóa quân sự sẽ là con đường để đưa PLA trở thành quân đội tầm cỡ thế giới. Con đường đó cũng có thể dẫn đến va chạm mới với các láng giềng của Trung Quốc và các quốc gia khác trên khắp khu vực.
 

Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ. Liệu quốc gia này sẵn sàng cho chiến tranh?​

Quân đội Trung Quốc (PLA) đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh thực thụ với Mỹ dưới thời Tập Cận Bình. PLA hiện tại sở hữu tên lửa siêu thanh vượt qua hầu hết hàng phòng thủ, công nghệ Mỹ vẫn còn đang phát triển. Số lượng tàu hải quân của Trung Quốc vượt Mỹ, và vừa hạ thủy tàu sân bay thứ ba vào mùa hè này, đây là mẫu đầu tiên được thiết kế và đóng trong nước. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau ngân sách của Mỹ. Quân đội Trung Quốc có nhiều quân phục vụ trong quân ngũ, khoảng chừng 2 triệu quân, so với chỉ dưới 1,4 triệu quân ở Mỹ.

Quân đội Trung Quốc đã không tham chiến kể từ một cuộc đụng độ biên giới ngắn với Việt Nam vào năm 1970. Trái với lực lượng Mỹ, những người chiến đấu hầu hết hai thập kỷ qua tại Iraq và Afghanistan, lực lượng của Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm chiến đấu – điều mà một số nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi là căn bệnh hòa bình (peace disease).

Vấn đề trở nên đáng quan ngại trong bối cảnh căng thẳng Đài Loan sau khi ông Tập tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong nỗ lực giành lấy quyền kiểm soát hòn đảo này. Các phương tiện truyền thông nhà nước của Bắc Kinh đưa tin về sự gia tăng các tân binh có năng lực cho PLA sau chuyến thăm của bà Pelosi.

Tham vọng của ông Tập, theo sách trắng quốc phòng gần đây nhất của Trung Quốc, là hoàn thành hiện đại hóa quân đội vào năm 2035 và biến nó thành một “lực lượng đẳng cấp thế giới” vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà chiến lược bên ngoài Trung Quốc cho biết sức mạnh tên lửa tầm ngắn, không quân và hải quân của PLA hiện đã phát triển tốt đến mức quân đội các nước khác gần như không thể hoạt động gần bờ biển của Trung Quốc trong một cuộc xung đột.

Ông Tập đã tăng cường nỗ lực để các cuộc tập trận quân sự trở nên thực tế và phức tạp hơn. Trước khi ông nắm quyền, các cuộc tập trận đôi khi được các nhà phân tích bên ngoài coi là không hơn gì những màn trình diễn để khiến quân đội trông đẹp mắt. Các nhà phân tích quân sự cho biết, giờ đây họ thường xuyên cung cấp một số mô phỏng gần nhất với chiến trận trong thế giới thực có thể sử dụng.
 

Cải tổ lãnh đạo quân sự Trung Quốc đưa ra thông điệp rõ ràng về trọng tâm Đài Loan​

Cựu lãnh đạo Chiến khu Đông bộ Thượng tướng Hà Ngụy Đông (He Weidong) trở thành phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) thứ hai sau khi Thượng tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) trở thành phó chủ tịch thứ nhất của cơ quan này.

Những gương mặt mới của CMC sau Đại hội 20 bao gồm Thượng tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), cựu giám đốc Trung tâm Vệ tinh Tây Xương trong ba thập kỷ, cựu phó tư lệnh Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược và là Giám đốc Cục Phát triển Trang bị. Người thứ hai là đô đốc Miêu Hoa (Miao Hua), người có nhiều kinh nghiệm làm việc ở quân khu Nam Kinh trước đây. Thứ ba là Thượng tướng Trương Thăng Dân (Zhang Shengmin), người dành phần lớn sự nghiệp tại Đoàn Pháo binh Số 2 (nay là Lực lượng Tên lửa trực thuộc PLA). Cuối cùng là Thượng tướng Lưu Chân Lập (Liu Zhenli), người đã từng tham gia cuộc chiến biên giới Việt-Trung (1979-1991).

Một số đánh giá ngắn gọn về CMC nhiệm kỳ mới:

  • Lưu Chấn Lập sẽ đứng đầu Cục Tham mưu; Lý Thượng Phúc đứng đầu Cục Trang bị; Miêu Hoa đứng đầu Cục các vấn đề chính trị; Trương Thăng Dân là Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của CMC
  • Có đánh giá cho rằng chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng sẽ không còn nằm trong CMC nhiệm kỳ mới.
  • Không thấy sự xuất hiện của bất cứ tướng lĩnh nào của Không quân và Hải quân (Miêu Hoa là chính ủy)
  • Lý Thượng Phúc sẽ gia tăng vị thế của Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược, cũng như vai trò của nghiên cứu phát triển trong quân đội.
Nhân sự mới của CMC phát đi một thông điệp rõ ràng rằng PLA sẽ tập trung vào Đài Loan trong vòng năm năm tới và xa hơn nữa. Cuộc cải tổ diễn ra trong bối cảnh ông Tập, người đã bảo toàn nhiệm kỳ thứ ba ở vị trí Tổng bí thư và chủ tịch CMC, đặt năm 2027 làm cột mốc trong chiến lược hiện đại hóa của PLA trong học thuyết quân sự, huấn luyện nhân sự, trang bị và công nghệ.

Khi ông Tập được bầu lần đầu vào chức tổng bí thư năm 2017, ông Hà không nằm trong số 200 Ủy viên Trung ương Đảng, nhưng vào hôm Chủ Nhật ông trở thành một trong 24 Ủy viên của Bộ Chính trị. Ông được cho là đã lên kế hoạch cho các cuộc tập trận quân sự Bắc Kinh tổ chức xung quanh Đài Loan để đáp lại chuyến thăm hòn đảo này hồi tháng 8 của bà Nancy Pelosi.

Theo chuyên gia quân sự Tống Trung Bình (Song Zhongping) tại Hong Kong và nghiên cứu viên Viện Á Đông Lý Nam (Li Nan) việc thăng chức cho ông Hà cho thấy PLA đang củng cố khả năng chiến đấu cho những cuộc đối đầu quân sự với Đài Loan. Phúc Kiến vẫn luôn là tỉnh tiền tuyến để chinh phục Đài Loan do đó một trong những lý do ông Hà, người có lý lịch vững chắc tại tỉnh Phúc Kiến, được thăng chức là để giải quyết vấn đề Đài Loan.

Nhà bình luận quân sự Hong Kong Liang Gouliang nhận định thêm rằng việc tiến cử tướng Trương Hựu Hiệp, người được tiến cử chức phó chủ tịch dù đã qua tuổi nghỉ hưu, cho thấy rằng ông Tập cần một người ông có thể tin tưởng nhằm đảm nhận PLA và đào tạo các sĩ quan trẻ. Tướng Hiệp được cho là người đã giúp cho tướng Lưu Chân Lập đạt được một vị trí trong CMC.
 

Những lo ngại về an ninh quốc gia bị thổi phồng khiến Trung Quốc và Mỹ tiến gần hơn đến chiến tranh lạnh, chuyên gia nói​

Trung Quốc và Mỹ đã thổi phồng những quan ngại về an ninh quốc gia, và mối liên hệ giữa hai quốc gia có thể bị tổn hại nếu Washington thúc đẩy liên hệ mật thiết hơn với Đài Loan, theo một thành viên thuộc think tank Trung Quốc. Trong bài phỏng vấn hôm thứ Ba bởi Carter Centre, Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), giáo sư quốc tế học Đại học Bắc Kinh, nói rằng cả hai nước đang trên bờ vực chiến tranh lạnh.

Theo ông Giả, vấn đề an ninh quốc gia đang bị nhấn mạnh quá mức ở cả hai nước dẫn đến việc một số người ở cả hai quốc gia nghĩ rằng bên còn lại đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của họ, do đó họ phải phản ứng lại.

Mặc dù cả Mỹ và Trung Quốc không tham gia vào một cuộc đối đầu toàn diện về ý thức hệ hoặc quân sự, ông Giả cho biết nguy cơ hai nước chấm dứt quan hệ song phương đang ngày càng gia tăng. Chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi khiến cho Bắc Kinh nhìn nhận đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm khoét sâu vào nguyên tắc một Trung Quốc. Cùng với đó, việc kiến nghị Đạo luật Chính sách Đài Loan 2022 (Taiwan Policy Act), đạo luật các điều khoản xóa bỏ các hạn chế đối với tương tác chính thức giữa Mỹ và Đài Loan, đồng thời cung cấp cho đại diện của Đài Loan tại Mỹ địa vị ngoại giao giống như các nhà ngoại giao của nước ngoài. Nếu như đạo luật này được thông qua theo chủ ý ban đầu của những người đề xuất bản thảo, ông cho rằng đạo luật chắc chắn có các tác động thảm họa lên mối quan hệ Mỹ – Trung.
 
Đài Loan hối thúc Trung Quốc ngừng ‘khua đao múa kiếm’ để nói chuyện ôn hòa

Khi Bắc Kinh gia tăng áp lực cả về chính trị và quân sự lên Đài Loan, hòn đảo mà họ tuyên bố vốn là của họ, quan chức Đài Loan đứng đầu Hội đồng Các vấn đề Đại lục đã tuyên bố hôm thứ Sáu 28/10 rằng Trung Quốc nên chấm dứt các hoạt động ‘khua đao múa kiếm’ chống Đài Loan và nên duy trì hòa bình và ổn định.


Trung Quốc leo thang các hoạt động quân sự lân cận Đài Loan kể từ tháng 8, khi họ tiến hành các cuộc tập trận phong tỏa quanh hòn đảo này sau chuyến công du của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi.

“Bắc Kinh nên chấm dứt các hoạt động khua đao múa kiếm như vậy, vì chúng chỉ hằn sâu thêm khoảng cách hai bờ biển, và gây căng thẳng cho khu vực,” ông Khâu Thái Tam (Chiu Tai-san), Chủ tịch Hội đồng Các vấn đề Đại Lục của Đài Loan đã tuyên bố như vậy trong một diễn đàn diễn ra ở Đài Bắc.

“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hạ vũ khí, và duy trì hòa bình cùng ổn định. Chìa khóa dẫn đến hòa bình chính là cần đi ngược lại quan điểm dùng vũ lực giải quyết vấn đề,” ông Khâu nói. Ông cũng nói thêm rằng Bắc Kinh nên giải vấn đề bất đồng với Đài Loan thông qua “đối thoại mang tính xây dựng và không mang thành kiến.”

Ông Khâu mong Trung Quốc sẽ dần dần nới lỏng hạn chế đi lại khi kiểm soát nạn dịch COVID-19 sao cho hai bờ biển có thể nối lại “trao đổi lành mạnh có trật tự và tạo hành lang cho các tương tác tích cực.”

Trung Quốc vẫn luôn chối bỏ đàm phán trên cơ sở ngang bằng và tôn trọng lẫn nhau do Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đề xuất. Họ coi bà là phần tử ly khai.

Trung Quốc coi Đài Loan như một phần của lãnh thổ của mình. Đầu tháng này, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói trong một diễn văn khai mạc Đại hội Đảng ở Bắc Kinh rằng giải quyết vấn đề Đài Loan như thế nào là ở chỗ quyết định của người dân Trung Quốc, và rằng Trung Quốc không bao giờ từ bỏ phương án dùng vũ lực nhắm vào Đài Loan.

Đài Bắc tuyên bố rằng tương lai của hòn đảo này là do 23 triệu dân trên đảo quyết định, và Đài Loan chưa từng bao giờ nằm trong quyền cai quản của chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và tuyên bố quyền kiểm soát của chính quyền này là không hề có giá trị.

theo Reuters
 
Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: Trung Quốc là ‘thách thức toàn diện và nghiêm trọng nhất’

Trung Quốc đang phát triển các lực lượng hạt nhân của mình để đe dọa Hoa Kỳ và che chắn cho các tham vọng độc tài của họ, theo nhận định của Chiến lược Quốc phòng Quốc gia mới mà chính quyền Biden công bố.


Chiến lược Quốc phòng mới được công bố ngày 27/10, nhấn mạnh chế độ + sản của Trung Quốc là “thách thức toàn diện và nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ”, đồng thời chỉ đạo các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự “hành động khẩn cấp để duy trì và tăng cường khả năng răn đe của Hoa Kỳ”.

Tài liệu đặc biệt lưu ý, Trung Quốc đang phát triển vũ khí hạt nhân mới để đe dọa Hoa Kỳ, có thể bằng cách chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên.

“CHND Trung Hoa đang tăng cường khả năng đe dọa Hoa Kỳ cùng các nước Đồng minh và các đối tác của chúng tôi bằng vũ khí hạt nhân,” chiến lược quốc phòng nêu rõ.

“Phạm vi các lựa chọn hạt nhân có sẵn cho ban lãnh đạo CHND Trung Hoa sẽ mở rộng trong những năm tới, cho phép nước này có khả năng áp dụng nhiều chiến lược hơn để đạt được các mục tiêu của mình, bao gồm cưỡng chế hạt nhân và hạn chế sử dụng hạt nhân lần đầu.”

Chiến lược cũng cảnh báo, Đảng + sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã liên kết với nước Nga của Putin, và Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với hai cường quốc hạt nhân.

Chiến lược nhấn mạnh: “CHND Trung Hoa đã bắt tay vào việc mở rộng, hiện đại hóa và đa dạng hóa các lực lượng hạt nhân đầy tham vọng và thành lập một bộ ba hạt nhân non trẻ. Trung Quốc có thể dự định sở hữu ít nhất 1.000 đầu đạn có thể chuyển giao vào cuối thập kỷ này.”

“Hoa Kỳ cùng các Đồng minh và các đối tác của họ sẽ ngày càng đối mặt với thách thức trong việc ngăn chặn hai cường quốc có năng lực hạt nhân hiện đại và đa dạng – CHND Trung Hoa và Nga – tạo ra những căng thẳng mới về ổn định chiến lược.”

Từ lâu các chuyên gia đã cảnh báo, việc phát triển hạt nhân đột phá của ĐCSTQ có thể làm suy yếu các nỗ lực răn đe của Hoa Kỳ, vì khả năng và tư thế của các lực lượng hạt nhân Hoa Kỳ được thiết kế đặc biệt để chống lại Nga.

Chiến lược nhận định, để đạt được mục tiêu đó, ĐCSTQ đã tham gia vào “các hình thức cưỡng bức vùng xám” nhằm vào Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác của họ. Hơn nữa, chế độ này còn nỗ lực mở rộng đáng kể sự hiện diện quân sự ở nước ngoài bằng cách thiết lập các căn cứ mới và ký kết các hiệp ước an ninh mới.

Chiến lược còn đánh giá: “Trung Quốc và Nga hiện đang đặt ra nhiều thách thức nguy hiểm hơn đối với an toàn và an ninh của Mỹ, ngay cả khi các mối đe dọa khủng bố khác vẫn tồn tại.”

Đáng lưu ý, ĐCSTQ đã tham gia vào một nỗ lực mang hệ thống và “ngày càng hung hăng” nhằm thách thức và làm suy yếu Hoa Kỳ. Họ đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực lượng quân sự của mình, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Hơn nữa, việc mở rộng này được thúc đẩy với mục đích rõ ràng là nhắm vào các lực lượng phòng thủ của Hoa Kỳ và đồng minh.

Chiến lược kết luận: “CHND Trung Hoa đã mở rộng và hiện đại hóa gần như mọi khía cạnh của PLA, với trọng tâm là bù đắp các lợi thế quân sự của Hoa Kỳ.”

“PLA tìm cách nhắm vào khả năng của Lực lượng Mỹ trong việc phát huy sức mạnh để bảo vệ các lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ và hỗ trợ đồng minh của chúng ta trong một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột.”

(Theo The Epoch Times)
 
Lệnh cấm chip mới làm tê liệt sự phát triển của Trung Quốc về AI và siêu máy tính

Khi mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại trở nên số hóa, không chỉ nền kinh tế của các quốc gia mà ảnh hưởng chủ quyền của họ sẽ ngày càng phụ thuộc vào sự chỉ huy của công nghệ, với siêu máy tính là trung tâm của cuộc thi. Do vậy, để ngăn Bắc Kinh lợi dụng quan hệ kinh tế để đánh cắp bí quyết công nghệ, lệnh cấm chip mới của Mỹ sẽ làm tê liệt sự phát triển về AI và siêu máy tính của Trung Quốc.


Vào ngày 7/10, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới sâu rộng sẽ cắt đứt Trung Quốc khỏi các thiết bị sản xuất chip tiên tiến và một số chip bán dẫn tiên tiến được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ, bất kể chip có được sản xuất tại Mỹ hay không.

Động thái này là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm gân kheo việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và phát triển các siêu máy tính của nước này.

Theo quy định mới, các nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ như Nvidia và AMD sẽ bị cấm bán chip trí tuệ nhân tạo (AI) và siêu máy tính cao cấp của họ cho các công ty Trung Quốc.

Siêu máy tính, với khả năng tính toán và xử lý dữ liệu hiệu suất cao, thường được coi là biểu tượng cho sức mạnh khoa học và công nghệ của một quốc gia.

Các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc có được chip siêu máy tính, theo một báo cáo ngày 11/10 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington.

“Chip AI cao cấp không còn có thể được bán cho bất kỳ thực thể nào hoạt động tại Trung Quốc, cho dù đó là quân đội Trung Quốc, một công ty công nghệ Trung Quốc hay thậm chí là một công ty Mỹ điều hành một trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc”, Gregory C. Allen, Giám đốc Dự án Quản trị Trí tuệ Nhân tạo (AI) và là thành viên cấp cao trong Chương trình Công nghệ Chiến lược tại CSIS, cho biết trong báo cáo.

Trong báo cáo, Allen nói rằng Nvidia và AMD là một trong số ít các nhà thiết kế chip trên thế giới có khả năng tạo ra chip cho AI hoặc siêu máy tính — với bộ xử lý song song rất mạnh mẽ và tốc độ kết nối rất nhanh. Và đặc biệt, Nividia cung cấp một hệ sinh thái phần mềm mạnh mẽ được gọi là CUDA, được sử dụng rộng rãi bởi các lập trình viên “để viết phần mềm song song ồ ạt, [về cơ bản là tất cả các phần mềm AI hiện đại]”.

“Bất kỳ khách hàng nào tìm cách ngừng sử dụng chip Nvidia đều phải rời khỏi hệ sinh thái CUDA… [Do đó], việc cung cấp kết hợp phần mềm CUDA và phần cứng Nvidia [giải thích] lý do tại sao Nvidia chiếm 95% doanh số bán chip AI ở Trung Quốc”, Allen nói.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ cũng đã rút ra bài học từ quá khứ khi cố gắng ngăn chặn hoàn toàn quân đội Trung Quốc có được những con chip tiên tiến.

Trong quá khứ, bất chấp các biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ sang quân đội Trung Quốc, chip do các công ty Mỹ thiết kế vẫn nằm trong tay Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) của Đảng + sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Chiến lược hợp nhất quân sự – dân sự nhằm đánh cắp công nghệ của ĐCSTQ
Chiến lược hợp nhất quân sự – dân sự của ĐCSTQ khiến các cơ quan quản lý Mỹ gần như không thể phân biệt giữa người dùng cuối quân sự và phi quân sự ở Trung Quốc, đây là cơ sở của hầu hết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Mô hình hợp nhất cho phép quân đội Trung Quốc vượt qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và có quyền truy cập bí mật vào công nghệ và thiết bị của Mỹ thông qua các đối tác dân sự của mình — một lỗ hổng mà ĐCSTQ đã khai thác.

Báo cáo của Allen cho biết chính quyền Obama vào năm 2015 đã chặn nhà sản xuất chip Intel của Mỹ bán chip Xeon cao cấp của mình cho các trung tâm nghiên cứu siêu máy tính quân sự Trung Quốc, chẳng hạn như Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia (NUDT).

Mặc dù chính sách chấm dứt việc bán hàng trực tiếp từ các công ty Mỹ cho quân đội Trung Quốc, nhưng nó hoàn toàn không hiệu quả trong việc ngăn chặn việc bán gián tiếp cho các công ty vỏ bọc đã giúp quân đội Trung Quốc trốn tránh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

NUDT của Trung Quốc không chỉ chế tạo các siêu máy tính hàng đầu toàn cầu mới sau khi các hạn chế có hiệu lực, mà những siêu máy tính mới đó vẫn sử dụng chip Intel Xeon mới nhất và lớn nhất (và bị cấm). Nhìn rộng hơn, các cuộc kiểm tra các loại thiết bị quân sự của Trung Quốc cho thấy chúng cực kỳ phụ thuộc vào chip của Mỹ, báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, các hạn chế xuất khẩu mới nhất do chính quyền Biden thực hiện về cơ bản có ý định “chấm dứt tất cả doanh số [chip AI cao cấp] cho Trung Quốc”, bất kể ứng dụng quân sự hay dân sự của họ.

Ngoài ra, “quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài” mới không chỉ áp dụng cho Nvidia hay AMD. Nó sẽ cắt đứt Trung Quốc khỏi một số thiết bị sản xuất chip và chip được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ, cho dù các chip này có được sản xuất tại Mỹ hay không.

Lệnh cấm sâu rộng cũng mở rộng đến các “tài năng” công nghệ – cấm người Mỹ hỗ trợ phát triển hoặc sản xuất chip một cách hiệu quả trong các hạn chế.

Theo quy định mới, công dân Mỹ trong các công ty liên quan đến chip của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc mất quốc tịch Mỹ hoặc nghỉ việc tại Trung Quốc.

Trong nhiều năm, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ dựa trên các công nghệ, sản phẩm, công ty hoặc tổ chức. Tuy nhiên, lệnh cấm mới lần đầu tiên mở rộng kiểm soát xuất khẩu cho từng công dân Mỹ và chủ sở hữu thẻ xanh. Đây được coi là lệnh cấm hạn chế nhất đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc cho đến nay.

Báo cáo cũng đề cập rằng các công ty Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong phần mềm thiết kế chip được gọi là tự động hóa thiết kế điện tử (EDA). Phần mềm cho phép các nhà thiết kế tạo ra “các bản thiết kế [chip] phức tạp đáng kinh ngạc”.

Và ba công ty hàng đầu trong thị trường EDA là Mentor Graphics, Cadence Design Systems và Synopsys, tất cả đều có trụ sở chính và có phần lớn nhân viên của họ tại Mỹ.

Theo một báo cáo chung được công bố vào tháng 4/2021 bởi Boston Consulting Group (BCG) và Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), các công ty có trụ sở tại Mỹ chiếm hơn 90% thị phần trong các sản phẩm logic tiên tiến như CPU, GPU hoặc FPGA cung cấp năng lượng cho PC, máy chủ trung tâm dữ liệu, phân tích AI và hệ thống ADAS ô tô.

Báo cáo cho biết các công ty Mỹ cùng nắm giữ hơn 40% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực thiết bị sản xuất chất bán dẫn vào năm 2019, trong khi Trung Quốc nắm giữ ít hơn 5%.

Các nhà sản xuất chip Trung Quốc hiện không thể sản xuất một số chip tiên tiến nhất. Theo lệnh trừng phạt mới từ Washington, các công ty Trung Quốc có thể sẽ phải vật lộn để có được những con chip tiên tiến từ các nhà sản xuất chip ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
 
Báo cáo của Mỹ về tình hình phát triển Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ

Kết quả sắp xếp nhân sự bất ngờ tại Đại hội 20 của Đảng + sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cùng thông điệp “không hứa từ bỏ vũ lực” trong bản báo cáo, đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Bắc Kinh có thể xác định việc thống nhất Đài Loan là ưu tiên số 1. Để ‘nhắc nhở’, mới đây Mỹ đã một lần nữa đưa ra cảnh cáo qua “Báo cáo tổng kết tình hình phát triển Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ”.


id13853526-49be752249ee6fb1b0955bba3e01b3b1-600x400-1.webp

Báo cáo của quân đội Mỹ về Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ đã tiết lộ các chi tiết như vị trí của 61 căn cứ ở núi Hoàng Sơn cùng quan chức chỉ huy. (Ảnh chụp màn hình báo cáo của quân đội Mỹ).
Theo Bloomberg, ngày 17/10 Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết tại một sự kiện ở Đại học Stanford rằng “thái độ của Bắc Kinh đối với Đài Loan đã thay đổi trong những năm gần đây”, và ĐCSTQ đã quyết định “thực hiện một thời gian biểu nhanh hơn để đánh chiếm Đài Loan. Tuy nhiên, ông Blinken không nói rõ về thời gian cũng như cung cấp các chi tiết khác. Có lẽ nhận định của ông Blinken dựa trên tình báo Mỹ. Ngay từ ngày 12/10, Nhà Trắng đã chỉ rõ trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới được công bố rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.

Để thể hiện cho ĐCSTQ thấy, Mỹ đã một lần nữa đưa ra lời cảnh cáo. Ngày 24/10, Viện Nghiên cứu Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASI) của Đại học Không quân Mỹ đã công bố một báo cáo nghiên cứu chi tiết về Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ và nhiều thông tin khác dựa trên thông tin công khai.

Các thông tin cụ thể bao gồm địa chỉ căn cứ, chức năng chính của đơn vị, tên tiếng Trung và tiếng Anh của người phụ trách và số hiệu của đơn vị; sự gia tăng số lượng, chất lượng và chủng loại tên lửa… Báo cáo đánh dấu trên bản đồ Trung Quốc các hoạt động triển khai Quân chủng Tên lửa trong một sơ đồ hình cây hiển thị ảnh, tên và mối quan hệ của các lãnh đạo chính của các bộ phận khác nhau của Quân chủng Tên lửa…

Quân chủng Tên lửa Trung Quốc là chi nhánh thứ 4 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Sau khi ông Tập Cận Bình thực hiện cải cách sâu rộng quân đội tháng 12/2015 thì lực lượng này đã được nâng cấp thành “Lực lượng Tên lửa” nhằm tăng cường sức mạnh “tam giác” răn đe hạt nhân (trên bộ, trên biển và trên không). Vũ khí chính của Lực lượng Tên lửa là tên lửa đạn đạo chiến lược trang bị đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trang bị đầu đạn thông thường, tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm ngắn và tầm trung, tên lửa hành trình tầm xa cùng nhiều loại vũ khí khác, quân số khoảng 150.000 quân. Bộ phận này đặt dưới lãnh đạo trực tiếp của ông Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mục tiêu bằng tên lửa thông thường, các cuộc tấn công hạt nhân và các hoạt động chiến lược phản công hạt nhân.

Tháng 11/2016, Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên + sản ĐCSTQ đã tiết lộ trên Weibo chính thức của họ rằng Quân chủng Tên lửa được trang bị 1150 tên lửa đạn đạo tầm ngắn các loại (Dongfeng -11, Dongfeng -15 và Dongfeng – 16), và 300 tên lửa đạn đạo tầm trung các loại (Dongfeng-21 và Dongfeng-26), 200 tên lửa đạn đạo tầm xa/xuyên lục địa các loại (Dongfeng-5, Dongfeng-31, và Dongfeng- 41), ngoài ra còn có 3.000 tên lửa hành trình các loại.

Trong số các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, Dongfeng-16 có tầm bắn khoảng 1200 cây số. Theo ĐCSTQ, “với sự trợ giúp của hệ thống định vị Beidou thì đầu đạn đó tấn công với độ chính xác cực cao và có thể phá hủy đất liền và thậm chí cả các công sự dưới lòng đất”, “có khả năng xuyên phá mạnh, khả năng chống nhiễu điện từ mạnh mẽ, nó được trang bị đầu đạn cơ động có thể tránh được đánh chặn của nhiều phương tiện chống tên lửa khác nhau”.

p3195441a579352783-ss.webp

Ngày 4/8, Chiến khu Đông đã công bố thông tin về các tên lửa được phóng nhắm vào Đài Loan, theo đó trong số 11 tên lửa được phóng đi chỉ có 4 tên lửa bay qua vùng trời Đài Loan. (Nguồn: Chiến khu Đông)
Ngày 13/12/2020, tờ Lianhe Zaobao (Liên Hợp Tảo Báo) của Singapore dẫn thông tin từ “Bản tin các nhà khoa học nguyên tử” của Mỹ cho biết, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc tăng 35% so với năm 2017 với tổng cộng 40 lữ đoàn tên lửa đạn đạo, hiện các tên lửa đạn đạo mới vẫn đang được hình thành. Trong đó có 12 lữ đoàn thuộc Chiến khu phía Đông và Chiến khu phía Nam, chủ yếu giải quyết các vấn đề về eo biển Đài Loan và Biển Đông. Ngoài ra, gần một nửa số lữ đoàn tên lửa đạn đạo có trang bị bệ phóng tên lửa đạn đạo hoặc hành trình. Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy các căn cứ của Lực lượng Tên lửa ở Phúc Kiến và Quảng Đông đã được mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất trong những năm gần đây.

Tình hình đó cho thấy không còn nghi ngờ gì nếu ĐCSTQ muốn tấn công Đài Loan bằng vũ lực thì Lực lượng Tên lửa sẽ đóng một vai trò rất quan trọng, đó là thông qua tên lửa thông thường hoặc phi thông thường như Dongfeng-16 để tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu ở Đài Loan. Đe dọa của quân tên lửa ĐCSTQ đối với Đài Loan là rõ ràng.

“Lời nhắc nhở” đúng thời điểm đầy chủ ý của Mỹ
Việc một quân chủng nhạy cảm như vậy, liên quan kế hoạch có thể xảy ra trong xâm chiếm Đài Loan, mà ngay sau Đại hội 20 kết thúc đã bị cơ quan nghiên cứu của Không quân Mỹ vạch trần tất cả tình hình nội bộ, điều này khiến Quân ủy Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch Tập cảm thấy thế nào?

Một số cư dân mạng đã so sánh số lượng quân của ĐCSTQ mà họ biết với thông tin trong báo cáo này của Mỹ và chỉ ra: “Trừ một vài địa chỉ không hoàn toàn trùng khớp, mọi thứ đều chính xác! Thật sốc về khả năng thu thập thông tin tình báo của Mỹ”. Nhiều cư dân mạng không khỏi thở dài cho rằng “Bản báo cáo là cực kỳ xúc phạm đối với Trung Nam Hải vì… quần của ĐCSTQ đã bị lột”.

Mỹ chọn thời điểm này để công bố báo cáo là có mục đích rất rõ: Là lời cảnh báo rằng mọi động thái Lực lượng Tên lửa của ĐCSTQ đều nằm dưới sự giám sát của Mỹ, chớ có manh động!

Báo cáo do Viện Nghiên cứu Không gian Mỹ công bố dường như cũng ngụ ý rằng Lực lượng Không gian Mỹ sẽ giám sát mọi động thái của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc và quân đội Trung Quốc.

Lực lượng Không gian Mỹ (U.S. Space Force) được thành lập tháng 12/2019, khi đó Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump đã chính thức ủy quyền cho Bộ Quốc phòng thành lập cơ quan này thành cơ quan vũ trang thứ 6 của Mỹ, chịu trách nhiệm về các hoạt động không gian. Đây là nhánh của quân đội Mỹ nhằm thích ứng điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ coi ĐCSTQ là “địch thủ” số một. Vai trò chính của lực lượng không gian Mỹ là kiềm chế ĐCSTQ về các mặt như quân sự, công nghệ, mạng internet và tình báo.

Báo cáo chiến lược không gian Mỹ được công bố tháng 6/2020 chỉ ra: “Nhằm làm suy yếu khả năng quân sự của Mỹ và các đồng minh và hạn chế quyền tự do của chúng ta trong không gian, cả Trung Quốc và Nga đang tích cực triển khai vũ khí trong không gian và đang vũ khí hóa không gian”. Sức mạnh không gian của Nga và Trung Quốc đang đặt ra nguy cơ lớn đối với Mỹ, đặc biệt là ĐCSTQ đầy tham vọng lật đổ vị thế số 1 của Mỹ.

Báo cáo liệt kê 3 mục tiêu của Lực lượng Không gian Mỹ: Duy trì ưu thế không gian của Mỹ; hỗ trợ không gian cho tất cả các hoạt động quân sự chung; bảo đảm yên bình vùng trời (nghĩa là dùng hoạt động tuần tra không gian nhằm cảnh báo trước các hành vi xâm lược, duy trì các thỏa thuận quốc tế đã có (tương tự như hoạt động tuần tra của cảnh sát hải quân trên các vùng biển quốc tế).

Trong số đó, Lực lượng Không gian cung cấp hỗ trợ thông tin không gian cho các lực lượng tác chiến thông thường, bao gồm cảnh báo sớm và giám sát tên lửa đạn đạo, cung cấp giám sát tình hình chiến trường cho các hoạt động trên bộ và hàng hải, thực hiện liên lạc chiến lược và hỗ trợ khí tượng… Nghĩa là cũng đang cảnh báo các đối thủ tiềm năng rằng với sự hỗ trợ của lực lượng không gian, tỷ lệ phát động một cuộc chiến tranh quy ước là không cao.

Ví dụ:

– Ngày 9/1/2020, hoạt động đầu tiên của Lực lượng Không gian Mỹ đã sử dụng vệ tinh cảnh báo tên lửa “Hệ thống hồng ngoại dựa trên không gian” để theo dõi các tên lửa đạn đạo do Iran phóng tới căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, đưa ra cảnh báo sớm cho các lực lượng mặt đất của Mỹ.

– Ngày 13/3/2020, Trung tâm Hệ thống Tên lửa và Không gian (Space and Missile Systems Center) của Lực lượng Vũ trụ Mỹ thông báo, sau hơn một năm thử nghiệm phiên bản 10.2 của hệ thống chống liên lạc đã được chuyển giao cho Phi đội Kiểm soát Không gian số 4 tại Căn cứ Không quân Peterson ở Colorado. Hệ thống chống liên lạc là một loại thiết bị gây nhiễu liên lạc mặt đất mới có thể tạm thời làm tê liệt đường truyền của vệ tinh đối phương.

Tháng 8/2020, Lực lượng Không gian Mỹ đã ra mắt “Lý luận phân cấp” (Capstone) – một tài liệu hướng dẫn có tiêu đề “Lực lượng Không gian”, trong đó làm rõ “3 trách nhiệm chính”, “5 khả năng chính” và “7 hạng mục chính” của Lực lượng vũ trụ Mỹ. Điều đáng chú ý là trong “5 khả năng chính” có tùy chọn “chủ động tấn công”. Nghĩa là lực lượng vũ trụ có thể vừa để phòng thủ vừa để tấn công, bao gồm cả khả năng tấn công các cơ sở mạng và mặt đất của đối phương.

Điều khiến ĐCSTQ lo ngại là không chỉ căn cứ của Lực lượng Tên lửa của họ đang bị Lực lượng Không gian Mỹ giám sát, mà các vệ tinh, mạng lưới liên lạc và cáp ngầm của họ cũng đang bị giám sát tương tự. Nghĩa là nếu Bắc Kinh quyết định tấn công quân sự Đài Loan thì lực lượng vũ trụ Mỹ có thể cảnh báo trước khi ĐCSTQ phóng tên lửa đạn đạo và thậm chí nếu cần có thể phá hủy hệ thống vệ tinh Beidou của ĐCSTQ, khóa tất cả các kênh liên lạc của ĐCSTQ, cắt đứt cáp ngầm dưới biển làm hệ thống tên lửa của ĐCSTQ không thể phát huy sức mạnh như họ cần.
 
Tổ chức tư vấn Hoa Kỳ: ĐCSTQ dẫn đầu trong các giao dịch tội phạm xuyên quốc gia

Theo báo cáo của tổ chức tư vấn Mỹ “Global Financial Integrity” ngày 27/10, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới, mà chính phủ dẫn đầu về tội phạm xuyên quốc gia.


Hàng năm, chính quyền Trung Quốc (Đảng + sản Trung Quốc – ĐCSTQ) thu được hàng chục tỷ USD lợi nhuận, thông qua việc buôn bán ma túy xuyên quốc gia, buôn bán người, động vật, và trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ.

Các cựu quan chức Hoa Kỳ chỉ trích Chính phủ Trung Quốc đã “làm ngơ” trước các vấn đề như buôn bán ma túy xuyên biên giới, trong khi họ có quyền kiểm soát xã hội mạnh mẽ, và thu lợi như một đồng phạm.

Tổ chức tư vấn Hoa Kỳ: ĐCSTQ dẫn đầu trong các giao dịch tội phạm xuyên quốc gia
Đài Á Châu Tự Do đưa tin, trong báo cáo có tiêu đề “Báo cáo của Tổ chức tư vấn Hoa Kỳ “Global Financial Integrity”: Chính phủ Trung Quốc dẫn đầu các tội ác xuyên quốc gia”, chỉ ra rằng tội phạm xuyên quốc gia do chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo chủ yếu bao gồm buôn bán ma túy, buôn bán người, động vật, buôn bán hàng giả, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng bức lao động và các dòng tài chính phi pháp.

Ngày 27/10, “Global Financial Integrity” đã công bố báo cáo “Made in China: Vai trò của Trung Quốc trong tội phạm xuyên quốc gia & dòng tài chính bất hợp pháp”.

Báo cáo đề cập rằng tội phạm xuyên quốc gia do Chính phủ Trung Quốc lãnh đạo gồm buôn bán ma túy, buôn bán người và động vật, làm hàng giả, đánh cắp tài sản trí tuệ, cưỡng bức lao động và dòng tiền bất hợp pháp.

Trong một hội thảo trực tuyến ngày 26/10, bà Channing Mavrellis, Giám đốc Nghiên cứu các giao dịch bất hợp pháp tại Global Financial Integrity, kiêm tác giả của bản báo cáo, cho biết các băng nhóm Trung Quốc không đơn độc khi buôn bán ma túy, và “doanh nghiệp hợp pháp của Trung Quốc cũng tham gia.”

Bà Mavrellis chỉ ra rằng có khoảng 5.000 hiệu thuốc và 160.000 nhà máy hóa chất ở Trung Quốc có thể cung cấp fentanyl và các loại thuốc độc khác. Hầu hết các loại thuốc này sẽ được xuất khẩu qua Mexico, và cuối cùng là vào thị trường Mỹ, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân Mỹ.

Liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia ở Trung Quốc, ông John Cassara, cựu Đặc nhiệm Bộ Tài chính Hoa Kỳ, đã chỉ ra tại hội thảo: “ĐCSTQ đang trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ những tội ác xuyên quốc gia này. Bởi vì Trung Quốc là một quốc gia độc tài, nếu họ muốn truy quét việc buôn bán fentanyl và ma túy khác, chỉ cần chính phủ thực sự muốn làm, Trung Quốc sẽ có thể dễ dàng làm được.”

Bà Mavrellis cũng tin rằng Chính phủ Trung Quốc kiểm soát xã hội Trung Quốc rất nghiêm ngặt, vì vậy những tội phạm xuyên quốc gia này chưa bị lật tẩy có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc đang “nhắm mắt làm ngơ”. Những tội ác xuyên quốc gia này rất có thể nằm trong chính sách của Trung Quốc (ĐCSTQ), vì chúng phù hợp lợi ích của chính quyền.

ĐCSTQ thống trị trộm cắp tài sản trí tuệ, buôn người, cưỡng bức lao động
Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc (ĐCSTQ) còn đánh cắp tài sản trí tuệ của thế giới. Họ không chỉ khuyến khích Hoa kiều Trung Quốc hoạt động gián điệp thương mại ở nước ngoài, mà còn đánh cắp tài sản trí tuệ của nước ngoài, thông qua các chính sách như đầu tư, hợp tác nghiên cứu, phát triển, và ban hành luật buộc chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, Trung Quốc và Hồng Kông đã sản xuất 86% sản phẩm nhái trên thế giới, mang về cho Trung Quốc 438 tỷ USD mỗi năm. Trong các vụ trộm cắp tài sản trí tuệ trên toàn cầu, Trung Quốc chiếm từ 50% – 80%.

Ông David Luna, cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, cũng phát biểu tại hội thảo: “Chính phủ Trung Quốc ủng hộ tin tặc, và tiếp tục ăn cắp tài sản trí tuệ từ chính phủ Hoa Kỳ và các công ty Hoa Kỳ. Điều này đã làm tổn hại đến sự đổi mới, khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế của Hoa Kỳ.”

Ông tin rằng điều tồi tệ hơn là: “Trung Quốc (ĐCSTQ) không có ý định hợp tác với cộng đồng quốc tế, cùng chống lại các tội phạm xuyên quốc gia nêu trên. Họ làm ngơ trước những tội ác này, vì chúng mang lại lợi ích to lớn đối với Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, đồng thời Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng cáo buộc các nước khác đã không hành động trước những tội ác xuyên quốc gia.”

Cưỡng bức lao động là một tội ác khác do Chính phủ Trung Quốc thống trị. Theo phân tích của báo cáo, lao động cưỡng bức chủ yếu xảy ra trong các ngành công nghiệp sản xuất, công nghiệp xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp, và nạn nhân chính đến từ Tân Cương, nơi bị chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp.

Theo báo cáo, Trung Quốc kiếm được 19 tỷ USD mỗi năm từ hoạt động buôn người. Bà Mavrellis giải thích rằng chính sách một con, và quan niệm trọng nam khinh nữ của Trung Quốc đã khiến nạn buôn người trở nên tràn lan. Các tội phạm chính tập trung ép buộc pahụ nữ bán dâm, kết hôn và bóc lột tình dục trực tuyến.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng nhập khẩu trái phép và gây giống động vật hoang dã, cuối cùng biến chúng thành thuốc truyền thống của Trung Quốc, mang lại cho Trung Quốc 7 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm.
 
Nếu nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ, Đảng Cộng hòa thề sẽ giám sát chặt ĐCSTQ

Các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ có kế hoạch nếu giành lại được đa số ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11, sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ đối với Trung Quốc, đối kháng với Bắc Kinh trong một loạt các vấn đề như kinh tế và quân sự, bao gồm cả việc thành lập một ủy ban đặc biệt.


Trong khi phần lớn chương trình nghị sự của họ bao gồm tích cực điều tra chính quyền Biden và thúc đẩy các ưu tiên của đảng phái, đảng Cộng hòa hy vọng rằng công tác về Trung Quốc và ủy ban đặc biệt sẽ chủ yếu là các dự án lưỡng đảng hợp tác và không đối đầu, nhằm giải quyết những thách thức của thời đại, từ đó tạo ra các tác động lâu dài.

Dân biểu Cộng hòa Mike Gallagher đến từ tiểu bang Wisconsin và là một thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện và Dịch vụ Vũ trang, cho biết có “cơ hội to lớn cho chính quyền bị chia rẽ” để “lưỡng đảng” hoàn thành công việc chống lại Trung Quốc (Đảng + sản Trung Quốc).

Thành lập một ủy ban đặc biệt về Trung Quốc đã là mục tiêu lâu dài của Dân biểu Kevin McCarthy (thành viên Đảng Cộng hòa đến từ California và cũng là lãnh đạo đảng thiểu số tại Hạ viện). Năm 2020, ông đã từng cố gắng thành lập một ủy ban như vậy với đảng Dân chủ.

Nhưng đảng Cộng hòa nói Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, thành viên Đảng Dân chủ đến từ California, đã rút Đảng Dân chủ khỏi Nhóm Trung Quốc đang vào trong kế hoạch thành lập (dự định khởi động kế hoạch này là vào tháng 2/2020, cũng tức là khoảng thời gian bùng phát dịch COVID-19). Tờ Washington Post vào thời điểm đó đưa tin rằng các đảng viên Dân chủ lo ngại rằng vấn đề Trung Quốc đã bị chính trị hóa quá mức.

Sau khi kế hoạch thành lập một nhóm lưỡng đảng thất bại, ông McCarthy đã tổ chức một “Nhóm công tác đặc biệt” về Trung Quốc của đảng Cộng hòa Hạ viện, do Dân biểu Michael McCaul (đảng viên Cộng hòa Texas, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện) lãnh đạo. Mặc dù Nhóm công tác đặc biệt này không có đảng viên Dân chủ, nhưng ông McCarthy nói với truyền thông Mỹ Roll Call vào cuối năm đó rằng “hơn 60% ý tưởng là hợp tác lưỡng đảng”.

Việc thành lập một ủy ban sẽ là sự tiếp nối của nỗ lực này nếu Đảng Cộng hòa giành được đa số ghế tại Hạ viện vào tháng 11.

Một số đề xuất từ Nhóm Công tác đặc biệt Trung Quốc của Đảng Cộng hòa đã được đưa vào dự luật trị giá 280 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất chip trong nước và tài trợ cho nghiên cứu khoa học, được thông qua và ký thành luật vào đầu năm nay. Tuy nhiên, tầng lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện phản đối phương án thu thuế trong phiên bản cuối cùng của luật.

“Đây thực sự không chỉ là một nỗ lực quân sự, hay thậm chí là nỗ lực của toàn chính phủ, mà là nỗ lực của toàn xã hội”, Dân biểu Cộng hòa Mike Waltz, đến từ tiểu bang Florida nói.

Ông Waltz cho biết, ông có mối quan hệ hợp tác tốt giữa lưỡng đảng với đảng Dân chủ khi phát triển chính sách Trung Quốc tập trung vào an ninh quốc gia. Nhưng ông không chắc rằng trong một số vấn đề trong nước có liên quan đến sức ảnh hưởng của Trung Quốc (hoặc đối với các thành viên không có quyền nhận được thông tin mật về các mối đe dọa của Trung Quốc), thì cũng sẽ (hợp tác tốt) như thế hay không.

“Tôi chỉ không biết liệu một số đảng viên Đảng Dân chủ trong các ủy ban giáo dục và lao động có ủng hộ hay không, họ có lo ngại về lượng tiền do ĐCSTQ hậu thuẫn chảy vào các khoản hỗ trợ đại học hay không? Hay có bao nhiêu sinh viên đại học (của Trung Quốc) sẽ nhận được thị thực để đến đây để theo học các học vị về khoa học xã hội và sau đó chuyển chuyên ngành sang học công nghệ nano? Và không có điều gì trong luật thị thực của chúng ta thực sự nắm bắt được điều điểm này,” ông Waltz nói.

Ông Waltz, thành viên trong Ủy ban Dịch vụ Vũ trang và là cũng là thành viên của ủy ban đặc biệt, cho biết: “Có rất nhiều nỗ lực khác nhau, thiếu phối hợp đang diễn ra, tuy nhiên lực lượng đặc nhiệm thực sự kết hợp rất nhiều việc với nhau.”

Các kế hoạch cụ thể và trọng điểm của Ủy ban đặc biệt về vấn đề Trung Quốc (ĐCSTQ) của Hạ viện đang được xem xét, có thể thay đổi tùy thuộc vào người được chọn, nhưng một người quen thuộc với kế hoạch này cho rằng nó sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước, kinh tế và công nghệ. Một số ủy ban thường trực có quyền truy cập thông tin mật, khởi tác dụng dẫn đầu trong vấn đề quyền lực quân sự.

Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các trường đại học ở Mỹ và việc Bắc Kinh mua đất nông nghiệp ở Mỹ đều là những lĩnh vực có thể tập trung cho ủy ban đặc biệt, dự kiến sẽ làm việc với một hội đồng chuyên gia thường trực. Ông McCarthy cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào tháng 9, rằng ủy ban đặc biệt mà ông dự kiến sẽ tập trung vào việc Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát các khoáng sản quan trọng của Trung Quốc, việc đánh cắp công nghệ của Mỹ và căng thẳng với Đài Loan.

Ông Mike Gallagher nói: “Một ủy ban đặc biệt về Trung Quốc có thể đi một chặng đường dài trong việc điều phối chính sách trên nhiều khu vực tài phán của ủy ban, từ đó khiến cho phương pháp chế định các chính sách về Trung Quốc của chúng ta chặt chẽ hơn nữa.” Ông bổ sung thêm: “Ủy ban đặc biệt còn có thể tập trung vào vấn đề nhân quyền và ý thức hệ.”

Cả ông Gallagher và Waltz đều cho biết họ quan tâm đến việc xem xét các sáng kiến chính sách để khuyến khích thay vì cưỡng chế tách chuỗi cung ứng quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trọng tâm của Đảng Cộng hòa về Đài Loan sẽ vượt xa ủy ban đặc biệt đang được lên kế hoạch (thành lập).

Việc bán vũ khí cho Đài Loan sẽ là một trọng tâm lớn của các đảng viên Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nơi có khả năng sẽ do ông McCaul thuộc đảng Cộng hòa làm chủ tịch, đặc biệt khi việc Nga xâm lược Ukraine làm gia tăng lo ngại về cuộc tấn công của Bắc Kinh vào hòn đảo này.

“Khi nói đến sức mạnh cứng của Đài Loan và sự đe dọa của (ĐCSTQ) đối với Đài Loan, có rất nhiều việc có thể làm,” ông Gallagher nói.

Ông McCaul cũng kêu gọi kiểm tra 90 ngày đối Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại, cũng như xem xét liệu cơ quan này có thực thi đầy đủ các quy tắc tuân thủ liên quan đến thương mại và an ninh quốc gia hay không.

Dân biểu James Comer, đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Giám sát Hạ viện, có kế hoạch sử dụng ủy ban của mình để tìm hiểu nguồn gốc của virus COVID-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, đồng thời tập trung vào các giả thuyết rằng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.

Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng là mối quan tâm hàng đầu của Ủy ban Tình báo Hạ viện.

Ông Mike Turner, đảng viên Cộng hòa và là thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi biết ĐCSTQ tiếp tục đầu tư và phát triển vũ khí mạng, vũ trụ, sinh học và hạt nhân. Các thành viên của chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng tình báo và các đồng nghiệp của chúng tôi trong Quốc hội để giải quyết tốt nhất những mối đe dọa này.”
 
Nền kinh tế số 1 thế giới xung đột với nền kinh tế số 2 thế giới vì 1 hòn dái. Tư duy ấu trĩ vãi Lồn của bọn mọi rợ chỉ thích chiến tranh. Bố mày khẳng định đài loan sẽ về với tq như cách tq thu hồi ma cao hồng công. 1 nhà nước 2 chế độ tầm 5 10 năm rồi nhuộm đỏ hết.
 
Nền kinh tế số 1 thế giới xung đột với nền kinh tế số 2 thế giới vì 1 hòn dái. Tư duy ấu trĩ vãi lồn của bọn mọi rợ chỉ thích chiến tranh. Bố mày khẳng định đài loan sẽ về với tq như cách tq thu hồi ma cao hồng công. 1 nhà nước 2 chế độ tầm 5 10 năm rồi nhuộm đỏ hết.
Hòn dái của mày có GDP đứng hạng 21 thế giới, trong khi Việt Nam đứng thứ 38. Mày nói thế khác gì bảo Việt Nam còn chả bằng hòn dái...
 
Hòn dái của mày có GDP đứng hạng 21 thế giới, trong khi Việt Nam đứng thứ 38. Mày nói thế khác gì bảo Việt Nam còn chả bằng hòn dái...
Làm cái kèo 200k thẻ đt ko, nếu tq dùng vũ lực thu hồi đl tao gửi mày 200k, còn êm thấm như hồng kong hay ma cao thì mày gửi tao 200k. Đài loan bh tuổi gì so với hk những năm 9x. Chỉ cần quốc dân đảng lên nắm quyền là đl về với đất mẹ. Thêm 1 điều nữa là bọn giàu nó đéo ngu mà liều mạng đâu. Tóm lại cứ làm cái kèo xem độ tự tin vào nhận định đến đâu.
 
Làm cái kèo 200k thẻ đt ko, nếu tq dùng vũ lực thu hồi đl tao gửi mày 200k, còn êm thấm như hồng kong hay ma cao thì mày gửi tao 200k. Đài loan bh tuổi gì so với hk những năm 9x. Chỉ cần quốc dân đảng lên nắm quyền là đl về với đất mẹ. Thêm 1 điều nữa là bọn giàu nó đéo ngu mà liều mạng đâu. Tóm lại cứ làm cái kèo xem độ tự tin vào nhận định đến đâu.
Tao cần gì phải kèo với mày? Tao chỉ phản bác cái quan điểm coi Đài Loan chỉ như hòn dái của mày thôi, tao không hề nhắc gì tới chuyện Trung Quốc có dám hay không dám đánh hay Đài Loan có đầu hàng hay không đầu hàng. Mày đừng cố lảng tránh vấn đề chính nữa
 

Có thể bạn quan tâm

Top